THERAVĀDA (PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY ) K. SRI. DHAMMANANDA Pháp Minh Trịnh Đức Vinh dịch SAO PHẢI LO LẮNG! PHỤC VỤ ĐỂ HOÀN TOÀN, HOÀN TOÀN ĐỂ PHỤC VỤ NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Địa chỉ: 65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel: (04) 39260024 Fax: (04) 39260031 Email: [email protected] CÔNG TY CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI SAMANTA 16 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội Website: www.samanta.vn Công ty CP DNXH Samanta giữ bản quyền dịch tiếng Việt và sách chỉ được phát hành để tặng, phát miễn phí, không bán. Quý độc giả, tổ chức muốn in sách để tặng, phát miễn phí xin vui lòng liên hệ qua email: [email protected]/[email protected] Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Bùi Việt Bắc Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập Lý Bá Toàn Biên tập : Nguyễn Thế Vinh Hiệu chỉnh: Lê Thị Minh Hà Sửa bản in: Bảo Vi Thiết kế bìa: Jodric LLP. www.jodric.com In 5000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm tại Xí nghiệp in FAHASA 774 Trường Chinh, P. 15, Q. Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh. Số ĐKNXB: .........Số QĐXB của NXB Hồng Đức: .....Cấp ngày .......... In xong và nộp lưu chiểu Quý I/2016. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 967-9920-72-0 Nội dung Lời tri ân Lời giới thiệu Lời dẫn nhập PHẦN 1: LO LẮNG VÀ CÁC NGUỒN GỐC CỦA NÓ 30 Chương 1: Lo lắng và sợ hãi Nguyên nhân của lo lắng Sợ hãi và mê tín Lo lắng ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? 40 Chương 2: Các vấn đề của chúng ta Đối diện với khó khăn Phát triển lòng can đảm và sự hiểu biết Đặt vấn đề vào đúng bối cảnh 56 Chương 3: Tại sao chúng ta đau khổ Bản chất của cuộc đời Hiểu sự thật của cuộc đời Hạnh phúc phù du Bức tranh cuộc sống Chúng ta có thể thỏa mãn tham vọng được không? Sự dễ chịu không phải là hạnh phúc Suy ngẫm về bản thân 79 Chương 4: Lạm dụng tinh thần và sức khỏe tinh thần Cuộc sống trong thế giới hiện đại Cuộc sống như cuộc chiến Hướng tới sức khỏe tinh thần Phần 2: LÀM SAO VƯỢT QUA LO LẮNG 89 Chương 5: Kiểm soát sự giận dữ Quý bà giàu có đánh mất danh tiếng của mình như thế nào Mối nguy hiểm của giận dữ Kiểm soát cơn giận Con lợn lòi đực thách thức sư tử Vị sư hành thiền trên [với đối tượng là] tiếng hát của cô gái 97 Chương 6: Sự nguy hiểm của tính ích kỷ Nhu cầu nuôi dưỡng tình yêu thương và lòng bi mẫn (Từ và Bi) 102 Chương 7: Cách vượt qua sự ghen tị Nguyên nhân của ghen tị Sự hay biết của tâm Giải quyết lòng ghen tị 108 Chương 8: Đối diện với kẻ thù và sự chỉ trích Tấm gương tâm trí Tìm lỗi ở những người khác Làm gì khi bị chỉ trích Đừng sợ bị chỉ trích 121 Chương 9: Kiểm soát được tính khí thất thường Sự suy xét và lòng tốt Rải tâm Bi đến tất cả mọi người 127 Chương 10: Sức ép và niềm vui của việc nuôi dạy con cái Sức ép lên cha mẹ Nhận thấy tiềm năng Cha mẹ trong xã hội hiện đại 140 Chương 11: Nỗi sợ chết Chấp nhận cái chết Sinh ra và chết đi là gì Một cái chết bình an Cái chết là điều chắc chắn 147 Chương 12: Tại sao lại lo lắng về tương lai Chúng ta không cần lo lắng về tương lai của mình Bạn cũng không có tương lai Lo lắng về tương lai Thay đổi số phận con người Phần 3: THÀNH PHẦN CỦA HẠNH PHÚC 154 Chương 13: Cách tìm thấy hạnh phúc thực sự Sự tìm kiếm hạnh phúc Công thức cho hạnh phúc Hạnh phúc ở đâu? 164 Chương 14: Tìm thấy bình an trong xung đột và mâu thuẫn Xung đột và mâu thuẫn toàn cầu Thiết lập hòa bình Vượt lên sự dễ chịu trần tục 171 Chương 15: Đạo đức: sự thiêng liêng và chân giá trị của cuộc đời Người tốt ở đâu? Khi Socrates gặp vị thầy của mình Đạo đức và giới trẻ Là người tốt hay làm việc tốt Thay đổi tính cách con người thông qua tôn giáo 180 Chương16: Bạn tạo nên vận may và số mệnh cho mình Đừng đổ lỗi cho các ngôi sao Số mệnh của bạn nằm trong tay bạn Phần 4: CÁC KỸ NĂNG ĐỂ CÓ CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG 187 Chương 17: Hi sinh vì lợi ích của người khác Lòng tốt cho tất cả chúng sinh Tinh thần của lòng nhân từ Người chiến thắng thực sự Giá trị con người 196 Chương18: Lời nói lịch thiệp (ái ngữ) Nói dối Hành động khôn ngoan trong những tình huống căng thẳng Hãy chánh niệm về suy nghĩ Nuôi dưỡng lời nói khéo léo 207 Chương19: Giá trị của tình thương yêu (tâm Từ) Người đàn bà giận giữ thề trả thù Tình thương và lòng tốt Nuôi dưỡng tình yêu thương Cha mẹ nên bày tỏ tình yêu thương thế nào đối với con cái Yêu thương người hàng xóm của bạn 213 Chương 20: Kiên trì, nhẫn nại và biết hài lòng (tri túc) Tính kiên nhẫn Sức mạnh của sự nhẫn nại 220 Chương 21: Thất vọng trong tình yêu Tan vỡ 226 Chương 22: Hôn nhân Hạnh phúc Xây dựng hôn nhân tốt đẹp Ứng xử khéo léo Tình dục trong hôn nhân Có một cuộc hôn nhân tốt đẹp 233 Chương 23: Vẻ đẹp của bạn 237 Chương 24: Tích lũy tài sản Sự mãn nguyện [tri túc: biết đủ] Dính mắc vào tiền bạc Sự đánh đồng sai lầm Sử dụng sự giàu có một cách đúng đắn 244 Chương 25: Sống hòa hợp với những người khác Phong tục và tập quán Cho phép những người khác quyền được khác biệt Chiến tranh Cách ngăn chặn chiến tranh Kiên nhẫn và tha thứ Thuật ngoại giao 253 Chương 26: Chúng ta có thể thay đổi bản thân Nuôi dưỡng đức hạnh Lắng nghe chăm chú và hành động khôn ngoan Sứ mệnh của chúng ta 259 Chương 27: Nhân phẩm Tàm và Quý (Xấu hổ và sợ hãi trước tội lỗi) Các đặc tính khác nhau của con người. Lời tri ân Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành và cảm kích đối với Hòa thượng S. Dhammika ở Úc, ViJaya Samara-wickrama và Visakha Chiew Siew Ming vì đã giúp đỡ hiệu chỉnh cuốn sách này cũng như đã đưa ra những lời góp ý hữu ích mà nhờ đó cuốn sách có được nội dung như ngày hôm nay. Lời giới thiệu rên đời này, không có gì là miễn phí cả. Mọi thứ phải Tđược trả bằng cách này hay cách khác vào lúc này hoặc lúc khác. Xã hội công nghiệp hiện đại đã đem lại cho chúng ta vô số lợi ích từ chiếc máy vi tính cho đến việc nhổ răng không đau, từ sữa ít chất béo cho đến phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng về khía cạnh tiêu cực, nó cũng góp phần làm cho xã hội của chúng ta trở nên bất an và bất toại nguyện hơn bao giờ hết. Các phương tiện truyền thông đại chúng cho phép chúng ta biết nhiều hơn về thế giới so với trước đây, nhưng điều này làm cho chúng ta lo lắng về các tình huống nằm ngoài kinh nghiệm và tầm ảnh hưởng cá nhân của mình. Các ngành công nghiệp của chúng ta sản xuất ra hàng trăm ngàn sản phẩm hữu ích nhưng chúng ta lại băn khoăn liệu mình có ăn phải một số trong nhiều chất gây ô nhiễm mà các nhà máy thải ra môi trường hay không. Các bác sĩ nói rằng lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể làm chúng ta bị ốm và vì thế, chúng ta trở nên lo lắng về chính sự lo lắng của mình. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà xã hội học đã mô tả thời kỳ này của chúng ta như thời kỳ của sự lo lắng. Để bắt kịp xu hướng chung muốn có những giải pháp nhanh chóng và dễ dàng cho các vấn đề, phản ứng thông thường đối với dịch bệnh lo lắng là sử dụng thuốc. Những loại thuốc này có thể đa dạng từ các loại rượu tự mua lấy cho đến các loại thuốc an thần do bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần kê đơn. Trong cả hai trường hợp, các triệu chứng của lo lắng đều tạm thời biến mất nhưng để lại vấn đề cốt lõi bên trong chưa hề được giải quyết. Tồi tệ hơn, một số người trở nên phụ thuộc vào các loại thuốc này. Tuy nhiên vẫn có giải pháp khác cho tình trạng đáng thất vọng này. Hòa thượng Dhammananda - tác giả của cuốn sách này - đã có nhiều năm kinh nghiệm nói chuyện và lắng nghe những người gặp rắc rối. Bằng việc sử dụng những kinh nghiệm đó, ngài đã viết cuốn sách này - đưa ra giải pháp thay thế cho cách thức giải quyết lo lắng thông thường.
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages264 Page
-
File Size-