Nguyễn Thị Ý Nhi SU-HINH-THANH-VA-PHAT-TRIEN-CUA-BA-TAP-DOAN-CONG

Nguyễn Thị Ý Nhi SU-HINH-THANH-VA-PHAT-TRIEN-CUA-BA-TAP-DOAN-CONG

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP LỚN Ở NHẬT BẢN: SONY, TOSHIBA, TOYOTA 1.1. Sự hình thành và phát triển của tập đoàn SONY 1.1.1. Lịch sử hình thành Tiền thân của SONY mang tên Tokyo Stushin Kenkyujo được Masaru Ibuka1 thành lập vào tháng 10/1945 cùng với các chiến hữu từ tỉnh Nagano lên Tokyo. Sau khi sản phẩm đầu tay - nồi cơm điện - bị thất bại, Masaru Ibuka thuyết phục Akio Morita cùng ông thành lập một công ty chính thức khi Ibuka đã kiếm được một chút vốn liếng ít ỏi sau vài tháng sửa chữa radio. Ngày 07/05/1946, Tokyo Tsushin Kenkyujo đổi tên thành Tokyo Tsushin Kougyo (ToTsuKo), đặt trụ sở tại Nihonbashi Tokyo. Tháng 02/1955, Morita quyết định thay đổi tên logo trên sản phẩm của họ nhằm bước đầu mở rộng bờ cõi cho công ty. Morita dựa theo tên sản phẩm đầu tay là Soni-tape, kết hợp với chữ SONUS của tiếng Latin (đồng nghĩa với SOUND hay SONIC trong tiếng Anh) và từ SONNY, với ý nghĩa là cậu bé [18]. Theo ông, SONNY không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé mà nó có thể tạo ra các sản phẩm chấn động cả thế giới bởi những người đầy tâm huyết. Từ đây, chữ SONNY được rút lại thành SONY. Cũng có thể nói, đó chính là cái tên dễ đọc và dễ nhớ nhất của ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản. Để hiện thực hóa bản sắc quốc tế của công ty, Morita và Ibuka quyết định đổi luôn tên công ty từ Tokyo Tsushin Kougyo thành SONY vào tháng 01/1958. Bấy giờ, SONY được biết tới như là nhãn hiệu radio transistor cao cấp tại thị trường này. 1.1.2. Quá trình phát triển Thời điểm năm 1946, ở Nhật đã có nhiều công ty khổng lồ như Toshiba, Matsushita, JVC, Sharp… với quy mô rộng lớn, nhân lực dồi dào cùng với kinh nghiệm phong phú không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà còn gây sức ép đến các công ty nhỏ khác, SONY không phải ngoại lệ. Khởi đầu không hề dễ dàng bởi trong thế giới của công nghiệp điện tử tại Nhật, quá khó khăn khi một công ty chỉ vừa mới “chào đời” với số vốn ít ỏi. Ibuka và Morita là đầu tàu chính của công ty non trẻ này trong thời gian đầu. Tháng 01/1950, ToTsuKo chính thức trình làng máy ghi âm tape recorder đầu tiên của Nhật (cũng là của châu Á), lấy tên G-type (G viết tắt cho government), mở ra kỷ nguyên mới 1 Masaru Ibuka (井深 大): (1908 – 1997) là một nhà công nghiệp điện tử người Nhật Bản và là người đồng sáng lập SONY. cho nước Nhật sau này trở thành nơi đầu đàn cho các phát minh về băng từ, đĩa ghi âm trên thế giới. Nhờ có thêm nhân tài gia nhập công ty, ToTsuKo đã nhanh chóng cho ra đời máy tape recorder thứ hai vào năm 1951, mang tên H-12. Tháng 09/1955, ToTsuKo chính thức bán ra radio TR-55 bán dẫn transistor đầu tiên của châu Á, đây cũng là sản phẩm đầu tiên mang logo SONY của công ty. Năm 1957, tiếp tục cho ra mắt radio transistor nhỏ nhất thế giới TR-63. Đây là sản phẩm bán ra đầu tiên tại Mỹ và được người Mỹ gọi là "pocket radio" bởi TR-63 có thể bỏ túi dễ dàng. TR-63 được chào đón nhiệt liệt tại Mỹ và Nhật đến nỗi ToTsuKo không sản xuất kịp nhu cầu. Một năm sau, chiếc radio transistor thứ ba của họ là TR-610 với kích thước nhỏ hơn cả TR-63 và lần này ngoài Mỹ, cái tên SONY chính thức bay tới châu Âu. SONY được biết tới như là nhãn hiệu radio transistor cao cấp tại thị trường này. Tháng 02/1960, SONY là thành lập chi nhánh Sony Corporation of USA. Ba tháng tiếp theo, SONY gây sửng sốt cho cả ngành công nghiệp điện tử thế giới khi cho ra đời chiếc tivi sử dụng công nghệ transistor đầu tiên mang mã hiệu TV8-301. Năm 1962, SONY mở cửa hàng showroom đầu tiên của họ tại Đại lộ số 5 New York bắt đầu quá trình quảng bá và bán hàng. Năm 1964, SONY đánh một đòn mới khi cho ra đời máy CV-2000 (VTR) đầu tiên trên thế giới. Mười năm sau, SONY tiếp tục cho ra lò máy VCR VP-1100 đầu tiên, mở ra kỷ nguyên VCR kéo dài đến tận những năm đầu của thế kỷ XXI. Sau đó, họ cho ra đời TA-1120, máy stereo integrated amplifier hoàn toàn bằng silicon transistor đầu tiên trên thế giới, mở ra một chương mới cho ngành âm nhạc và thu âm thế giới. Tháng 10/1968, chiếc tivi KV-1310 đầu tiên sử dụng công nghệ trinitron được bày bán. Năm 1973, SONY được Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ trao tặng giải thưởng Emmy danh giá vì thành tựu trinitron của họ. Đây là niềm vinh dự bậc nhất cho ngành công nghiệp điện tử, bởi SONY chính là hãng chế tạo tivi duy nhất nhận giải thưởng này. Năm 1979, chiếc cassette cầm tay nhỏ gọn được SONY đặt tên là Walkman đầu tiên trên thế giới đánh dấu thời kỳ vàng son của họ trong trào lưu do chính họ tạo ra. Từ Mỹ tới châu Âu đều có hãng dựa vào Walkman để làm ra sản phẩm đối chọi lại SONY, nhưng mọi cái tên đều bị đánh bật bởi Walkman. 2 (H là viết tắt cho Home), được dành cho người dùng trong gia đình với kích thước cùng trong lượng gọn nhẹ hơn G-type. Ngày 03/12/1994, SONY bán ra máy chơi game console đầu tiên của họ tại Nhật với cái tên “PlayStation”. Lúc này, cả ngành công nghiệp game lúc đó đều chế nhạo SONY. Tuy nhiên, 100.000 máy xuất xưởng trong ngày đầu tiên đều bán sạch kể cả ở Mỹ. Và họ đạt được con số 30 triệu máy chỉ 6 tháng sau đó. Kế tiếp, họ lần lượt ra mắt các phiên bản mới PlayStation 2, PlayStation 3… đạt được thành công nhất định. Tháng 04/2003, SONY giới thiệu đầu Bluray BDZ-S77 đầu tiên trên thế giới tại Nhật, bắt đầu cạnh tranh khốc liệt với chuẩn HD-DVD của TOSHIBA. Số lượng Bluray bán ra vượt mặt DVD trên toàn cầu. Trong năm 2004, doanh thu cho tất cả các công ty và các công ty con của tập đoàn SONY trên toàn thế giới lên tới gần 69 tỷ euro. Thị phần SONY trên thị trường điện tử tiêu dùng toàn cầu được ước tính vào năm 2004 là hơn 14% (trước Panasonic , Hitachi và Philips). Năm 2005, SONY vươn lên vị trí thứ 13 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất. Trong tháng 05/2008, SONY đã công bố lợi nhuận ròng kỷ lục gần 2,4 tỷ euro sau một năm 2007 được đánh dấu bởi hoạt động tốt của các sản phẩm chủ lực của mình [44]. Năm 2011 là cơ hội để SONY mở rộng nền tảng PlayStation Network, vốn đã được công chúng phát triển mạnh mẽ, bằng cách tung ra dịch vụ Qriocity, được thiết kế cho các sản phẩm có thương hiệu khác nhau, bao gồm cả máy tính bảng Android trong tương lai. SONY – một thương hiệu nhỏ bé không tên tuổi đã có những bước đột phá quan trọng làm cho cả ngành công nghiệp điện tử thế giới ngỡ ngàng. Có thể nói ở SONY rất đặc biệt, họ tham gia vào sản phẩm điện tử nào thì gần như chắc chắn họ sẽ thành công. Sau nhiều năm cố gắng không ngừng nghỉ để xây dựng một thương hiệu vững mạnh hàng đầu Nhật Bản, SONY đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nhiều lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, âm nhạc… và đồ gia dụng khác. 1.2. Sự hình thành và phát triển của tập đoàn TOSHIBA 1.2.1. Lịch sử hình thành Tiền thân của TOSHIBA là nhà máy Tanaka Seizo-sho, được thành lập vào năm 1875 bởi Tanaka Hisashige3. Đây cũng là công ty Nhật đầu tiên làm thiết bị điện báo. Vào năm 1904, nhà máy này được đổi tên thành Shibaura Seisakusho4 [26]. Năm 1939, hai công ty Shibaura Seisaku-sho và Tokyo Denki5 hợp nhất với tên gọi Tokyo Shibaura Electric K.K. Năm 1978, Toshiba Shibaura Electric mới đổi tên chính thức sang tên gọi “Toshiba Corporation” [12]. 1.2.2. Quá trình phát triển Trong suốt hơn 140 năm qua, TOSHIBA đã gây dựng nên danh tiếng vẻ vang của mình với thương hiệu điện tử, điện gia dụng hàng đầu thế giới. Trong thời chiến, TOSHIBA chủ yếu cung cấp radio và máy phát điện. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, TOSHIBA phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thời gian sau đó, hoạt động sản xuất hồi phục chậm rãi và doanh số bán hàng tăng chỉ khi TOSHIBA phát triển công nghệ mới, mở rộng nhà máy và xây mới nhiều công xưởng. Doanh số bán hàng trên các thị trường quốc tế theo đó cũng đi lên.

View Full Text

Details

  • File Type
    pdf
  • Upload Time
    -
  • Content Languages
    English
  • Upload User
    Anonymous/Not logged-in
  • File Pages
    14 Page
  • File Size
    -

Download

Channel Download Status
Express Download Enable

Copyright

We respect the copyrights and intellectual property rights of all users. All uploaded documents are either original works of the uploader or authorized works of the rightful owners.

  • Not to be reproduced or distributed without explicit permission.
  • Not used for commercial purposes outside of approved use cases.
  • Not used to infringe on the rights of the original creators.
  • If you believe any content infringes your copyright, please contact us immediately.

Support

For help with questions, suggestions, or problems, please contact us