BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

VÕ LÊ NGỌC TRÂM

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI NHỆN NHỎ BẮT MỒI HỌ TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH TẠI TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

VÕ LÊ NGỌC TRÂM

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI NHỆN NHỎ BẮT MỒI HỌ PHYTOSEIIDAE TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số: 80420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ: SINH HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ

1/ Họ và tên học viên: VÕ LÊ NGỌC TRÂM Mã số học viên: 18811087 Điện thoại liên lạc: 0978512290 - 0941509172 Địa chỉ email: [email protected] 2/ Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm Mã số chuyên ngành: 80 42 01 14 Lớp: BIO 2018 Khóa: K2018A. 3/ Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO Học hàm: Phó Giáo sƣ Học vị: Tiến sĩ Điện thoại liên lạc: 0908097298 Địa chỉ email: [email protected] Cơ quan công tác: Viện sinh học nhiệt đới 4/ Tên đề tài: (tiếng Việt) “Đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây bưởi da xanh (Citrus maxima (Merr., Burm. F.)) tại tỉnh Tiền Giang”. Thesis title: Diversity of predatory (: Phytoseiidae) on grapefruit (Citrus maxima (Merr., Burm. F.)) in Tien Giang province. 5/ Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài Cung cấp cơ sở khoa học đầu tiên về mật độ, đặc điểm hình thái, cũng nhƣ đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi (NNBM) họ Phytoseiidae trên cây bƣởi da xanh ở các huyện khảo sát tại tỉnh Tiền Giang. Mặt khác, cho đến hiện nay, việc thống kê và định danh các NNBM hiện có trong môi trƣờng tự nhiên trên cây bƣởi da xanh cả nƣớc chƣa đƣợc

tiến hành, vì vậy, khi đề tài đƣợc tiến hành sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả cũng là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài nghiên cứu về mật đố, đặc điểm hình thái, đa dạng thành phần loài NNBM họ Phytoseiidae là cơ sở để tỉnh Tiền Giang ứng dụng họ nhện nhỏ bắt mồi này trong phòng trừ các loài côn trùng gây hại trên cây bƣởi. Đồng thời có một số biện pháp nhân nuôi cũng có thể tiến hành trên cơ sở đề tài nhằm hƣớng đến một nền nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trƣờng. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ cung cấp một lƣợng kiến thức hữu ích, phục vụ cho công tác giảng dạy, khuyến nông. 6/ Mục tiêu của đề tài: Đánh giá đƣợc đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae hiện diện trên cây bƣởi da xanh tại tỉnh Tiền Giang. 7/ Nội dung chi tiết luận văn Nội dung 1: Điều tra tình hình canh tác bƣởi da xanh tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang. Nội dung 2: Điều tra, xác định thành phần loài, mật số, danh tính, đặc điểm hình thái của các loài NNBM họ Phytoseiidae thu thập hiện diện trong điều kiện tự nhiên trên cây bƣởi da xanh tại các vùng khảo sát. Nội dung 3: Nghiên cứu định lƣợng mức độ đa dạng thành phần loài NNBM của họ nhện Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng. So sánh mật độ, đa dạng thành phần loài NNBM họ Phytoseiidae giữa các huyện và giữa các mùa

8. Kế hoạch thực hiện: Đề tài LVThS đƣợc hoàn thành trong khoảng 6 tháng (25 tuần) kể từ khi ra quyết định giao đề tài. Cụ thể nhƣ sau: Tiến độ TT Chƣơng, mục Địa điểm thực hiện (tuần) Tại các vùng khảo sát, 1-5 1 Nội dung 1, 2 Tiền Giang Phòng Công nghệ sinh 1-20 2 Nội dung 2, 3 học động vật, Viện sinh học nhiệt đới Phòng Công nghệ sinh 21-25 3 Hoàn thiện Luận văn học động vật, Viện sinh học nhiệt đới Tổng cộng 25

9. Các cơ quan, đơn vị cần liên hệ trong quá trình thực hiện đề tài (nếu cần):

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020 Ngƣời hƣớng dẫn Học viên

PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Võ Lê Ngọc Trâm

Ý kiến của Lãnh đạo Khoa

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo.

Những kết quả nghiên cứu thông tin của tác giả khác đƣợc sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu thu thập đƣợc trích dẫn nguồn gốc và kết quả nghiên cứu mới trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới mọi hình thức nào từ trƣớc đến thời điểm này.

Tác giả

Võ Lê Ngọc Trâm

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô, các cơ quan, gia đình, bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:

- Quý thầy cô Học viện Khoa học và Công Nghệ Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, đào tạo trong suốt 2 năm qua.

- Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, và hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. TP.Hồ Chí Minh, Tháng 12/2020

Võ Lê Ngọc Trâm

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

AS Aqueous Suspension

BHN Bột hòa nƣớc

BR Bột rắc

BTN Bột thấm nƣớc

BVTV Bảo vệ thực vật

D Dust

DD Dung dịch

DF Dry Flowable

EC Emulsifiable Concentrate

FL Flowable Liquid

G granule

G hoặc GR Granule

H Hạt

HP Huyền phù

L Liquid

ND Nhủ dầu

NNBM Nhện nhỏ bắt mồi

OD Oil Dispersion

P Pelleted (dạng viên)

SC Suspensive Concentrate

SL Soluble Liquid

SP Soluble Powder

TSXH Tần suất xuất hiện

WDG Water Dispersible Granule

WG Wettable Granule

WP Wettable Powder

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Khu vực khảo sát lấy mẫu tại tỉnh Tiền Giang ...... 14

Hình 3.1 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius eharai ...... 26

Hình 3.2 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius lenis ...... 28

Hình 3.3 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius obsuserellus ...... 30

Hình 3.4 Hình thái trong và ngoài của con cái Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) ...... 32

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1. Thông tin về phƣơng thức sản xuất và kinh nghiệm trồng bƣởi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 18 Bảng 3.2. Thông tin về kỹ thuật trồng bƣởi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang...... 19 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác bƣởi da xanh tại các vƣờn điều tra ...... 21 Bảng 3.4. Các loại sâu hại chính trên bƣởi da xanh tại các điểm điều tra ...... 22 Bảng 3.5. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại sâu hại trên bƣởi ...... 23 Bảng 3.6. Các loại bệnh gây hại chính trên vƣờn bƣởi tại các điểm điều tra . 23 Bảng 3.7. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại bệnh hại trên bƣởi ...... 24 Bảng 3.8. Thành phần và mật số của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 34 Bảng 3.9. Thành phần và mật số của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 35 Bảng 3.10. Thành phần và mật số của loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 36 Bảng 3.11. Thành phần và mật số của loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 37 Bảng 3.12. Thành phần và mật số của loài Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 38

Bảng 3.13. Thành phần và mật số của loài Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 39 Bảng 3.14. Thành phần và mật số của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 40 Bảng 3.15. Thành phần và mật số của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 41 Bảng 3.16. Trung bình mật số của các loài NNBM trên bƣởi da xanh ở các mô hình canh tác qua các mùa ở các điểm thu mẫu ...... 42 Bảng 3.17. Các chỉ số đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae thu thập trong mùa khô tại các huyện của tỉnh Tiền Giang ...... 44 Bảng 3.18. Các chỉ số đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae thu thập trong mùa mƣa tại các huyện của tỉnh Tiền Giang ...... 46

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU ...... 1

1.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂY BƢỞI DA XANH ...... 4

1.2. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI XUẤT HIỆN THƢỜNG XUYÊN TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH ...... 5

1.2.1. Côn trùng gây hại chủ yếu ...... 5

1.2.2. Nhóm nhện hại chủ yếu...... 5

1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ ...... 5

1.3.1. Thiên địch ...... 5

1.3.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...... 6

1.4. KHÁI QUÁT CHUNG HỌ PHYTOSEIIDAE ...... 6

1.5. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG LOÀI NHỆN NHỎ BẮT MỒI TRÊN CÂY CÓ MÖI...... 7

1.5.1. Trên thế giới ...... 7

1.5.2. Trong nƣớc ...... 12

1.6. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC ...... 12

CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC BƢỞI DA XANH TẠI CÁC HUYỆN: CÁI BÈ, CAI LẬY, CHÂU THÀNH, THÀNH PHỐ MỸ THO, CHỢ GẠO THUỘC TỈNH TIỀN GIANG ...... 14

2.2. ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ, DANH TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP HIỆN DIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT ..... 15

2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG MỨC ĐỘ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA HỌ NHỆN PHYTOSEIIDAE BẰNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG. SO SÁNH MẬT ĐỘ, ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA HỌ NHỆN PHYTOSEIIDAE GIỮA 3 MÔ HÌNH TRỒNG BƢỞI DA XANH Ở CÁC HUYỆN VÀ GIỮA CÁC MÙA ...... 16

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...... 18

3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC BƢỞI DA XANH TẠI TỈNH TIỀN GIANG 18

3.1.1. Hiện trạng canh tác bƣởi da xanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ...... 18

3.1.1.1 Phƣơng thức sản xuất và kinh nghiệm canh tác bƣởi ...... 18

3.1.1.2. Thông tin về giống và kỹ thuật trồng ...... 18

3.1.1.3. Tình hình sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trƣởng...... 20

3.1.1.4. Thông tin về tình hình sâu bệnh hại chính và các hoạt chất sử dụng trên bƣởi da xanh tại các hộ điều tra ...... 21

3.2. ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ, DANH TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP HIỆN DIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT ...... 24

3.2.1. Phân loại và định danh các loài NNBM thu thập đƣợc trên bƣởi tại tỉnh Tiền Giang ...... 24

3.2.1.1. Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) ...... 24

3.2.1.2. Amblyseius lenis (Corpuz & Rimando) ...... 27

3.2.1.3. Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) ...... 28

3.2.1.4. Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) ...... 30

3.3. THÀNH PHẦN, MẬT SỐ CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT ...... 33

3.3.1. Mật số NNBM Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang ...... 33

3.3.2. Mật số NNBM Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang...... 35

3.3.3. Mật số NNBM Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang ...... 37

3.3.4. Mật số NNBM Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang ...... 39

3.3.5. So sánh mật số của các loài NNBM trên bƣởi da xanh ở các mô hình canh tác qua các mùa ...... 42

3.4. MỨC ĐỘ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE BẰNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG ...... 43

3.4.1. Mức độ đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae trên bƣởi trong mùa khô...... 43

3.4.2. Mức độ đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae trên bƣởi trong mùa mƣa ...... 45

4.1. KẾT LUẬN ...... 47

4.2. KIẾN NGHỊ ...... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 48

PHỤ LỤC

TÓM TẮT

Đề tài: “Đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây bƣởi da xanh (Citrus maxima (Merr., Burm. f.)) tại tỉnh Tiền Giang” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá đƣợc sự đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae hiện diện trên cây bƣởi da xanh tại tỉnh Tiền Giang, thời gian thực hiện từ tháng 04/2019 đến tháng 06/2020. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Về tình hình canh tác bƣởi da xanh tại một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang cho thấy có 63,33% số hộ điều tra canh tác bƣởi theo kinh nghiệm và 36,67% canh tác theo hƣớng VietGap, giống chủ yếu là mua tại các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh chiếm 78,33% tổng số hộ điều tra. Các loại sâu hại phổ biến là sâu vẽ bùa, nhện đỏ và bọ trĩ chiếm 81,67%, 46,67% và 40,00% hộ điều tra. Các loại bệnh hại phổ biến là bệnh nứt vỏ thân khô cành, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh loét chiếm tỷ lệ các hộ điều tra lần lƣợt là 81,67%, 78,33% và 77,00%. Nghiên cứu đã xác định đƣợc có bốn loài nhện bắt mồi hiện diện ở các vƣờn bƣởi da xanh tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis, Amblyseius obtuserellus và Typhlodromus ndibu. Trong đó có 3 loài mới đƣợc ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis và Typhlodromus ndibu. Cả 4 loài nhện bắt mồi nói trên đều hiện diện ở mô hình canh tác VietGap và hữu cơ, trong khi ở mô hình canh tác truyền thống chỉ có sự hiện diện cuả 2 loài là A. eharai và A. lenis. Mật số của các loài ở 2 mô hình VietGap và hữu cơ cũng cao hơn ở mô hình canh tác truyền thống. Loài Amblyseius eharai là loài phong phú nhất, mật số của loài này ở cả ba mô hình canh tác cũng nhƣ ở hai mùa nắng và mƣa đều cao hơn các loài còn lại. Mật số của loài loài A. eharai chiếm mật số cao nhất (43,97 con/ vƣờn) vào mùa khô ở kiểu canh tác hữu cơ, ở mô hình VietGap vào mùa khô

hai loài A. eharai và A. lenis đạt 29,27 con/vƣờn và 6,49 con/vƣờn, loài A. obtuserellus ở kiểu vƣờn này chiếm mật số ít nhất (chỉ 0,63 con/vƣờn). Kết quả đánh giá mức độ đa dạng thành phần loài NNBM của họ nhện Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng giữa 3 mô hình trồng bƣởi da xanh ở các huyện và giữa các mùa cho thấy các chỉ số đa dạng của mùa khô và mùa mƣa đạt giá trị tốt nhất ở kiểu vƣờn canh tác VietGap, hữu cơ và thấp nhất ở các vƣờn canh tác theo kinh nghiệm nông dân.

ABSTRACT A study entitled “Diversity of predatory mites (Acari: Phytoseiidae) on grapefruit (Citrus maxima (Merr., Burm. F.)) in Tien Giang province” was carried out to evaluate the diversity of the composition of the predatory mites of the Phytoseiidae family present on the green skin pomelo grapefruit in Tien Giang province, from April 2019 to June 2020. The results were as follows: Regarding the cultivation of green skin pomelo grapefruit in some districts of Tien Giang province, it shows that 63.33% of the surveyed households cultivate pomelos according to their experience and 36.67% cultivate according to VietGap direction, the seeds are mainly bought from seed production establishments in the province accounted for 78.33% of the total number of surveyed households. The most common pests were citrus leafminer, red spiders and thrips, accounting for 81.67%, 46.67% and 40.00% of the surveyed households respectively. The most common diseases were dry cracked branches, root rot and ulcer disease respectively accounting for 81.67%, 78.33% and 77.00% of the surveyed households.

The study has identified four species predatory mites present in green skin pomelo grapefruit gardens in the district in Cai Be, Cai Lay, Chau Thanh, My Tho City, Cho Gao in Tien Giang province namely Amblyseius eharai, Amblyseius lenis, Amblyseius obtuserellus và Typhlodromus ndibu. In which, there were 3 new species recorded for the first time in Vietnam: Amblyseius eharai, Amblyseius lenis and Typhlodromus ndibu. All 4 species of spiders mentioned above were present in VietGap and organic farming models, while in traditional farming models only the presence of 2 species were A. eharai and A. lenis. The density of species in VietGap and organic models is also higher than in traditional farming models.

Amblyseius eharai was the most abundant species, its densitied in all three farming models as well as in the dry and rainy seasons are higher than the others. The density of A. eharai species accounts for the highest density (43,97 individuals/ orchard) in the dry season in organic farming, in VietGap model in dry season, two species A. eharai and A. lenis reach 29,27 individuals/ orchard and 6,49 individuals/ orchard the A. obtuserellus species

in this garden type accounts for the least number (only 0,63 individuals/ garden).

The results of evaluating the diversity of the species predatory mites of Phytoseiidae family by the diversity indexes between 3 models of green skin pomelo grapefruit growing in districts and between seasons showed diversity indicators of dry and rainy seasons have the best value in organic, VietGap farming garden and lowest in cultivated gardens according to farmer experience.

1

MỞ ĐẦU Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích trồng bƣởi 4.781,63 ha, sản lƣợng thu đƣợc 75.937 tấn. Bƣởi da xanh chiếm 48%, tổng diện tích và sản lƣợng thu hoạch. Các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Chợ Gạo, Châu Thành, và Thành Phố Mỹ Tho có diện tích trồng bƣởi da xanh nhiều nhất và bƣởi da xanh đã mang lại giá trị kinh tế rất cao cho ngƣời dân [1]. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, cây bƣởi bị tấn công bởi nhiều loại côn trùng gây hại nhƣ: rầy chổng cánh (Diaphorina citri), sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella), rầy mềm (Toxoptera auranti và Toxoptera citricidus), bọ phấn trắng (Dialeurodes citri), rầy bƣớm (Metcalfa pruinosa), bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis), bƣớm phƣợng (Papilio demoleus), ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), ngài chích hút trái (Othreis fullonia), sâu đục vỏ trái (Prays citri), bọ cánh cứng đục cành (Nadezhdiella cantori), sâu đục trái bƣởi (Citripestis sagittiferella), rệp sáp (Pseudococcus sp.), một số loài rệp vảy gây hại và nhện hại: nhện đỏ cam chanh (Panonychus citri Mc Gregor), nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae), nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus, nhện đỏ nâu chè (Oligonychus coffeae), nhện đỏ tƣơi (Breviapalpus Sp.) và nhện rám vàng (Phyllocoptruta oleivora) gây thiệt hại lớn đến năng suất. Phƣơng pháp chủ yếu để phòng trừ vẫn là sử dụng các loại thuốc hóa học nhƣ: Fenpyroximate, Pyridaben, Abamectin, Quinalphos, Propargite, Emamectin Benzoate, Petroleum Spray Oil, Sulfur,… Liều dùng và cách dùng phần lớn là không đúng theo chỉ dẫn gây ra hiện tƣợng quá liều quá lƣợng, điều này làm có thể làm xuất hiện quần thể nhện hại mới với khả năng kháng thuốc cao; làm giảm chất lƣợng các loại nông sản, thực phẩm gây ảnh hƣởng đến tâm lý, sức khỏe của ngƣời tiêu dùng (chƣa kể đến một số trƣờng hợp ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật); làm giảm khả năng xuất khẩu (do để lại dƣ lƣợng hóa chất trong nông sản) và gây ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, việc sử dụng các loại thiên địch tự nhiên là cần thiết trong phòng trừ sinh học các loài nhện và côn trùng gây hại trên cây bƣởi trong tƣơng lai. Trong số nhiều thiên địch tự nhiên, 2

nhóm nhện nhỏ bắt mồi (NNBM) thuộc họ Phytoseiidae đƣợc coi là một trong những nhóm quan trọng bậc nhất trong phòng trừ côn trùng, nhện hại. Một vấn đề quan trọng khác là mặc dù trên cây bƣởi đã xuất hiện và tồn tại khá nhiều nhóm nhện bắt mồi, tuy nhiên những thông tin về chúng đến nay vẫn chƣa có một ghi nhận nào mang tính tổng thể. Vì vậy, việc tiến hành điều tra, nghiên cứu các loài NNBM họ Phytoseiidae nhằm phát hiện ra loài tiềm năng trong phòng trừ côn trùng hại, nhện hại thiết nghĩ đó là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa rất lớn cả trong khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên đề tài nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên cây bƣởi da xanh (Citrus maxima (Merr., Burm. f.)) tại tỉnh Tiền Giang” là rất cần thiết. Mục tiêu Đánh giá đƣợc sự đa dạng thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae hiện diện trên cây bƣởi da xanh tại tỉnh Tiền Giang. Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình canh tác bƣởi da xanh tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang. - Điều tra, xác định thành phần, mật độ, danh tính, đặc điểm hình thái của các loài NNBM họ Phytoseiidae thu thập hiện diện trong điều kiện tự nhiên trên cây bƣởi da xanh tại các vùng khảo sát. - So sánh mật độ và định lƣợng mức độ đa dạng thành phần loài NNBM của họ nhện Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng giữa 3 mô hình trồng bƣởi da xanh ở các huyện và giữa các mùa. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Họ nhện Phytoseiidae Phạm vi nghiên cứu: Năm huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo) thuộc tỉnh Tiền Giang. Thời gian nghiên cứu: Hai đợt khảo sát vào mùa khô (từ tháng 04/2019) và mùa mƣa (tháng 06/2020). 3

Ý nghĩa Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học đầu tiên về mật số, đa dạng thành phần loài NNBM của họ Phytoseiidae trên cây bƣởi da xanh của các huyện khảo sát tại tỉnh Tiền Giang. Mặt khác, nhƣ đã đề cập ở trên, cho đến hiện nay, việc thống kê và định danh các NNBM hiện có trong môi trƣờng tự nhiên trên cây bƣởi da xanh cả nƣớc chƣa đƣợc tiến hành, vì vậy, nếu đề tài đƣợc tiến hành sẽ giúp chúng ta nắm rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả cũng là nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài nghiên cứu về đa dạng thành phần loài và mật số NNBM của họ Phytoseiidae là cơ sở để tỉnh Tiền Giang ứng dụng họ nhện nhỏ bắt mồi này trong phòng trừ các loài sâu, nhện hại gây hại trên cây bƣởi. Đồng thời có một số biện pháp nhân nuôi cũng có thể tiến hành trên cơ sở đề tài nhằm hƣớng đến một nền nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trƣờng. Ngoài ra, đề tài cũng sẽ cung cấp một lƣợng kiến thức hữu ích, phục vụ cho công tác giảng dạy, khuyến nông.

4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC VỀ CÂY BƢỞI DA XANH [1] Bƣởi da xanh là loài cây thân gỗ cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trƣởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Lá có gân hình mang, lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đếu, mọc thành chùm 6- 10 bông. Trái hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Trái Bƣởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 – 2,5 kg/trái. Khi chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng, tép bƣởi màu hồng, vị ngọt, không chua, mùi thơm. Bƣởi da xanh sinh trƣởng nhanh, nhiệt độ thích hợp nhất để cây bƣởi sinh trƣởng và phát triển từ 23- 29oC, độ ẩm từ 60- 90% , cƣờng độ ánh sáng từ 10.000-15.000 lux. Cây bƣởi cần nhiều nƣớc, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhƣng cũng không chịu ngập úng. Trong mùa nắng và những ngày khô hạn trong mùa mƣa, cần phải tƣới nƣớc để duy trì sự phát triển nhanh của cây.

Độ mặn trong nƣớc tƣới không quá 2%o (2g muối NaCl /lít nƣớc). Lƣợng mƣa cần khoảng 1000-2000mm/năm. Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6 m, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nƣớc tốt, pH nƣớc từ 5,5- 7, có hàm lƣợng hữu cơ cao >3%, ít bị nhiễm mặn, mực thủy cấp thấp dƣới 0,8 m. Giá trị của trái bƣởi da xanh nằm ở chỗ nó không chỉ là món ăn ngon và bổ dƣỡng, mà còn có thể đƣợc xem là bài thuốc phòng và trị bệnh. Các thành phần dinh dƣỡng của bƣởi da xanh chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất vi lƣợng và đa lƣợng, kể cả một số hoạt chất đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh (nhƣ bệnh phổi, tim, gan,…) rất hiệu quả. Về chất lƣợng, bƣởi này có đặc điểm khác với hai giống bƣởi Năm Roi và Tân Triều là khi chín da vẫn xanh, tép bƣởi có màu hồng, dễ bóc, ráo nƣớc, không có hạt, vị ngọt thanh. Hiện nay giống bƣởi da xanh rất đƣợc ƣa chuộng. Bƣởi da xanh đã đạt giải 5

nhất tại cuộc thi trái ngon do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam tổ chức. 1.2. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI XUẤT HIỆN THƢỜNG XUYÊN TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH [1] 1.2.1. Côn trùng gây hại chủ yếu Rầy chổng cánh (Diaphorina citri), sâu vẽ bùa (Phyllocnistic citrella), Rầy mềm (Toxoptera auranti và Toxoptera citricidus), bọ phấn trắng (Dialeurodes citri), rầy bƣớm (Metcalfa pruinosa), bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis), bƣớm phƣợng (Papilio demoleus), ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis), ngài chích hút trái (Othreis fullonia), sâu đục vỏ trái (Prays citri), bọ cánh cứng đục cành (Nadezhdiella cantori), sâu đục trái bƣởi (Citripestis sagittiferella), rệp sáp (Pseudococcus sp.), một số loài rệp vảy gây hại gây thiệt hại lớn đến năng suất (phụ lục 1). 1.2.2. Nhóm nhện hại chủ yếu Nhện vàng thuộc họ Eriophyidae, bộ Acari, nhện đỏ thuộc họ Tetranychidae, nhện trắng thuộc họ Tarsonemidae. Nhện đỏ cam chanh (Panonychus citri Mc Gregor), nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae), nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus, nhện đỏ nâu chè (Oligonychus coffeae), nhện đỏ tƣơi (Breviapalpus Sp.) và nhện rám vàng (Phyllocoptruta oleivora) ( xem phụ lục 1). 1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ [1] 1.3.1. Thiên địch + Các loại thiên địch bắt mồi nhƣ kiến vàng (Oecophylla smaragdina) dùng để tiêu diệt sâu vẽ bùa, bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis). + Các loại ong ký sinh, một số loại ong ký sinh thuộc họ Ichneumonidae hay họ Chalcidoidae ký sinh giai đoạn trứng và sâu non của sâu vẽ bùa. 6

+ Các loài nhện nhỏ bắt mồi đƣợc biết hiện nay trên cây có múi chẳng hạn nhƣ: Amblyseius Swirskii Athias - Henriot giúp kiểm soát những côn trùng, sâu, nhện hại nhƣ: Ruồi trắng, nhộng, bọ trĩ, rầy, các loại sâu hại trên cây có múi. Loài Cydnoseius negevi là thiên địch của các bọ ve (Oligonychus afrasiaticus), ấu trùng bọ trĩ, các loài rệp sáp. Phytoseiulus persimilis (Athias - Henriot) đây là kẻ săn mồi kiểm soát ve nhện. Iphiseius degenerans (Berlese) là một loài săn mồi quan trọng đối với một số loài gây hại chính nhƣ ve nhện hại Eutetranychus directionalis, Phyllocoptruta oleivora, bọ trĩ Frankliniella directionalis, các loài nấm entomopathogen Beauveria bassiana (Bals – Criv) (xem phụ lục 2). 1.3.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Các loại thuốc trừ sâu bệnh và nhện hại trên cây bƣởi mà nông dân thƣờng dùng ví dụ nhƣ đối với sâu vẽ bùa, rệp muội, sâu xanh, bƣớm phƣợng sử dụng một trong những loại hoạt chất thuốc BVTV sau: Abamectin, Etofenprox, Emamectin Benzoate, Buprofezin, Petroleum Spray Oil (xem phụ lục 3)

1.4. KHÁI QUÁT CHUNG HỌ PHYTOSEIIDAE Nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiid đƣợc sử dụng làm thiên địch và tác nhân kiểm soát sinh học của nhiều loài dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau ngoài đồng ruộng và trong nhà kính. Thành phần quan trọng trong chiến lƣợt quản lý nhện hại tổng hợp (IMM) [2]. Họ Phytoseiidae có khoảng hơn 2700 loài phân bố trên toàn thế giới, bao gồm ba phân họ (Amblyseiinae, Phytoseiinae và ) và 91 chi [3] [4], một số loài thuộc họ này hiện đang đƣợc sử dụng thƣơng mại trong kiểm soát dịch hại. Thức ăn chủ yếu của chúng là nhện nhỏ và các loại côn trùng nhỏ nhƣ bọ trĩ, bọ phấn gây hại trên cây trồng, một số sử dụng nguồn phấn hoa làm thức ăn [5]. Trong thực tế, loài Euseius và Iphiseiodes có thể đƣợc tìm thấy với mức độ phong phú cao khi nguồn thức ăn sẵn có là phấn hoa [5]. 7

Theo Schicha (1987) cơ sở phân loại họ Phytoseiidae chủ yếu dựa vào các đặc điểm của mặt lƣng, bộ phận sinh dục, chân kềm, túi chứa tinh và chân thứ IV ở con cái và ở con đực dựa vào bộ phận sinh dục [6]. Cụ thể là sự sắp xếp của các lông trên mặt lƣng của con cái trƣởng thành làm cơ sở để nghiên cứu phân loại và những bộ phận quan trọng khác nhƣ: hình thái răng ở chân kềm, hình dạng và cấu trúc tấm chắn bụng, tấm chắn ngực và kích thƣớc của các cặp lông phân bố ở lƣng s4, Z1, Z4 và Z5… [3]. 1.5. TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐA DẠNG LOÀI NHỆN NHỎ BẮT MỒI TRÊN CÂY CÓ MÖI 1.5.1. Trên thế giới Bobot và cs (2003) khảo sát tại vƣờn cam ở bang Amazonas phía bắc Brazil cho thấy có 11 loài nhện bắt mồi đƣợc ghi nhận thuộc họ Phytoseiidae và Ascidae. Họ Phytoseiidae là phong phú nhất với 10 loài gồm Amblyseius aerialis (Muma 1955), Amblyseius perditus Chant and Baker, 1965, Amblyseius sp. 1, Amblyseius sp. 2, Amblyseius sp. 3, Amblyseius sp. 4, Iphiseiodes zuluagai Denmark & Muma, Proprioseiopsis neotropicus (Ehara, 1966), Proprioseiopsis sp. 1 và Typhlodromips sp. 1, và Ascidae (Asca sp.) [7]. Theo Affandi và cs (2005) khi nghiên cứu sự phân bố và sự đa dạng thành phần loài của nhện bắt mồi trong vƣờn cây có múi tại Solok, Tây Sumatra cho thấy có 19 loài nhệt bắt mồi trong vƣờn ƣơm cây có múi là C. odorata (59.4%), S. occidentalis (47.2%), Asca longiseta (30.0%). A. labrusca (6.4%), and A. vulgaris (11.19%). Nghiên cứu cũng cho thấy số lƣợng nhện bắt mồi tìm thấy trên cỏ dại chiếm 5.348% trong đó loài Paraphytoseiuscracentis Corpuz và Rimando chiếm 4.1%, Amblyseius cinctus Corpuz và Rimando chiếm 1.7%, và Amblyseius asiaticus Evans chiếm 1.0%. Ngoài ra trong rác dƣới tán của cây có múi cũng phát hiện đƣợc 234 cá thể thuộc 41 họ và Asca spp. là họ phong phú nhất. Những loài Asca butuanensis, A. longiseta, Amblyseius cinctus, A. salebrosus, T. transvaalensis, Lasioseius sp. 1, và Lasioseius sp. 3, A. fletcheri, A. 8

imbricatus, A. tamatavensis, and P. multidentatus đƣợc tìm thấy trong lá cây có múi, cỏ dại và rác trong vƣờn [8]. Morais và cs. (2007) khi quan sát loài nhện và động vật bắt mồi hiện diện trong tán cây quýt (Citrus deliciosa Tenore, cultivar Montenegrina) của một vƣờn cây đƣợc quản lý hữu cơ, tại Hạt Montenegro, RS cho thấy có 3.129 con nhện hiện diện. Trong số nhện thu thập đƣợc có 353 là cá thể trƣởng thành. Sự phong phú cao của các loài nhện thuộc họ Phytoseiidae cũng đƣợc quan sát thấy trong các vƣờn táo ở Rio Grande do Sul, chiếm 77% các loài nhện bắt mồi đƣợc ghi nhận [9]. Kết quả khảo sát các loài nhện và động vật ăn thịt của Daud & Feres (2005) cho thấy 16% các loài lấy mẫu ở Mabea fistulifera Mart. (Euphorbiaceae) là Phytoseiidae (Amblyseius operculatus DeLeon, Amblyseius saopaulus Denmark & Muma, Iphyseiodes zuluagai Denmark & Muma, Typhlodromips mangleae DeLeon. Dựa trên nhện trƣởng thành, có 53 loài Araneae đã đƣợc ghi nhận thuộc tám họ. Trong số đó, phong phú nhất là Sphecozone sp. (Linyphiidae) (21,8%) và Chrysso pulcherrima (Mello-Leitão) (Theridiidae) (9,9%). Nhện trƣởng thành có mật số cao nhất vào mùa thu (29,2%) và sự phong phú loài cao nhất vào mùa xuân (40%). Ở Acari, tám loài đƣợc xác định thuộc ba họ. Các loài phong phú nhất là nhện Leptus sp.1 (Erythraeidae) (59,4%) và Amblyseius saopaulus Đan Mạch & Muma (Phytoseiidae) (30%). Mùa thu là mùa phong phú nhất trong các loài ve (tám). Sự phong phú cao nhất (47%) đƣợc quan sát thấy vào mùa đông và thấp nhất (0,88%) vào mùa hè. Trong số các họ nhện thì các loài thuộc họ Phytoseiidae là phong phú nhất [10]. Nghiên cứu trên chín vƣờn cam quýt ở Alabama Satsuma và các khu vực khác thuộc vùng Bờ biển vùng Vịnh của Hoa Kỳ, thấy có ít nhất 29 loài nhện bắt mồi thuộc chín họ (Anystidae, Ascidae, Bdellidae, Cheyletidae, Cunaxidae, Erythraeidae, Eupalopsellidae, Phytoseiidae, và Stigmaeidae) đã đƣợc xác định. Trong đó các loài nhện thuộc thuộc họ Phytoseiidae (18 loài) là phong phú nhất. Các loài chiếm ƣu thế là Typhlodromalus peregrinus (Muma) và Proprioseiopsis mexicanus (Garman) (Phytoseiidae) 9

và Agistemus floridanus Gonzalez (Stigmaeidae). Nhện nhỏ bắt mồi phytoseiid xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, mật số giảm vào đầu mùa hè và duy trì ở mức rất thấp trong suốt mùa thu và mùa đông. Nhện bắt mồi phytoseiid trên cây che phủ mặt đất nhiều hơn trên trái cây và lá cây có múi, vì vậy các khuyến cáo rằng các cây che phủ mặt đất có thể đóng vai trò là ký chủ phụ của các loài nhện bắt mồi này [11]. Năm 2014 tại Tunisia, Sahraoui và cs. đã tiến hành đánh giá sự đa dạng và mật độ của Phytoseiidae trên ba vƣờn cây có múi canh tác theo ba phƣơng thức khác nhau là canh tác hữu cơ; quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng thuốc trừ sâu để quản lý nhện hại. Sự đa dạng Phytoseiidae cao nhất trên cây có múi và cỏ. Kết quả nghiên cứu có 18 loài nhện họ phytoseiidae, nhiều nhất là Euseius stipulatus (Athias-Henriot), Iphiseius degenerans (Berlese), Neoseiulus californicus (McGregor), Phytoseiulus persimilis Athias-Henriot, Typhlodromus (Anthoseius) rhenanoides Athias-Henriot và Typhlodromus (Typhlodromus) phialatus Athias-Henriot trong vƣờn cam quýt Tunisia. Các loài nhện họ Phytoseiidae đã đƣợc khảo sát tại ba vƣờn cây có múi (hai ở Cap Bon và một ở vùng Bizerte) từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 8 năm 2011. Trong vƣờn thứ 1: Tám loài Phytoseiidae đã đƣợc tìm thấy trên cây có múi. Loài phong phú nhất là Euseius stipulatus (92%). Mật độ cao nhất đƣợc ghi nhận vào tháng 12 (3 cá thể / lá) và tháng 5 (2 cá thể / lá), thấp nhất tháng 3 và tháng 7 (1 cá thể / lá). 63% loài thuộc họ Phytoseiidae xuất hiện trên cỏ dại vào tháng 3 và mật độ cao nhất đƣợc quan sát thấy vào tháng 6; năm loài đƣợc tìm thấy trên cây có múi và cỏ dại là E. stipulatus, Graminaseius graminis (Chant), P. persimilis, T. (A.) rhenanoides and T. (T.) phialatus (Jaccard index = 0.45). Ở vƣờn thứ 2: bốn loài Phytoseiidae đã đƣợc xác định trên cây có múi, Euseius stipulatus là chiếm ƣu thế (98%). Mật độ cao nhất đƣợc ghi nhận vào tháng 4 (2 cá thể / lá), tám loài Phytoseiidae đã đƣợc tìm thấy trên cỏ dại. Mật độ cao nhất của Phytoseiidae đã đƣợc quan sát thấy vào tháng 3. Bốn loài đƣợc tìm thấy cả trên cây có múi và cỏ dại là (E. stipulatus, N. californicus, T. (A.) rhenanoides và T. (T.) phialatus) (Jaccard index = 0.5). Trong vƣờn thứ 3: Năm loài Phytoseiidae đã đƣợc thu thập trên cây có múi; Euseius stipulatus 10

là loài chiếm ƣu thế (79%). Mật độ phytoseiidae rất thấp (luôn nhỏ hơn 0.25 cá thể / lá), cao nhất đƣợc ghi nhận trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Bảy loài Phytoseiidae đã đƣợc quan sát trên cỏ dại. Bốn loài đƣợc tìm thấy cả trên cây có múi và cỏ dại là E. stipulatus, N. californicus, P. persimilis và T. (A.) rhenanoides (Jaccard index = 0.5) [12]. Nghiên cứu của de Souza và cs. (2015) tại bang Bahia đông bắc Brazil trên 21 vƣờn cây ăn quả nhiệt đới cho thấy có 29 loài trong số 16 chi đã đƣợc xác định. Mƣời lăm loài đƣợc báo cáo lần đầu tiên ở tiểu bang, tăng lên đến 66 số loài của họ này hiện đƣợc biết đến ở bang Bahia. 72% các loài đƣợc thu thập thuộc về chi Amblyseiinae, Typhlodrominae (21%) và Phytoseiinae (7%). Chi Amblyseius gồm Amblyseius operculatus, Amblyseius perditus, Iphiseiodes metapodalis, Iphiseiodes zuluagai, Amblyseius aerialis, Amblyseius tamatavensis, Amblyseius igarassuensis, Typhlodromips theobromae, Amblyseius impeltatus, Iphiseiodes setillus, Paraamblyseius multicircularis, Amblydromalus manihoti, Typhlodromalus peregrinus, Proprioseiopsis neotropicus, Proprioseiopsis dominigos, Arrenoseius urquharti , Proprioseiopsis ovatus, Paraphytoseius orientalis, Phytoscutus sexpilis, Proprioseiopsis pentagonalis, Typhlodromips mangleae). Chi Phytoseiinae gồm Phytoseius latinus, Phytoseius woodburyi và Typhlodrominae gồm Leonseius regularis, Cocoseius palmarum, Cocoseius elsalvador, Metaseiulus ferlai, Typhlodromina subtropica, Typhlodromus transvaalensis. Chi có thành phần loài nhất đa dạng là chi Amblyseius [13]. Vào năm 2017, khi nghiên cứu tại Bengal – Ấn Độ, Subhasree và cs đã xác định có tổng số 33 loài nhện bắt mồi đã đƣợc ghi nhận trong đó có 10 loài thuộc 2 chi thuộc họ Cunaxidae và 23 loài thuộc 7 chi thuộc họ Phytoseiidae. Các loài thuộc họ Phytoseiids thì đa dạng và phong phú hơn họ Cunaxidae. Trong đó loài Amblyseius largoensis Muma, A. herbicolus (Chant), A. aerialis Muma, Neoseiulus longispinosus (Evans) thuộc họ Phytoseiidae và hai loài Cunaxidae viz., Cunaxa evansi và Dactyloscirus fuscus là những loài đƣợc báo cáo lần đầu tiên tại Ấn Độ [14]. 11

Trong một nghiên cứu của Abdelgayed và cs., (2017) cho thấy có khoảng 39 loài nhện thuộc 19 họ đã đƣợc tìm thấy trên cây có múi ở Assiut – Ai Cập. Các họ chủ yếu là Anystidae, Bdellidae, Blattisociidae, Cheyletidae, Cunaxidae, Melicharidae, Phytoseiidae, Rafiginatha và stigmaiedai. Các loài nhện bắt mồi chủ yếu thuộc họ Phytoseiidae chiếm 10% gồm Amblyseius swirskii Athias-Henriot, Euseius scutalis (Athias- Henriot), Neoseiulus barkeri Hughes, Proprioseiopsis messor (Wainstein), P. ovatus và Typhlodromus (Typhlodromus) pyri Scheuten) [15]. Theo Marie - Stephane (2018) nhện bắt mồi họ Phytoseiidae là loài bắt mồi hiệu quả, có thể kiểm soát nhện gây hại và động vật chân đốt nhỏ trong các loại cây trồng trên khắp thế giới, sử dụng ba chiến lƣợc kiểm soát sinh học: (i) tăng cƣờng, (ii) bảo tồn cổ điển và (iii) bảo tồn. Kết quả nghiên cứu về nhện bắt mồi trên cây có múi cho thấy 297 loài nhện bắt mồi thuộc 38 chi đã đƣợc tìm thấy ở 78 quốc gia. Trên 135 loài đã đƣợc ghi nhận một lần và có thể đƣợc coi là không đóng vai trò chính trong kiểm soát sinh học. Điều tƣơng tự áp dụng cho 134 loài bổ sung đƣợc báo cáo từ 2 đến 9 lần. Do đó, trong số 297 loài, chỉ có 28 loài đƣợc tìm thấy hơn 10 lần, tƣơng ứng với 594 báo cáo ở 57 quốc gia. Hai loài thƣờng xuyên nhất là E. oblulatus và A. tinyoensis (Muma). E. oblulatus chiếm ƣu thế ở vùng Palearctic cùng với Iphiseius degenerans (Berlese), T. (T.) athiasae, A. swirskii và E. stipulatus. Ở vùng Neotropical, hai loài thƣờng gặp nhất là E. concordis (Chant) và Iphiseiodes zuluagai Đan Mạch & Muma, trong khi Amblydromalus limonicus (Garman & McGregor) và Typhlodromalus peregrinus (Muma) là động vật phổ biến ở khu vực gần cây có múi. Ở khu vực phƣơng Đông, A. tinyoensis chiếm ƣu thế, theo sau là Neoseiulus californiaicus (McGregor) và Chanteius contiguus (Chant). Không thể rút ra kết luận chung cho các khu vực của Ethiopia và Öc vì số lƣợng cây có múi ở hai khu vực này thấp. Kết quả là xác suất cao để tìm thấy loài E. stipulatus là ở châu Âu [16]. 12

1.5.2. Trong nƣớc Có rất ít những công trình nghiên cứu về sự đa dạng của NNBM họ Phytoseiidae trên các loại cây trồng. Từ năm 2009, các nhà khoa học ở trƣờng Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện nhân nuôi nhện bắt mồi Amblyseius sp., họ cũng ghi nhận loài nhện xuất hiện rất phổ biến trên các cây trồng bị nhện đỏ gây hại ở Việt Nam và tiến hành nhân nuôi loài bắt mồi này trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng.. Nhện nhỏ bắt mồi Paraphytoseius cracentis (Acari: Phytoseiidae) tìm thấy phổ biến trên một số loại rau nhƣ đậu rau, dƣa chuột, bầu bí, cà pháo, ớt… tại vùng đồng bằng sông Hồng [17]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2014), đã tìm thấy có 7 trong số 9 loài nhện nhỏ bắt mồi hiện diện trên rau ăn quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi và Hóc Môn gồm: Amblyseius asiaticus, A. dahonagnas sp.n., A. longispinosus, A. matinikus sp.n., A. polisensis sp.n., A. tamatavensis, Paraphytoseius multidentatus, Amblyseius sp., và Typhlodromus sp. [18]. Tuy nhiên, ở Việt Nam chƣa có công trình nào nghiên cứu về sự đa dạng của NNBM họ Phytoseiidae trên cây bƣởi nói chung và bƣởi da xanh nói riêng. Việc sử dụng thiên địch nói chung và nhện nhỏ bắt mồi nói riêng trong phòng trừ nhện hại vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi trong nhà kính, nhà lƣới hoặc trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, mặc dù lợi ích của việc sử dụng thiên địch để trừ dịch hại là rất lớn và là xu hƣớng tất yếu trong tƣơng lai.

1.6. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC Theo quan điểm đo đếm định lƣợng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của cả 2 yếu tố là thành phần số lƣợng loài và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số H không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lƣợng loài mà cả số lƣợng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài [19]. 13

Chỉ số H phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm khí hậu, vĩ độ, độ cao tƣơng đối, mức độ ô nhiễm của môi trƣờng. Các rừng mƣa nhiệt đới ẩm thƣờng có chỉ số H rất cao từ 5.06- 5.40 so với 1.16 – 3.40 cho rừng ôn đới (Braun, 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal và cs, 1986) và cũng cho cả rừng trồng nhiệt đới (Pandy và cs, 1988) . Chỉ số H sẽ thấp dần nếu đi từ xích đạo tới cực bắc và cực nam, và đi từ các vùng núi thấp lên vùng núi cao [20]. Chỉ số Simpson lần đầu tiên đƣợc Simpson giới thiệu trong thuật ngữ sinh thái vào năm 1949. Đây là chỉ số chỉ sự đa dạng hay còn gọi là chỉ số ƣu thế, chỉ số này cho biết bất kỳ 2 cá thể nào, đƣợc phân bố ngẩu nhiên từ một quần xã, phụ thuộc rất lớn vào những loài khác. Chỉ số này dao động từ 0 về 1, càng về 0 quần xã có tính đồng đều giữa các loài trong quần xã, càng dần về 1 quần xã có một hay vài loài có số lƣợng cá thể phát triển vƣợt trội so với các loài khác [21] [22]. Chỉ số đồng đều Pielou (J’), giá trị biến động từ 0 đến 1. Độ đồng đều thể hiện các cá thể phân bố trong quần xã ra sao giữa các loài khác nhau, một quần xã có độ đồng đều cao, độ ƣu thế thấp thì tính đa dạng cao hơn so với trƣờng hợp ngƣợc lại. Chỉ số J’ càng tiến gần đến 1 thì quần xã càng ổn định và ngƣợc lại [23]. Chỉ số Margalef (d), chỉ số này đƣợc sử dụng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài. Nhằm đánh giá tính đa dạng một cách tổng thể mà không cần quan tâm đến tần suất xuất hiện của từng loài [22].

14

CHƢƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC BƢỞI DA XANH TẠI CÁC HUYỆN: CÁI BÈ, CAI LẬY, CHÂU THÀNH, THÀNH PHỐ MỸ THO, CHỢ GẠO THUỘC TỈNH TIỀN GIANG Khu vực và thời gian nghiên cứu Đề tài tiến hành khảo sát quần xã nhện bắt mồi họ Phytoseidae tại vƣờn bƣởi da xanh của Năm huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo) thuộc tỉnh Tiền Giang (Hình 1). Thời gian nghiên cứu: Hai đợt khảo sát vào mùa khô (tháng 04/2019) và mùa mƣa (tháng 06/2020).

Hình 2.1. Khu vực khảo sát lấy mẫu tại tỉnh Tiền Giang Phƣơng pháp điều tra Mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn 5 hộ trồng bƣởi da xanh (3 mô hình canh tác: trồng theo truyền thống, trồng theo tiêu chuẩn VietGap, và mô hình trồng hữu cơ) có diện tích lớn nhất để tiến hành phỏng vấn về tình hình canh tác (mẫu thông tin phỏng vấn đƣợc trình bày ở Phụ lục 4 A, B). 15

2.2. ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ, DANH TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP HIỆN DIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT Vật liệu: nhện bắt mồi thuộc họ Phytoseiidae Phƣơng pháp thu mẫu Ở mỗi vƣờn bƣởi tiêu biểu chọn 5 điểm theo đƣờng chéo góc. Mỗi điểm gồm 3 cây, mỗi cây chọn 3 tầng lá: tầng dƣới, giữa và trên để thu lá; theo 4 hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc. Cùng với đó là tiến hành thu thập thông số môi trƣờng (độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng) tại mỗi vƣờn. Cho mẫu vào túi ni-lông hoặc gói trong giấy sau đó đem về phòng thí nghiệm để quan sát và thu thập dƣới kính hiển vi. Trong quá trình vận chuyển, túi đựng mẫu đƣợc cất trong hộp giữ nhiệt với đá để làm giảm sự di chuyển của nhện, sự khô hay chết của nhện. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi cho cả mục đích nghiên cứu và tồn trữ. Các dụng cụ đƣợc sử dụng trong quá trình lấy mẫu bao gồm: kính lúp, giấy thu mẫu, bịch đựng mẫu, bút lông và giấy để làm nhãn (trên đó đƣợc ghi: ngày giờ thu thập mẫu, cây ký chủ, vùng lấy mẫu) [24]. Phƣơng pháp xử lý mẫu-định danh tại phòng thí nghiệm Mẫu khi thu thập về đƣợc soi dƣới kính hiển vi để bắt những con nhện hại hoặc nhện bắt mồi. Nhện đƣợc nhúng vào cồn 70% để giết chết mẫu, cố định mẫu trong 1 ngày, sau đó nhúng vào dung dịch Hoyer đƣợc đặt trên lam kính để tất cả các cơ quan bên trong hiện rõ lên dƣới kính hiển vi soi nổi. Cuối cùng nhện đƣợc đặt vào trong tủ ấm với nhiệt độ khoảng 40°C, giữ tại đây trong vòng 4 - 5 ngày trƣớc khi tiến hành các thủ tục định danh, phân loại. Lam kính cần đƣợc dán nhãn với các thông tin về ngày lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, cây ký chủ, giới tính của mẫu và tên họ, giống hoặc loài (nếu đƣợc) [24] [25]. Phân loại, định danh nhện bắt mồi thƣờng đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp cổ điển, nghĩa là căn cứ vào các đặc điểm hình thái nhƣ: sự 16

phân bố của lông trên cơ thể, chiều dài của lông, hình dáng của bộ phận sinh dục, hình thái của mảnh bụng, sự phân bố của các lông (setae) trên bụng, số lƣợng lông trên bụng, hình dáng của bộ phận sinh dục hoặc hình dáng của túi nhận tinh và v.v…[3] [24]. Xác định mật độ và định danh, đặc điểm hình thái của loài trên cơ sở các mẫu nhện thu thập đƣợc tại phòng thí nghiệm Viện Sinh học nhiệt đới. 2.3. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG MỨC ĐỘ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA HỌ NHỆN PHYTOSEIIDAE BẰNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG. SO SÁNH MẬT ĐỘ, ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA HỌ NHỆN PHYTOSEIIDAE GIỮA 3 MÔ HÌNH TRỒNG BƢỞI DA XANH Ở CÁC HUYỆN VÀ GIỮA CÁC MÙA Dựa vào số mẫu nhện thu thập đƣợc ở các điểm điều tra qua 2 mùa khô và mùa mƣa để đánh giá sự khác biệt về mật số, thành phần loài nhện nhỏ bắt mồi thu thập đƣợc. Số lƣợng các loài thu thập đƣợc phân tích về tính đa dạng và phong phú theo các chỉ số Shannon và Wiener (H’) [19], chỉ số đồng đều Pielou’s (J’) [26], Chỉ số Margalef – d [27] và chỉ số ƣu thế Simpson [28].

- Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener:

- Chỉ số đồng đều Pielou:

- Chỉ số Margalef – d:

17

- Chỉ số ƣu thế Simpson:

Trong đó:

pi= ni/ N N: số lƣợng cá thể trong toàn bộ mẫu

ni: số lƣợng cá thể của loài i

S: số lƣợng loài Phƣơng pháp xử lý số liệu Đặc điểm của quần xã nhện bắt mồi họ Phytoseiidae về mật độ đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007, số liệu đƣợc thể hiện dƣới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm PRIMER để tính toán các chỉ số đa dạng. 18

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. TÌNH HÌNH CANH TÁC BƢỞI DA XANH TẠI TỈNH TIỀN GIANG 3.1.1. Hiện trạng canh tác bƣởi da xanh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang 3.1.1.1 Phương thức sản xuất và kinh nghiệm canh tác bưởi Kết quả điều tra nông hộ ở bảng 3.1 cho thấy, có 63,33% số hộ điều tra tại địa bàn tỉnh Tiền Giang canh tác bƣởi da xanh theo kinh nghiệm. Tỷ lệ nông hộ canh tác theo hƣớng VietGap chiếm 36,67%. Số liệu bảng 3.1 cũng cho thấy đa số các hộ điều tra có kinh nghiệm trên 3 năm trở lên (Có 31,67% hộ có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm, 20,00% có kinh nghiệm canh tác từ 5 – 10 năm và 41,47% số hộ canh tác trên 10 năm). Còn lại số hộ có kinh nghiệm canh tác bƣởi dƣới 2 năm là 6,67%. Bảng 3.1. Thông tin về phƣơng thức sản xuất và kinh nghiệm trồng bƣởi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang STT Chỉ tiêu điều tra Tỷ lệ hộ điều tra (%) Phƣơng thức sản xuất 1 Theo tiêu chuẩn của VietGap 36,67 Không theo tiêu chuẩn của VietGap 63,33 Số năm kinh nghiệm canh tác bƣởi < 2 năm 6,67 2 3 – 5 năm 31,67 5 – 10 năm 20,00 > 10 năm 41,67

3.1.1.2. Thông tin về giống và kỹ thuật trồng Đa số các hộ canh tác bƣởi da xanh đều đặt mua giống tại các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh chiếm 78,33% và 21,67% các hộ còn lại là tự nhân giống. Tại thời điểm điều tra, tuổi vƣờn canh tác bƣởi tại địa bàn ở giai đoạn kiết thiết cơ bản (dƣới 3 năm) chiếm Tỷ lệ 21,67%, ở giai đoạn kinh doanh 3 – 5 năm tuổi chiếm 48,33% và giai đoạn kinh doanh trên 5 năm tuổi là 19

30,00%. Đa số các vƣờn điều tra trồng với khoảng cách 5 x 5m, tƣơng đƣơng với 400 cây/ha chiếm tỷ lệ 46,67%, tỷ lệ các hộ trồng với khoảng cách 4 x 4m là 16,67%, khoảng cách 4 x 5m là 25,00% và chỉ có 11,67% hộ trồng với khoảng cách 5 x 6m (bảng 3.2). Bảng 3.2. Thông tin về kỹ thuật trồng bƣởi tại địa bàn tỉnh Tiền Giang STT Chỉ tiêu điều tra Tỷ lệ hộ điều tra (%) Nguồn gốc giống

1 Tự nhân giống 21,67 Mua giống 78,33 Tuổi vƣờn

Giai đoạn kiết thiết cơ bản (< 3 năm) 21,67 2 Giai đoạn kinh doanh (3 - 5 năm tuổi) 48,33 Giai đoạn kinh doanh (>5 năm) 30,00 Khoảng cách trồng

4 x 4 16,67 3 4 x 5 25,00 5 x 5 46,67 5 x 6 11,67 Trồng xen

4 Có 58,33 Không 41,47 Bón vôi

5 Có 86,67 Không 13,33 Phƣơng pháp tƣới

Tƣới ống 11,67 6 Tƣới phun sƣơng tự động 73,33 Khác 15,00 20

Kết quả bảng 3.2 cũng cho thấy, các vƣờn canh tác bƣởi trồng xen với các loại cây trồng khác có tỷ lệ 58,33% và chỉ có 41,47% vƣờn chuyên canh bƣởi da xanh. Việc bón vôi sau khi thu hoạch và đầu mùa mƣa đã trở thành tập quán canh tác của vùng, với mục đích sát trùng và cải tạo đất sau các vụ chiếm tỷ lệ 86,67%. Nguồn nƣớc tƣới chủ yếu ở các vƣờn là dẫn nƣớc từ sông, qua các hệ thống kênh mƣơng và sử dụng nhiều phƣơng pháp tƣới khác nhau tùy từng điều kiện của vƣờn. Tỷ lệ các vƣờn sử dụng hệ thống tƣới phun sƣơng tự động là 73,33%, Tƣới ống là 11,67% và còn lại sử dụng các phƣơng pháp tƣới khác là 15,00%. 3.1.1.3. Tình hình sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trưởng Kết quả bảng 3.3 cho thấy, đa phần các vƣờn bƣởi điều tra đều sử dụng phân gà ủ hoai, tỷ lệ các hộ sử dụng loại phân này chiếm 71,67%, tỷ lệ các hộ sử dụng phân bò ủ hoai 20,00% và 8,33% các hộ sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhƣ: dê, dơi, cá,…Nguồn gốc phân hữu cơ sử dụng tại các hộ chủ yếu tự ủ chiếm tỷ lệ 73,33%. Loại phân vô cơ đƣợc nông dân sử dụng phổ biến là NPK 20 – 20 – 15, có 48,33% số hộ điều tra, tỷ lệ các hộ sử dụng phân DAP là 18,33%, loại phân NPK 20 – 16 – 16 là 13,33% và các loại phân vô cơ khác: NPK 18 – 18 – 18 +TE, NPK 16 – 16 – 8 và NPK 17 – 5 – 23 có tỷ lệ các nông hộ sử dụng lần lƣợt là 8,33%, 6,67% và 5,00%. Đối với nhóm phân bón lá và kích thích sinh trƣởng, tạo mầm hoa và kích thích ra hoa có sự khác nhau về chủng loại ở các vƣờn bƣởi điều tra. Kết quả từ bảng 3.3 cho thấy có nhiều loại phân bón lá đƣợc nông dân sử dụng, trong đó Combi Lus và Acid Amin & Fulvic chiếm tỉ lệ 30,00% và 21,67%. Tỷ lệ các hộ sử dụng Root III, Canxi Bo và Rong biển chiếm lần lƣợt 15,00%, 10,00% và 8,33%. Còn lại Humate Pro, Ca-N ENERGY và Yoo Rich 10 có 6,67%, 5,00% và 3,33% số hộ sử dụng. 21

Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác bƣởi da xanh tại các vƣờn điều tra

Loại phân và chất kích thích STT Tỷ lệ hộ điều tra (%) sinh trƣởng Phân hữu cơ Phân gà 71,67 1 Phân bò 20,00 Khác 8,33 Nguồn gốc phân hữu cơ 2 Tự ủ 73,33 Mua 26,67 Phân vô cơ NPK 20 – 20 – 15 48,33 NPK 18 – 18 – 18 +TE 8,33 3 NPK 20 – 16 – 16 13,33 NPK 16 – 16 – 8 6,67 NPK 17 – 5 – 23 5,00 DAP 18,33 Phân bón lá, chất kích thích sinh trƣởng Combi Plus 30,00 Acid Amin & Fulvic 21,67 Rong biển 8,33 4 Canxi Bo 10,00 Root III 15,00 Ca-N ENERGY 5,00 Humate Pro 6,67 Yoo Rich 10 3,33

3.1.1.4. Thông tin về tình hình sâu bệnh hại chính và các hoạt chất sử dụng trên bưởi da xanh tại các hộ điều tra Kết quả điều tra các loại sâu bệnh hại chính trên bƣởi da xanh đƣợc thể hiện ở bảng 3.4 và 3.5. Các loại sâu hại phổ biến là sâu vẽ bùa , nhện đỏ 22

và bọ trĩ chiếm 81,67%, 46,67% và 40,00% hộ điều tra. Nhện rám vàng, rệp muội, sâu đục trái, sâu đục thân và sâu xanh bƣớm phƣợng chiếm 20,00 – 28,33%. Còn lại là bọ xít xanh, sâu tơ, rầy chổng cánh và sâu cuốn lá chiếm 8,33 – 18,33%. Bảng 3.4. Các loại sâu hại chính trên bƣởi da xanh tại các điểm điều tra STT Loại sâu hại Tỷ lệ xuất hiện (%) 1 Bọ trĩ 40,00 2 Bọ xít xanh 8,33 3 Nhện đỏ 46,67 4 Nhện rám vàng 20,00 5 Rầy chổng cánh 13,33 6 Rệp muội 21,67 7 Sâu cuốn lá 18,33 8 Sâu đục thân 26,67 9 Sâu đục trái 25,00 10 Sâu tơ 13,33 11 Sâu vẽ bùa 81,67 12 Sâu xanh bƣớm phƣợng 28,33

Bảng 3.5 cho thấy, đa số các hộ nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại sâu hại. Các loại hoạt chất phòng trừ sâu hại đƣợc sử dụng nhiều nhất là Emamectin Benzoate, Buprofezin, Abamectin và Petroleum Spray Oil có tỷ lệ 78,33 – 88,33% ở các hộ điều tra. Tỷ lệ các hộ sử dụng hoạt chất Quinalphos là 58,33%. Các hoạt chất còn lại có tỷ lệ 8,33 – 18,33%. 23

Bảng 3.5. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại sâu hại trên bƣởi

STT Các hoạt chất thuốc Tỷ lệ hộ sử dụng (%) 1 Emamectin Benzoate 78,33 2 Abamectin 86,67 3 Quinalphos 58,33 4 Buprofezin 81,67 5 Petroleum Spray Oil 88,33 6 Entofenprox 13,33 7 Pyridaben 8,33 8 Fenpyroximate 18,33 9 Sulfur 11,67 10 Methyl Eugenol + Dibrom 18,33

Các loại bệnh hại chính trên bƣởi đƣợc trình bày ở bảng 3.6. Kết quả cho thấy bệnh hại phổ biến trên bƣởi da xanh đƣợc các nông hộ thông tin là bệnh nứt vỏ thân khô cành, bệnh vàng lá thối rễ và bệnh loét chiếm tỷ lệ xuất hiện ở các hộ điều tra lần lƣợt là 81,67%, 78,33% và 77,00%. Bệnh xì mủ chảy nhựa chiếm 33,33% và bệnh vàng lá gân xanh chiếm 8,33% số hộ điều tra. Bảng 3.6. Các loại bệnh gây hại chính trên vƣờn bƣởi tại các điểm điều tra STT Loại bệnh hại Tỷ lệ xuất hiện (%) 1 Bệnh vàng lá thối rễ 78,33 2 Bệnh loét 75,00 3 Bệnh nứt vỏ thân khô cành 81,67 4 Bệnh xì mủ chảy nhựa 33,33 5 Bệnh vàng lá gân xanh 8,33

Tình hình sử dụng các hoạt chất BVTV đƣợc sử dụng để phòng trừ các loại bệnh hại trên bƣởi da xanh đƣợc trình bày ở bảng 3.7. Kết quả điều tra cho thấy các hoạt chất BVTV đƣợc sử dụng phổ biến là Fosetyl Aluminium, Mancozeb + Metalaxyl M, Oxolinic acid, Dimethomorph, 24

Aazoxystrobin + Difenoconazole và Difenoconazole. Tỷ lệ hộ sử dụng hoạt chất Oxolinic acid chiếm 81,67%, Mancozeb + Metalaxyl M 80,00%, Fosetyl Aluminium 75,00%, Aazoxystrobin + Difenoconazole 53,33% và Dimethomorph là 43,33%. Bảng 3.7. Các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ các loại bệnh hại trên bƣởi STT Các hoạt chất thuốc Tỷ lệ hộ sử dụng (%) 1 Fosetyl Aluminium 75,00 2 Mancozeb + Metalaxyl M 80,00 3 Oxolinic acid 81,67 4 Dimethomorph 43,33 5 Aazoxystrobin + Difenoconazole 53,33 6 Difenoconazole 66,67

3.2. ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, MẬT ĐỘ, DANH TÍNH VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP HIỆN DIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT 3.2.1. Phân loại và định danh các loài NNBM thu thập đƣợc trên bƣởi tại tỉnh Tiền Giang 3.2.1.1. Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) Số mẫu đƣợc dùng để phân loại: 30 mẫu lam con cái. Mẫu đƣợc thu thập ở các vƣờn bƣởi tại các huyện: Chợ Gạo, Châu Thành, Mỹ Tho, Cái Bè, Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang. Phân bố (những ghi nhận trƣớc đây): Trung Quốc (Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và Hồng Kông), Đài Loan, Quần đảo Matsu, Hàn Quốc, Nhật Bản (Akita, Miyagi, Yamagata, Fukushima, Saitama, Ibaraki, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Niigata, Toyama, Ishikawa, Fukui, Nagano, Shizuoka, Gifu, Shiga, Kyoto, Mie, Nara, Wakayama, Hyogo, Tottori, Shimane, Okayama, 25

Hiroshima, Yamaguchi, Tokushima, Ehime, Kochi, Fukuoka, Oita, Nagasaki, Kumamoto, Miyazaki, Kagoshima, Okinawa), Đài Loan và Malysia [29]. Tuy nhiên loài này chƣa đƣợc ghi nhận tại Việt Nam trên tất cả các đối tƣợng cây trồng khác nhau. Đây là ghi nhận đầu tiên tại Việt Nam. Mô tả: Mảnh lƣng trơn, láng. Mảnh lƣng có 17 cặp lông: 6D, 2M, 9L, lông ở vị trí L9 rất dài, lông L4 và M2 dài, lông D1 và L1 dài vừa phải, các lông còn lại thì ngắn và nhỏ. Kích thƣớc (đƣợc tính bằng μm): mảnh lƣng dài 338–340, rộng 180– 197. j1 dài 38–39 , j3 48–50 , j4 8–11 , j5 6–8 , j6 8–12 , J2 10–12 , J5 9–11 , z2 12–16 , z4 10–14 , z5 6–9 , Z1 10–12 , Z4 106–115 , Z5 300–305 , s4 107–110, S2 13 –16, S4 10 –16, S5 14 , r3 11–12 , R1 11–15; khoảng cách giữa St1 –St 365 , St2 -St 267–69 , St5 -St 568–79. Mảnh bụng dài 113–116, rộng 58–65, hậu môn rộng 68–74; túi nhận tinh dài 15–18; kiềm dài 25, Sge I 46–47 , Sge II 36–38 , Sge III 50–52 , Sti III 43–46 , St III 33–35 , Sge IV 152–160 , Sti IV 113–121 , St IV 66–70 . Bộ phận sinh dục trơn láng, có dạng hình cái lọ. 26

a b

c d

e f Hình 3.1 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius eharai (a) Mặt lƣng (độ phóng đại 40x); (b) bộ phận sinh dục (độ phóng đại 100x); (c) túi nhận tinh (độ phóng đại 100x); (d) chân thứ 4 (độ phóng đại 40x); (e) chân kiềm (độ phóng đại 100x) và (f) hình thái ngoài 27

3.2.1.2. Amblyseius lenis (Corpuz & Rimando) Các tên gọi khác: Amblyseius lenis Schicha & Corpuz-Raros, 1992; Proprioseiopsis lenis Moraes và cs., 1986; 2004b; Chant & McMurtry, 2005 b; 2007; Amblyseius sullivani Schicha & Elshafie, 1980 (synonymy according to Schicha & Corpuz, 1992) [30]. Số mẫu đƣợc dùng để phân loại: 10 mẫu lam con cái. Mẫu đƣợc thu thập ở các vƣờn bƣởi tại các huyện: Chợ Gạo, Châu Thành, Mỹ Tho, Cái Bè, Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang. Phân bố (những ghi nhận trƣớc đây): Australia Philippines và Thái Lan Mảnh lƣng dài 334 ( 325–345 ), rộng 217 ( 190–240 ); j1 19 ( 17–20 ), j3 27 (25–28 ), j4 5 ( 5–6 ), j5 5 (4–6 ), j6 6 ( 5–6 ), J5 9 (7–10 ), z2 13 (11– 15), z4 10 (9–11 ), z55 (4–5), Z1 7 (6–8 ), Z4 73 (70–75 ), Z5 114 (105–120 ), s4 58 (55–61 ), S2 9 (8–10), S4 10 (9–10 ), S5 10 (9–12), r3 13 (11–15), R1 10 (9–12 ); khoảng cách giữa St1 -St 360 ( 56–61 ), St2 –St2 64 (61–65 ), St5 -St5 68 (66–70 ). Mảnh bụng dài 113 (112–113), rộng 98 (93–102) tại vị trí ZV 2; túi nhận tinh dài từ 4 đến 9 8–10 ); kiềm dài 29 (27–31), Sge II 23 (22–25 ); Sge III 25 (24–25 ), Sti III 20 (19–21 ), St III 22 (21–23), Sge IV 48 (45–50), Sti IV 29 (27–31), St IV 60 (58–63 ). Loài này đƣợc ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam trong nghiên cứu này. 28

a b

c d

Hình 3.2 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius lenis (a) Mặt lƣng (độ phóng đại 40x); (b) bộ phận sinh dục (độ phóng đại 100x); (c) chân thứ 4 (độ phóng đại 40x); (d) hình thái ngoài 3.2.1.3. Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) Các tên gọi khác: Amblyseius obsuserellus đƣợc mô tả bởi Wainstein & Begljarov, 1971: 1806; Ehara & Yokogawa 1977; Wainstein 1979; Ngô 1980; Moraes và cs. 1986; Ryu & Lee 1992; Wu và cs. 1997; Wu và cs. 2009; Denmark & Muma 1989 [31]. Phân bố (những ghi nhận trƣớc đây): Nga 32], Nhật Bản [33], Trung Quốc [34] và Hàn Quốc [35]. Tại Việt Nam loài này đƣợc ghi nhận ở vƣờn cây ăn quả tại tỉnh Bến Tre [31]. 29

Số mẫu đƣợc dùng để phân loại: 10 mẫu lam con cái. Mẫu đƣợc thu thập ở các vƣờn bƣởi tại các huyện: Chợ Gạo, Châu Thành, Mỹ Tho, Cái Bè, Cai Lậy thuộc tỉnh Tiền Giang. Mô tả: Mảnh lƣng: trơn, dài 317 (300–330) và rộng 200 (185–218), khoảng cách giữa lông j1- J5 303 (289–316) và s4-s4 176 (164–186), khiên có hình bầu dục. Lông r3 và R1 ở mặt lƣng có lớp biểu bì mềm, r3 ở mức z4, R1 ở mức vết rạch của lá chắn. Tất cả đều trơn láng, trừ Z4, Z5 có gai nhỏ. Với bảy cặp solenostomes (gd1, gd2, gd4, gd5, gd6, gd8, gd9) trên tấm chắn lƣng. Chiều dài của lông: j1 24 (23–26), j3 43 (40–46), j4 5 (4–6), j5 5 (4–6), j6 6 (4–8), J2 7 (5–9), J5 6 (4–7), z2 9 (7–11), z4 9 (7–11), z5 5 (4–6), Z1 7 (6–9), Z4 82 (75–88), Z5 161 (155–167), s4 68 (63–72), S2 8 (7–9), S4 7 (6–9), S5 7 (5–8), r3 12 (11–14), R1 8 (7–9). Mặt bụng: nhẵn, lá chắn xƣơng ức có vân thƣa, mép trƣớc lồi, mép sau hơi hình nón, dài 69 (68–71), rộng 74 (73–75), với ba cặp đốt sống 31 (29– 33), st2 28 (25–32), st3 26 (24–30) và hai cặp lyrifissures (pst1-pst2), khoảng cách giữa st1-st3 55 (53–58) và st2-st2 68 (67–69). Bộ phận sinh dục nhẵn, lá chắn tâm thất gần nhƣ hình ngũ giác, dài 112 (105–116), rộng 82 (76–88). Lỗ chân lông trƣớc hậu môn có hình lƣỡi liềm, hậu môn đến JV2, khoảng cách giữa các lỗ 21 (19–23). Lớp biểu bì mềm ở dạ dày có bốn cặp lông tơ, ZV1 14 (13–16), ZV3 9 (7–10), JV4 8 (6–9), JV5 59 (54–64) dài. Tất cả các cặp lông ở mảnh bụng đều mỏng, ngoại trừ JV5, dày hơn. Màng bụng: màng bụng kéo dài ra trƣớc giữa j1. Túi nhận tinh: có dạng hình cầu, với phần ống dài 25 (22–28). Wu (1982) cho rằng các quần thể nhện bắt mồi A. obsuserellus ở các quốc gia khác nhau đều có hình dáng bộ phận sinh dục giống nhau, nhƣng kích thƣớc, chiều dài của một số đốt trên khiên lƣng, chiều dài cuả túi nhận tinh có thể có sự khác biệt [34]. 30

a b

c d

Hình 3.3 Hình thái trong và ngoài của con cái Amblyseius obsuserellus (a) Mặt lƣng (độ phóng đại 40x); (b) bộ phận sinh dục (độ phóng đại 100x); (c) chân thứ 4 (độ phóng đại 40x); (d) hình thái ngoài 3.2.1.4. Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) Các tên gọi khác: Typhlodromus (Anthoseius) ndibu [36], Amblydromella ndibu [37] [38], Typhlodromus (Anthoseius) ndibu, (Moraes và cs. 2004a) [3] [39]. Mô tả: Kích thƣớc (đƣợc tính bằng μm) của con cái Loài này có điểm đặc biệt là các cặp lông S4, JV3 và JV4 và các cặp lông trên mặt lƣng có chiều dài xấp xỉ bằng nhau ngoại trừ Z4 / Z5, các cặp lông r3 và R1 trên mặt lƣng trong chuỗi zZ và sS ngắn hơn khoảng cách giữa chúng. 31

Mặc dù thu thập từ nhiều vùng địa lý khác nhau nhƣ Congo và Rwanda [36], Nigeria, Indonesia [40] hay từ Kenya thì các mẫu thu thập đƣợc đều rất giống với mô tả ban đầu. Loài này có đặc điểm nhận dạng rất đặc trƣng [41] . Đáng ngạc nhiên, không có phép đo nào đƣợc đƣa ra trong tất cả các tài liệu đề cập đến loài này, ngay cả mô tả ban đầu. Mảnh lƣng dài 351, rộng đến 236, j1 15, j3 13 (10 – 15), j4 9 (8 – 10), j5 10, j6 11 (10 – 13), J2 12 (10 – 12), J5 10, r3 15, R1 15, s4 14 (13 – 15), s6 15, S2 15, S4 17 (15 – 18), S5 14 (13 – 15), z2 13, z3 13, z4 13, z5 10, Z4 14 (13 – 15), Z5 31 (30 – 33), khoảng cách giữa st1 – st1 41 (40 – 43), st2 – st2 49 (48 – 50), st3 – st3 55, st4 – st4 56 (55 – 58), st5 – st5 58, Sge IV 13 (12 – 13), Sti IV 12 (12 – 13), St IV 23 (23 – 24), Stt IV 21 (20 – 23). Mảnh bụng dài 113 (110 – 115), rộng 96 (90 – 100). Loài Typhlodromus (Anthoseius) ndibu Pritchard & Baker cũng là loài đƣợc ghi nhận mới, lần đầu tiên tại Việt Nam.

32

a b

c d

e

Hình 3.4 Hình thái trong và ngoài của con cái Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) (a) Mặt lƣng (độ phóng đại 20x); (b) bộ phận sinh dục (độ phóng đại 100x); (c) kiềm (độ phóng đại 40x); (d) chân thứ 4 (độ phóng đại 40x); (e) hình thái ngoài. 33

3.3. THÀNH PHẦN, MẬT SỐ CỦA CÁC LOÀI NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE THU THẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TRÊN CÂY BƢỞI TẠI CÁC VÙNG KHẢO SÁT Cây có múi là cây ăn trái thứ hai ở Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất chính các loại cây này. Theo Wu và cs (2009) [42], Huang (2011) [43] loài NNBM họ Phytoseiid là thiên địch quan trọng của nhện và các loài côn trùng nhỏ trong vƣờn cây có múi. Những loài này đƣợc nuôi rộng rãi để kiểm soát nhện và côn trùng nhỏ gây hại trên các vƣờn cây có múi ở Trung Quốc [44] [45] [46] [47].

Trong nghiên cứu của Fang và cs (2020) đã ghi nhận có 15 loài Phytoseiid đƣợc tìm thấy tại Việt Nam, trong nghiên cứu này đã nhận diện và tìm thấy đƣợc 3 loài A. obtuserellus (Wainstein and Begljarov), Amblyseius largoensis (Muma) and Euseius ovalis (Evans) trên các vƣờn cây cam quýt tại Đồng bằng Sông Cửu Long [31].

3.3.1. Mật số NNBM Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang Thành phần và mật số của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đƣợc trình bày ở bảng 3.8. Kết quả bảng 3.8 cho thấy, tần suất xuất hiện (TSXH) của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) tại các huyện và trên các kiểu canh tác là có sự khác nhau. Ở kiểu canh tác VietGap và hữu cơ có TSXH của loài này đều ở mức phổ biến. Tại Chợ Gạo trên các vƣờn canh tác hữu cơ mức độ xuất hiện của loài này đạt mức rất phổ biến (51,54%), trên cùng mô hình canh tác tại các huyện Châu Thành, Mỹ Tho, Cái Bè và Cai Lậy cho TSXH của loài đều ở mức phổ biến (lần lƣợt 37,31%, 39,31%, 44,23% và 47,43%). Ở các mô hình canh tác VietGap tại 5 huyện cũng có mức độ hiện diện của loài này ở mức phổ biến (25,94 - 36,57%). Còn lại các vƣờn canh tác theo kinh nghiệm của nông dân có TSXH ở mức ít phổ biến đến hiếm. 34

Bảng 3.8. Thành phần và mật số của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống ++ 21,66 1 Chợ Gạo VietGap +++ 27,94 Hữu cơ ++++ 51,54 Truyền thống ++ 18,63 2 Châu Thành VietGap +++ 27,14 Hữu cơ +++ 37,31 Truyền thống ++ 18,57 3 Mỹ Tho VietGap +++ 28,74 Hữu cơ ++ 39,31 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap +++ 25,94 Hữu cơ +++ 47,43 Truyền thống + 10,06 5 Cái Bè VietGap +++ 36,57 Hữu cơ +++ 44,23 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. Vào thời điểm mùa mƣa, sự hiện diện của các loài côn trùng đặc biệt là các loài thiên địch giảm. Tuy nhiên, mức độ hiện diện của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) trên các kiểu vƣờn canh tác theo hƣớng hữu cơ tại các huyện thu thập vẫn ở mức phổ biến chiếm 25,26 - 28,34%. Tại các huyện thu thập mức độ xuất hiện của loài này đạt 12,69 - 26,57% ở mức trung bình. Còn lại ở các kiểu canh tác theo kinh nghiệm của nông dân chỉ đạt ở mức ít phổ biến. Điều này chứng tỏ mật số loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) giảm đi vào mùa mƣa và có tần suất xuất hiện phổ biến đến rất phổ 35

biến ở các vƣờn bƣởi canh tác VietGap và hữu cơ. Hiện diện hầu hết trên các địa bàn thu mẫu (Bảng 3.9). Bảng 3.9. Thành phần và mật số của loài Amblyseius eharai (Amitai & Swirski) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống ++ 14,17 1 Chợ Gạo VietGap ++ 14,29 Hữu cơ +++ 28,34 Truyền thống + 1,49 2 Châu Thành VietGap ++ 19,37 Hữu cơ +++ 27,26 Truyền thống ++ 11,26 3 Mỹ Tho VietGap ++ 20,91 Hữu cơ +++ 27,37 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap ++ 12,69 Hữu cơ ++ 25,26 Truyền thống + 4,63 5 Cái Bè VietGap +++ 26,57 Hữu cơ +++ 28,06 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. 3.3.2. Mật số NNBM Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy, loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) có mức độ xuất hiện từ ít phổ biến đến phổ biến trung bình trên các kiểu vƣờn canh tác VietGap và hữu cơ. TSXH đạt cao nhất ở Cái Bè trên 36

kiểu vƣờn canh tác VietGap (19,03%) và hữu cơ (18,46%). TSXH của loài trên các kiểu vƣờn canh tác tại các huyện dao động 8,11 – 19,03%. Bảng 3.10. Thành phần và mật số của loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap + 9,77 Hữu cơ ++ 18,57 Truyền thống + 8,11 2 Châu Thành VietGap ++ 12,29 Hữu cơ ++ 16,51 Truyền thống + 8,80 3 Mỹ Tho VietGap ++ 13,31 Hữu cơ ++ 17,43 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap - - Hữu cơ ++ 11,20 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap ++ 19,03 Hữu cơ ++ 18,46 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. Tần suất xuất hiện của loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) trên bƣởi vào mùa mƣa đạt 1,49 – 12,57% (Bảng 3.11). Với mức độ xuất hiện từ ít phổ biến đến phổ biến trung bình ở các các kiểu vƣờn canh tác VietGap và hữu cơ ở các huyện thu mẫu. Tần suất xuất hiện đạt cao nhất ở các vƣờn canh tác hữu cơ tại huyện Cái Bè (12,57%). 37

Bảng 3.11. Thành phần và mật số của loài Amblyseius lenis (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap + 3,37 Hữu cơ + 8,86 Truyền thống + 2,97 2 Châu Thành VietGap + 8,86 Hữu cơ + 10,63 Truyền thống + 1,49 3 Mỹ Tho VietGap + 9,60 Hữu cơ + 10,97 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap - - Hữu cơ + 5,77 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap + 10,86 Hữu cơ ++ 12,57 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. 3.3.3. Mật số NNBM Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang Mật số NNBM Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) đƣợc trình bày ở bảng 3.12. Kết quả bảng 3.12 cho thấy, loài Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) chỉ xuất hiện ở vƣờn bƣởi canh tác theo hƣớng VietGap ở huyện Cái Bè và tất cả các vƣờn canh tác hữu cơ ở các huyện thu thập. Mật số của loài này hiện diện ở mức ít phổ biến đến phổ 38

biến trung bình. Tần suất xuất hiện đạt cao nhất ở vƣờn bƣởi canh tác theo hƣớng hữu cơ của huyện Cai Lậy đạt 16,34%. Ở cùng mô hình canh tác ở các huyện khác có TSXH dao động 6,63 – 14,69%, ở kiểu vƣờn canh tác VietGap tại Cái Bè 3,14%. Loài này đã đƣợc ghi nhận trên các vƣờn cây có múi ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát sinh học trên các loại cây này [31]. Bảng 3.12. Thành phần và mật số của loài Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap - - Hữu cơ ++ 14,74 Truyền thống - - 2 Châu Thành VietGap - - Hữu cơ + 6,63 Truyền thống - - 3 Mỹ Tho VietGap - - Hữu cơ + 6,74 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap - - Hữu cơ ++ 16,34 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap + 3,14 Hữu cơ ++ 14,69 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. Vào mùa mƣa, sự hiện diện và TSXH của loài này giảm nhiều so với mùa khô. TSXH chỉ dao động 0,86 – 11,03% (bảng 3.13). Mức độ hiện diện 39

của loài từ ít phổ biến đến phổ biến trung bình. Đạt cao nhất ở kiểu vƣờn canh tác hữu cơ tại huyện Cai Lậy (11,03%). Bảng 3.13. Thành phần và mật số của loài Amblyseius obtuserellus (Wainstein & Beglyarov) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap - - Hữu cơ + 6,23 Truyền thống - - 2 Châu Thành VietGap - - Hữu cơ + 4,00 Truyền thống - - 3 Mỹ Tho VietGap - - Hữu cơ + 4,23 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap - - Hữu cơ ++ 11,03 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap + 0,86 Hữu cơ + 6,40 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. 3.3.4. Mật số NNBM Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập đƣợc trong hai mùa tại các huyện khảo sát tỉnh Tiền Giang Mật số loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập tại các huyện vào mùa khô đƣợc thể hiện ở bảng 3.14. Sự hiện diện của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) đa số chỉ xuất hiện trên các kiểu vƣờn canh tác hữu cơ ở các huyện và một số vƣờn canh tác VietGap ở huyện 40

Chợ Gạo (16,00%), Cai Lậy (13,31%) và Cái Bè (14,69%). Ở các vƣờn canh tác hữu cơ TSXH của loài dao động 4,86 – 21,03%. Bảng 3.14. Thành phần và mật số của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập vào mùa khô đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap ++ 16,00 Hữu cơ ++ 21,03 Truyền thống - - 2 Châu Thành VietGap - - Hữu cơ + 4,86 Truyền thống - - 3 Mỹ Tho VietGap - - Hữu cơ + 4,86 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap ++ 13,31 Hữu cơ ++ 19,20 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap + 3,14 Hữu cơ ++ 14,69 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. Thời điểm vào mùa mƣa, mức độ hiện diện của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) trên bƣởi tại các huyện giảm đi đáng kể so với mùa khô. Ở các vƣờn canh tác theo hƣớng hữu cơ ở các huyện có TSXH dao động 2,40 – 11,77%. Các vƣờn canh tác VietGap tại huyện Chợ Gạo, Cai Lậy và Cái Bè có TSXH đạt lần lƣợt là 8,06%, 7,54 và 0,86. 41

Bảng 3.15. Thành phần và mật số của loài Typhlodromus ndibu (Pritchard & Baker) thu thập vào mùa mƣa đƣợc tại các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Mức độ STT Địa điểm thu thập Kiểu vƣờn canh tác TSXH (%) hiện diện Truyền thống - - 1 Chợ Gạo VietGap + 8,06 Hữu cơ ++ 11,77 Truyền thống - - 2 Châu Thành VietGap - - Hữu cơ + 2,40 Truyền thống - - 3 Mỹ Tho VietGap - - Hữu cơ + 2,80 Truyền thống - - 4 Cai Lậy VietGap + 7,54 Hữu cơ + 9,20 Truyền thống - - 5 Cái Bè VietGap + 0,86 Hữu cơ + 6,40 Ghi chú: TSXH: Tần suất xuất hiện+: <10%: Ít phổ biến; ++: 11 – 25%: Trung bình; +++: 26 – 50%: Phổ biến; ++++: >50%: Rất phổ biến. Từ những kết quả trên cho thấy, thành phần và mật số của các loài NNBM đã thu thập đƣợc trên bƣởi ở các huyện có sự thay đổi và sụt giảm đáng kể vào mùa mƣa. Do ảnh hƣởng từ các yếu tố môi trƣờng, cũng nhƣ là sự giảm đi về các loài côn trùng gây hại cũng dẫn đến sự giảm đi về số lƣợng và mật số của những loài NNBM. 42

3.3.5. So sánh mật số của các loài NNBM trên bƣởi da xanh ở các mô hình canh tác qua các mùa Mật độ của bốn loài NNBM trên bƣởi da xanh qua các mùa và ở các mô hình canh tác đƣợc trình bày ở bảng 3.16. Kết quả bảng 3.16 cho thấy, mật độ của bốn loài NNBM nói trên có sự khác nhau rõ rệt ở các mô hình canh tác qua các mùa. Ở mô hình canh tác theo kinh nghiệm của nông dân chỉ xuất hiện hai loài NNBM là A. eharai và A. lenis. Số lƣợng của hai loài cũng khác nhau giữa hai mùa thu mẫu (đạt 11,82 con/vƣờn và 2,82 con/vƣờn vào mùa khô và 6,31 con/vƣờn). Trong khi đó, ở kiểu canh tác VietGap và hữu cơ có sự hiện diện của cả bốn loài NNBM A. eharai, A. lenis, A. obtuserellus và T. ndibu. Bảng 3.16 Trung bình mật số của các loài NNBM trên bƣởi da xanh ở các mô hình canh tác qua các mùa ở các điểm thu mẫu

Mật số (con/ vƣờn) Thời điểm Kiểu vƣờn STT A. T. thu thập canh tác A. eharai A. lenis obtuserellus ndibu Truyền thống 11,82 2,82 - - 1 Mùa khô VietGap 29,27 9,07 0,63 6,49 Hữu cơ 43,97 13,70 11,83 12,93 Truyền thống 6,31 0,74 - - 2 Mùa mƣa VietGap 18,77 5,45 0,17 3,29 Hữu cơ 27,26 8,13 6,38 6,51

Thời điểm vào mùa khô, ở kiểu canh tác hữu cơ loài A. eharai chiếm mật số cao nhất (43,97 con/ vƣờn), các loài còn lại chiếm mật số tƣơng đƣơng nhau (11,83 – 13,70 con/ vƣờn). Ở mô hình canh tác VietGap vào mùa khô hai loài A. eharai và A. lenis chiếm ƣu thế hơn, đạt mật số lần lƣợt là 29,27 con/vƣờn và 6,49 con/vƣờn, loài A. obtuserellus ở kiểu vƣờn này chiếm mật số ít nhất (chỉ 0,63 con/vƣờn). 43

Thời điểm vào mùa mƣa số lƣợng NNBM trên kiểu vƣờn canh tác giảm đi đáng kể, tuy nhiên số lƣợng loài hiện diện trên những vƣờn này vẫn đƣợc duy trì (bảng 3.16). Mật số của loài A. eharai (18,77 - 27,26 con/ vƣờn), A. lenis (5,45 - 8,13 con/ vƣờn), A. Obtuserellus (0,17 – 6,38 con/ vƣờn) và T. ndibu (3,29 – 6,51 con/ vƣờn). Các yếu tố về thời tiết có ảnh hƣởng lớn đến sự điều chỉnh quần thể của các loài nhện nhỏ, mật số của chúng giảm đi đáng kể vào mùa mƣa và phát triển tối đa vào mùa khô [48]. Kết quả bảng 3.16 cho thấy, việc sử dụng hóa chất trong kiểm soát các loài dịch hại làm ảnh hƣớng đến mật độ và sự đa dạng của họ Phytoseiidae trên cây có múi. Ở các vƣờn canh tác theo VietGap và hữu cơ ở cả hai mùa đều có sự hiện diện của cả bốn loài NNBM. Theo nghiên cứu của Sahraoui và cs (2014) trên ba mô hình canh tác canh tác hữu cơ; quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng thuốc BVTV kiểm soát nhện hại thì sự đa dạng của họ Phytoseiidae đạt cao nhất trên kiểu canh tác hữu cơ [12]. Số liệu bảng 3.16 cho thấy loài A. eharai là loài có mật độ nhiều nhất và hiện diện ở hầu hết ở các kiểu vƣờn canh tác trên cả hai mùa. 3.4. MỨC ĐỘ ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CỦA NNBM HỌ PHYTOSEIIDAE BẰNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG 3.4.1. Mức độ đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae trên bƣởi trong mùa khô Mức độ đa dạng thành phần loài đƣợc biểu hiện qua các chỉ số đa dạng. Một chỉ số đa dạng là một công thức đo lƣờng sự đa dạng loài trong một quần xã. Những chỉ số đa dạng cung cấp nhiều thông tin về cấu trúc quần xã hơn là chỉ đơn giản là sự phong phú về loài (nhƣ là số loài có mặt), nắm giữ tƣơng đối nhiều những loài khác nhau trong việc tính toán. 44

Bảng 3.17 Các chỉ số đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae thu thập trong mùa khô tại các huyện của tỉnh Tiền Giang Mô hình STT Địa điểm S d H' J’ λ canh tác Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 1 Chợ Gạo VietGap 3 0,55 1.46 0,92 0,38 Hữu cơ 4 0,70 1,81 0,90 0,32 Truyền thống 2 0,33 0,61 0,61 0,73 2 Châu Thành VietGap 3 0,58 1,33 0,84 0,43 Hữu cơ 4 0,78 1,58 0,79 0,39 Truyền thống 2 0,34 0,91 0,91 0,54 3 Mỹ Tho VietGap 3 0,57 1,34 0,84 0,43 Hữu cơ 4 0,78 1,56 0,78 0,40 Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 4 Cai Lậy VietGap 2 0,30 0,92 0,92 0,53 Hữu cơ 4 0,72 1,77 0,89 0,33 Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 5 Cái Bè VietGap 3 0,54 1,18 0,74 0,48 Hữu cơ 4 0,73 1,77 0,88 0,33 Các chỉ số đa dạng đƣợc thể hiện ở bảng 3.17 cho thấy, tổng số loài thu đƣợc ở các vƣờn bƣởi tại các huyện vào mùa khô có 4 loài. Chỉ số đa dạng Shannon – Wienner (H’) trên các mô hình canh tác bƣởi tại các huyện tăng khi số loài tăng. Ở các vƣờn canh tác theo hƣớng hữu cơ tại các huyện chỉ số này đạt 1,56 – 1,81 đạt cao hơn các kiểu vƣờn canh tác VietGap và truyền thống, Ở các vƣờn canh tác theo hƣớng VietGap chỉ số này đạt từ 0.92 – 1,46 và kiểu canh tác theo kinh nghiệm của nông dân cho giá trị thấp nhất. Chỉ số phong phú của thành phần NNBM đƣợc thể hiện qua giá trị d (chỉ số phong phú Margalef) Ở các vƣờn canh tác theo kinh nghiệm của nông dân và VietGap đều có tính đa dạng kém hơn các vƣờn canh tác theo hƣớng hữu cơ (bảng 3.17) 45

Xét thêm về chỉ số cân bằng Pielou (J’) ở bảng 3.17, đa số các vƣờn canh tác theo hƣớng VietGap trên các huyện thu mẫu đều cho chỉ số cân bằng đạt ở mức > 0,8 gần về giá trị 1, điều này cho thấy sự phân bố về số lƣợng ở các loài này tƣơng đối đều. Còn ở các vƣờn canh tác hữu cơ mật số của các loài NNBM ở các vƣờn này có số lƣợng chênh lệch nhau nên chỉ số này chỉ ở dƣới mức 0,8. Điều này càng rõ hơn khi xét đến chỉ số ƣu thế (λ), các vƣờn có chỉ số dần về 1 cho thấy quần xã chỉ có một hay một vài loài có số lƣợng vƣợt trội so với các loài khác.

3.4.2. Mức độ đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae trên bƣởi trong mùa mƣa Vào mùa mƣa mật số của các loài NNBM trên bƣởi tại các vƣờn thu mẫu giảm. Tuy nhiên, các chỉ số đa dạng vẫn không khác biệt nhiều so với ở mùa khô. Điều này chứng tỏ qua tổng số loài thu thập đƣợc ở các huyện vẫn là 4 loài, các chỉ số khác cũng đạt tƣơng tự nhƣ ở mùa khô. Chỉ số đa dạng Shannon – Wienner (H’) của vƣờn tác theo hữu cơ tại các huyện đạt 1,47 – 1,78 cao hơn so với các vƣờn canh tác VietGap và canh tác theo kinh nghiệm của nông dân. Về chỉ số phong phú Margalef (d) những vƣờn canh tác hữu cơ tại các huyện cũng đạt mức đa dạng cao hơn những vƣờn canh tác theo các kiểu còn lại. Trên các vƣờn VietGap và hữu cơ ở huyện Chợ Gạo và Cai Lậy chỉ số cân bằng Pielou (J’) nằm ở mức từ 0,87 – 0,95 gần về giá trị là 1, cho thấy sự phân bố về số lƣợng giữa các loài ở các vƣờn này tƣơng đối đều. Đa số các vƣờn còn lại đều ở mức thấp hơn, có chỉ số này chỉ ở mức dƣới 0,8 (bảng 3.18). 46

Bảng 3.18 Các chỉ số đa dạng thành phần loài của NNBM họ Phytoseiidae thu thập trong mùa mƣa tại các huyện của tỉnh Tiền Giang Mô hình STT Địa điểm S d H' J’ λ canh tác Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 1 Chợ Gạo VietGap 3 0,69 1,38 0,87 0,39 Hữu cơ 4 0,82 1,75 0,87 0,33 Truyền thống 2 0,42 0,71 0,71 0,65 2 Châu Thành VietGap 3 0,65 1,20 0,76 0,47 Hữu cơ 4 0,87 1,47 0,73 0,43 Truyền thống 2 0,43 0,74 0,74 0,63 3 Mỹ Tho VietGap 3 0,63 1,26 0,79 0,45 Hữu cơ 4 0,87 1,50 0,75 0,42 Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 4 Cai Lậy VietGap 2 0,38 0,95 0,95 0,50 Hữu cơ 4 0,84 1,78 0,89 0,31 Truyền thống 1 0,00 0,00 - 1,00 5 Cái Bè VietGap 3 0,61 1,00 0,63 0,55 Hữu cơ 4 0,83 1,69 0,84 0,35 Ngoài các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự đa dạng và sự kiểm soát dịch hại của các loài NNBM [49] thì mô hình canh tác cũng là yếu tố quyết định sự đa dạng thành phần NNBM trên bƣởi da xanh. Các chỉ số đạt giá trị tốt nhất ở kiểu canh tác VietGap, hữu cơ và thấp nhất ở các vƣờn bƣởi da xanh canh tác theo kinh nghiệm nông dân tại các huyện khảo sát (bảng 3.17 và bảng 3.18). Những loài này sẽ không thể đạt độ phong phú cao hơn do tính nhạy cảm với thuốc BVTV cản trở sự phát triển của chúng [50]. 47

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN Đã đánh giá đƣợc tình hình canh tác bƣởi tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang. Đã xác định đƣợc có bốn loài nhện bắt mồi hiện diện ở các vƣờn bƣởi da xanh tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Thành phố Mỹ Tho, Chợ Gạo thuộc tỉnh Tiền Giang là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis, Amblyseius obtuserellus và Typhlodromus ndibu. Trong đó có 3 loài mới đƣợc ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis và Typhlodromus ndibu. Cả 4 loài này đều hiện diện ở mô hình canh tác VietGap và hữu cơ, trong khi ở mô hình canh tác truyền thống chỉ có sự hiện diện cuả 2 loài là A. eharai và A. lenis. Mật số của các loài ở 2 mô hình VietGap và hữu cơ cũng cao hơn ở mô hình canh tác truyền thống. Loài Amblyseius eharai là loài phong phú nhất, mật số của loài này ở cả ba mô hình canh tác cũng nhƣ ở hai mùa nắng và mƣa đều cao hơn các loài còn lại. Đã xác định đƣợc mức độ đa dạng thành phần loài NNBM của họ nhện Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng giữa 3 mô hình trồng bƣởi da xanh ở các huyện và giữa các mùa. 4.2. KIẾN NGHỊ Tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nhện bắt mồi Amblyseius eharai, Amblyseius lenis, Amblyseius obtuserellus và Typhlodromus ndibu đã thu thập được, đặc biệt là 3 loài mới ghi nhận lần đầu tại Việt Nam (Amblyseius eharai, Amblyseius lenis và Typhlodromus ndibu) để tìm ra điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn... phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của các loài NNBM này, tiến tới nhân nuôi hàng loạt để sử dụng các loài NNBM này trong phòng trừ sinh học các loại côn trùng và nhện hại trên cây bƣởi da xanh nói riêng và cây có múi nói chung.

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tiền Giang (2018). Báo cáo tình hình xuất hiện sâu bệnh và dịch hại trên cây ăn quả tỉnh Tiền Giang. [2]. Hoy, M. A. (2011). Agricultural acarology: introduction to integrated management (Vol. 7). CRC press. [3]. Chant D.A., McMurtry J.A. (2007) Illustrated keys and diognoses for the genera and subgenera of the Phytoseiidae of the world (Acari: ). Indira Publishing House, West Bloomfield, 219 pp. [4]. Demite, P.R., McMurtry, J.A., de Moraes, G.J., (2014). Phytoseiidae Database: a website for taxonomic and distributional information on phytoseiid mites (Acari). Zootaxa 3795(5), 571–577. [5]. McMurtry, J. A., De Moraes, G. J., & Sourassou, N. F. (2013). Revision of the lifestyles of phytoseiid mites (Acari: Phytoseiidae) and implications for biological control strategies. Systematic and Applied Acarology, 18(4), 297-320. [6]. Schicha, E. (1987). Phytoseiidae of Australia and neighboring areas. Indira Publishing House. [7]. Bobot T.E, Franklin E., Navia D., Gasnier T.R.J, Lofego A.C., Oliveira B.M. de. (2003) Mites (Arachnida, Acari) on Citrus sinensis L. Osbeck orange trees in the State of Amazonas, Northern Brazil. Acta Amazonica, 41(4) 2011: 557 – 566. [8]. Affandi, Corpuz-Raros L. A., and Stephen G. R. (2005) Diversity and abundance of mites in a Mandarin citrus orchard in West Sumatra. Indonesian J. Agricul. Sci. 6(2): 52-58. [9]. Morais R.M. de (2007). Spiders and Predatory Mites in the Canopies of Organically Managed Montenegrina Tangerine Trees, in Montenegro County, RS. Neotropical Entomol. 36(6): 939-948. 49

[10]. Daud, R. D., & Feres, R. J. (2005). Diversidade e flutuação populacional de ácaros (Acari) em Mabea fistulifera Mart.(Euphorbiaceae) de dois fragmentos de mata estacional semidecídua em São José do Rio Preto, SP. Neotrop. Entomol, 191-201. [11]. Fadamiro H. (2009). Diversty and Seasonal Abundance of Predacious Mites in Alabama Satsuma Citrus, Ann. Entomol. Soc. Amer. 102(4): 617-628. [12]. Sahraoui, H., Tixier, M. S., Lebdi-Grissa, K., & Kreiter, S. (2014). Diversity and abundance of Phytoseiidae (Acari: Mesostigmata) in three crop management strategies of citrus orchards in Tunisia. [13]. Souza I.V. de, Argolo P.S., Júnior M.G.C.G., Moraes G.J. de, Bittencourt M.A.L., Oliveira A.R. (2015). Phytoseiid mites from tropical fruit trees in Bahia State, Brazil (Acari, Phytoseiidae). ZooKeys 533: 99– 131. [14]. Subhasree M., Shelley A. and Sujay G. (2017) Faunal account of the predatory mites (Acari: Cunaxidae and Phytoseiidae) from the Agri horticultural crops of south Bengal with three new records from India. J. Entomol. Zool. Stu., 5(6): 1804-181. [15]. Abdelgayed A.S., Negm M.W., Eraky S.A., Helal T.Y. and Moussa S.F.M. (2017) Phytophagous and Predatory Mites Inhabiting Citrus Trees in Assiut Governorate, Upper Egypt. Assiut J. Agricul. Sci., 48: 173- 181. [16]. Marie-Stephane T. (2018) Predatory Mites (Acari: Phytoseiidae) in Agro-Ecosystems and Conservation Biological Control: A Review and Explorative Approach for Forecasting Plant-Predatory Mite Interactions and Mite Dispersal, Frontiers in Ecology and Evolution www.frontiersin.org . [17]. Nguyễn Đức Tùng và Patrick De Clercq (2018). Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện bắt mồi Paraphytoseius cracentis (Acari: phytoseiidae) nuôi trên hai vật nuôi khác nhau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(2): 95-104. 50

[18]. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2014). Nghiên cứu ứng dụng nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae để quản lý nhện hại trên cây rau ăn quả tại Tp. HCM: 11-15. [19]. Shannon, C.E. and Wiener, W. (1963). The mathematical theory of communities. Illinois: Urbana 9 University, Illinois Press. [20]. Lê Quốc Huy (2005). Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích định lƣợng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật. [21]. Dƣơng Trí Dũng (2001). Tài nguyên thuỷ sinh vật, Trƣờng Đại học Cần Thơ. [22]. Ngô Xuân Quảng (2020). Quan trắc sinh học phục vụ quản lý môi trƣờng nƣớc (nghiên cứu điển hình tỉnh Bến Tre). Nhà xuất bản Nông nghiệp. [23]. Lại Thu Hiền và Vũ Quang Mạnh (2018). Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của quần xã ve giáp (Acari: ) ở vùng Ba Vì, Hà Nội. [24]. Zhang Z.Q. (2003). Mites of greenhouses: Identification, Biology and control. CABI Publishing, 256pp. [25]. Amano, H., & Chant, D. A. (1978). Some factors affecting reproduction and sex ratios in two species of predacious mites, Phytoseiulus persimilis Athias-Henriot and Amblyseius andersoni (Chant)(Acarina: Phytoseiidae). Canadian Journal of Zoology, 56(7), 1593-1607. [26]. Pielou, E. C. (1966). The measurement of diversity in different types of biological collections. Journal of theoretical biology, 13, 131-144. [27]. Margalef, D. R. (1958). Information theory in ecology. General Systems, 3, 36 – 71. [28]. Simpson, E. H. (1949). Measurement of diversity. Nature, 163(4148), 688-688. [29]. Ho C.C., Shih H. T., Chen W.H. (2003) Eight phytoseiid mites from the Matsu Islands. Plant Protection Bulletin-Taipei, 45(2): 143-154. 51

[30]. Oliveira D.C., Charanasri V., Kongchuensin M., Konvipasruang P., Chandrapatya A., Moraes G.J de (2012) Phytoseiidae of Thailand (Acari: Mesostigmata), with a key for their identification. Zootaxa 3453 (1): 1 – 24. [31]. Fang X.D., Nguyen V.L., Ouyang G.C., Wu W.N (2020) Survey of phytoseiid mites (Acari: Mesostigmata, Phytoseiidae) in citrus orchards and key for Amblyseiinae in Vietnam. Acarologia 60 (2): 254 267. [32]. Wainstein, B. A., & Begljarov, G. A. (1971). New species of Amblyseius (, Phytoseiidae) from the Primorsky Territory. Zool Zhur, 50, 1803-1812. [33]. Ehara S., Yokogawa M. (1977) Two new Amblyseius from Japan with notes on three other species (Acari: Phytoseiidae). Proc. Jp.. Syst. Zool. 13: 50 – 58. [34]. Wu W.N. (1982) Notes on the genus Amblyseius Berlese with descriptions of two new species form citrus orchards in South China (Acari: Phytoseiidae). Acta Ent. Sinica 25 (1): 96 – 101. [35]. Ryu M.O., Lee W.K. (1992) Ten newly recorded phytoseiid mites (Acari: Phytoseiidae) form Korea. Korean J. Entomol. 22 (1): 23 – 42. [36]. Pritchard, A., & Baker, E. (1962). Mites of the family Phytoseiidae from Central Africa, with remarks on the genera of the world. Hilgardia, 33(7), 205-309. [37]. Moraes G.J.de, McMurtry J.A., Denmark H.A. (1986). A catalog of the mite family Phytoseiidae. References to taxonomy, synonymy, distribution and habitat. EMBRAPA - DDT, Brasilia, Brazil, 353 pp. [38]. Denmark & Welbourn (2002). Revision of the genera Amblydromella Muma and Anthoseius de Leon (Acari: Phytoseiidae). International Journal of Acarology, Volume 28, 2002. [39]. Moraes G.J. de, McMurtry J.A., Denmark H.A., Campos C.B. (2004a) A revised catalog of the mite family Phytoseiidae. Zootaxa, 434: 1 - 494. 52

[40]. Oomen, P. A. (1982). Studies on population dynamics of the scarlet mite, Brevipalpus phoenicis, a pest of tea in Indonesia (Doctoral dissertation, Oomen). [41]. El-Banhawy, E., Irungu, L., & Mugo, H. M. (2009). Survey of predacious phytoseiid mites (Acari: Phytoseiidae) inhabiting coffee trees in Kenya with descriptions of some new species. Acarologia XLIX, 3-4. [42]. Wu W.N., Ou J.F., Huang J.L. (2009). Fauna Sinica, Invertebrate Vol. 47, Arachnida, Acari, Phytoseiidae. Beijing: Science Press. 511 pp. [43]. Huang M.D. 2011. Studies and application of Phytoseiids in China. Guangzhou: Sun Yat-sen University Press. 104 pp. [44]. Zhang, Y. X., Lin, J. Z., & Ji, J. (2002). Controlling Panonychus citri (McGregor) with Amblyseius cucumeris produced in factory. Plant Prot. Tech. Ext, 22, 25-28. [45]. Ouyang C.H., Tang Y.Z., Zhong L., Zhong A.P. (2007). Report on the effects of releasing Amblyseius barkeri (Hughes) to control Panonychus citri McGregor in Anyuan County. Jiangxi Plant Prot., 30: 101- 104. [46]. Fang, X., Lu, H., Ouyang, G., Xia, Y., Guo, M., & Wu, W. (2013). Effectiveness of two predatory mite species (Acari: Phytoseiidae) in controlling Diaphorina citri (Hemiptera: Liviidae). Florida Entomologist, 1325-1333. [47]. Fang X.D., Ouyang G.C., Lu H.L., Guo M.F., Wu W.N. (2018). Ecological control of citrus pests primarily using predatory mites and the bio-rational pesticide matrine. Int. J. Pest Manage., 64(3): 262-270. [48]. Thind, J., & Bhullar, R. S. M. B. (2020) Effect of abiotic factors on seasonal incidence of mites on pear trees in Amritsar region. J. Entomol. Zool. Stu., 8(4): 2128-2138. 53

[49]. Skirvin DJ, Fenlon JS (2003) The effect of temperature on the functional response of Phytoseiulus persimilis (Acari: Phytoseiidae). Exp Appl Acarol 31:37–49. [50]. Barbar Z, Tixier MS, Kreiter S (2007) Assessment of pesticide susceptibility for Typhlodromus exhilaratus and Typhlodromus phialatus strains (Acari: Phytoseiidae) from vineyards in the south of France. Exp Appl Acarol 42:95–105. 54

PHỤ LỤC 1 SÂU BỆNH VÀ NHỆN HẠI THƢỜNG XUẤT HIỆN TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH PHỔ BIẾN NHẤT

I. SÂU BỆNH HẠI 1. âu v b a Sâu vẽ bùa thƣờng gây hại chồi và lá non, lá bị sâu gây hại co dúm, quăn queo, biến dạng ảnh hƣởng đến đến sinh trƣởng và phát triển của cây. Ngoài gây hại trực tiếp, sâu vẽ bùa tạo vết thƣơng để bệnh loét, sẹo xâm nhiễm, nhất là trong vƣờn ƣơm cây giống. Do đó trên những vƣờn cây thƣờng bị sâu vẽ bùa gây hại, cần tăng cƣờng chăm sóc cho lộc non ra tập trung, khi lộc xuất hiện tiến hành phòng trừ kịp thời bằng thuốc hóa học. 2. Rệp muội: Là đối tƣợng gây hại quanh năm trên các vƣờn cây ăn quả, thƣờng gây nên hiện tƣợng lá vàng úa, phủ kín muội đen, dẫn đến giảm khả năng quang hợp, năng suất và chất lƣợng quả. Trƣởng thành và rệp non chích hút dịch cây trên lộc non, cành non, làm cho lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết ra nƣớc nhờn là điều kiện cho nấm bệnh muội đen phát triển, vì vậy cần thƣờng xuyên kiểm tra, tăng cƣờng công tác chăm sóc cho lộc ra tập trung. 3. âu xanh bướm phượng gây hại phổ biến ở các vùng trồng cam quýt, sâu non ăn lá và búp non, ảnh hƣởng đến quang hợp của cây, hàng năm sâu non xuất hiện và gây hại trên vƣờn bƣởi từ tháng 4 đến tháng 9. 4. Ruồi đục quả Phát sinh gây hại nhiều loại cây trồng, trên cây ăn quả có múi, ruồi gây hại chủ yếu khi quả bắt đầu chín, cao điểm gây hại từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11; trƣởng thành cái dùng ống đẻ trứng châm qua vỏ quả, đẻ vào nơi tiếp giáp vỏ quả và thịt quả; dòi ăn thịt quả, tuổi càng lớn đục vào phía trong gây thối và rụng quả. 5. ệnh n t thân x m Bệnh phát sinh gây hại nặng trong điều kiện mƣa ẩm, trên những vƣờn cây kém chăm sóc, dinh dƣỡng không cân đối, đất thiếu hữu cơ, cây còi cọc chậm phát triển, mật độ quá dày thiếu ánh sáng, vùng đất trũng thấp, thƣờng xuyên ngập nƣớc có độ ẩm cao, thoát 55

nƣớc kém. Để hạn chế bệnh phát sinh gây hại cần xây dựng hệ thống thoát nƣớc tốt, bón phân cân đối, nhất là tăng cƣờng bón phân hữu cơ hoai mục để làm giàu vi sinh vật đối kháng trong đất. Thƣờng xuyên kiểm tra mức độ phát sinh gây hại của bệnh nhất là những vùng hàng năm thƣờng bị bệnh gây hại nặng để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, hiệu quả. 6. ệnh vàng lá thối rễ Lá chuyển màu vàng, dễ rụng khi bị lay nhẹ. Lúc đầu chỉ có vài nhánh biểu hiện lá vàng, cây vẫn sống nhƣng ở phần rễ cây bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết. Bệnh phát triển mạnh trên những vƣờn cây thoát nƣớc kém, thƣờng xuyên bị ngập úng trong mùa mƣa lũ. 7. ệnh s o Nấm bệnh thƣờng gây hại trên lá, cành non, vết bệnh là những đốm nhỏ có màu vàng cam hơi đỏ và ở xung quanh có lớp viền nhạt màu. Bệnh nặng làm cho cây có những đốm chi chít mặt dƣới lá, khiến lá vàng và rụng sớm, cành bị teo lại, chồi trở nên kém phát triển và héo khô. Để hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm bệnh, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời 8. Bệnh loét: Bệnh xuất hiện trên cành, lá non và trái, vết bệnh là những chấm nhỏ có đƣờng kính trên dƣới 1mm, màu trong vàng, thƣờng thấy ở mặt dƣới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dƣới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt, cây con bị bệnh nặng thƣờng bị rụng lá. Bệnh loét phát sinh gây hại nặng và lây lan trong mùa mƣa nên cần chú ý phun phòng bệnh định kỳ trên những vƣờn cây hàng năm thƣờng bị nhiễm bệnh II. NHỆN HẠI Nhóm nhện (nhện đỏ, nhện rám vàng, nhện trắng) phát sinh gây hại quanh năm, tuy nhiên thƣờng gây hại nặng trong vụ Xuân, trong điều kiện thời tiết khô, nóng nhện phát sinh gây hại mạnh. Nhện tập trung gây hại trên lá, quả, nhện hại nặng lá, quả chuyển màu trắng bạc và rụng. 1. Nhện vàng thuộc họ Eriophyidae 56

Nhện vàng thuộc họ Eriophyidae, bộ Acari. Trƣởng thành màu vàng tƣơi, có hình dạng giống nhƣ củ cà rốt, con cái kích thƣớc dài khoảng 0,1mm. Trƣởng thành đẻ trứng vào những phần lõm trên trái và trên bề mặt lá. Nhện gây hại trên trái, lá và cành nhƣng quan trọng nhất là trên trái. Trên trái, nhện gây hại giai đoạn trái non, bằng cách cạp và chích hút dịch của vỏ trái, làm vỏ trái bị nám và có hiện tƣợng da lu. Trái bị hại thƣờng có vỏ dày hơn bình thƣờng và trái nhỏ kém phát triển, giảm phẩm chất trái. 2. Nhện đỏ trên cây có múi, Panonychus citri (McGregor) P. citri ăn trên lá, quả và thỉnh thoảng ăn trên những cành non gây ra hiện tƣợng cháy xám, bạc lá. Nếu bị nặng, cây sẽ bị rụng hết lá, đặc biệt là trong mùa khô (Jeppson và ctv, 1975). Nhện đỏ thuộc họ Tetranychidae. Trƣởng thành nhện đỏ tròn, dài khoảng 0,35mm, màu đỏ sậm. Nhện đỏ tấn công trên lá và trái chích cạp và hút nhựa lá và trái. Trên lá, nhện bám ở mặt dƣới lá, vết cạp và hút tạo thành những chấm nhỏ li ti trên mặt lá. Khi bị nặng, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, sau đó lá bị khô và rụng. Nhện đỏ tấn công cả trên cành non, làm cành khô và chết. Trên trái, nhện đỏ sống tập trung ở phần cuống trái, đít trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì và làm vở tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái bị biến màu, tạo những đốm nhám sần sùi trên vỏ trái (nông dân còn gọi là da cám). Nhện đỏ hai chấm trên cây có múi, Tetranychus urticae Loài nhện đỏ hai chấm (T. cinnabarius, T. urticae) xuất hiện ở vùng trồng quít có mùa hè khô, chẳng hạn vùng Địa Trung Hải, một phần Nam Phi và một phần California. Chúng thƣờng gây hại nặng ở mặt dƣới lá, tại đây chúng phát triển thành từng cụm với nhiều mạng nhện xung quanh. Chúng ăn trên lá non tạo thành nhiều chổ lồi lõm hoặc làm lá úa vàng, hiện tƣợng này cũng có thể nhìn thấy ở mặt trên lá. Nhện đỏ hai chấm cũng gây hại trên quả và ăn trên quả còn xanh, gây ra hiện tƣợng rám nâu ở quả chín (Jeppson và ctv, 1975; Smith Meyer, 1981). 57

Quần thể nhện đỏ hai chấm thƣờng bộc phát vào mùa hè, nhƣng chúng có thể sinh sản quanh năm. Con cái T. urticae ở San Joaquin Valley của California có thể qua đông trên quả ở dạng diapausing (Flaherty, 1978). 3. Nhóm Eutetranychus Một vài loài thuộc nhóm Eutetranychus tấn công các cây có múi, bao gồm Eutetranychus banksi (McGregor) tại Mỹ (Texas và Florida), Mexico và Nam Mỹ; Eutetranychus orientalis (Klein) tại khu vực Địa Trung Hải và châu Á; Eutetranychus africanus và Eutetranychus annekei Meyer tại Nam Phi; Eutetranychus sudanicus El Badry tại Sudan (Jeppson và ctv, 1975) và Eutetranychus monodi André tại Mauritania (Gutierrrz, 1976; Coudin và Galvez, 1976; 1977). Nhóm nhện này ăn trên bề mặt lá và bề mặt trái, tạo ra những đốm vàng. Lá bị nhiễm nặng sẽ bị rụng (Jeppson và ctv, 1975; Schwartz, 1978; Coudin và Galvez, 1976; 1977). Giống nhƣ nhện đỏ P. citri, nhóm Eutetranychus phát tán nhiều hơn trên bề mặt lá, tạo thành cụm nặng hơn nhóm Tetranychus. Simanton (1976) đã quan sát thấy cả E. banksi và P. citri cùng xuất hiện với mật độ thấp nhƣng luôn luôn có một loài thay thế loài khác trên cây với mật số cao. Có rất ít thông tin về việc sử dụng nhện bắt mồi để trừ nhóm nhện hại Eutetranychus. Ngƣời ta nhận thấy rằng hành vi hình thành quần thể của nhóm nhện này là tƣơng tự nhƣ nhóm nhện đỏ P. citri nhƣng ít tạo mạng hơn. Vì vậy, họ suy đoán rằng nhóm nhện bắt mồi tấn công P. citri cũng sẽ tấn công nhóm Eutetranychus (Swirski và ctv, 1967; 1970). 4. Nhóm Eotetranychus Jeppson và ctv (1975) đã công bố có 7 loài Eotetranychus gây hại citrus. Bốn trong số những loài đó có nguồn gốc từ Châu Á: Eotetranychus cendanai Rimando từ Philippines và Đông Nam Á, Eotetranychus kankitus Ehara từ Nhật, Eotetranychus mandensis Manson và Eotetranychus pamelae Manson từ Ấn Độ. E. yumensis có nguồn gốc từ vùng sa mạc của 58

Đông Bắc Mỹ và Nam Mexico. E. sexmaculatus là dịch hại trên citrus ở Florida và California (Mỹ). Nhóm Eotetranychus thì nhỏ, màu xanh đến vàng, thƣờng tập trung ở bề mặt dƣới lá, tạo mạng từ gân giữa lá đến gân xung quanh. Một số loài, đặc biệt là E. lewisi và E. yumensis cũng phát triển nhanh chóng trên trái. Những nơi bị hại thƣờng có màu vàng trên cả hai mặt lá. Nếu quần thể tiếp tục gia tăng, hiện tƣợng rụng lá có thể xảy ra (Jeppson và ctv, 1975). 5. Nhện trắng thuộc họ Tarsonemidae Nhện trắng thuộc họ Tarsonemidae. Trƣởng thành cái có màu trắng hay màu vàng nhạt, cơ thể có hình bầu dục dài khoảng 0,2mm. Nhện trắng thƣờng thích tấn công phần vỏ trái non nằm trong tán lá. Khi bị gây hại, bề mặt vỏ trái mất màu, phát triển không đều, gần giống triệu chứng da cám. Trái có thể bị biến dạng ngƣng phát triển và rụng sau đó. Khi mật số cao, nhện trắng tấn công cả lá non, làm lá biến màu và phát triển cong queo. 59

PHỤ LỤC 2 NHỆN NHỎ BẮT MỒI TRÊN CÂY CÓ MÖI

Nhóm nhện nhỏ bắt mồi Phytoseiidea đƣợc phát hiện ở nhiều ở những khu vực trồng cây có múi không phun xịt thuốc hoặc phun xịt thuốc có chọn lọc. Nhóm nhện bắt mồi phổ biến nhất có thể kể đến là Euseius (= finlandicus nhóm của Amblyseius) (McMurtry, 1977). Thông thƣờng, nhóm Euseius sử dụng phấn hoa làm nguồn thức ăn chính. Vì vậy, chúng có thể đạt đến mật số cao nhất vào mùa xuân khi mà nguồn phấn hoa rất phong phú (McMurtry 1969; Kennett và ctv 1979). Tuy nhiên, khi có sự xuất hiện của nhóm nhện bắt mồi này thì mật số của nhện hại P. citri bị giảm rất đáng kể tại một số khu vực nhƣ California (Mỹ), Nam Phi, Chile (McMurtry 1977) và Öc (Beattie, 1978). Những nghiên cứu tại California bởi Kennett và Flaherty (1974) và McMurtry (1969) đã chỉ ra rằng nếu E. hibisci tích lũy sớm vào đầu xuân với tỷ lệ ít nhất 1 con bắt mồi và 3 con nhện đỏ P. citri thì E. hibisci thƣờng kìm hãm mật số nhện đỏ ở mức thấp nhất ở các giai đoạn sau, hoặc ngăn cản sự gia tăng mật số trong suốt mùa hè. Keetch (1972) đã chứng minh rằng mật số P. citri bị giữ ở mức thấp trên cây khi có sự hiện diện của E. addoensis (Van der Merwe & Ryke) nhƣng sẽ đạt đến mức rất cao khi không có sự hiện diện của nhện bắt mồi. Những nghiên cứu này cũng đã xác định chính xác tỷ lệ con nhện đỏ và nhện bắt mồi là 3:1 sẽ kiềm giữ mật số nhện hại ở mức thấp nhất. Những loài thuộc giống Amblyseius thƣờng hiện diện trong vƣờn cam quít trồng ở vùng ẩm. Ambyseius eharai Amitai & Swirski và Amblyseius herbicolus (Chant) đƣợc cho là những loại nhện bắt mồi quan trọng của nhện đỏ hại cây có múi ở Nhật và Öc (Tanaka và Kashio, 1977; Beattie, 1978). Trong khi đó, A. newsami (Evans) đƣợc báo cáo là loài bắt mồi quan trọng bậc nhất của nhện đỏ P. citri tại tỉnh Guangdong, Trung Quốc (Huang, 1978). 60

E. hibisci cũng là tác nhân quan trọng trong phòng trừ sinh học các loại bọ trĩ hại cam quít, Scirtothrips citri (Moulton) tại California (Tanigoshi và Griffiths, 1982; Tanigoshi và ctv, 1984). Ứng viên quan trọng nhất trong phòng trừ sinh học nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae là Typhlodromus occidentalis Nesbitt tại California, hoặc Phytoseius persimilis tại Ý và Morocco. Nhóm nhện Euseius, chẳng hạn nhƣ E. stipulatus cũng đƣợc sử dụng để trừ T. urticae tại những vùng này. Ngoài ra, Neoseiulus californicus cũng đƣợc sử dụng nhƣ tác nhân phòng trừ sinh học để trừ T. urticae gây hại trên các vƣờn cam tại Tây Ban Nha và Đông Tây Ban Nha (Abad-Moyano và ctv, 2010; 2009), trừ T. urticae trên các loại cây có múi (Urbaneja và ctv, 2008). Phytoseiidae đƣợc coi là nhóm bắt mồi quan trọng bậc nhất đối với nhóm nhện hại này. Typhlodromus floridanus Muma và T. occidentalis là hai loài bắt mồi chuyên tính đối với nhóm nhện hại Eotetranychus. Loài T. floridanus thì ít chuyên tính hơn nhƣng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kìm hãm loài nhện hại này (Muma 1970a). NNBM họ Phytoseiidae trong tự nhiên là nhóm quan trọng trong việc kiểm soát sinh học nhƣ sâu hại thực vật, đặc biệt là nhện (Tetranychidae), ve hại (Tenuipalpidae), rệp sáp và ve mật (Eriophyidae), bƣớm trắng, bọ trĩ (Thysanoptera), tuyến trùng và nấm. Amblyseius Swirskii Athias -Henriot là loài phát triển mạnh ở vùng khí hậu cận nhiệt đới, ẩm ƣớt, ít thích nghi với khí hậu lạnh hoặc khô. Loài này giúp kiểm soát những côn trùng, sâu, nhện hại nhƣ: Ruồi trắng, nhộng, bọ trĩ, rầy, các loại sâu hại trên cây có múi. Loài Cydnoseius negevi có mặt trên tất cả các loài thực vật là thiên địch của các bọ ve (Oligonychus afrasiaticus), ấu trùng bọ trĩ, các loài rệp sáp. Loài này có khả năng chống chịu với những chất điều hòa sinh trƣởng của côn trùng gây hại. 61

Phytoseiulus persimilis (Athias- Henriot) đây là kẻ săn mồi kiểm soát ve nhện trên nhiều loại cây trồng vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Chúng đã trở nên kháng với hầu hết các loại thuốc trừ sâu đang sử dụng nhƣng chúng nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm từ các loài nhện hại bị nhiễm bệnh khi chúng ăn phải. Euseius scutalis (Athias- Henriot) là động vật ăn thịt các loài ve bét gây hại gồm ve Eutetranychus directionalis, Oligonychus afrasiaticus, Panonychus citri, Panonychus ulmi, Phyllocoptruta oleivora, Tetranychus urticae, Brevipalpus californiaicus và sâu bƣớm trắng Bemisa tabaci, parabemisia myricae. Typhlodromus athiasae Porath and Swirski loài ve này là loài săn mồi quan trọng của ve đỏ châu Âu, Panonychus ulmi trên táo và Panonychus citri trên cây có múi. Iphiseius degenerans (Berlese) là một loài săn mồi quan trọng đối với một số loài gây hại chính nhƣ ve nhện hại Eutetranychus directionalis, Phyllocoptruta oleivora, bọ trĩ Frankliniella directionalis, các loài nấm entomopathogen Beauveria bassiana (Bals – Criv) Mặc dù những nghiên cứu về hiệu quả của nhện bắt mồi dƣới những điều kiện khác nhau là không nhiều, nhiều nghiên cứu đã khẳng định về khả năng của nhện bắt mồi trong việc kìm hãm mật số của nhện hại ở mức thấp (nhƣ các ví dụ cụ thể đã nêu trên). Dự báo về phòng trừ tự nhiên dựa trên tỷ lệ con bắt mồi và con mồi sẽ dễ dàng cho việc xây dựng và phát triển những chƣơng trình về quản lý nhện hại. Điều này đã đƣợc tiến hành thử nghiệm đối với nhện đỏ P. citri và nhện bắt mồi nhóm Euseius tại Nam Phi và California (Keetch, 1972; Kenett và Flaherty, 1974). 62

PHỤ LUC 3

THUỐC HÓA HỌC MÀ CÁC HỘ NÔNG DÂN THƢỜNG SỬ DỤNG TRÊN CÂY BƢỞI DA XANH ĐỂ PHÕNG TRỪ SÂU, BỆNH, NHỆN HẠI

STT NHÓM SÂU BỆNH HẠI, NHỮNG LOẠI THUỐC NÔNG DÂN NHỆN HẠI TRÊN CÂY THƢỜNG SỬ DỤNG BƢỞI DA XANH 1 Sâu vẽ bùa, rệp muội, sâu Reasgant 3.6 EC, Trebon 20WP, Tasieu xanh bƣớm phƣợng. 1.9EC, Applaud 25SC, Dầu khoáng DS 98, Vibamec 3.6EC 2 Ruồi đục quả VIZUBON-D 3 Bệnh nứt thân xì mủ Aliette 80 WP, Ridomil Gold 68 WP, Insuran 50 WG, Aliette, Ridomil Gold 68 WP, Insuran 50 WG 4 Thuốc trừ nấm gây bệnh Aliette 80WP, Ridomil Gold 68, Insuran vàng lá thối rễ 50 WG, Aliette 80 WP, Ridomil 72 WP, Benomyl 50 WP, Norshield 86.2 WG

Phòng trừ tuyến trùng gây Thuốc gốc Ethoprophos (Etocap 10 G, bệnh vàng lá thối rễ Mocap 10 G, Nisuzin 10 G, Vimoca 10 G & 20 ND...), Regent 0,3 G, Supracide 40 ND, Actara 25 WG, Trebon 10 ND, Enspray 99,9 EC, DC-Tron Plus 98,8EC 5 Bệnh sẹo Ridomil Gold 68 WP, Aliette 80 WP, Daconil 75 WP, Zineb Bul 80 WP 6 Bệnh loét Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh: Starner 20 WP, Kamsu 2 SL, Xantocin 40 WP 7 Nhóm nhện hại (nhện đỏ, Ortus 5 SC, Dandy 15 EC, Reasgant 3.6 nhện rám vàng, nhện trắng, Nhóm Eutetranychus, EC, Kinalux 25 EC, Saromite 57 Nhóm Eotetranychus) EC, Comda Gold 5 WG, Dầu khoáng SK EnSpray 99 EC, Sulox 80 WP 63

PHỤ LỤC 4

MẪU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRÊN CÂY CÓ MÖI TẠI TỈNH TIỀN GIANG

(Dành cho cán bộ quản lý)

1) Diễn biến diện tích (ha) trồng cây có múi qua các năm 2017 – 2018 tại Tiền Giang

2) Diện tích (ha) cây có múi bị sâu, bệnh qua các năm 2017 – 2018 tại Tiền Giang

64

3) Diện tích (ha) trồng cây Bƣởi da xanh qua các năm 2017 – 2018 tại Tiền Giang

4) Diện tích (ha) cây Bƣởi da xanh bị sâu ,bệnh hại qua các năm 2017 – 2018 tại Tiền Giang

5) Những loại sâu, bệnh, côn trùng gây hại nào thƣờng xuất hiện nhiều nhất vào mùa nắng trên cây có múi tại Tiền Giang? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……… 65

6) Những loại sâu, bệnh, côn trùng gây hại nào thƣờng xuất hiện nhiều nhất vào mùa mƣa trên cây có múi tại Tiền Giang? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

7) Sở Nông nghiệp mỗi năm có bao nhiêu cuộc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trồng cây có múi? bằng những hình thức nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

8) Có những loài nhện gây hại nào thƣờng xuất hiện trên cây Bƣởi da xanh ở tỉnh Tiền Giang? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

9) Những loài nhện bắt mồi (thiên địch) nào thƣờng xuất hiện trên cây Bƣởi da xanh ở tỉnh Tiền Giang?

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

10) Sở Nông nghiệp có hổ trợ giúp đỡ ngƣời nông dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm hay khâu bảo quản sản phẩm? bằng hình thức nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

66

11) Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu của các loại quả của cây có múi là ở đâu? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

12) Vui lòng cho biết những thuận lợi, khó khăn và giải pháp giúp ngƣời nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây có múi an toàn (theo tiêu chuẩn VietGap)? (Phần giải pháp: nêu những giải pháp đã thực hiện và kiến nghị giải pháp tƣơng lai) ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

13) Cây bƣởi da xanh cho Sản lƣợng trung bình hàng năm là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……

14) Giá trị kinh tế mà cây Bƣởi da xanh mang lại cho Tỉnh trung bình hàng năm là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quí anh (chị) 67

PHỤ LỤC 4

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC CÂY BƢỞI DA XANH TẠI TỈNH TIỀN GIANG

(dành cho các hộ nông dân)

I. Thông tin chung 1. Họ và tên chủ vƣờn:………………………………………………………… 2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………… 3. Điện thoại liên lạc:………………………………………………………….. 4. Sản xuất theo GAP (VietGap, Globalgap) Có  Không  5. Có đƣợc cấp chỉ dẫn về địa lý hay không? 6. Giống Mua  Tự sản xuất  Nếu mua thì cho biết: + Tên cơ sở sản xuất giống và nhân giống ...... 7. Độ tuổi của vƣờn: + Giai đoạn kiến thiết cơ bản: ...... Tổng số cây: ...... + Giai đoạn kinh doanh (3-5 năm tuổi): ...... Tổng số cây: ...... + Giai đoạn kinh doanh (> 5 năm): ...... Tổng số cây: ...... 8. Loại đất trồng: ...... 9. Diện tích vƣờn: ...... Độc canh  Xen canh  + Nếu xen canh, trồng xen với những loại cây gì? ...... + Diện tích trồng xen (toàn phần hay một phần): ...... 10. Số năm kinh nghiệm trồng bƣởi da xanh: ...... 11. Trƣớc đây đã từng trồng cây gì trên diện tích canh tác hiện nay? ...... II. Thông tin về kỹ thuật trồng cây Bƣởi da xanh: 1. Có trồng cây chắn gió không?...... Loại cây trồng chắn gió: …………... 2. Khoảng cách trồng:……………………… Mật độ trồng………………………..…

68

Bón vôi: Có  Không  + Mục đích bón: + Liều lƣợng:……..kg/gốc; Số lần bón/năm: ……………….. 4. Loại phân hữu cơ bón gốc: + Thời điểm sử dụng:…………….kg/gốc + Lƣợng sử dung:………………...kg/gốc 5. Phân hữu cơ tự chế biến hay mua từ thị trƣờng? ……………………………………………………………………………………….. + Tên thƣơng mại của loại phân sử dụng:………………………………………... + Liều lƣợng bón:………………………………………………………………… + Có ủ hoai trƣớc khi bón không?...... + Phƣơng pháp ủ (nếu có sử dụng):………………………………………………. 6. Sử dụng phân hóa học:

STT Loại Liều lƣợng sử Số lần bón/năm/Thời Phƣơng pháp sử phân dụng gian bón dụng

1

2

3

7. Sử dụng phân bón lá, chất kích thích sinh trƣởng:

STT Loại phân bón Liều lƣợng sử dụng Thời gian áp Phƣơng pháp sử lá, chất kích dụng/Số lần sử dụng thích sinh dụng/vụ/năm trƣởng

1

2

69

8. Các loại thuốc BVTV thƣờng sử dụng

STT Tên thuốc/hoạt Liều lƣợng sử dụng Thời gian áp Phƣơng pháp chất ml,gr/bình 8, 16, 25 dụng/Số lần sử sử dụng lít dụng/vụ/năm

Thuốc trừ bệnh

1

2

Thuốc trừ sâu

1

2

….

Thuốc trừ cỏ

1

2

Đối tƣợng khác

9. Chế độ tƣới; - Nguồn nƣớc tƣới:……………………………………………………………….. - Thời gian tƣới:………………………………………………………………….. - Phƣơng pháp tƣới:………………………………………………………………. - Số lần tƣới:……………………………………………………………………… 10. Tỉa cành tạo tán: - Thời điểm nào trong năm? …………………………………………………...... - Thời điểm? ……………………………………………………………………... - Phƣơng pháp tỉa:………………………………………………………………... 70

11. Chế độ làm cỏ: - Loại cỏ: ………………………………………………………………...... - số lần làm cỏ:…………………….. lần/tháng. - Phƣơng thức làm cỏ:……………………………………………………………. - Loại thuốc trừ cỏ sử dụng:……………………………………………………… 13. Tuổi cây xử lý ra hoa:……………………………………………………………. 14. Năng suất trung bình/vụ (kg/cây):……………………………………………….. III. Một số sâu bệnh thƣờng gặp và phƣơng pháp xử lý: STT Tình hình dịch hại Phƣơng pháp xử lý

Tên sâu, Bộ phận Mức độ Tên Thời Liều Hiệu bệnh hại gây hại gây hại thuốc xử gian sử lƣợng sử quả sử (*) lý dụng dụng dụng

1

2

3

4

....

Ghi chú: (*) (+) xuất hiện rất ít (tần số bắt gặp < 5%), (++) xuất hiện ít (tần số bắt gặp < 5% - 10%) (++), xuất hiện thƣờng xuyên (tần số bắt gặp < 11% - 50%) và (++) xuất hiện nhiều (tần số bắt gặp > 50%).

Ngày...... tháng...... năm...... Hộ điều tra Ngƣời điều tra

PHỤ LỤC 05: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT (QUẢ) ĐƢỢC CHỨNG NHẬN VIETGAP,

Tên cơ sở Diện Sản Tiêu chuẩn đƣợc chứng tích phẩm Số chứng nhận Năm đƣợc Năm hết Tổ chức chứng Stt nhận (HTX, Địa chỉ Điện thoại chứng Ghi chú chứng hộ (VietGAP, chứng nhận hạn nhận THT, hộ gia nhận nhận GlobalGAP) đình,…) (ha)

Tổng 79,75 70

THT sản xuất Công ty TNHH Xã Mỹ Phong, Bƣởi da Còn hiệu 1 bƣởi da xanh 0986658345 10 5 VietGAP 16/12/2016 15/12/2018 công nghệ TP. Mỹ Tho xanh lực Mỹ Phong NHONHO THT Bƣởi da Công ty TNHH xã Đạo Thạnh, Bƣởi da Còn hiệu

2 xanh Đạo 0987453457 10 5 VietGAP 2017 2019 công nghệ 71 Tp. Mỹ Tho xanh lực

Thạnh NHONHO Ấp Bình Thành, THT bƣởi da Công ty TNHH xã Tân Mỹ Bƣởi da 3 xanh Bình 01696682683 10 5 VietGAP 22/12/2015 21/12/2017 công nghệ Chánh, TP. Mỹ xanh Thành NHONHO Tho Xã Mỹ Đức Công ty TNHH THT bƣởi Bƣởi da Còn hiệu 4 Tây, huyện Cái 0909110684 12.75 5 VietGAP 29/11/2016 28/11/2018 công nghệ Mỹ Đức Tây xanh lực Bè NHONHO THT bƣởi, Công ty TNHH Xã Mỹ Lƣơng, Bƣởi da Còn hiệu 5 cam sành Mỹ 01676434573 10 5 VietGAP 29/11/2016 28/11/2018 công nghệ huyện Cái Bè xanh lực Lƣơng NHONHO Xã Đông Hòa Bƣởi da 6 Ấp An Lợi 2 5 Bình thƣờng Hiệp, Cái Bè xanh Ấp Đông Xã Nhị Quý, Bƣởi da 7 2 5 Bình thƣờng Hòa Cai Lậy xanh Ấp Hiệp Xã Hiệp Đức, Bƣởi da 8 2 5 Bình thƣờng Ngãi huyện Cai Lậy xanh Tổ SX Bƣởi Phú Hòa, Long Công ty TNHH Bƣởi da 9 da xanh Phú Khánh, TX. Cai 0983569454 10 5 VietGAP 15/12/2014 14/12/2016 công nghệ xanh Hòa Lậy NHONHO

DNTN Long Xã Long Thuận, Bƣởi da Nông nghiệp Còn hiệu 10 1 1 13/1/2018 1/12/2019 SIS CERT Thuận Châu Thành xanh hữu cơ lực Xã Dƣỡng Bƣởi da 11 Ấp Tây Hòa Điềm, Châu 2 5 Bình thƣờng xanh Thành THTSX Bƣởi Xã Long Định, Bƣởi da 12 da xanh Long 2 5 Bình thƣờng Châu Thành xanh Định Ấp Tân Bình Xã Tân Thuận Bƣởi da 13 0834656657 2 4 Bình thƣờng 1 Bình, Chợ Gạo xanh Ấp Bình Xã Bình Phục Bƣởi da 14 0908191191 2 5 Bình thƣờng Khƣơng 1 Nhứt, Chợ Gạo xanh Xã An Thạnh Bƣởi da 15 Bùi Ngọc Ấn 2 5 Bình thƣờng Thủy, Chợ Gạo xanh

72