Vi Tảo (Microalgae)

Vi Tảo (Microalgae)

Vi tảo (Microalgae) Vi tảo (Microalgae) là tất cả các tảo (Algae) có kích thước hiển vi. Muốn quan sát chúng phải sử dụng tới kính hiển vi.Trong số khoảng 50 000 loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3. Năm 1969 R.H. Whitake đưa ra hệ thống phân loại 5 giới, trong đó toàn bộ Tảo được xếp trong giới Nguyên sinh. Sau khi đề xuất việc phân chia sinh giới thành 3 lĩnh giới (domain) Carl R. Woese đề xuất hệ thống phân loại 6 giới ( Vi khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật) thì toàn bộ Tảo vẫn được xếp trong giới Nguyên sinh. Gần đây , theo P.H. Raven và G.B. Johnson (2002) còn có hệ thống phân loại chia lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay Eukaryotic Kingdoms) ra thành 6 giới, gồm có: -Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm Pelomyxa, Giardia. -Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên sinh- trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy), Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods, Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians. -Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms ) -Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại sinh là ngành Chytridiomycota. -Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh (nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta). -Giới Animalia (Động vật) . Như vậy chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa vào giới Nguyên sinh là chưa hợp lý. Có nhiều hệ thống phân loại tảo rất khác nhau. Chúng tôi giới thiệu hệ thống các ngành Tảo (bao gồm cả Vi khuẩn lam- Cyanophyta) và các lớp , bộ chủ yếu theo Peter Pancik ( http://www.thallobionta.czm.sk ) như sau: Cyanophyta - Vi khuẩn lam 1.1 Chroococcales 1.2 Oscillatoriales Prochlorophyta - Ngành Tảo tiền lục Rhodophyta- Ngành Tảo đỏ 1 Bangiophycidae 2 Florideophycidae Heterokontophyta- Ngành Tảo lông roi lệch 1 Chrysophyceae- Tảo vàng ánh 1.1 Chrysomonadales 1.2 Rhizochrysidales 1.3 Chrysocapsales 1.4 Chrysosphaerales 1.5 Phaeothamniales 2 Xantophyceae- Tảo vàng lục 2.1 Heterochloridales 2.2 Rhizochloridales 2.3 Heterogloeales 2.4 Mischococcales 2.5 Heterotrichales 2.6 Botrydiales 3 Bacillariophyceae- Tảo silic 3.1 Coscinodiscales 3.2 Naviculales 4 Phaeophyceae- Tảo nâu 4.1 Isogeneratae 4.2 Heterogeneratae 4.3 Cyclosporae 5 Raphidophyceae Haptophyta- Ngành Tảo lông roi bám Eustigmatophyta- Ngành Tảo hạt Cryptophyta- Ngành Tảo hai lông roi Dinophyta- Ngành Tảo hai rãnh Euglenophyta- Tảo mắt Chlorophyta- Ngành Tảo lục 1 Prasinophyceae 2 Chlorophyceae- Lớp tảo lục 2.1 Volvocales 2.2 Tetrasporales 2.3 Chlorococcales 2.4 Ulotrichales 2.5 Bryopsidales 2.6 Siphonocladales 3 Conjugatophyceae- Lớp Tảo tiếp hợp 3.1 Zygnematales 3.2 Mesotaeniales 3.3 Desmidiales 4 Charophyceae- Lớp Tảo vòng Vi tảo chủ yếu thuộc về các chi trong các ngành sau đây: 1-Ngành Tảo lục (Chlorophyta): Các chi Closterium, Coelastrum, Dyctyosphaerium, Scenedesmus, Pediastrum, Staurastrum, Dunaliella, Chlamydomonas, Haematococcus, Tetraselmis, Chlorella,... 2- Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta) Các chi Melosira, Asterionella, Cymatopleurra, Somphonema, Fragilaria, Stephanodiscus, Navicula, Malomonas, Dinobryon, Peridinium, Isochrysis, Chaetoceros, Phaeodactylum, Skeletonema, Nitzschia...... 3- Ngành Tảo mắt (Euglenophyta): Các chi Phacus, Trachelomonas, Ceratium... 4- Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta): Các chi Porphyridium, Rhodella... Vai trò của vi tảo trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại Tảo nói chung và vi tảo nói riêng có vai trò rất quang trọng trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại. Chúng ta biết rằng đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất. Một số tác giả Hoa Kỳ cho rằng hàng nămg tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70-280 tỷ tấn chất hữu cơ. Trong các thủy vực nước ngọt tảo cung cấp ôxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cách tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Canh tác biển là nhằm trồng và thu hoạch các tảo sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều tảo biển còn khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod... Nhiều tảo đơn bào được nuôi trồng công nghiệp để tạo ra những nguồn thức ăn cho ngành nuôi tôm hay thuốc bổ trợ giàu protein , vitamin và vi khoáng dùng cho người. Một số vi tảo được dùng để sản xuất carotenoid, astaxanthin, các acid béo không bão hòa... Tảo silic tạo ra các mỏ diatomid, đó là loại nguyên liệu xốp, nhẹ, mịn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Tảo phân bố hết sức rộng rãi khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu. Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du (Phytoplankton) còn những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay thành tàu thuyền được gọi là Tảo đáy (Phytobentos). Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi và nhiều loài đã được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm và các mục đích kinh tế khác (hiện đã biết tới 20 000 loài Địa y thuộc 400 chi khác nhau). .

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    7 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us