Khảo cứu pháp chân đế - 1 - Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Bậc Arahán, Bậc Chánh Đẳng Giác - 2 - Sujin Boriharnwanaket Khảo cứu pháp chân đế - 3 - Khảo cứu pháp chân đế Tác giả: Sujin Boriharnwanaket Chuyển ngữ: Vietnam Dhamma Home Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin - 4 - Sujin Boriharnwanaket Khảo cứu pháp chân đế - 5 - Mục lục Lời giới thiệu ................................................................................ 7 Vài lời về bản dịch Việt ngữ .......................................................11 Phần I. Giới thiệu chung .........................................................15 Chương 1. Kinh điển và các chú giải ....................................15 Chương 2. Đức Phật .............................................................25 Chương 3. Trình bày về pháp chân đế I (Tâm và Tâm sở - Citta và Cetasika) ..................................34 Chương 4. Trình bày về pháp chân đế II (Sắc Pháp - Rūpa) ...............................................................43 Chương 5. Trình bày về pháp chân đế III (Niết bàn) ..........53 Chương 6. Các khía cạnh khác nhau của bốn pháp chân đế ...........................................................58 Phần II. Tâm ..............................................................................70 Chương 7. Giới thiệu chung ..................................................70 Chương 8. Tâm biết đối tượng ..............................................88 Chương 9. Lộ trình tâm .........................................................96 Chương 10. Chức năng của tâm (Citta) .............................110 Chương 11. Các lộ trình khác nhau ....................................123 Chương 12. Bản chất của tốc hành tâm (Javana-Citta) ....139 Chương 13. Sự trải nghiệm phù du về đối tượng ...............149 Chương 14. Vòng sinh tử luân hồi ......................................168 Chương 15. Bản chất của quả (Vipāka) .............................183 Chương 16. Tâm và Tâm sở (Citta và Cetasika) ..............192 Chương 17. Các tâm thuộc cõi dục giới ..............................199 Chương 18. Các cõi trú xứ ..................................................209 - 6 - Sujin Boriharnwanaket Chương 19. Thọ ..................................................................225 Chương 20. Các pháp tương hợp .......................................238 Chương 21. Nhân (Hetu) ....................................................255 Chương 22. Tịnh hảo và bất tịnh hảo ..................................267 Chương 23. Thế gian ..........................................................278 Chương 24. Tính chất muôn màu vẻ của tâm .....................298 Phần III. Khái niệm .................................................................312 Chương 25. Khái niệm (I) ...................................................312 Chương 26. Khái niệm (II) ..................................................330 Chương 27. Khái niệm (III) .................................................346 Phần IV. Sự phát triển Samatha ...........................................363 Chương 28. Sự phát triển Samatha ....................................363 Phần V. Sự phát triển tuệ giác .............................................389 Chương 29. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Các nhân tố dẫn đến sự giác ngộ) ...................................389 Chương 30. Các tầng tuệ minh sát .....................................404 Chương 31. Các loại thanh tịnh ..........................................422 Chương 32. Ba mức độ toàn tri (Pariññā) ..........................428 Chương 33. Ba loại nhập định.............................................434 Phần VI. Đối thoại về Vipassanā ..........................................438 Chương 34. Phát triển tự nhiên ...........................................438 Chương 35. Đặc tính của khổ (Dukkha) .............................455 Chương 36. Ý nghĩa của vô ngã (Anattā) ..........................471 Phụ lục ....................................................................................491 Phụ lục I: Tâm (Citta) ..........................................................491 Phụ lục II. Các tâm sở (Cetasika) .......................................519 Phụ lục III. Sắc (Rūpa) ........................................................543 Khảo cứu pháp chân đế - 7 - Lời giới thiệu “Khảo cứu pháp chân đế” là một kiệt tác được viết bởi Achaan Sujin Boriharnwanaket, với sự kham nhẫn và trạng thái khẩn cấp tu niệm, nhằm giúp mọi người có được hiểu biết đúng đắn về thực tại. Cuốn sách giải thích một cách chi tiết về tâm (citta), tâm sở (cetasika) và sắc (rūpa). Toàn bộ cuốn sách toát lên tâm từ rộng lớn. Achaan Sujin nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng, hiểu biết về mặt lý thuyết, tức là chỉ biết tên của các thực tại, sẽ không đủ, mặc dầu nó là nền tảng của hiểu biết trực nhận. Mục đích thực sự của việc nghiên cứu Giáo pháp là để thấy rằng: chính khoảnh khắc này đây là pháp, là vô ngã. Tất cả các thực tại cần phải được biết bây giờ, khi chúng sinh khởi, để tà kiến về ngã có thể được tận diệt. Achaan Sujin là một bậc thiện trí giải thích không mệt mỏi về sự thực hành đưa đến kinh nghiệm trực tiếp về thực tại. Achaan đã giảng Pháp từ hơn 40 năm, các bài giảng của Bà được phát sóng hàng ngày trên khắp đất nước Thái và còn có thể nghe được ở Campuchia, Lào và Malaysia. Cuốn sách này được viết dựa trên các bài Pháp thoại của Bà. Thông qua toàn bộ cuốn sách, Achaan Sujin chỉ ra sự thực về vô ngã (anattā). Sự dính mắc vào ý niệm về ngã rất vi tế và phức hợp, và vì vậy rất khó nhận ra. Chúng ta dính mắc vào ý niệm về một cái tôi phát triển tuệ giác. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, ta cần phải nhớ rằng, không có ai - 8 – Lời giới thiệu hay cái ngã nào có thể điều khiển sự sinh khởi của chánh niệm (sati) và trí tuệ (paññā). Chánh niệm và trí tuệ là các tâm sở tịnh hảo (sobhanacetasika), chúng sinh khởi khi có các duyên tương ứng và ngay tại thời điểm ấy, chúng đảm nhận chức năng của mình. Dính mắc vào chánh niệm và trí tuệ sẽ phản tác dụng với sự phát triển của chúng. Duyên phù hợp cho sự sinh khởi của chánh niệm và trí tuệ là được nghe Chánh pháp do một thiện trí thức giảng giải và có sự suy xét chân chánh về những gì được nghe. Achaan Sujin là một thiện trí thức giúp đỡ nhiều người phát triển chánh niệm và trí tuệ. Achaan Sujin giảng giải một cách chi tiết về tâm sinh khởi trong một tiến trình, với mục đích chỉ ra rằng tâm chỉ là một pháp hữu vi do duyên khởi, nằm ngoài sự kiểm soát và không phải là tự ngã. Người đọc có thể phân vân liệu họ có thể tìm thấy các lời giảng về các lộ trình tâm ở đâu trong Kinh điển. Achaan Sujin có hiểu biết rất sâu rộng về toàn bộ Tam Tạng, các Chú giải và phụ Chú giải, Bà sử dụng các Kinh điển ấy làm nguồn cội cho các phần trình bày của mình. Cuốn “Đạo Vô Ngại Giải” (Paṭisambhidāmagga) của Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikāya) và “Bộ Duyên Hệ” (Paṭṭhāna) nói về các lộ trình tâm. Nhiều chi tiết đã được nói tới trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) và trong Chú Giải Bộ Pháp Tụ (Aṭṭhasālinī) đều hoàn toàn dựa trên các Kinh điển truyền thống. Cuốn “Vi Diệu Pháp Toát Yếu” (Abhidhammattha Saṅgaha) và phụ Chú giải của nó, Abhidhammattha- vibhāvinī-ṭīka, là các tác phẩm dựa vào Kinh điển, cũng bàn về các lộ trình tâm. Độc giả có thể phân vân tại sao tác giả lại nói đến các cõi trú xứ khác nhau một cách chi tiết như vậy. Khảo cứu pháp chân đế - 9 - Trong Kinh điển, đặc biệt là trong Tiền Thân Đức Phật (Jātaka) - sách nói về các tiền kiếp của Đức Phật, ta sẽ gặp tên của các cõi này. Biết về các cõi ấy giúp ta thấy được sự phức hợp của các nguyên nhân, cái sẽ dẫn đến kết quả tương ứng. Nhiều chi tiết nói về sự phát triển của samatha và tâm thiền (jhānacitta) cũng được trình bày với mục đích chỉ ra rằng chỉ có nhân đúng mới mang đến quả đúng. Samatha cần phải được phát triển với tâm thiện hợp trí. Khi không phải như vậy, sẽ là tà định sinh kèm với tham (lobha), chứ không phải là chánh định. Nếu ai đó ngồi thiền và cố gắng chú tâm mà không có chút hiểu biết nào thì sẽ có tà định. Mọi người có thể nhầm lẫn cho cái chỉ là tham là sự chứng đắc tầng thiền và do vậy, Achaan giảng về những điều kiện cần có để đắc thiền và chỉ ra rằng việc ấy khó chừng nào. Trong phát triển vipassanā, tuệ giác được phát triển theo từng giai đoạn. Achaan Sujin giảng giải chi tiết về các giai đoạn tuệ giác khác nhau để chỉ ra rằng sự phát triển tuệ giác là một lộ trình vô cùng dài lâu. Ta có thể đọc trong “Thanh Tịnh Đạo” (Chương XVIII - XXI) hay “Đạo Vô Ngại Giải” (Luận Về Trí, Chương V - XI) về các tầng tuệ nhưng lại với hiểu biết không đúng. Ta có thể cho rằng các tầng tuệ này có thể đạt tới bằng sự suy nghĩ về vô thường, khổ, vô ngã. Tuy nhiên, tất cả các giai đoạn tuệ giác này, từ tầng tuệ thứ nhất đến giây phút giác ngộ, chỉ được chứng nghiệm qua kinh nghiệm trực tiếp về danh và sắc. Dù là ở tầng tuệ nào, đối tượng của tuệ giác luôn là các đặc tính của danh và sắc xuất hiện tự nhiên ở khoảnh khắc hiện tại. Achaan Sujin nhấn mạnh điều này - 10 – Lời giới thiệu nhiều lần, bởi sự thực hành Giáo pháp phải hoàn toàn thống nhất với Tam Tạng. Với sự trân trọng sâu sắc nhất của mình đối với sự chỉ dạy đầy sức thuyết phục của Achaan Sujin, tôi xin tặng bản dịch cuốn sách này cho các độc giả Anh ngữ. Một phần của cuốn sách này dưới tiêu đề “Khái Niệm Và Thực Tại” đã được in riêng với sự giúp đỡ ấn tống của Robert Kirkpatrick, người có những nỗ lực mà tôi đánh giá cao. Tôi chia các phần chính của cuốn sách này thành nhiều chương, mỗi chương có một tiêu đề riêng để bạn đọc tiện theo dõi. Phần lớn các chú thích tại cuối trang trong cuốn sách là của tôi. Tôi bổ sung các chú thích ấy nhằm giúp những độc giả chưa quen thuộc với một số thuật ngữ và khái niệm trong cuốn sách.
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages556 Page
-
File Size-