CUỘC ĐỜI SIÊU VIỆT CỦA 16 VỊ TỔ KARMAPA TÂY TẠNG Biên soạn: Karma Thinley Rinpoche Nguyên tác: The History of Sixteen Karmapas of Tibet Karmapa Rangjung Rigpe Dorje XVI Karma Thinley Rinpoche - Việt dịch: Nguyễn An Cư Thiện Tri Thức 2543-1999 THIỆN TRI THỨC MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................ 7 LỜI TỰA ..................................................................................................... 9 DẪN NHẬP .............................................................................................. 12 NỀN TẢNG LỊCH SỬ VÀ LÝ THUYẾT ................................................ 39 Chương I: KARMAPA DUSUM KHYENPA (1110-1193) ...................... 64 Chương II: KARMAPA KARMA PAKSHI (1206-1283) ......................... 70 Chương III: KARMAPA RANGJUNG DORJE (1284-1339) .................. 78 Chương IV: KARMAPA ROLPE DORJE (1340-1383) ........................... 84 Chương V: KARMAPA DEZHIN SHEGPA (1384-1415) ........................ 95 Chương VI: KARMAPA THONGWA DONDEN (1416-1453) ............. 102 Chương VII: KARMAPA CHODRAG GYALTSHO (1454-1506) ........ 106 Chương VIII: KARMAPA MIKYO DORJE (1507-1554) ..................... 112 Chương IX: KARMAPA WANGCHUK DORJE (1555-1603) .............. 122 Chương X: KARMAPA CHOYING DORJE (1604-1674) .................... 129 Chương XI: KARMAPA YESHE DORJE (1676-1702) ......................... 135 Chương XII: KARMAPA CHANGCHUB DORJE (1703-1732) ........... 138 Chương XIII: KARMAPA DUDUL DORJE (1733-1797) ..................... 142 Chương XIV: KARMAPA THEGCHOG DORJE (1798-1868) ............. 146 Chương XV: KARMAPA KHAKHYAB DORJE (1871-1922) .............. 149 Chương XVI: KARMAPA RANGJUNG RIGPE DORJE (1923-) ........ 152 CHÚ THÍCH ........................................................................................... 163 PHỤ LỤC (A) ......................................................................................... 171 PHỤ LỤC (B) ......................................................................................... 185 PHỤ LỤC (C) ......................................................................................... 193 PHỤ LỤC (D) ......................................................................................... 198 PHỤ LỤC (E) ......................................................................................... 200 PHỤ LỤC (F) .......................................................................................... 201 PHỤ LỤC (G) ......................................................................................... 205 LỜI NÓI ĐẦU Dòng tu hành của truyền thống Kagyu là viên ngọc vương miện của thế giới thiền định Phật giáo. Kiểu mẫu và cách sống của các đại sư thuộc truyền thống này đã gây nguồn cảm hứng cho vô số hành giả, cuộc đời của họ được hiến dâng cho thiền định hơn nữa. Các vị Karmapa là các cột trụ lớn của truyền thống Kagyu, các vị đã làm cho dòng phái tiếp tục dầu cho những trở ngại về chính trị, xã hội và kinh tế. Karma Thinley Rinpoche là một người bạn rất thân và là học trò của tôi. Tôi tán thưởng cái nhìn và trí huệ của ông trong việc khai mở cho chúng ta thấy câu chuyện thực sự của dòng các vị Karmapa. Chắc chắn cuốn sách này sẽ làm lợi lạc cho độc giả; họ sẽ đọc nó với nguồn cảm hứng và lòng qui ngưỡng. Tôi là người đầy tớ và người truyền bá của truyền thống Kagyu. Chogyam Trungpa Kim Cang Sư Chogyam Trungpa Rinpoche\ Boulder, Colorado 21 tháng 2 năm 1980 LỜI TỰA “Giáo huấn của các vị Karmapa sẽ trường tồn lâu như giáo huấn của một ngàn Đức Phật.” – Karma Pakshi Vị Terton vĩ đại Chogyur Linpa đã tiên báo rằng vị Karmapa thứ mười sáu hay mười bảy một ngày nào sẽ vượt đại dương. Đúng như lời tiên báo đó, giáo huấn của vị Karmapa thứ mười sáu đã đến lục địa Tây phương. Thật vậy, Gyalwa Karmapa đến bây giờ đã hai lần du hành vòng quanh thế giới và ban cho các lời dạy cùng các lễ nhập môn cho nhiều tín đồ và xây nhiều trung tâm Kagyu. Ở Tây Tạng có chín phái Phật giáo theo giáo huấn của Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa: phái Gelugpa, sáng lập bởi hóa thân của Đức Văn Thù là Tsongkhapa; phái Nying-mapa, sáng lập bởi Vajracarya Padmasambhava, Vua Trisong Detsen và Trụ Trì Santaraksita; phái Kadampa, sáng lập bởi Atisa và Gyalwa Dromtonpa; phái Sakyapa, sáng lập bởi Drogmi Lotsawa và Konchog Gyalpo; phái Kagyupa, sáng lập bởi Naropa và Marpa Lotsawa; phái Chod (đoạn dứt bản ngã), sáng lập bởi nữ thành tựu giả Machig Labkyi Dronma; phái Shijay (làm lành đau khổ), sáng lập bởi Dampa Sangye; phái Shangpa Kagyu, sáng lập bởi Khyungpo Naljor; và phái Urgyen Nyendrup, sáng lập bởi đại thành tựu giả và pháp sư Urgyenpa Rinchen Pal. 9 10 CUỘC ĐỜI SIÊU VIỆT CỦA 16 VỊ TỔ KARMAPA TÂY TẠNG Hiện nay tồn tại mạnh mẽ là Gelugpa, Sakyapa, Kagyupa và Nyingmapa. Tất cả đều theo những giáo lý căn bản của đạo Phật được truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng, động viên những tài nguyên lớn con người và vật chất qua nhiều thế kỷ. Một cách nền tảng, mọi tông phái này là những người nắm giữ sự trao truyền Kim Cương thừa từ Vajradhara đến các tổ. Vị Lạt ma thật sự là sự biểu lộ của Vajradhara, và bởi thế, rất là quan trọng. Điều này giải thích tại sao ngày xưa Phật giáo Tây Tạng được xem là Lạt ma giáo. Danh từ này liên quan đến phương diện này của Phật giáo Tây Tạng. Nếu bạn nghiên cứu, học hỏi một tông phái bạn sẽ hiểu được mọi tông phái. Không có sự khác biệt quan trọng nào trong các giáo huấn của chúng. Một câu châm ngôn Tây Tạng nói rằng khi bạn ném một bông hoa vào mạn đà la, nó rơi vào vị thần nào thì vị ấy là của bạn. Tương tự, bất cứ tông phái nào bạn gặp đầu tiên và nhận được giáo huấn từ đó đều trở nên rất quan trọng cho bạn. Bạn phải học các giáo huấn ấy một cách đúng đắn và nhận sự truyền dòng. Cũng quan trọng là phải biết lịch sử của dòng phái. Có nhiều cuốn sách về cuộc đời các vị Karmapa được viết ra ở Tây Tạng. Tôi không làm điều gì mới hơn, tốt hơn các sử liệu vẫn hiện còn, mặc dầu một vài sử liệu này được viết từ hàng thế kỷ trước và chưa hoàn tất. Từ các sách sử ấy, tôi thu thập câu chuyện cuộc đời các vị và dịch ra tiếng Anh với sự giúp đỡ của Stanley Fefferman và John Mac Cann. Bản văn được xuất bản bởi Jampa Thaye (David Stott), đang nghiên cứu tiến sĩ tại đại học Manchester. Namkha Tashi (Christopher Banigan) vẽ các tranh, theo các bức họa nổi tiếng nhất của phái Kagyu do Karshu Gonpo Dorje vẽ ra, được Sanjye Nyenpa Rinpoche đem từ Kham đến làm quà tặng cho Karmapa thứ mười sáu. Lời tựa 11 Ở Tây phương có nhiều Lạt ma Kagyu và các người theo học. Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa. Tôi hy vọng cuốn sách này giúp một sự hiểu biết về học hỏi và tu tập đạo Bồ tát và như thế nào tông phái đã được truyền bá từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay. Mỗi vị Karmapa có một hiệu năng với chút ít khác nhau như là một vị Bồ tát để cứu giúp hữu tình. Bất cứ công đức nào có được từ công việc ấy đều được hồi hướng cho gia đình thế giới của chúng ta – thế giới phải có hòa bình, hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau, chiến tranh và đói kém và hồi hướng cho sự thành tựu viên mãn của giác ngộ và mức độ tâm linh của Bồ tát. DẪN NHẬP Các tiểu sử trong sách này có thể gây chấn động cho người đọc như là lạ lùng, kỳ quái. Chúng đến từ thế giới xa lạ và hầu như không thể thâm nhập được của Tây Tạng thời trung cổ. Chúng được phóng rọi bằng những đặc ngữ tâm lý và văn chương của một xứ sở và nền văn hóa mà, hơn bất cứ nơi nào khác, đối với thế giới Tây phương là một cái gì không thể hiểu, lạ lùng và kỳ quái. Trong thời đại mới này, Tây Tạng là một mặt gương đối nghịch với cái kinh nghiệm người Tây phương chúng ta có về thế giới. Khi tiếp xúc với các chuyện này, người ta có thể hỏi, tại sao rắc rối thế? Giá trị nào các câu chuyện có thể đem lại cho người Tây phương chúng ta? Câu trả lời hình như tùy thuộc rất nhiều vào người đọc. Chắc chắn, trên một mức độ bề ngoài, chúng ta có thể đọc các chuyện này như những chuyện viễn vông. Khi chúng ta làm quen với văn học tôn giáo của các dân tộc khác ngoài Tây phương, chúng ta có thể đọc các tiểu sử này để cho trí tưởng tượng dẫn dắt. Chúng ta có thể xem chúng là những thông tri của một thế giới khác và chúng cung cấp cho chúng ta lối vào lãnh vực thần bí là cái thường lẩn tránh chúng ta trong đời sống hằng ngày. Như là nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu văn hóa, điều này không phải là vô nghĩa. Khác xa với sự giải trí thuần túy, các câu chuyện loại này có thể giảm bớt cho chúng ta chứng bị giam cầm trong cái hoàn toàn quen thuộc và cái thế giới tầm thường mà chúng ta đã quá quen biết. 12 Dẫn nhập 13 Nếu muốn đi xa hơn, chúng ta có thể tìm thấy điều gì đó hơn nữa trong các chuyện này. Như các nhà nhân chủng học văn hóa trong thế kỷ này đã chỉ ra, những chuyện loại này từ các truyền thống tâm linh phi-Tây phương không phải là sự biểu lộ của các tư tưởng kỳ quái. Chúng hiện thân những hình thái kinh nghiệm và biểu lộ của nền văn hóa từ đó mà chúng đến.
Details
-
File Typepdf
-
Upload Time-
-
Content LanguagesEnglish
-
Upload UserAnonymous/Not logged-in
-
File Pages212 Page
-
File Size-