Vị thuốc từ Cá Chìa Vôi

Tại Việt Nam tên cá Chìa vôi đã được dùng để gọi 2 loại cá khác hẳn nhau về cả hình dạng cũng như nơi sinh sống :

Cá chìa vôi biển, tên chung cho một số loài cá biển thuộc Bộ cá

Syngnathiformes, một số được dùng làm dược liệu tại Trung Hoa, Việt Nam và một số quốc gia khác như Nhật, Triều tiên.. một số khác được dùng làm cá cảnh..

Cá chìa vôi sông hay đúng hơn là cá chìa vôi nước lợ thuộc Bộ cá

Perciformes, đây là loài cá được những người rành về ăn uống xếp vào loại ngon ..nhất, rất hiếm khi được thưởng thức.

Cá Chìa vôi biển

Cá chìa vôi biển hay thuộc họ cá Syngnatidae. Họ cá này gồm 2 họ phụ bao gồm cả cá ngựa (xin đọc bài Cá ngựa = Hippocampus).

Theo sự phân loại của Tổ chức Fishbase thì bộ cá Syngnatiformes gồm 5 họ

khác nhau trong đó 2 họ và Solenotosmidae là những họ có cá có miệng kéo dài hình ống.

Cá chìa vôi biển phân bô rộng rãi trong các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và cả tại những vùng biển ấm ở Đại tây dương, Ấn độ dương, Thái bình dương, nơi vùng duyên hải Việt Nam, Campuchea, Thái Lan. Chúng sinh sống nơi các vùng biển san hô cạn, nơi thềm biển có nhiều cây cỏ ở độ sâu từ 95m lên đến 50 m, cũng có loài sống nơi vùng nước đục tại cửa sông.

Có khoảng 200 loài cá chìa vôi, đa số dài chừng 35-40 cm. Cá chìa vôi có hình dạng..như cá ngựa với thân kéo thẳng, miệng nhỏ. Tên pipefish là do hình dạng của mõm, trông giống như một ống dài, tận cùng bằng một miệng nhỏ và hẹp, mở về phía trên và không có răng. Thân và đuôi cá đều dài, mỏng giống như thân rắn được bao quanh bằng một loạt các vòng từ chất xương, tạo thành như một bộ giáp. Màu sắc thay đổi tùy loài từ nâu nhạt đến các màu sáng hơn, có loài màu vằn và có sọc đen trên vây.

Cá chìa vôi có một vây lưng dùng làm bộ phận chính để di chuyển, không có vây bụng và các vây khác hầu như không có hoặc không phát triển. Các lỗ mang rất nhỏ.

Cá chìa vôi bơi rất kém nơi biển rộng, di động chậm bằng các hoạt

động của vây lưng. Một vài loài có đuôi di động như cá ngựa.

Cá chìa vôi, giống như cá ngựa dành vai trò nuôi con cho cá đực. Các hoạt động giao tình giữa cá đực và cá mái thay đổi tùy loài, đồng thời sự

'chung tình' giữa cá cũng thay đổi. Thân cá đực có một vùng 'phát triển' đặc biệt để mang trứng do cá mái đặt vào. Nơi một số loài, bọc chỉ lả một khoảng da sốp để trứng cá dính vào; nơi một số loài khác có thể là một bọc

'đúng nghĩa hơn'. vị trí của 'bọc' cũng thay đổi tùy loài có khi dọc nơi thân hay ở tận cùng phần đuôi như cá ngựa. Có loài còn có một hệ thống nuôi con

đặc biệt hơn:'đa phu', một cá mái có thể giao tình với 2 hay 3,4 cá đực. Cá con ngay sau khi nở đã biết bơi, trứng không có noãn hoàng nên cá con đã biết ăn ngay..

Một số nghiên cứu tại Max Planck Institute for Ornithology tại Đức ghi nhận một sự kiện sinh học đáng chú ý hơn là trứng của cá mái khi đặt vào 'bọc' nơi cá đực 'nhỏ con' hơn các cá bình thường lại chứa nhiều protein hơn là trứng được đặt vào cá có thân thể trung bình. Các trứng này không to hơn và cũng không chứa noãn hoàng lớn hơn. (Science News February 27,

2010)

Cá Chìa vôi biển tại Hoa Kỳ:

Dọc bờ biển Hoa Kỳ, cả hai bên Đại tây dương (Đông) và Thái bình dương (Tây) có một số loài đáng chú ý như:

Đại tây dương: trong vùng biển N Carolina và New York có loài

Northern Pipefish = fuscus. Đây là loài cá thân rất thuôn dài trung bình 5 cm nhưng có thể đến 30 cm, con đực bề dài có thể gấp bề ngang

đến 35 lần. Đầu chiếm 1/8 thân. Mõm hình ống, mồm tù không răng. Phần thân có 18-20 đốt xương và phần đuôi có 36-42 đốt. Cá màu lục nhạt, hơi nâu, mặt trên lưng màu olive có những đốm hay vệt xậm hơn, tuy nhiên màu sắc có thể thay đổi để phù hợp với môi trường chung quanh. Cá sống nơi vùng nước cạn giữa rong biển và có thể tại các vùng nước đục nơi cửa sông

Cá kém linh hoạt, có thể bắt bằng tay, di chuyển chậm bằng cách dùng vây lưng, khi bị đuổi bắt có thể tăng thêm vận tốc bơi bằng cách uốn éo thân như kiểu lươn. Cá ăn các sinh vật nhỏ như giáp xác li ti, trứng cá khác, mõm có thể co giãn để nuốt được các sinh vật lớn hơn. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng

3 đến tháng 8 và cá đực nuôi con trong bọc, trứng nở sau 10 ngày. Cá con ở trong bụng cha đến khi dài 8-9 mm và sau khi rời bọc sẽ không trở lại như cá ngựa.

Tại vùng biển Florida và Vịnh Mexico, loài cá chìa vôi thưởng gặp nhất là Chain Pipefish = Syngnathus louisinae, thuộc loại cá chìa vôi mõm

dài, thân cò những điểm dạng như chuỗi kim cương dọc thep phần dưới. Cá dài chừng 40 cm, thân màu nâu-olive. Ngoài ra còn có một loài tương cận nhỏ hơn là Dusky pipefish = S. floridae. chỉ dài tối đa 25 cm.

Thái bình dương:

- Kelp Pipefish = Syngnathus californiensis, phân bố từ vùng Vịnh

San Francisco xuống đến Vịnh Baja. Toàn thân dài 50 cm; phần thân có 17-

22 vòng xương, phần đuôi 40-50 vòng. Thân phần trên màu nâu-đỏ, bụng vàng nhạt. Vây lưng có 36-47 tia.

- Bay Pipefish = Syngnathus leptorhynchus, phân bố từ Alaska xuống

Baja. Cá dài 30 cm; Phần thân có 17-20 vòng, đuôi 36-46 vòng. Màu thay

đổi theo môi trường sống, có thể từ nâu đến xanh lục.

Cá Chìa vôi biển tại Việt Nam:

Theo Vỏ văn Chi tại vùng biển miền Trung Việt Nam, có 3 loài cá chia vôi khác nhau :

Cá chìa vôi thân dài = Solenognathus hardwickii có đặc điểm là thân dài khoảng 37-50 cm, giống như cái chìa vôi, số đôt của vòng xương lên đến

50-60. Đốt xương nơi lưng có 5 cạnh, nơi đuôi có 6 cạnh. Nơi phần đuôi của cá đực có 2 nếp da gờ lên tạo thành bọc để mang và nuôi con.

Cá chìa vôi mõm nhọn = Syngnathus acus .Thân dài 10-20 cm, không có vẩy, chỉ có 20 đến 40 vòng xương. Cá màu vàng-lục, bụng vàng nhạt, trên thân có nhiều vệt màu sậm phân bố không đều. Vây đuôi màu đen, cac vây lưng, vậy ngực và vây hậu môn đều màu vàng nhạt.

Cá chìa vôi mõm to = Trachyrhamphus serratus: Thân dài 20-30 cm, hơi dẹp ở một bên. Đầu nhỏ, mõm tù, mắt to, lồi; đỉnh đầu nhô cao. Vây

đuôi nhỏ, màu đen, chỉ có 9 tia; vây lưng có 27-29 tia, có những hàng chấm màu đen; vây ngực vàng nhạt có 5-7 tia. Thân cá màu vàng-xanh, bụng màu vàng nhạt. Toàn thân có 9-14 dải màu xậm nằm vắt ngang.

Vài nghiên cứu dược học về Cá chìa vôi:

Chỉ có rất ít nghiên cứu dược học về Cá chìa vôi và các nghiên cứu này đều được thực hiện tại Trung Hoa và được công bố trên Tạp chí: Trung

Quốc trung dược Tạp chí (Zhongguo Zhong Yao Za Zhi):

Nghiên cứu tại ĐH Sơn Đông so sánh các chất keo (glue) như A-giao

, Cao từ Da bò, Lộc nhung, Cao quy bản (từ mu rùa) với chất keo của Hải long.. Kết quả ghi nhận tất cả đều chứa nhiều acid amin, trong đó Cao da bò

có hàm lượng acid amin cao nhất, A-giao chứa nhiều acid amin căn bản và

Keo từ Hải long không có cystine. Thử nghiệm dược lực học cho thấy Lộc nhung và cao Quy bản làm tăng lượng hồng cầu; Cao miết giáp và Hải long giúp tăng bạch cầu; Lộc nhung có tác dụng chống mỏi mệt. Lộc nhung và

Hải mã giúp tăng trọng tuyến thymus khi đưa thẳng vào bao tử chuột .. (Số

17-1992).

Nghiên cứu tại Trường Dược ĐH Triết giang, Hàng châu ghi nhận dịch chiết bằng alcol từ Cá chìa vôi Syngnathus acus có các hoạt tính ức chế sự tăng trưỡng của các tế bào ung thư giòng KB, Hela..(Số 28-2001).

Cá chìa vôi trong Dược học cổ truyền:

Dược học cổ truyền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Triều Tiên dùng cá chìa vôi biển (toàn con) làm thuốc.

Tại Trung Hoa, cá được gọi là Hải long; Nhật: kairyù; Triều Tiên: haeryong.

Cá chìa vôi tại vùng biển Quảng đông, Phúc kiến, Sơn đông thuộc các loài Solenognathus hardwickii, Syngnathoides biaculeatus và Syngnathus acus.