Y Xá Na Thiên

Y Xá Na Thiên

PHẬT LỊCH 2559 TẬP II Biên soạn: HUYỀN THANH Bản cập nhật tháng 6/2015 @http://kinhmatgiao.worpdress.com Y XÁ NA THIÊN Y Xá Na Thiên, tên Phạn là Īśāna, dịch âm là Y Xá Na, dịch ý là Lạc Dục hay Tự Tại, hoặc Chúng Sinh Chủ tức nghĩa là người Tư Phối. Lại xưng là Y Già Na Thiên, hoặc Y Sa Thiên. Là vị Thần Hộ Pháp của Mật Giáo, là một trong Hộ Thế Bát Phương (tám vị hộ giúp đời ở tám phương), một trong 12 vị Trời, hoặc một trong Thần Hộ Pháp ở mười phương, thủ hộ phương Đông Bắc. _Lại có thuyết nói vị Trời ấy khi xưa được xưng là Ma Hê Thủ La Thiên (Maheśvara), tức Đại Tự Tại Thiên .)Thập Nhị Thiên Cúng Nghi Quỹ ghi rằng: “Phương Đông Bắc, Y Xá Na Thiên. Xưa gọi là Ma Hê Thủ La Thiên, cũng gọi là Đại Tự Tại Thiên cỡi con bò Hoàng Phong, tay trái cầm chén Kiếp Ba chứa đầy máu, tay phải cầm Tam Kích Sang, màu thịt xanh nhạt, ba mắt phẫn nộ, hai răng nanh ló lên trên, dùng đầu lâu làm Anh Lạc, trong cái mão trên đầu có hai vành trăng ngửa. Hai vị Thiên Nữ cầm hoa. Chân Ngôn của vị Trời này là: “Nam mạc tam mạn đa đà nam, y xá nẵng duệ, sa-bà ha” 1 .)Pháp Toàn “Thanh Long Tự Nghi Quỹ” nói vị Trời ấy là Hóa Thân (Nirmāṇa- kāya) của Ma Hê Thủ La Thiên. Chân Ngôn là: “Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam, lỗ nại la dã, sa bà hạ” .)Cúng Dường Thập Nhị Đại Uy Đức Thiên Báo Ân Phẩm ghi rằng: “Khi Y Xá Na Thiên vui thời chư Thiên cũng vui, Ma Chúng chẳng loạn. Xưa gọi là Ma Hê Thủ La (Maheśvara). Đức Phật nói: “Nếu cúng dường Ma Hê Thủ La (Đường gọi là: Đại Tự Tại) tức đã cúng dường tất cả chư Thiên” Khi Trời này giận thời chúng Ma đều hiện ra, quốc thổ hoang loạn” _Vị Trời này có vị trí ở góc Đông Bắc tại Ngoại Bộ Kim Cương Viện trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala). Y Xá Na Phi, Thường Tuý Thiên, Hỷ Diện Thiên, Khí Thủ Thiên, Khí Thủ Hậu, Đại Hắc Thiên, Tỳ Na Dạ Ca đều là quyến thuộc của Ngài. _Ma Hê Thủ La (Maheśvara) tức là Trời Đại Tự Tại. Lại gọi là Tự Tại Thiên, Tự Tại Thiên Vương, Thiên Chủ. Truyền thuyết cho rằng đây là Thân Phẫn Nộ (Krodha- kāya) của Lỗ Nại La Thiên (Rūdra). Do địa phương cư trú chẳng đồng nên lại có tên khác là Thương Yết La (Śaṃkara) và I Xá Na (Īśāna) Vị Trời này nguyên là Thần Chủ Thấp Bà (Śiva) của Bà La Môn Giáo và xưng tán vị Trời này là Bản Thể của Thế Giới. Tất cả vật Hữu Mệnh hoặc Vô Mệnh trong Tam Giới đều do Ma Hê Thủ La Thiên sinh ra. Lại dùng Thân của Ma Hê Thủ La mà nói: Hư Không là cái đầu, Đất là cái thân, Nước là thứ tiểu tiện, tất cả Chúng Sinh là loài trùng trong bụng, Gió là mạng sống, Lửa là hơi ấm, Tội Phước là nghiệp, tất cả Sinh Diệt Niết Bàn đều là Ma Hê Thủ La Phàm tất cả sự vui buồn sướng khổ của Nhân Gian đều do vị Trời này. Lúc vị Trời này vui thì tất cả chúng sinh đều được an lạc. Khi vị Trời này giận thì chúng Ma hiện ra, đất nước nhiễu loạn, tất cả Chúng Sinh đều tùy theo mà chịu khổ. Nếu Thế Giới này đoạn diệt thì tất cả vạn vật cùng quy vào trong Trời Đại Tự Tại. Sự tận diệt này là cách thức biểu hiện của Đại Tự Tại Thiên Thần. Xong trừ sát thương, bạo ác… là tính cách bên ngoài. Vị Thiên này cũng có đủ tính cách cứu hộ trị liệu nên dùng diện mạo của vị Thần Cát Tường để hiện ra. Sau này, khi đã du nhập vào Phật Giáo thì vị Thần Thấp Bà (Śiva) liền trở thành vị Thần Hộ Pháp của Phật Giáo. Ngài là vị Thần có uy lực to lớn, biết rõ lượng nước mưa của Đại Thiên Thế Giới và cư ngụ tại Trời Tứ Thiền thuộc Sắc Phạm Thiên Giới (Rūpa-brahma-loka) Trong kinh điển, Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara) tức vị vua của tầng trời cao nhất trong Sắc Giới, là chúa tể của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, vị này vừa là Thần Hộ Pháp, vừa là Ma Vương lợi hại nhất. Đây là vị Bồ Tát hiện thân Trời này nhằm hóa độ những ngoại đạo sùng bái Đại Tự Tại Thiên, tức những kẻ thường được gọi là Đồ Thán Ngoại Đạo (ngoại đạo bôi than hay tro lên thân) hay Tự Tại Ngoại Đạo, hay Shaivist. HÌNH TƯỢNG CỦA Y XÁ NA THIÊN Hình tượng nguyên bản của Y Xá Na Thiên là toàn thân màu xanh đen, có ba con mắt, trên búi tóc có vành trăng, tay cầm Tam Cổ Kích, cỡi con bò trắng 2 Hình tượng cỡi con bò trắng biểu thị cho Pháp Lực thanh trừng các loài Ma ác khiến cho Thế Gian được thanh tịnh. _Tại Ấn Độ: Hình tượng của Đại Tự Tại Thiên thường được minh họa chung với người vợ 3 .)Thần Chú của Đại Tự Tại Thiên là: Oṃ namaḥ śivāya Hình tượng của vị Trời này còn có rất nhiều dạng như: bốn cánh tay, tám cánh tay…lại có tượng 18 cánh tay nhưng phần lớn chẳng nhìn thấy 4 _ Đại Tự Tại Thiên Chú là: OṂ_ VETALA ŚANI PRAMARTHANI CCHINDANI CCHINDANI, BHINDANI BHINDANI SVĀHĀ Tụng Chú 108 biến tức tâm vui vẻ. _Trong 12 Thiên thì Y Xá Na Thiên là vị chủ của chúng Ma (Māra), thủ hộ phương Đông Bắc Chữ chủng tử là Ī (嵃) 5 Đông Bắc Phương Y Xá Na Ấn là: Tay phải nắm quyền an ở eo phải. Tay trái dựng đứng năm ngón tay dính nhau, co lóng giữa của hai ngón Địa Thủy (ngón út và ngón vô danh), ba ngón Hỏa (ngón giữa) Phong (ngón trỏ) Không (ngón cái) đều hơi cách nhau liền thành. Chân Ngôn là: Nam mạc tam mạn đa một đà nam. Y xá nẵng duệ, sa-phộc ha 巧休 屹亙阢 后盍觡袎嵃圭左份 渢扣 NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ ĪŚĀNĀYE SVĀHĀ _Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala), tại phương Đông Bắc của Ngoại Kim Cương Bộ Viện thì Y Xá Na Thiên có thân màu đen xanh, hiện tướng phẫn nộ, quát mắng ba độc Tham Sân Si, trên mặt có 3 mắt, thân dùng đầu lâu làm Anh Lạc, tay trái cầm vật khí chứa đầy máu ngựa thồ để uống, tay phải cầm cây kích Tam Cổ Ý nghĩa của hình tượng: Ba mắt: biểu thị cho sự giáng phục ba vọng chấp: thô, tế, cực tế Đầu lâu: biểu thị cho vô minh căn bản. Dùng đầu lâu làm Anh Lạc biểu thị cho nghĩa phiền não tức Bồ Đề Tay trái cầm vật khí chứa đầy máu ngựa thồ để uống: biểu thị cho ăn nuốt hết phiền não Tay phải cầm cây kích Tam Cổ: biểu thị cho việc dùng cái Mâu của ba Bình Đẳng giết hại phiền não, hai chướng Sở Tri, nghĩa là không có Nhân Chấp, Pháp Chấp. 6 Chữ chủng tử là Ī (嵃) Tam Muội Gia Hình là: Cây Kích Tam Cổ, biểu thị cho việc điều phục chúng sinh. Tướng Ấn là Y Xá Na Thiên Ấn: Tay phải nắm quyền để ở eo lưng, tay trái đều co ngón vô danh, ngón út, dựng thắng ba ngón còn lại và hơi rời nhau. Đây tức là hình Tam Cổ. Chân Ngôn là: 巧休屹亙阢后盍觡袎冰泡伏袎 渢扣桭 NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ RUDRĀYA SVĀHĀ ĐẠI TỰ TẠI THIÊN PHI Đại Tự Tại Thiên Phi, tên phạn là Umā Umā nguyên là Tôn được sùng bái đặc biệt của Bà La Môn Giáo Thần Phi Phái thuộc Ấn Độ cổ đại. Lại xưng là Đỗ Nhĩ Gia (Durgā) hoặc Tuyết Sơn Thần Nữ (Pārvati). Trong thần thoại Ấn Độ thì Ô Ma Phi có đầy đủ sức Thần Lực lớn, thường nhận lời thỉnh cầu của chư Thiên đánh lui A Tu La Thiên mà hiển hiện hình tượng 10 cánh tay, tóc rối loạn, cỡi sư tử, chặt đầu giết A Tu La Vương. Sau này khi du nhập vào Mật Giáo thời sức uy thần chẳng có đủ như xưa, được ghi nhận là Phi của Đại Tự Tại Thiên, mẹ của Tỳ Na Dạ Ca (Vinayāka). _Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala), tại phương Đông Bắc của Ngoại Kim Cương Bộ Viện thì Ô Ma Phi có thân màu thịt trắng, cỡi con dê, tay trái cầm cây kích Tam Cổ (hình bên trái) 7 Chữ chủng tử là: U (淐) Tam Muội Gia Hình là: Cái bát Tướng Ấn là: Đại Tự Tại Thiên Phi Ấn. Chân Ngôn là: 巧休屹亙阢后盍觡袎珈亙介亦袎渢扣桭 NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ UMA JAMI SVĀHĀ Hay 巧休屹亙阢后盍觡袎珈亙只合袎渢扣桭 NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ UMA-DEVI SVĀHĀ 8 _ Y Xá Na Thiên Phi, tên Phạn là Īśānī, là vợ của Y Xá Na Thiên Trong Thai Tạng Giới Man Đa La (Garbha-dhātu-maṇḍala), tại phương Đông Bắc của Ngoại Kim Cương Bộ Viện thì Y Xá Na Thiên Phi thì biểu thị cho Định Đức của Y Xá Na Thiên Tôn hình: Thân màu thịt đỏ, tay trái cầm cây kích Tam Cổ, tay phải cầm cái bát Chữ chủng tử là Ī (嵃) Tam Muội Gia Hình là: Cây kích Tam Cổ.

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    381 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us