Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ Đức Đạt Lai Lạt Ma ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-01-2015 Người thực hiện : Nguyễn Ngọc Thảo - [email protected] Nam Thiên - [email protected] Link Audio Tại Website http://www.phapthihoi.org Mục Lục LỜI NGƯỜI DỊCH LỜI NHÀ XUẤT BẢN NGÀY THỨ NHẤT ĐIỀU THỨ NHẤT ĐIỀU THỨ HAI ĐIỀU THỨ BA ĐIỀU THỨ NĂM ĐIỂU THỨ SÁU NGÀY THỨ HAI ĐIỀU THỨ BẢY ĐIỀU THỨ TÁM ĐIỀU THỨ CHÍN ĐIỀU THỨ MƯỜI ĐIỀU THỨ MƯỜI MỘT NGÀY THỨ BA ĐIỀU THỨ MƯỜI HAI ĐIỀU THỨ MƯỜI BA ĐIỀU THỨ MƯỜI BỐN ĐIỀU THỨ MƯỜI LĂM ĐIỀU THỨ MƯỜI SÁU ĐIỀU THỨ MƯỜI BẢY ĐIỀU THỨ MƯỜI TÁM ĐIỀU THỨ MƯỜI CHÍN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI MỐT ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI HAI ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BA ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BỐN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI LĂM: BỐ THÍ TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI SÁU: TRÌ GIỚI TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BẢY: NHẪN NHỤC TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI CHÍN: THIỀN TẬP TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ BA MƯƠI: TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN ĐIỀU THỨ BA MƯƠI MỐT ĐIỀU THỨ BA MƯƠI HAI ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BA ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BỐN ĐIỀU THỨ BA MƯƠI LĂM ĐIỀU THỨ BA MƯƠI SÁU ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BẢY 37 PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠO BA PHƯƠNG DIỆN CHÍNH CỦA CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ 01 - GIỚI THIỆU 02 - HÃY LÀ MỘT NGƯỜI ÂN CẦN VÀ TẾ NHỊ 03 - NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA LUẬN GIẢI 04 - KỆ TÁN DƯƠNG, NGUYỆN ƯỚC TRƯỚC TÁC, VÀ KHUYẾN KHÍCH LẮNG NGHE TỐT 05 - SỰ LIÊN HỆ GIỮA BA CON ĐƯỜNG 06 - VIỄN LY 07 - TÂM GIÁC NGỘ (BODHICITA) 08 - MỘT QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN VỀ TÍNH KHÔNG 09 - HUẤN THỊ ĐỂ THỰC TẬP KẾT LUẬN LƯU Ý TRÊN CHỦ TRƯƠNG KHÔNG TÔNG PHÁI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN NHỮNG CON ĐƯỜNG CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG LỜI GIỚI THIỆU LỜI TỰA GIỚI THIỆU CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ NHẤT ĐẠO ĐỨC TẬP TRUNG BA MƯƠI BẢY PHẦM TRỢ ĐẠO TRUYỀN THỐNG CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ HAI CHUYỂN PHÁP LUÂN LẦN THỨ BA NHỮNG GIẢI THÍCH KHÁC NHAU VỀ VÔ NGÃ BỐN PHÁP ẤN GIỚI THIỆU MẬT ĐIỂN TANTRA BỐN THỨ LỚP CỦA MẬT THỪA TANTRA TRUYỀN LỰC GIA TRÌ CHUẨN BỊ CHO SỰ TRUYỀN LỰC GIA TRÌ – QUÁN ĐẢNH – KHAI TÂM DUY TRÌ NHỮNG THỆ NGUYỆN NỮ NHÂN VÀ ĐẠO PHẬT NHỮNG CON ĐƯỜNG THẬT SỰ CỦA VIỆC THỰC HÀNH TANTRA – TANTRA HOẠT ĐỘNG HIỆN THỰC PHẬT THÂN BỔN TÔN DU GIÀ (DEITY YOGA) SỰ QUAN TRỌNG CUẢ VIỆC THÂN CHỨNG TÍNH KHÔNG HIỆN THỰC TÂM THỨC CỦA PHẬT QUẢ TANTRA HÀNH TƯỚNG (TANTRA TIẾN HÀNH) TANTRA YOGA (TANTRA DU GIÀ) TANTRA YOGA TỐI THƯỢNG DIỆU LẠC VÀ TÍNH KHÔNG CHẾT, TRUNG ẤM THÂN VÀ TÁI SINH THỜI ĐIỂM TRỤ THIỀN (THIỀN QUÁN CHIẾU NGAY TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY) TẦNG BẬC HOÀN THÀNH NHỮNG TỪ NGỮ CHÂN THÀNH LỜI TRI ÂN VÀ HỒI HƯỚNG ---o0o--- LỜI GIỚI THIỆU “Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ” là tuyển tập các bài giảng của đức Dalai Lama do Nyima Tsering dịch tiếng Anh và Tuệ Uyển - Thích Từ Đức dịch tiếng Việt, được xem là cẩm nang tu tập hướng đến sự giác ngộ theo tinh thần Phật giáo Tây Tạng. Tác phẩm gồm ba phần như sau: Phần đầu gồm 37 phẩm trợ đạo, thường được biết đến là Con đường tiệm tiến (Lam Rim) vốn là cẩm nang luyện tâm, chuyển hóa tâm trong tâm lý học Phật giáo Tây Tạng. Khác với 37 phẩm trợ đạo được đức Phật giảng dạy trong kinh điển Pali, 37 phẩm trợ đạo giác ngộ này thực chất là 37 điều tâm niệm, theo đó đức Dalai Lama phân tích ứng dụng cho người tu học Phật. Lời chú giải của đức Dalai Lama rất gần gũi với đời sống thực tiễn, nhờ đó, người học có thể ứng dụng Phật pháp hiệu quả, nhằm vượt qua các bế tắc và khổ đau. Mỗi ngày trải nghiệm một điều trợ đạo giác ngộ, người đọc sẽ thấy tâm mình nhẹ nhõm, thư thái, sáng suốt, điềm tĩnh và tìm ra giải pháp vượt qua các bất hạnh. Ba phương diện của con đường giác ngộ là nội dung cốt lõi của phần hai được đức Dalai Lama thuyết giảng từ tác phẩm của Tổ sư Tông Khách Ba bao gồm thái độ viễn ly, bồ đề tâm và tánh không. Nếu sự viễn ly là một nhu cầu, theo đó ta xả bỏ mọi chấp trước về khổ đau thì tâm bồ đề là quyết định và khuynh hướng trải nghiệm sự giác ngộ bây giờ và tại đây. Để đạt được tâm viễn ly và tâm giác ngộ, ngài Tông Khách Ba khuyên chúng ta cần thẩm thấu mọi sự vật hiện tượng trên đời vốn không có thực thể từ đó làm chủ được tâm trong các biến cố thăng trầm, duy trì được hạnh phúc. Đức Dalai Lama, với vai trò là nhà sớ giải phân tích ứng dụng luận phẩm này, người đọc sẽ bị cuốn hút vào nội dung luận phẩm với sự khéo léo giải thích của đức Dalai Lama như vị đại hành giả của truyền thống Mật tông Tây Tạng. Phần 3 “Tổng quan những con đường của Phật giáo Tây Tạng” được đức Dalai Lama giảng giải vào năm 1988 tại Luân Đôn như bức tranh giới thiệu về các trường phái và bản chất của Phật giáo Tây Tạng. Đi từ việc giới thiệu các giáo pháp căn bản của đức Phật như tứ diệu đế, tam vô lậu học, bốn pháp ấn, đức Dalai Lama giới thiệu về các mật điển Tantra. Bốn thứ lớp của mật thừa Tantra gồm Tantra hoạt động, Tantra tiến hành, Tantra yoga và Tantra tối thượng được giới thiệu trong tác phẩm này như nền tảng để đạt được sự cảm thông về phương pháp tu “quán bản chất tham ái” để vượt qua tham ái. Phương pháp truyền lực gia trì, quán đảnh, khai tâm, phát nguyện của Phật giáo Tây Tạng được giới thiệu khá khái quát. Các phương pháp thực tập tâm thức, cái chết và tái sanh, thân trung ấm được Dalai Lama giới thiệu theo hướng ứng dụng. Đây là cách tu chuyển hóa cảm xúc có phối hợp giữa kinh điển Hiển giáo và Mật điển Tantra trong Phật giáo Tây Tạng. Gộp ba tác phẩm như trên vào tác phẩm này, chúng tôi có dụng ý giúp độc giả có cái nhìn bao quát về các pháp tu và hành trì của Phật giáo Tây Tạng như một chi nhánh của Phật giáo Đại thừa qua lăng kính của Dalai Lama. Tác phẩm không chỉ cung cấp cẩm nang hướng đến sự giác ngộ, trải nghiệm sự giác ngộ mà còn cung cấp các kiến thức căn bản về Mật tông Tây Tạng. Đọc tác phẩm này, độc giả sẽ có cái nhìn bao quát về Phật giáo Tây Tạng theo đó có thể có những cảm thông về mật pháp tantra vốn là yếu tố tiếp biến văn hóa của Phật giáo Tây Tạng. Giải thoát có thể thực hiện từ nhiều con đường, Phật giáo có thể được hiểu qua sự đa dạng của các nền văn hóa và tác phẩm này chính là nhịp cầu giúp ta hiểu được nhiều con đường Phật pháp và sự đa dạng văn hóa đó. Giác Ngộ, ngày 16-6-2012 TT. Thích Nhật Từ Tổng Biên tập Tạp chí và Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay ---o0o--- LỜI NGƯỜI DỊCH Khi mới đọc tựa đề quyển sách này “Commentary on The Thirty Seven Practices of a Bodhisattva” tôi cứ nghĩ là tác phẩm 37 Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề chúng ta thường gặp với tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, mà lại được đức Đạt Lai Lạt Ma giảng giải nên tôi cố gắng đi tìm để đọc cho được. Nhưng rồi kiếm mãi không thấy các nhà sách có quyển sách này, nên tôi lại phải lùng kiếm trên mạng và thấy chỉ ở tận Thư Viện Lưu Trữ & Hoạt Động của Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ mới có nên tôi phải đặt mua tận bên ấy. Nhưng khi sách gửi đến, mã số bưu điện của tôi là 95038 thì bên gởi lại thêm một số 0, tức là 9503890, nên bưu phẩm phải đi vòng vòng lên tận tiểu bang Washington rồi mới đến tay tôi. Và rồi khi đọc ra lại thấy không phải là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề như chúng ta thường biết đến. Sau này tôi lại thấy trên trang Amazon.com có quyển này, và trang web của giáo sư Berzin cũng có quyển này, và nhờ thế tôi lại tìm ra bản tiếng Anh “Ba Phương Diện Chính của Con Đường Giác Ngộ” trên trang của giáo sư Berzin. Tôi vẫn muốn để tựa đề của tác phẩm này là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo nhưng thay chữ Bồ Đề bằng chữ Giác Ngộ tức là Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ, có người đã nói với tôi là tựa đề này không thích hợp, mặc dù người ấy không nói, nhưng tôi biết ẩn ý là không muốn trùng hợp với tác phẩm Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Bồ Đề với tứ niệm xứ, v.v..
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages206 Page
-
File Size-