BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

TRẦN THỊ THU HIỀN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HỌ NẤM R.HEIM EX POUZAR Ở TÂY NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ : SINH HỌC

Hà Nội – Năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------

TRẦN THỊ THU HIỀN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA HỌ NẤM AMANITACEAE R.HEIM EX POUZAR Ở TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Thực vật học Mã sỗ: 9 42 01 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ : SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. Chức danh, tên HD1: PGS.TS Trần Huy Thái 2. Chức danh, tên HD2:PGS.TS Lê Bá Dũng

Hà Nội – Năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào.

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Hiền

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... ii

MỤC LỤC ...... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ...... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...... viii

MỞ ĐẦU ...... x 1. Tính cấp thiết của đề tài ...... 1 2. Mục tiêu của đề tài ...... 2 3. Ý nghĩa khoa học ...... 3 4. Ý nghĩa thực tiễn ...... 3 5. Những điểm mới của luận án ...... 3 6. Bố cục luận án ...... 3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...... 4 1.1. Hệ thống phân loại nấm ...... 4 1.1.1. Lược sử phân loại nấm ...... 4 1.1.2. Nấm đảm và hệ thống phân loại của nó ...... 7 1.1.3. Hệ thống nấm đảm theo Trịnh Tam Kiệt ...... 9 1.1.4. Tình hình ngộ độc nấm của họ Amanitaceae ...... 12 1.1.5. Vùng rADN và vùng ITS ...... 14 1.2. Một số công trình nghiên cứu về họ nấm Amanitaceae ...... 16 1.2.1. Công trình nghiên cứu trong nước ...... 16 1.2.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước...... 17 1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...... 19 1.3.1. Chế độ mưa ...... 19 1.3.2. Chế độ ẩm và bốc hơi ...... 20 1.3.3. Chế độ mây và nắng ...... 23 1.4. Phân vùng khí hậu [15] ...... 24 1.5. Thảm thực vật ...... 27 ii

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ...... 34 2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu ...... 34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...... 34 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ...... 34 2.1.3. Địa điểm thu mẫu ...... 35 2.2. Nội dung nghiên cứu ...... 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...... 35 2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu nấm ngoài thực địa ...... 35 2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu bảo quản mẫu vật ...... 36 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu ...... 37 2.3.4. Định danh ...... 40 2.3.5. Phương pháp thử độc tính cấp ...... 43 2.3.6. Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái ...... 44 2.3.7. Phương pháp phân tích mối tương quan của các nhân tố sinh thái ...... 45

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...... 46 3.1. Đặc điểm phân loại của họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983) ...... 46 3.2. Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tây Nguyên ..... 47 3.3. Khóa phân loại đến loài Chi ...... 51 3.4. Mô tả chi tiết các loài nấm thuộc chi Amanita thu được tại Tây Nguyên. ... 56 3.4.1. Loài Amanita abrupta Peck 1897 ...... 56 3.4.2. Loài Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 ...... 57 3.4.3. Amanita battarrae (Boud.) Bon 1985 ...... 59 3.4.4. Loài Amanita caesarea (Scop.) Pers. 1801 ...... 63 3.4.5. Loài Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 ...... 65 3.4.6. Loài Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909 ...... 66 3.4.7. Loài Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 ...... 70 3.4.8. Loài Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka&Tsuda 2002 ...... 72 3.4.9. Loài Amanita crocea (Quél.) Singer 1951 ...... 73

iii

3.4.10.Loài Amanita eliae Quél. 1872 ...... 76 3.4.11. Loài Amanita excelsa (Fr.) Bertill. 1866 ...... 77 3.4.12. Loài Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 ...... 80 3.4.13. Loài Amanita fulva Fr. 1815 ...... 83 3.4.14. Loài Amanita hesleri Bas 1969 ...... 87 3.4.15. Loài Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 ...... 88 3.4.16. Loài Amanita multisquamosa Peck 1901 ...... 90 3.4.17. Loài Amanita pachycolea D.E. Stuntz 1982 ...... 92 3.4.18. Loài Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 ...... 94 3.4.19. Loài (Fr.) Secr. 1833 ...... 96 3.4.20. Loài Amanita pilosella Corner & Bas 1962 ...... 100 3.4.21. Loài Amanita punctata D.A. Reid 1980 ...... 101 3.4.22. Loài Amanita similis Boedijn 1951 ...... 103 3.4.23. Loài Amanita spreta (Peck) Sacc ...... 105 3.4.24. Loài Amanita sp.DL274...... 107 3.4.25. Loài Amanita sp. DL89 ...... 111 3.4.27. Loài Amanita sp.DH048 ...... 117 3.4.28. Loài Amanita sp. CD279 ...... 120 3.4.29. Loài Amanita sp. DL001...... 123 3.4.30. Loài Amanita sp. DL127...... 126 3.4.31. Loài Amanita sp. DL019...... 129 3.4.32. Loài Amanita sp.1 ...... 132 3.4.33. Loài Amanita sp.2 ...... 134 3.5. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sự phân bố của chi nấm Amanita ...... 136 3.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita ...... 136 3.5.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita ...... 138

iv

3.4.3. Ảnh hưởng của độ cao đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita ...... 140 3.5.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita ...... 143 3.5.5. Ảnh hưởng của sinh cảnh đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita ...... 145 3.5.6. Mô hình hồi quy đa biến dự báo tần số xuất hiện (mật độ) của các loài nấm liên quan tới các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, độ cao và cường độ ánh sáng) ...... 147 3.6. Kết quả độc tính cấp của loài Amanita abrupta ...... 153

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...... 156 1. Kết luận ...... 156 2. Kiến nghị ...... 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ...... 158

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 160

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÙ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI VQG Vườn quốc gia RT Rừng thông RTX Rừng thường xanh RBTX Rừng bán thường xanh RHGLK&LR Rừng hỗn giao lá kim và lá rộng TC,CB Thảm cỏ, cây bụi

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bổ giá trị năm của chỉ số ẩm (K năm) ...... 23

Bảng 1.2: Các vùng và tiểu vùng khí hậu ...... 25 Bảng 3.1: Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tây Nguyên ...... 47

Bảng 3.2: Phân bố của các loài nấm chi Amanita theo nhiệt độ ...... 136

Bảng 3.3: Ảnh hưởng độ ẩm đến sự xuất hiện các loài nấm thuộc chi Amanita.138

Bảng 3.4: Phân bố các loài nấm chi Amanita theo độ cao...... 140

Bảng 3.5: Sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita theo cường độ ánh sáng.143

Bảng 3.6: Sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita theo sinh cảnh...... 145 Bảng 3.7. Số liệu điều tra của các nhân tố sinh thái với các loài nấm chi Amanita tại khu vực Tây Nguyên...... 147

Bảng 3.8. Giá trị của phương trình hồi qui đa biến ...... 152 Bảng 3.9. Số lượng chuột chết, biểu hiện bên ngoài của chuột khi uống mẫu

Nấm ...... 153

Bảng 3.10. Tổng hợp các dữ liệu thu được ...... 154

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ vùng rADN- ITS ...... 15

Hình 3.1: Amanita abrupta Peck 1897 ...... 57

Hình 3.2: Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 ...... 59

Hình 3.3A: Amanita battarrae (Boud.) Bon 1985 ...... 61 Hình 3.3B: So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL106 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 62

Hình 3.4: Amanita caesarea (Scop.) Pers. 1801 ...... 64

Hình 3.5: Amanita caesareoides ...... 66

Hình 3.6A: Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909 ...... 68 Hình 3.6B: So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH089 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 69

Hình 3.7: Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 ...... 71

Hình 3.8: Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka&Tsuda 2002 ...... 73

Hình 3.9: Amanita crocea (Quél.) Singer 1951 ...... 75

Hình 3.10: Amanita eliae Quél. 1872 ...... 77

Hình 3.11A: Amanita excelsa (Fr.) Bertill. 1866 ...... 79 Hình 3.11B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL011 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 80

Hình 3.12A: Loài Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 ...... 82 Hình 3.12B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita PR001 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 83

Hình 3.13A: Amanita fulva Fr. 1815 ...... 85 Hình 3.13B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL33 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 86

Hình 3.14: Amanita hesleri Bas 1969 ...... 88

viii

Hình 3.15: Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 ...... 90

Hình 3.16: Amanita multisquamosa Peck 1901 ...... 92

Hình 3.17: Amanita pachycolea D.E. Stuntz 1982 ...... 93

Hình 3.18A: Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 ...... 95 Hình 3.18B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH002 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 96

Hình 3.19A: Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 ...... 98 Hình 3.19B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH110 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 99

Hình 3.20: Amanita pilosella Corner & Bas 1962 ...... 101

Hình 3.21: Amanita punctata D.A. Reid 1980 ...... 103

Hình 3.22: Amanita similis Boedijn 1951 ...... 105

Hình 3.24A: Amanita sp.DL274 ...... 109 Hình 3.24B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL274 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 110

Hình 3.25A: Amanita sp.DL89 ...... 112 Hình3.25B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL89 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 113

Hình 3.26A: Amanita sp. PR421 ...... 115 Hình 3.26B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. PR421 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 116

Hình 3.27A: Amanita sp.DH048 ...... 118 Hình 3.27B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DH048 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 119

Hình 3.28A: Amanita sp. CD279 ...... 121 Hình 3.28B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp.CD279 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 122

Hình 3.29A: Amanita sp. DL001 ...... 124

ix

Hình 3.29B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL001 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 125

Hình 3.30A: Amanita sp. DL127 ...... 127 Hình 3.30B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL127 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 128

Hình 3.31A: Amanita Sp.DL019 ...... 130 Hình 3.31B . So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL019 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất ...... 131

Hình 3.32: Amanita sp.1 ...... 133

Hình 3.33: Amanita sp.2 ...... 135

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo nhiệt độ...... 137

Biểu đồ 2: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo độ ẩm ...... 139

Biểu đồ 3: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo độ cao ...... 142

Biểu đồ 4: Tỷ lệ % mật độ các loài theo ánh sáng ...... 144

Biểu đồ 5: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo kiểu rừng ...... 147

x

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Nấm là những sinh vật sống hoại sinh trong môi trường sinh thái. Nấm có khả năng tiết ra các enzyme vào môi trường để phân giải các phân tử phức tạp thành các chất đơn giản, vì thế chúng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tốc độ chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, khoáng hoá các hợp chất hữu cơ, làm sạch môi trường sinh thái và tăng độ phì nhiêu cho đất thông qua đó làm tăng năng suất cây trồng và cây rừng. Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía Tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và 2 tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri - Campuchia, chiếm 1/6 diện tích nước ta gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Địa hình Tây Nguyên bị phân cắt nhiều bởi các dãy núi khác nhau (dãy Ngọc Linh, dãy An Khê, dãy Chư Dju, dãy Chư Yang Sin...) độ cao trung bình từ 400-2200 m so với mực nước biển. Khí hậu Tây Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 11 trong năm, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khá lớn từ 1500-3600 mm/năm. Khoảng 95% lượng mưa đổ xuống vào mùa mưa tạo nên độ ẩm khá cao trong thời điểm này, nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng có độ cao 500-800m dao động từ 21-230C, ở những vùng có độ cao lớn hơn nhiệt độ trung bình từ 18-210C, độ ẩm trung bình từ 80-86%. Hệ sinh thái ở Tây Nguyên rất đa dạng với 6 kiểu hệ sinh thái chính gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, rừng lá kim, rừng hỗn giao tre nứa, hệ sinh thái trảng cây bụi và đồng cỏ, hệ sinh thái đồng ruộng và khu dân cư đã tạo nên các hệ động vật, thực vật và hệ nấm khá đa dạng và phong phú trong đó có rất nhiều loài có trong sách đỏ và một số loài đang trong tình trạng báo động tuyệt chủng. Với điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm lớn nói chung và chi nấm Amanita nói riêng. Nấm lớn Việt Nam hiện nay có rất ít

1

tác giả nghiên cứu, nếu có nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng trung du. Đối với khu vực Tây Nguyên chủ yếu tập trung nghiên cứu ở Nam Tây Nguyên còn ở các khu vực còn lại hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu Họ nấm Amanitaceae đóng vai trò rất quan trọng trong khu hệ nấm lớn nói chung, chúng có ý nghĩa rất lớn về tính đa dạng và đặc biệt là độc tính của chúng. Đây là loài nấm có hàm lượng độc tố cao và rất dễ nhầm lẫn với một số loài nấm ăn được. Với thói quen sử dụng nấm ngoài tự nhiên và từ rừng làm thực phẩm là khá phổ biến đối với người dân ở địa phương nơi đây. Và đây cũng là vùng có nền kinh tế còn nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn rất thấp đa số là hộ nghèo sống phụ thuộc vào rừng là chủ yếu. Vì vậy rừng là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho sinh hoạt của người dân sống ở gần rừng, trong các nguồn thức ăn từ rừng nấm là một loại thực phẩm mà người dân cho rằng là đặc sản, nấm ngoài tự nhiên làm thực phẩm rất ngon và thơm hàm lượng dinh dưỡng rất cao vì vậy đây là món ăn ưa thích của họ. Bên cạnh đó cũng là mối đe doạ tính mạng và sức khoẻ của người dân ở đây, vì sự nhầm lẫn đáng tiếc giữa nấm độc và nấm ăn được. Trong tự nhiên có nhiều loài nấm độc thuộc các chi khác nhau như Amanita, Galerina, Lepiota, inobybe, Agaricus… chẳng hạn các loài thuộc chi Amanita như loài Amanita verna (nấm độc tán trắng), Amanita virosa (nấm độc hình nón), Amanita phalloides… là những loài có thể gây nên sự nhầm lẫn cho người dân khi sử dụng nấm ngoài tự nhiên làm thức ăn mà thực tế đã diễn ra rất nhiều trường hợp ngộ độc nấm gây chết người vì không hiểu biết về nấm độc trong thời gian qua đã gây xôn xao dư luận ở nước ta. Việc cung cấp về kiến thức cho người dân am hiểu và phân biệt nấm độc và nấm ăn được là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Vì lẽ đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae R.Heim ex Pouzar ở Tây Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae phân bố ở khu vực Tây Nguyên - Xác định độc tính cấp của một loài nấm độc thuộc chi Amanita. 2

3. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu đặc điểm sinh học của chi nấm Amanita - Góp phần bổ sung vào danh mục nấm lớn ở Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời làm cơ sở cho các hướng nghiên cứu khác sâu hơn. 4. Ý nghĩa thực tiễn Nhận diện được các loài nấm độc ngoài tự nhiên hạn chế sự ngộ độc do nấm độc. 5. Những điểm mới của luận án Lần đầu tiên nghiên cứu họ nấm Amanitaceae, lập danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Định danh tên được 23 loài trong số 33 loài và kiểm tra định danh loài bằng sinh học phân tử 16 loài thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên. Ghi nhận mới bổ sung 15 loài vào danh mục nấm lớn Việt Nam và 08 loài có thể là loài mới cho khoa học Xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc chi Amanita. - Xây dựng phương trình hồi qui đa biến dự báo sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita là Tansoxuathien = C + a*l + b*m + c*h - d*t - Xác định được độc tính cấp của loài Amanita abrupta, nghiên cứu gây chết động vật thí nghiệm theo đường uống với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) là 4750 mg/kg thể trọng. 6. Bố cục luận án Luận án bao gồm 167 trang 12 bảng 49 hình, 1 bản đồ và các phần phụ lục. Luận án bao gồm các phần: Mục lục, danh mục các bảng, danh mục hình của luận án, Danh mục ký hiệu viết tắt, danh mục các biểu đồ. Mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (28 trang); Chương 2: Đối tượng địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3: kết quả nghiên cứu (113 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án (1 trang); Tài liệu tham khảo (7 trang); phụ lục.

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hệ thống phân loại nấm 1.1.1. Lược sử phân loại nấm Theo Aristot (384 – 322) trước công nguyên) thì thế giới sinh vật được chia ra thành hai nhóm: động vật và thực vật. Có nghĩa là bất cứ một sinh vật nào không phải là thực vật thì là động vật và ngược lại. Sau đó tác giả Carl Vol Linne (1707 - 1778) đã mô tả được 10.000 loài trong giới thực vật và trong giới động vật có 4.000 loài [1]. Sự khác biệt của hai giới này được phân biệt căn cứ vào một số đặc điểm về cấu tạo tế bào và trao đổi chất. Quá trình phân chia hai giới như trên được duy trì cho đến ngày nay và đã đi vào hầu hết các sách giáo khoa, giáo trình về sinh vật. Trong cách phân loại như trên thì nấm cũng được xếp vào giới thực vật. Nhưng khi xét về một số đặc điểm thì nấm lại vừa có những tính chất của giới thực vật lại có những tính chất của giới động vật. Chính vì vậy Haeckel (1866) đã xếp nấm vào một nhóm sinh vật thứ ba: nhóm nguyên sinh bao gồm nấm và các sinh vật đơn bào không phân biệt là động vật hay thực vật, có hay không có nhân tế bào hoàn chỉnh. Nhóm này tương đương với một giới bên cạnh giới thực vật và giới động vật. Theo tác giả Elias Fres (1794 – 1878) căn cứ vào những điểm khá đặc biệt của nấm đã đề nghị tách nấm thành một giới riêng [1]. Cho đến ngày nay, căn cứ vào những đặc điểm ngăn cách các nhóm sinh vật và quá trình tiến hóa chung của sinh vật, Việc phân chia sinh vật thành các giới tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, chỉ dựa trên tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẫu của các cơ quan bộ phận của cơ thể, Cac Linê ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới là giới Thực vật và giới Động vật. Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật; các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo và nấm vào giới Thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới Động vật. Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới Vi khuẩn (gồm vi khuẩn), giới Nấm, giới Thực Vật (gồm

4

tảo và thực vật) và giới Động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật). Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ Oaitâykhơ (R.H.Whitaker) đề xuất đã được công nhận rộng rãi. Đồng thời các tác giả cũng kết luận rằng nấm có nguồn gốc chung với động vật và thực vật nguyên thuỷ có nhân hoàn chỉnh. Điều đó chứng tỏ quan niệm truyền thống về hệ thống sinh giới đang bị phá vỡ. Việc tách nấm thành một nhóm riêng là điều hợp lý, bởi lẽ nấm có những đặc tính riêng biệt như là những cơ thể dị dưỡng khác hẳn với thực vật, màng cấu tạo bằng kitine, glucide dự trữ dưới dạng glucogen. Với hệ thống phân loại nấm hiện nay cũng còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thảo luận. Theo Carl Vol Linne (1707 - 1778 ) chia nấm thành 10 chi gồm 86 loài [1]. Sau đó tác giả Elias Fres (1794 – 1878) chia nấm thành 4 lớp. Một trong những vấn đề mà các tác giả quan tâm hiện nay là sự có mặt của ngành nấm nhầy trong hệ thống nấm. Vì ngành nấm nhầy có những đặc điểm khá riêng biệt chính vì thế một số tác giả hoặc là tách nó ra khỏi hệ thống hoặc để nó trong hệ thống. Về các nhóm nấm còn lại có nhiều đề nghị phân loại khác nhau cụ thể như sau: Hệ thống của tác giả JA Vou Arx (1968) đề nghị chia nấm thành 7 lớp  Chytridiomycetes  Oomycetes  Zygomycetes  Endomycetes  Ascomycetes  Basidiomycetes  Deuteromycetes Theo Robert, L. Shaffer (1975) lại đưa ra một hệ thống giới nấm gồm 3 ngành [2]:  Chytridiomycota  Zygomycota  Dicarymycota (hai lớp Ascomycetes và Basidiomycetes)

5

Bùi Xuân Đồng (1977) [3] đưa ra hệ thống phân loại gồm 2 ngành với các lớp phụ như sau: - Ngành nấm nhầy (Myxomycota) gồm 4 lớp. - Ngành nấm (Mocota, Eumycota) gồm 5 lớp:  Lớp nấm roi (Matisgomycetes): Có 3 lớp phụ.  Lớp nấm tiếp hợp (Zygomycetes): Có 2 lớp phụ.  Lớp nấm túi (Ascomycetes): Có 5 lớp phụ.  Lớp nấm đảm (Basdiomycetes): Có 3 lớp phụ.  Lớp bất toàn (Deuteromycetes): Có 3 lớp phụ. Đường Hồng Dật (1979), dựa trên cơ sở phân loại nấm của các tác giả Liên Xô (cũ) đã chia nấm thành 5 lớp [4]:  Fungiimperjecti  Basidiomycetae: Gồm hai phân lớp.  Ascomycetae: Gồm hai phân lớp.  Phycomycetae: Gồm hai phân lớp.  Archimycetae Gần đây nhất, Trịnh Tam Kiệt (1981) chia giới nấm thành các giới phụ [5]: - Gymxomycetoida: Giới phụ nấm nhầy gồm có 3 dòng, mỗi dòng 1 lớp - Phycomycetoida: Giới phụ nấm tảo gồm 1dòng với 1 lớp - Restomycetoida: Giới phụ nấm thật gồm có 5 dòng:  Chytridimycota  Zygomycota  Endomycota  Ascomycota  Qua sự phân loại nấm của rất nhiều tác giả khác nhau cả ở nước ngoài lẫn ở trong nước Việt Nam, từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay, cho ta thấy rằng vị trí cũng như việc phân chia các nhóm nấm đang còn nhiều vấn đề cần tiếp tục trao đổi.

6

1.1.2. Nấm đảm và hệ thống phân loại của nó 1.1.2.1. Khái niệm chung Nấm đảm là những nấm bậc cao, cơ thể của nấm đảm dạng sợi phân nhánh. Giai đoạn song hạch chiếm phần lớn chu trình sống. Thể dinh dưỡng của nấm đảm là dạng sợi đa bào nguyên thủy, có vách ngăn ngang với lỗ thông phức tạp dạng dolyporus, phân nhánh mạnh, màng được cấu tạo chủ yếu từ kitin. Sinh sản vô tính bằng nhiều kiểu khác nhau còn sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm (basidiospore) được hình thành trên thể sinh sản. Theo Trịnh Tam Kiệt (2012) [6], Lê Bá Dũng (2003) [7]. 1.1.2.2. Đảm và bào tử đảm Đảm là tế bào đỉnh phình to lên của một số sợi nấm song nhân mọc ở phiến nấm trong quả thể. Tế bào này gọi là nguyên đảm. Đảm là nơi diễn ra quá trình giảm phân để hình thành nên các bào tử của nấm đảm và bào tử của đảm sẽ phát triển tại đó. Cấu trúc của đảm (khi đã trưởng thành) dường như là được bảo tồn qua quá trình tiến hoá. Chính vì thế sự tương đồng về hình thái học của đảm trong các Taxon chính được xem như những chỉ định cho các mức độ quan hệ giữa những Taxon đó. Các dẫn liệu về hoá thạch của nấm đảm hầu như là không có hoặc rất khó diễn giải, vì vậy những nghiên cứu về hình thái được đưa ra chỉ dựa trên những hiểu biết về tiến hoá trong nấm đảm. Theo Trịnh Tam Kiệt (2012)[ 6], Lê Bá Dũng (2003) [7]. Đảm ở Basidimycota có 2 dạng cơ bản: Đảm đơn bào (Holabasidie) gặp ở các đại diện thuộc Hymenomycetes và Gasteromycetes. Chúng có hình dạng kích thước khác nhau như: Hình trứng, hình chuỳ, hình thoi, hình trụ đến hình chạc súng cao su. Trên mỗi đảm có 4 cuống bào tử (Sterigma), trên mỗi cuống bào tử mang một bào tử đảm. Đảm đa bào (Phragmobasidie) thường được tạo thành từ phần dưới đảm (hypobasidium) và phần trên đảm (epibasidium) với những vách ngăn. Tuỳ theo từng loại vách ngăn người ta chia thành hai loài đảm đa bào. Loại có 3 vách ngăn ngang tạo nên bốn tế bào nối tiếp nhau, ở mỗi tế bào hình thành một tiểu bính (sterigma), trên đó mang một bào tử. Loại thứ hai có 3 vách ngăn dọc, hình thành nên bốn tế bào, ở mỗi tế bào có một cuống sinh bào tử. Lê Bá Dũng (2003) [7].

7

Bào tử đảm thường chỉ cấu tạo từ một tế bào (hoàn toàn không có vách ngăn ngang hay ngăn dọc) và chỉ có một nhân. Bào tử đảm rất khác nhau về hình dạng và kích thước. Chúng có thể hình cầu, hình trứng, hình elip, hình bầu dục hay hình thoi. Kích thước bào tử đảm của đa số các loài nấm thường gặp thay đổi từ 3 đến 29 micromet. Màng bào tử của tuyệt đại đa số các loài là 1 lớp. Màng của chúng có thể không màu, màu xám, màu vàng – nâu, màu nâu, màu hồng hay màu đen. Màng của chúng có thể phẳng nhẵn hay có gai, có u lồi, đôi khi có dạng mạng lưới. Vách bào tử đảm cũng như bào tử túi có thành phần cấu tạo từ kitin ngoài ra trong cấu tạo vách bào tử còn có callosa, hemicellulose, các hợp chất pectin, amyloid, protein và các sắc tố. Người ta có thể phân biệt 5 lớp khác nhau của vách bào tử đảm là: Lớp vách trong, lớp vách giữa, lớp vách trung gian, lớp vách ngoài và lớp vách bao. Thông thường thì các sắc tố nằm ở lớp vách trung gian, nhưng ngoài lớp vách đó thì các sắc tố còn có thể nằm trên các lớp khác nữa. Lê Bá Dũng (2003) [7], Lê Xuân Thám (2005) [8]. Bào tử đảm là cấu trúc sinh sản hữu tính duy nhất của nấm đảm. Trong các điều kiện môi trường có biến đổi lớn thì các cấu trúc đặc thù của chúng luôn được bảo tồn một cách ổn định hơn cả so với các cấu tạo hình thái khác, chính vì thế bào tử đảm được dùng như là một trong những yếu tố cơ bản khi bàn về chủng loại phát sinh của các nhóm nấm đảm. Quá trình hình thành đảm và bào tử đảm xảy ra như sau: Khi tế bào đầu sợi nấm bắt đầu xảy ra quá trình phân chia, thì phần gốc tế bào này hình thành một ống nhỏ và hai nhân khác tính phân chia độc lập với nhau để tạo thành bốn nhân con. Một nhân con sẽ chuyển vào ống, một nhân khác chuyển về gốc tế bào và hai nhân khác tính sẽ chuyển lên đỉnh tế bào. Tiếp đó hình thành nên hai vách ngăn ngang tạo ra 3 tế bào: tế bào đỉnh có hai nhân khác tính, tế bào gốc 1 nhân và tế bào ống một nhân. Sau đó tế bào gốc và tế bào ống hoà tan màng vào nhau để tạo thành tế bào có hai nhân khác tính. Tế bào đỉnh tiếp tục phát triển thành đảm. Nghĩa là hai nhân khác tính kết hợp với nhau để tạo thành nhân lưỡng bội, sau đó nhân lưỡng bội này phân chia tiếp hai lần, lần đầu giảm nhiễm, lần sau nguyên nhiễm để tạo thành

8

bốn nhân đơn bội. Song song với quá trình trên tế bào mẹ lớn lên và hình thành nên bốn mấu lồi nhỏ, sau đó các nhân này chuyển vào các mấu lồi đó và tạo thành bào tử đảm. 1.1.3. Hệ thống nấm đảm theo Trịnh Tam Kiệt Ngành Basidiom cota R. T. Moore 1980 - Nấm đảm Cơ thể nấm dạng sợi phân nhánh, giai đoạn song hạch chiếm phần lớn chu kỳ sinh sống và dinh dưỡng độc lập. Trường hợp điển hình có cấu trúc phức tạp của lỗ thủng trên màng ngăn ngang (dạng doliporus), có bọn chỉ có lỗ thủng đơn giản; có khoá hay không có khoá. Sinh sản hữu tính bằng bào tử đảm (basidiospore) hình thành trên đảm (basidie). Theo quan điểm hiện đại nấm đảm được chia thành 3 ngành phụ: Puciniomycotina, Ustilaginomycotina, Agaricomycotina; với 16 lớp, 52 bộ, 177 họ, 1589 chi, 31515 loài. Chúng bao gồm hầu hết các loại nấm lớn được dùng làm thực phẩm, dược phẩm và nhiều loài nấm nhỏ gây bệnh rỉ sắt, bệnh than cho cây trồng, cây công nghiệp, cây rừng và ngay cả con người. Vì vậy Nấm đảm là nhóm nấm có ý nghĩa khoa học và kinh tế to lớn.[1,6] Ngành phụ Puciniomycotina R. Bauer, Begerow, J.P. Samp, M. Weiss & Oberw. (2006). Gồm có các lớp: 1. Lớp Agaricostillbomycetes 2. Lớp Atractiellomycetes 3. Lớp Classiculomycetes 4. Lớp Cryptomycocolacomycetes 5. Lớp Cystobasidiomycetes 6. Lớp Microbotryomycetes 7. Lớp Myxiomycetes 8 Lớp Puciniomycetes Ngành phụ Ustilaginomycotina Doweld (2001). Gồm các lớp 1. Lớp Ustilaginomycetes R. Bauer, Oberw. & Vanky (1997) - Nấm than. Gồm 1113 loài, 62 chi, 12 họ, 3 bộ.

9

2. Lớp Exobasidiomycetes Begerow, Stoll & R. Bauer (2007): 597 loài, 53 chi, 16 họ, 6 bộ. Ngành phụ Agaricomycotina Doweld (2001). Gồm khoảng 20.000 loài chiếm 68% các loài nấm đảm đã mô tả. Taylor và cộng sự (2004) cho rằng Agaricomycotina có thể xuất hiện cách đây từ 360-960 triệu năm. Lớp Tremellomycete Lớp Dacrymycetes Doweld (2001) Lớp (1) Bộ Sebacinales M. Weiss, Selosse, Rexer, A. Urb. & Oberw. (2004): 30 loài, 9 chi, 1 họ. (2) Bộ Auriculariales J. Schrot (1887): Phân loại: 1 họ, 32 chi, 198 loài. (3) Bộ Cantharellales Gaum (1926) - Nấm kèn: 1544 loài, 38 chi, 7 họ. (4) Bộ Corticiales K.H. Larss. (2007): 136 loài, 29 chi, 1 họ. (5) Bộ Thelephorales Conner ex Orberw. (1976) : 269 loài, 18 ,chi, 2 họ. (6) Bộ Trechisporales K.H. Larss. (2007): 105 loài, 15 chi, 1 họ. (7) Bộ Hymenochaetales Oberw. (1977): 611 loài, 48 chi, 2 họ. (8) Bộ Polyporales Gaum. (1926): 1801 loài, 216 chi, 13 họ. (9) Bộ Gloeophyllales Thorm (2007): 1 họ. Lớp phụ Phallomycetidae K. Hosaka, Castellano & Apatafora (2007) (1) Bộ Geastrales K. Hosaka, Castellano (2007): 64 loài, 7 chi, 1 họ (2) Bộ Hysterangiales K. Hosaka, Castellano (2007): 114 loài, 18 chi, 5 họ. (3) Bộ Phallales E. Fisch. (1898): 88 loài, 26 chi, 2 họ. (4) Bộ Gomphales Julich (1981): 336 loài, 18 chi, 3 họ. (5) Bộ Russulales Kreisel ex P.M. Kirk, P. F. Cannon & J. c. David (2001). 1767 loài, 80 chi, 12 họ. Lớp phụ Agaricomycetidae Parmasto (1986). Các bộ: (1) Bộ Underw. (1899): gồm 13233 loài, 413 chi, 33 họ

10

trong đó có học nấm Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983). Gồm các nấm thường gặp, sống trên đất, trên gỗ, đôi khi trên rêu hay nấm khác, hoại sinh, cộng sinh, một số ít ký sinh trên cây và nấm, nhiều loài là nấm ăn, nấm độc, nấm gây ảo giác. Phân bố toàn thế giới. Sợi nấm thường thấy trên gỗ mục, lá mục nhiều năm, có thể trên 100 năm (Smith, 1992). Hệ sợi có thể phân bố trong một khoảng rất rộng tạo ra vòng nấm. Một số loài hình thành lên hạch nấm, rễ nấm. Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983): 3 chi (+23 syns) Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù, cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống.[1] * Chi Amanita Pers. (1987): phân bố rộng. Rất nhiều loài tạo rễ nấm, một số loài sống hoại sinh. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Phiến nấm lớn, màu trắng, vàng,.. - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Nấm mọc hoại sinh trên đất. - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita * Chi Limacella Murrill (1911): gồm 3 loài * Chi Catatrama Franco-Mol. 1991 gồm 02 loài Theo điều tra của một số tác giả Trịnh Tam Kiệt, Lê Bá Dũng, Ngô Anh, Lê Văn Liễu hiện tại liệt kê 37( 33loài có tên khoa học và 04 loài sp) loài nấm thuộc họ Amanitaceae trong đó đã mô tả chi tiết được 12 loài

11

(2) Bộ Boletales E.-J. Gilbert (1931): 1316 loài, 96 chi, 17 họ. (3) Bộ Atheliales Julich (1981): 1 họ, 22 chi (+ 3 syns), 106 loài Nhìn chung trong các hệ thống phân loại của các tác giả có phần khác biệt nhỏ về cách phân chia hệ thống phân loại đến các bậc ngành, họ…Cho đến nay các tác giả vẫn giữ quan điểm riêng của mình đây cũng là vấn đề đang được tranh luận. tuy nhiên trong luận án này chúng tôi sử dụng hệ thống nấm của Trịnh Tam kiệt làm cơ sở cho luận án. 1.1.4. Tình hình ngộ độc nấm của họ Amanitaceae Nấm độc (Mycetism) để chỉ tác dụng độc hại từ việc ăn phải các độc tố có ở trong nấm. Các triệu chứng có thể thay đổi từ rối loạn tiêu hóa cho tới gây chết người. Những độc tố chứa trong đó là chất trao đổi thứ cấp được sinh ra bởi các con đường sinh hóa riêng biệt ở trong tế bào nấm. Ngộ độc nấm thường là kết quả của việc ăn những nấm hoang dại sau khi xác định nhầm một loài nấm hoang dại thành nấm ăn được. Ngay cả những người hái nấm hoang dại có kinh nghiệm nhất cũng ghi nhận thấy những ca ngộ độc bởi ăn các loài nấm độc, lâm vào tình trạng nguy hiểm dù chỉ có một chút sơ ý.[9] Việt Nam là một trong những nước có độ đa dạng sinh học cao trên thế giới. Cho tới những năm gần đây có khoảng 3000 loài nấm được ghi nhận tại Việt Nam với khoảng 1800 loài nấm lớn, trong đó có khoảng 50 loài có chứa các triệu chứng độc. có thể nói rằng phần lớn các loài nấm độc đều không phải là nấm độc chết người, nhưng phần lớn các vụ ngộ độc chết người lại liên quan đến nấm độc, nhất là nấm thuộc họ Amanitaceae như nấm độc xanh đen (Amanita phalloides), nấm độc chết người trắng (Amanita virosa), nấm độc tán trắng “Nàng tiên giết người trong rừng” (Amanita verna). Các loài Amanita này gây nhầm lẫn với các loài nấm khác đặc biệt khi chứng còn non, quả thể dạng trứng được bao bọc bởi bao chung (volve) rất dễ nhầm lẫn với nấm rơm (Volvariella esculenta), nấm rơm trắng (Volvariella bombycina) hay các loài nấm trứng (Bovista, Lycoperdon….) khác Ở nấm độc có thể thấy một sự khác nhau đáng kể trong độc tính giữa các loài nấm. Các triệu chứng của ngộ độc do nấm có thể thay đổi từ sự khó chịu của dạ dày

12

đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể, đe dọa đến tính mạng dẫn đến tử vong. Các triệu chứng nghiêm trọng thường không xảy ran gay lập tức sau khi ăn, cho đến khi độc tố tấn công thận hoặc gan, đôi khi có thể lên tới vài ngày sau đó. Hậu quả của ngộ độc nấm thường gây ra là rối loạn đường tiêu hóa, tuy nhiên có một số độc tố của nấm đã được công nhận đôi khi gây chết người. Trong số các nhóm độc tố, có các nhóm độc gây chết người có trong các loài nấm thuộc chi Amanita như: Nhóm Amanitoxin: Thường gặp ở các loài thuộc chi Amanita như: Amanita phalloides, A. verna, A. virosa… với các triệu chứng khi trúng độc như: Đau bụng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy sau 12 giờ ăn phải. Suy thận và gan, hôn mê và thường tử vong. Nhóm Muscimol: Gặp ở các loài thuộc chi Amanita như Amanita muscaria, A. cokeri, A.gemmata, gây triệu chứng co bắp thịt, hoa mắt, nôn mửa, hôn mê với những ảo giác chỉ sau 2 giờ ăn phải. Nhóm phallotoxin – gây rối loạn tiêu hóa cũng được tìm thấy trong các loài nấm độc thuộc chi Amanita. Alcaloid Đó là những hợp chất hữu cơ phức tạp, chứa nitơ (bắt buộc), ngoài carbon, hydro, thường chứa oxy. Những alcaloid chứa oxy thường là những chất có dạng rắn. Một số alcaloid không chứa oxy thường ở dạng lỏng, dễ bay hơi như nicotin, anabazin,….Các alcaloid có phản ứng kiềm và có tác dụng dược lực mạnh với liều nhỏ. Gây ngộ độc đường tiêu hóa… Glycosid Glycosid là những hợp chất hóa học phức tạp, được cấu tạo bởi hai phần, phần đường và phần không đường (genin hay aglycon). Các glycosid thường là những chất rắn kết tinh, chỉ vài chất có màu, tan trong nước và có vị đắng. Các glycosid thường hòa tan trong dịch tế bào, phân tán trong toàn cây hay tập trung ở một số bộ phận nhất định. Nhóm chất này có thể gây ngộ độc đến tim dẫn đén ngạt thở và có thể gây chết người.

13

Hầu hết các nấm độc đều mọc hoang ở bãi cỏ, ven đường, trong rừng. Có loại có màu trắng muốt, xám, nâu hay sặc sỡ. Đối với những loài thuộc chi Amanita đều có vòng bao cuống và bao gốc. Đây là những loài nấm cộng sinh, chỉ mọc chung quanh một số cây nhất định, rộ lên vào mùa mưa hoặc trong rừng thường xanh. Những vụ ngộ độc nấm hoang là do lầm lẫn giữa nấm ăn được và nấm độc cũng như ăn nhiều vào một lúc. Thí dụ như: Amanita phalloides có màu trắng, mềm, mùi rất dịu như mật ong. Khi nấu thơm mùi hạt dẻ, 90% trường hợp gây chết ở châu Âu, châu Mỹ là do loài nấm này. Amanita verna: mọc ở vùng nhiệt đới, gây chết người nhiều ở Việt Nam, vì dễ đánh lừa do có màu trắng muốt, đẹp. 1.1.5. Vùng rADN và vùng ITS rADN là nhóm gene mã hoá rRNA của ribosome và đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu quan hệ phát sinh loài. rADN được nghiên cứu vì nó là gen có nhiều bản sao và đặc biệt không mã hoá cho bất kỳ protein nào. Các bản sao của gen nằm liên tiếp trên một locus và liên quan mật thiết tới quá trình tiến hoá. Ribosome hầu như tồn tại trong mọi sinh vật và có cùng nguồn gốc. Phần lớn phân tử rADN tương đối bảo tồn nên được xem là cơ sở để tìm ra sự tương đồng và các khác biệt khi so sánh các sinh vật khác nhau. Các primer thiết kế dựa trên những Oligonucleotide có tính bảo tồn cao được sử dụng cho tất cả sinh vật nhằm khuếch đại các vùng tương đương dùng trong so sánh. Ngoài ra, nhiều primer và probe cũng được thiết kế dựa trên các vùng không bảo tồn dùng trong phát hiện và định danh vi sinh vật (Van de peer và cộng sự, 1996). rADN chứa vùng 18S, ITS1, 5,8S (một tiểu đơn vị ribosome nhỏ hơn trở thành một phần của LSU), ITS2, 28S và vùng IGS (intergenic spacer). Vùng phiên mã 18S kết thúc tiểu đơn vị nhỏ (SSU), trong khi 28S cộng với 5,8S và một gen 5S thêm vào từ những phần khác của genome hình thành tiểu đơn vị lớn (LSU) của ribosome RNA. Những vùng ITS được phiên mã (tổng hợp từ RNA), nhưng bị cắt trước khi rRNA hoàn thiện được hình thành, tuy nhiên ITS lại có chức năng trong sự hình thành ribosome. Ở đầu kết thúc 5’ của 18S và đầu kết thúc 3’ của 28S, cũng có một vùng được biết đến là ETS (external transcribel spacer). IGS (intergenic spacer) là vùng kém bảo tồn nhất của rADN. Tuy nhiên 14

vùng không gian không phiên mã của những rADN chứa trình tự kết thúc phiên mã của những gene rRNA.

Hình 1.1: Sơ đồ vùng rADN- ITS Các rADN 5,8S; 18S; 28S phiên mã thành các tiền rRNA riêng rẽ, nằm xen kẽ với các vùng phiên mã bên trong (ITS) và các vùng phiên mã bên ngoài (ETS). Giữa các nhóm gen gồm nhiều bản sao lập lại là vùng không phiên mã . Có một rADN 5S thường không có vị trí cố định và có chiều sao mã ngược với các gen còn lại, rADN 5S thường chỉ có ở nhân, không có ở ty thể của một số loài nấm (Guarro, 1999) [10] rADN 18 S thường được quan tâm nghiên cứu, rADN 5,8 S có kích thước rất nhỏ và ít có sự biến đối song rRNA 5S là thành phần không thể thiếu của nu- LSU- rRNA, có vai trò ổn định cấu trúc ribosome và thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (Szymanski và cộng sự, 2002) Vùng ITS là vùng có rất nhiều biến đổi, mặc dù vùng ITS thường được sử dụng trong nghiên cứu tiến hoá của sinh vật tuy nhiên phần lớn các so sánh trên vùng này chỉ thường sử dụng ở mức độ xác định các biệt hoá trong cùng loài (Guarro, 1999). Những gene rRNA ở sinh vật có nhân điển hình (ribosome ADN hay rADN) được tìm thấy như những phần đơn vị lặp lại được sắp xếp thành từng cặp. Mỗi đơn vị lặp lại chứa một vùng phiên mã (ETS1, ETS2, 18S, 25S và 5,8S) và một vùng không phiên mã (NTS). Trong vùng phiên mã, ITS được tìm thấy trên gen 5,8S rRNA bao gồm ITS1 và ITS2.

15

1.2. Một số công trình nghiên cứu về họ nấm Amanitaceae 1.2.1. Công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam có một số tác giả nghiên cứu về đa dạng nấm lớn. Như ở miền Nam Việt Nam có Phạm Hoàng Hộ (2003) công bố 27 loài nấm [16], ở phía Bắc có tác giả Trịnh Tam Kiệt là người nghiên có nhiều công trình về nấm lớn về sự đa dạng thành phần nấm lớn Việt Nam trong đó có loài nấm độc tuy nhiên những loài này chủ yếu tập trung phân bố ở phía Bắc tiêu biểu là cuốn danh mục các loài nấm lớn Việt Nam, sách Nấm lớn Việt Nam (1981, 2011, 2012, 2013) đã công bố và mô tả được 37 loài nấm thuộc chi Amanita. [5,1,6,9,]. Ngoài ra còn một số tác giả khác như Phan Huy Dục (2004) [17], Trịnh Thị Tam Bảo (2008) [18] cũng đã nghiên cứu về sự đa dạng của nấm lớn trong đó có chi Amanita là 4 loài…. Ở miền Trung có tác giả Ngô Anh (2003) đã nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, ông đã định danh, mô tả được có 12 loài thuộc chi Amanita [19]. Đến năm 2011, trong đề tài nghiên cứu về thành phần nấm lớn ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng ông công bố thêm 2 loài mới thuộc chi Amanita vào danh mục các loài nấm ở Việt Nam [20]. Tác giả Ngô Anh và cộng sự (2007) nghiên cứu nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế với tổng số loài 65 loài thuộc 13 họ, trong đó có 6 loài thuộc chi Amanita [21]. Ở Tây Nguyên có rất ít tác giả nghiên cứu nấm lớn như tác giả Lê Xuân Thám (2005) nghiên cứu về nấm linh chi ở vườn quốc gia Cát Tiên [8], tác giả Lê Bá Dũng (2003) nghiên cứu về nấm lớn Tây Nguyên trong đó có 5 loài nấm độc thuộc họ Amanitaceae [7]. Những công trình trên phần lớn các tác giả nghiên cứu về nấm dược liệu còn về nấm độc cho đến nay rất ít tác giả nghiên cứu như tác giả Lê Văn Liễu (1977) nghiên cứu một số loài nấm độc và nấm ăn được ở trong rừng tác giả đã công bố và mô tả được 3 loài thuộc chi Amanita [22]. Hoàng Công Minh nghiên cứu đặc điểm sinh học, độc tính các loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Bắc Kạn và đề xuất một số biện pháp dự phòng, cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm độc trong đề tài này, tác giả công bố 5 loài nấm độc thuộc chi Amanita [23] Tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2015) trong luận án tiến sĩ y sinh – nghiên cứu thực trạng ngộ

16

độc năm, đặc điểm sinh học và độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng, tác giả ghi nhận có 9 trên tổng số15 loài thuộc chi Amanita [24]. Trong đề tài cấp bộ về điều tra nấm lớn ở Đăk Lăk của tác giả Lê Thương (2007) ghi nhận có 6 loài nấm độc [25]. Tác giả Trần Công Khanh và Phạm Hải trong cuốn sách cây độc ở Việt nam đã liệt kê 10 loài nấm độc trong đó có 5 loài thuộc họ nấm Amanitaceae [26], Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Đại Nguyên (2015) nghiên cứu về thành phần loài nấm độc ở khu bảo tồn Nam Ka đã ghi nhận được 18 loài nấm độc thuộc 3 bộ 5 họ 7 chi trong đó định danh loài 10 loài, 8 loài chỉ xác định đến chi [27]. Đậu Ngọc Hào (2011) đã nghiên cứu về các loài nấm gây ngộ độc cho động vật, trong đó có 3 loài thuộc chi Amanita [28]. Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Đại Nguyên, Trần Thị Ngọc Thiện ghi nhận được 05 loài mới thuộc chi nấm Amanita bổ sung vào danh mục các loài nấm độc họ Amanitacea phân bố ở vườn Quốc gia Chư Yang Sin, tỉnh Đăk Lăk. Nhìn chung về việc nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng có rất ít tác giả nghiên cứu. 1.2.2. Công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới phần lớn các tác giả chỉ tập trung nghiên nhiều về một số độc tính hay thành phần chất độc của nấm độc còn về hệ thống phân loại của họ nấm này rất ít tác giả nghiên cứu như Teng (1964) [29], Singer R (1986) [30] nghiên cứu về đa dạng nấm lớn nói chung trong đó có họ nấm Amanitaceae, tác giả Jiri Baier (1991) [31], Denis R. Benjamin (1995), Rodham e. Tulloss (2009) [33] và nhóm tác giả Nelson Menolli Jr., Tatiane Asai & Marina Capelari (2009) [34] đã nghiên cứu sự đa dạng và xây dựng khóa phân loại cho họ nấm Amanitaceae. Còn về độc tính của nấm có tác giả Chen Li and Nicholas H. Oberlies (2005) [35] nghiên cứu về thành phần hoá học của chi Amanita [35], tác giả Theodor Wieland (1967) nghiên cứu về độc tính của loài Amanita phalloides ở Châu Âu và Trung Âu [36], Theodor Wieland (1986) nghiên cứu thành phần các chất trong nấm độc chi Amanita [37]. Gần đây nhóm tác giả Luca Santi, Caterina Maggioli et al (2012) [38] nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nấm Amanita phalloides đến sự tổn hại của gan người khi bị

17

nhiễm độc từ nấm độc [38]. Tác giả Denis R. Benjamin (1995) nghiên cứu chất độc trong nấm của một số loài nấm thuộc họ Amanitaceae và thuốc trị bệnh [32]. Bên cạnh những nghiên cứu về độc tố của nấm độc thì cũng có một số tác giả nghiên cứu về đa dạng của nấm lớn nói chung trong đó có thành phần loài nấm độc như một số tác giả Ryvarden L, Johansen nghiên cứu về khu hệ nấm ở phía đông Châu Phi, tuy nhiên trong công trình nghiên cứu của tác giả có rất ít loài (3 loài) nấm độc mà chủ yếu tập trung vào các loài nấm hoại sinh trên gỗ, tác giả Jiri Baier (1991) nghiên cứu về nấm và độc tố của họ nấm Amanitaceae [31], tác giả J. F. Ammarati (1985) nghiên cứu nấm độc ở Bắc Mĩ và Canada [39], tác giả Shaffer Robert L.,(1975) [2] , Singer. Rolf (1986) [30] đã nghiên cứu về nấm lớn nói chung trong đó có một số họ nấm độc những công trình này tập trung chủ yếu ở miền nam nước Mỹ. Còn nhóm Zhao DZ1, Liu G, Song DS, Liu JH, Zhou YL, Ou JM, Sun SZ (2007) [40] nhóm tác giả nghiên cứu về quang phổ ánh sáng ảnh hưởng đến họ nấm độc Amanitaceae ở hai tỉnh Vân Nam và Tây Nam Trung Quốc. Rodham e. Tulloss (2009) đã tổng hợp và xây dựng khoá phân loại và mô tả sơ lược họ nấm Amanitacecae gồm 48 loài trên nhiều nước trên thế giới [33], Sanmee, R., Tulloss, R.E., Lumyong, P. Dell, B and Lumyong, S (2008) nhóm tác gải đã điều tra và định danh được 25 loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại nước Thái Lan trong đó ghi nhận mới 18 loài mới cho khu hệ nấm của nước Thái Lan [41], Martin Kirchmair và cộng sự (2011) nghiên cứu về khả năng bị suy thận khi bị ngộ độc chi nấm Amanita [42].Một số tác giả P. Zhang và cộng sự (2015) [47], Gregory M và cộng sự (2010) [48], T.G. Froslev (2015) [49], Chang Sun Kim (2012) [50], Zhang (2004) [51], Peng Li và cộng sự (2014) [52] nghiên cứu và giải trình tự gen của chi nấm Amanita.

18

1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 1.3.1. Chế độ mưa Phân bố của lượng mưa ở Tây Nguyên không đồng đều, lượng mưa hàng năm ở vùng mưa nhiều nhất có thể gấp 3- 4 lần ở vùng mưa ít nhất. Vùng Tây Nam cao nguyên Bảo Lộc có lượng mưa năm 3200 – 3500mm, là vùng mưa nhiều nhất ở Tây Nguyên, tiếp theo là các vùng Bảo Lộc, Di Linh, vùng núi trung bình Ngọc Linh và Chư Yang Sin với lượng mưa năm 2500 – 3000mm [11] rồi đến vùng Tây Nam cao nguyên Pleiku ( Đức Cơ) 2600 – 2800mm [12]. Nơi mưa ít nhất là vùng thung lũng Cheo Reo – Phú Túc, với lượng mưa năm trên dưới 1200mm, tiếp đến là các vùng trũng An Khê (khoảng 1400mm). Vùng núi thấp phía Tây Ngọc Linh và thung lũng Pô Cô, cao nguyên Kôn Plông, cao nguyên Pleiku, cao nguyên M’Đrắc có lượng mưa năm 2000 – 2500mm. [13]. Trên các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắk Nông, Đắk Mil, Đà Lạt – Liên Khương, lượng mưa dao động 1600 – 1800mm, [14, 11]. Nói chung, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình lượng mưa phân bố trong năm tập trung vào thời kỳ từ tháng V đến tháng X – thời kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam. Tổng lượng mưa trong thời kỳ này ở hầu hết các vùng Tây Nguyên đều chiếm 75% tổng lượng mưa hàng năm. Biến trình mưa ở Tây Nguyên thuộc loại biến trình mưa ở vùng nhiệt đới gió mùa. Sự chênh lệch lượng mưa giữa mùa mưa và mùa ít mưa rất lớn. Trong biến trình có một cực đại chính và một cực tiểu chính, ở hầu hết các vùng, cực đại chính xuất hiện vào tháng IX với lượng mưa tháng trên 400mm ở những vùng mưa nhiều và trên 200mm ở những vùng mưa ít. Một số nơi (chủ yếu ở phía Đông của Tây Nguyên) cực đại chính vào tháng X hoặc tháng XI. Ở hầu hết các vùng cực đại phụ xuất hiện vào tháng V với lượng mưa tháng trên 200mm ở những vùng mưa nhiều, trên 100mm ở những vùng nhiều ít. Ở Tây Nguyên có sự phân bố mưa khác nhau về lượng mưa giữa các vùng, nổi bật nhất là giữa vùng phía Đông và phía Tây. Trong khi ở các vùng phía Tây mùa mưa từ tháng V đến tháng X thì ở các vùng phía Đông mùa mưa kéo dài mãi

19

đến tháng XI. Thời kỳ mưa tập trung nhất ở trong mùa mưa cũng không giống nhau phần lớn ở các vùng phía Tây là các tháng VII, VIII, IX, các vùng phía Đông là các tháng IX, X, XI. Riêng vùng Đắc Min – Đắc Nông do cực đại mưa vào tháng V nên thời kỳ mưa tập trung nhất rơi vào các tháng V, VI, VII. Lượng mưa 3 tháng mưa nhiều nhất hầu hết tập trung ở các vùng đều chiếm từ 40 – 50% lượng mưa năm. Một số vùng như cao nguyên Pleiku, vùng núi thấp Tây Nam Ngọc Linh, Tây Nam cao nguyên Bảo Lộc đạt tới 50 – 60%. Phân bố số ngày mưa trung bình năm nhìn chung phù hợp với phân bố của lượng mưa năm. Vùng nhiều mưa nhất (Bảo Lộc) cũng là vùng có số lượng mưa năm nhiều nhất (170- 180 ngày) [12]. Các vùng ít mưa như thung lũng sông Ba, bình nguyên Easup chỉ có 100 – 120 ngày mưa [14]. Trên các cao nguyên Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Đà Lạt, Liên Khương, số ngày mưa năm đạt 140 – 150. Số ngày mưa trong năm tập chung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, trong đó 2 tháng VIII và IX có nhiều ngày mưa nhất. Ở những vùng có trên 140 ngày mưa/ năm, tới tháng này đều có trên 20 ngày mưa, có nơi tới 26 – 27 ngày. Ở những vùng dưới 140 ngày mưa/năm, mỗi tháng này có 18 – 20 ngày mưa tuy nhiên có nơi chỉ 15 – 17 ngày (Ayun Pa). Phân bố lượng mưa có sự biến động khá lớn từ năm này qua năm khác, nhất là về lượng mưa. Lượng mưa của năm mưa nhiều nhất có thể gấp hai lần lượng mưa của năm mưa ít nhất. Một đặc trưng quan trọng nữa của mưa là cường độ mưa. Ở Tây Nguyên, lượng mưa lớn nhất trung bình trong 24 giờ đêm không quá 70mm. Trong mùa ít mưa, lượng mưa lớn nhất trung bình trong 24 giờ ở tất cả các vùng của Tây Nguyên đều không quá 30mm. 1.3.2. Chế độ ẩm và bốc hơi 1.3.2.1. Độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm ở phần lớn các vùng của Tây Nguyên có giá trị từ 80 – 85%. Phân bố không gian của độ ẩm tương đối thể hiện quy luật chung là tăng theo độ cao của địa hình. Trên các cao nguyên thuộc Lâm Đồng và

20

vùng núi Ngọc Linh, độ ẩm tương đối trung bình năm đạt tới 85 – 90%. Vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng bình nguyên Easup và thung lũng Cheo Reo – Phú Túc chỉ số trung bình năm chỉ 75 – 80% [14]. Độ ẩm tương đối thay đổi trong năm khá rõ rệt. Biến trình độ ẩm trong năm tương đối phù hợp với biến trình mưa và ngược với biến trình của nhiệt độ. Tháng VIII và tháng IX, độ ẩm tương đối có trị số lớn nhất (88 – 92%), tháng II và tháng III có trị số thấp nhất giao động 70 – 80%. Như vậy biên độ năm trung bình ở các tỉnh phía bắc là 15 – 20%. Từ tháng IV đến tháng V độ ẩm tăng nhanh nhất (7 – 8%), cũng thời kỳ bắt đầu mùa mưa, còn thời kỳ độ ẩm giảm nhanh nhất ( từ tháng X sang tháng XI) là thời kỳ chấm dứt mùa mưa thì chỉ 3 – 5%. Phân bố số ngày có độ ẩm tương đối các cấp cũng khác nhau theo mùa và theo tháng. Trong các tháng khô nhất (II, III, IV) ở những vùng thấp và thung lũng, số ngày này độ ẩm trung bình 71 -75% chiếm chủ yếu (30 – 35% số ngày trong tháng), số ngày độ ẩm trung bình trên 80% và dưới 65% chỉ chiếm mỗi loại trung bình trên dưới 10% số ngày trong tháng. Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối trong năm có thể xuống dưới 20% Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và dưới 10% ở Lâm Đồng. Những chỉ số này sảy ra chủ yếu vào tháng III, IV hoặc tháng XI. Khoảng gần một nửa số ngày trong các tháng khô nhất (II, III, IV) có độ ẩm nhỏ nhất hàng ngày 30 – 35%, khoảng 5 – 10% số ngày trong tháng ở Gia Lai, Kon Tum và 15 – 20% ở Lâm Đồng, Đăk Lăk và Đăk Nông có độ ẩm thấp nhất hàng ngày. Trong các tháng ẩm nhất, mỗi tháng có gần một nửa số ngày có độ ẩm thấp nhất lên 50%. 1.3.2.2. Bốc hơi Lượng bốc hơi có thể (khả năng bốc hơi) trung bình năm ở Tây Nguyên khác nhau giữa các vùng và dao động 600 – 1500mm. Lượng bốc hơi trung bình năm lớn nhất ở Buôn Ma Thuột (1600mm) gấp 3 lần lượng bốc hơi ở nơi ít nhất (Đà Lạt), các vùng Pleiku, Liên Khương có lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 1300 – 1400mm. Ở các nơi khác, lượng bốc hơi trung bình năm 700 – 1000mm. Trong thời kỳ khô nóng, lượng bốc hơi đạt những giá trị cao nhất. Tháng III 21

ở Buôn Ma Thuột có lượng bốc hơi lớn nhất (230mm), tiếp đến là Pleiku, Liên Khương 170 – 180mm. Các nơi khác như Kon Tum, Cheo Reo... 100 – 150mm. Nơi có lượng bốc hơi ít nhất là Đà Lạt, Bảo Lộc, lượng bốc hơi tháng này cũng đạt 80 – 90mm. Từ tháng VIII đến tháng X là thời kỳ khả năng bốc hơi ít nhất. Lượng bốc hơi lớn nhất một ngày ghi được ở Buôn Ma Thuột là 14,1mm. Ở các nơi khác chỉ 8 – 10mm. Những trị số này đều xuất hiện trong tháng III hoặc tháng IV. Nói chung lượng bốc hơi ở Tây Nguyên khá lớn, mặc dầu không khí trên cao nguyên thấp hơn ở các vùng khác. Nguyên nhân chính là do cường độ bức xạ mặt trời cao nguyên mạnh hơn, nhất là trong thời kỳ khô nóng, hàm lượng hơi nước ở trong không khí ít hơn và tốc độ gió mạnh hơn. Có thể thấy biến trình năm của lượng bốc hơi có thể có ở Tây Nguyên ngược với biến trình năm của lượng mưa. Thời kỳ bốc hơi nhiều nhất là thời kỳ mưa ít nhất, do đó trong tháng III, IV khi nhiệt độ đạt những giá trị cao nhất, lượng bốc hơi ít trong điều kiện ít mưa, nên tình trạng khô rất khắc nghiệt. Trái lại trong thời kỳ mưa nhiều nhất, lượng bốc hơi rất ít, dòng chảy mặt lớn nhất là ở những vùng có độ dốc lớn. 1.3.2.3. Chỉ số ẩm Chỉ số ẩm là tỉ số giữa khả năng bốc hơi và lượng mưa trong một thời kỳ nhất định biểu thị bằng %. Nó phản ánh quan hệ giữa lượng nước thu được và lượng nước có khả năng mất đi do bốc hơi ở một nơi trong thời kỳ được xét, hay mức độ khô, ẩm ở nơi đó. Giá trị năm của chỉ số ẩm ở hầu hết các vùng thuộc Tây Nguyên, đều lớn hơn 150, do đó xét cả năm thì ở Tây Nguyên điều kiện ẩm phong phú, riêng vùng bình nguyên Easup và vùng trũng Ayun Pa chỉ đạt tới mức đủ ẩm.

22

Bảng 1.1: Phân bổ giá trị năm của chỉ số ẩm (K năm) Địa điểm K năm Điều kiện ẩm Thảm thực vật tự nhiên tương ứng Pleiku >150 Quá ẩm Rừng ẩm nhiệt đới Buôn Ma Thuột >150 Quá ẩm Rừng ẩm nhiệt đới Easup, AyunPa 100150 Quá ẩm rừng Bảo Lộc >150 Quá ẩm Rừng ẩm nhiệt đới Rừng ẩm nhiệt đới

Tuy nhiên giá trị trên 100 của chỉ số ẩm không phải mọi tháng, mọi thời kỳ trong năm đều đạt được. Ở Tây Nguyên giá trị của chỉ số ẩm có thể dao động 400 đến 500 trong các thời kỳ khác nhau. Do vậy chỉ số ẩm có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành những đặc điểm của lớp thực vật và tạo ra các tiểu khu sinh thái khác nhau [15]. 1.3.3. Chế độ mây và nắng 1.3.3.1. Mây Lượng mây tổng quan trung bình tháng, nói chung có trị số lớn nhất vào mùa mưa và nhỏ nhất vào mùa nắng. Tuy nhiên ở từng nơi cũng có sự khác nhau. Vùng có lượng mây nhiều nhất lượng mây tổng quan trung bình có giá trị 8 – 8,5 phần mười bầu trời, trong đó nhiều nhất là tháng VII (9,0) (Bảo Lộc). Tháng ít mây nhất là tháng I và tháng II cũng đạt tới 6,1. Các tháng khác trung bình 7 – 8 phần mười bầu trời. 1.3.3.2. Nắng Tổng số giờ nắng trung bình năm ở các vùng của Tây Nguyên dao động từ 2000 đến 3500 giờ. Phân bố số giờ nắng khá phù hợp với phân bố lượng mây. Nơi nhiều mây cũng là nơi ít giờ nắng nhất, thời kỳ ít mây cũng là thời kỳ nhiều nắng. Vùng nhiều giờ nắng nhất là vùng Liên Khương – Đà Lạt, vùng ít nhất là Bảo Lộc, Kon Tum, các nơi khác như Pleiku, Cheo Reo, Buôn Ma Thuột mỗi năm trung bình có 2000 – 2400 giờ sáng. Tháng có nhiều giờ nắng nhất của tất cả các vùng ở Tây 23

Nguyên là tháng III còn tháng ít nắng nhất là các vùng không giống nhau. Nhìn chung trong thời kỳ từ tháng XI đến tháng IV, mỗi tháng trung bình có 230 – 250 giờ nắng. Các tháng mùa mưa trung bình 100 – 150 giờ. 1.4. Phân vùng khí hậu [15] Trên cơ sở phân hòa số liệu và tình hình số liệu, khí hậu Tây Nguyên được phân thành 5 kiểu khí hậu khác nhau, phân bố trong 5 vùng khí hậu với 11 tiểu vùng khí hậu. Vùng I. (vùng khí hậu núi và cao nguyên phía Bắc và Đông Bắc Tây Nguyên) bao gồm vùng núi thấp Tây Ngọc Linh, vùng núi Ngọc Linh, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng và đại bộ phận diện tích cao nguyên Pleiku. Vùng này có nhiều kiểu vùng khí hậu, hình thành do sự phân hóa về điều kiện ẩm trong năm.

Tiểu vùng I1 (tiểu vùng khí hậu núi thấp Tây Ngọc Linh).

Tiểu vùng I2 (tiểu vùng khí hậu núi thấp Tây Ngọc Linh, cao nguyên Kon Plông và Kon Hà Nừng).

Tiểu vùng I3 (tiểu vùng khí hậu Pleiku) Vùng II (vùng khí hậu bình nguyên và trũng trung Tây Nguyên) bao gồm vùng Kon Tum, Sa Thầy, An Khê, Ayun Pa, bình nguyên Easup,.. Vùng này có 5 tiểu vùng hình thành do sự phân hóa về điều kiện ẩm (cả lượng biến trình năm).

Tiểu vùng II1 (tiểu vùng khí hậu thung lũng Kon Tum, Sa Thầy, Ia Đăng).

Tiểu vùng II2 (tiểu vùng khí hậu núi thấp Chư Tơ ria và trũng An Khê).

Tiểu vùng II3 (tiểu vùng khí hậu bình nguyên Easup và thung lũng Ayun Pa).

Tiểu vùng II4 (tiểu vùng khí hậu trũng Krông Păc, Khánh Dương).

Tiểu vùng II5 (tiểu vùng khí hậu Lắk, Ea Krông). Vùng III (vùng khí hậu cao nguyên Buôn Ma Thuột – Buôn Hồ). Vùng IV ( vùng khí hậu cao nguyên Đắk Nông – Lâm Viên – Bảo Lộc). Vùng V (vùng khí hậu trũng Tây Nam cao nguyên Đắk Nông - Bảo Lộc). Các vùng và tiểu vùng khí hậu được biểu thị trong sơ đồ phân vùng khí hậu

24

Tây Nguyên và đặc điểm khí hậu của chúng được mô tả sau. Bảng 1.2: Các vùng và tiểu vùng khí hậu Vùng Tiểu vùng Các đặc trưng chỉ Đánh giá điều kiện nhiệt - ẩm khí hậu khí hậu tiêu (1) (2) (3) (4) Điều kiện nhiệt hạn chế. Nhiệt độ tháng lạnh nhất dưới 170C. ∑t ≤ 8000 Lượng mưa năm trên 2500mm, I1 Kn > 150 ba tháng nhiều nhất: VII – IX. KXI – IV> 50 Mùa mưa quá thừa ẩm, mùa khô thiếu ẩm. Điều kiện nhiệt hạn chế. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ∑t ≤ 8000 dưới 160C, riêng vùng núi I 0 I2 Kn > 150 Ngọc Lĩnh 14 C, lượng mưa

KXI – IV> 50 năm trên 2800mm, ba tháng mưa nhiều nhất: IX – XI. Mùa mưa thừa ẩm, mùa khô đủ ẩm. Điều kiện nhiệt hạn chế. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ∑t ≤ 8000 17 - 190C. Lượng mưa năm I3 Kn > 150 2000 – 2400mm, ba tháng mưa KXI – IV≤ 50 nhiều nhất: VII – IX, mùa khô thiếu ẩm. Điều kiện nhiệt khá phong phú. ∑t >8000 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh 0 II II1 Kn > 150 nhất 18 - 21 C. Lượng mưa

KXI – IV> 50 năm 2000 – 2800mm, riêng vùng Kon Tum dưới 2000mm.

25

Ba tháng mưa nhiều nhất: VII – IX. Mùa mưa đủ ẩm, mùa khô thiếu ẩm. Điều kiện nhiệt khá phong phú. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh ∑t > 8000 nhất 18 - 200C. Lượng mưa II2 Kn > 150 năm 1600 – 2000mm. Ba tháng KXI – IV> 50 mưa nhiều nhất: IX – XI, nhìn chung cả 2 mùa đủ ẩm. Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh ∑t > 8000 nhất từ 20 - 220C. Nhìn chung

II3 Kn > 150 cả năm hơi thiếu ẩm (trừ mấy

KXI – IX> 50 tháng mùa mưa). Mùa đông rất nhiều ẩm. Lượng mưa năm 1200 – 1600mm. II Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất từ 20 - 220C. Lượng mưa ∑t > 8000 năm 1500 – 2000mm. Riêng II4 Kn > 150 vùng cao phía nam là M’đắk là KXI – IV> 50 trên 2000mm. Nhìn chung cả năm đủ ẩm, các tháng đầu mùa mưa thiếu ẩm. Điều kiện nhiệt phong phú. ∑t > 8000 Nhiệt độ trung bình tháng lạnh 0 II5 Kn > 150 nhất từ 20 - 22 C. Lượng mưa

KXI – IV≤ 50 năm 1600 – 2000mm. Riêng vùng thấp Easup dưới

26

1600mm. Ba tháng mưa nhiều nhất VII – IX. Mùa mưa đủ ẩm, mùa khô rất thiếu ẩm.

Điều kiện hạn chế. Nhiệt độ ∑t ≤ 8000 trung bình tháng lạnh nhất 0 III III Kn > 150 19 C, lượng mưa năm 1600 –

KXI – IV≤ 50 2000mm. Mùa mưa đủ ẩm, mùa khô thiếu ẩm Điều kiện hạn chế. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất dưới ∑t ≤ 8000 190C. Vùng cao trên 1500mm 0 IV IV Kn > 150 dưới 16 C lượng mưa năm

KXI – IV> 50 2000 – 3000mm. Cả năm nói chung đủ ẩm, mùa khô thiếu ẩm. Điều kiện nhiệt phong phú. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh ∑t > 8000 nhất trên 190C. Lượng mưa

V V Kn > 150 năm trên 3000mm. Cả năm nói

KXI – IV> 50 chung đều đủ ẩm. Mùa mưa thừa ẩm, nửa cuối mùa khô hơi thiếu ẩm.

1.5. Thảm thực vật Ở Tây Nguyên thảm thực vật được hình thành từ các điều kiện địa lý tự nhiên của vùng, trên cơ sở đó Tây Nguyên có 5 điều kiện khí hậu chính và tương ứng là 5 nhóm thảm thực vật, trong từng nhóm lại chia ra các kiểu riêng. Có nhiều tác giả nghiên cứu về thảm thực vât như Trương Đấu, Nguyên Văn Thủy, Thái Văn Trừng cũng đã sắp xếp các loại thảm thưc vật gặp ở Tây Nguyên một cách tương đối như sau. 27

Có thể phân biệt ở đây 3 đai cao như sau: Đai địa hình thấp bao trùm từ điểm thấp nhất đến khoảng 600 m Đai núi thấp từ khoảng 600 m đến khoảng 1.600 m. Đai núi trung bình từ khoảng 1.600 m trở lên, bao trùm tất cả các ngọn núi cao nhất. Các loại thảm thực vật chủ yếu gặp ở Tây Nguyên là: Rừng rậm Tầng ưu thế sinh thái gồm các cây gỗ cao từ 7– 8 m trở lên và có tán khép kín. Rừng rậm chủ yếu thường xanh Các tầng cây gỗ không bao giờ không có lá mặc dù một vài cây riêng lẻ có thể rụng lá. Rừng nhiệt đới ƣa mƣa (vẫn thường gọi là rừng mưa nhiệt đới) gồm chủ yếu các cây gỗ thường xanh lá rộng không chịu lạnh cũng như khô (không có vảy chồi bao bọc). Loại rừng này ở nước ta chỉ tồn tại thành từng đám nhỏ ở địa hình thấp chủ yếu thuộc các tỉnh Bình Trị Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng, nơi không có mùa lạnh và mùa khô rõ rệt. Nó cũng có thể tồn tại ở một vài điểm của Tây Nguyên, tại các thung lũng không có mùa khô rõ rệt và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhiên cho đến nay chưa được nghiên cứu. Rừng rậm nhiệt đới thƣờng xanh mùa mƣa Điểm phân biệt cơ bản với loại rừng rậm nhiệt đới ưa mùa mưa là chồi cây gỗ ở đây phần lớn được bao phủ bởi vảy chồi. Loại rừng này vốn phân bố rất rộng rãi ở nhiều chế độ nhiệt ẩm và trên phần lớn các loại đất khác nhau của Tây Nguyên và vốn chiếm một diện tích lớn ở đây, tuy nhiên do sự tàn phá từ lâu đời và lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức chủ yếu là đốt nương làm rẫy, cho nên đại bộ phận diện tích của chúng đã bị thay thế bới hàng loạt thảm thực vật thứ sinh khác nhau. Thành phần loài, cấu trúc và nhiều tính chất khác của loại rừng này thay đổi rõ rệt khi đi từ thấp lên cao. Rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp

28

Loại rừng này phân bố ở độ cao chủ yếu từ 600 m trở xuống, ở những nơi có lượng mưa trung bình năm thường lớn, đến 2000 – 2500 mm hay hơn nữa, có mùa khô không dài và khắc nghiệt, trên các loại đất feralit đỏ, đỏ nâu hay vàng nâu, không có lớp đá ong chặt, được hình thành do sự phong hóa của nhiều loại đá mẹ khác nhau (bazan, đá phiến, granit v.v…) hay cả trên phù sa cổ, nói chung có khả năng giữ nước lớn hay gần mức nước ngầm. Rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở núi thấp Trong thành phần cây gỗ của các tầng A và B của loại rừng này (phát triển chủ yếu ở độ cao từ 600 đến 1600m) xảy ra một số thay đổi, cụ thể ngày càng xuất hiện nhiều đại diện của các họ Dẻ và Long não với tỷ trọng tổ thành cây gỗ ngày càng tăng, trong khi giảm bớt đối với đại diện của các họ Dầu, Xoan, Đào lộn hột, Đậu và một vài họ khác. Rừng rậm nhiệt đới thường xanh mùa mưa ở núi trung bình. Loại rừng này, về nguyên tắc, phân bố trên các sườn, đường đỉnh và đỉnh núi có độ cao từ 1600m trở lên, bao phủ cả các đỉnh núi cao nhất của Tây Nguyên. Đai rừng này về cơ bản nằm trùng với các đai mây mù và phát triển trên đất mùn vàng đỏ trên núi. Thảm thực vật phát triển trên đỉnh và đường đỉnh có một số đặc điểm riêng do sự tác động của một số điều kiện bên ngoài đặc biệt như đất mỏng, giàu các chất hữu cơ và chua, có nhiều tảng đá lộ đầu, có nhiều sương mù bù lại phần nào sự thiếu nước vào mùa khô và nhất là có gió mạnh. Trong điều kiện đặc biệt đó ở đây chỉ có thể hình thành nên một trảng cây gỗ lùn. Trên đường đỉnh của núi Chư Yang Sin, ở độ cao khoảng 2000m, chạy dài 15km và xuống theo sườn chỉ vài chục mét, theo Smit (Schmid, 1974) là một trảng cây gỗ lùn chỉ cao 3-5m. Rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá Phần lớn cây gỗ của tầng trên rụng lá vào mùa khô, trong khi đó nhiều cây gỗ của tầng dưới thường xanh, hầu hết cây gỗ đều có vảy chồi. Loại rừng này ở Tây Nguyên mới gặp, chủ yếu ở địa hình thấp, nơi có lượng mưa ít hơn với mùa khô kéo dài hơn hay trên đất ít có khả năng giữ nước hơn so với các loại rừng rậm ưa mưa và rừng rậm thường xanh mưa mùa.

29

Loại rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá ở địa hình thấp vốn chiếm một diện tích rất lớn ở tỉnh Đắk Lắk và phần Nam tỉnh Gia Lai, Kon Tum, thuộc kiểu khí hậu nóng và nửa ẩm, phát triển trên đất feralit đỏ nâu, đỏ vàng, vàng đỏ do nhiều loại đá mẹ phong hóa tạo ra ( bazan, đá phiến, đá cát…). Rừng và trảng tre Ở Tây Nguyên rừng và trảng các loại thuộc dưới họ Tre Bambosoideae chiếm một diện tích khoảng 230.000 ha, trong đó tình Gia Lai và KonTum chỉ có khoảng 5.000 ha, tỉnh Đăk Lăk có gần 60.000 ha, còn tỉnh Lâm Đồng có nhiều nhất đến 165.000 ha. Có 3 loại chính là rừng tre, rừng lồ ô và trảng le, tất cả đều có nguồn gốc thứ sinh và tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 100m. Ngoài ra còn khoảng 90.000 ha rừng Tre có cây gỗ mọc xen, tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk. Rừng Tre Bumbusa arundinacea Tre Bumbusa arundinacea thường mọc thành bụi, dày đặc nối tiếp nhau thành dải rừng hẹp dọc sông, suối ở nhiều vùng của Tây Nguyên. Mỗi bụi có đường kính đến 4-6 m hay nhiều hơn nữa, gồm hàng trăm cây. Rừng lồ ô Schizostachyum spp. Lồ ô Schizostachyum spp. thường mọc thành từng rừng thuần loại trên đồi hay sườn núi, trên đất feralit do nhiều loại đá mẹ phong hóa. Đường kính thân lồ ô có thể thay đồi từ 3-10cm phụ thuộc một mặt vào loại cây, mặt khác vào độ phì và độ sâu của lớp đất. Rừng lồ ô tập trung nhiều ở vùng đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) và vùng biên giới ba nước (KonTum), còn ở các vùng khác có ít hơn, thường mọc xen lẫn với các đám rừng lá rộng nhưng giữa chúng có ranh giới rõ rệt. Dưới rừng lồ ô thường thấy cây con của các loại cây gỗ lớn, lớn dần lên vượt qua tầng lồ ô và sau khi khép thành rừng rậm thì lồ ô sẽ chết dần vì thiếu ánh sáng. Rừng lồ ô gặp chủ yếu ở địa hình thấp và phần dưới của núi thấp, lên đến độ cao khoảng 1200m chỉ còn thấy rải rác (núi Chư Pan). Trảng le Oxytenenthera sp Le Oxytenenthera sp, hình thành nên loại trảng le, có chiều cao thường chỉ 3- 5m, phân bố rất rộng rãi trên nhiều loại đất khác nhau: phù sa cổ, đất feralit do nhiều

30

loại đá mẹ phong hóa ra như granit, đá phiến thậm chí bazan vv…đây là loại thảm tre có diện tích lớn nhất, nhưng cũng chỉ tập trung từ độ cao 700-800m trở xuống. Trong trảng le ở khắp Tây Nguyên luôn luôn nhận thấy sự diễn thế phục hồi thành các loại rừng rụng lá, nửa rụng lá hay thường xanh. Trong quá trình thường gặp một giai đoạn có tầng cây gỗ ít nhiều khép tán và tầng le ở dưới dầy đặc. Khi những loại cây gỗ đó là: dầu trà ben Dipterocarpus obtusifolius. Dellenia pentagyna, Neonauclea sessiliflolia và Bauhinia sp hay là bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata thì sẽ phục hồi thành rừng rậm rụng lá cây lá rộng. Sao đen (hopea odorata) và Dầu trai (Dopterocarpus intricatus), Căm xe (Xylia xylocarpa), Giáng hương (Pterocarpus pedatus), Gụ mật (Sindora siamentis và siamensis) thì sẽ phục hồi thành rừng rậm nửa rụng lá. Rừng thông Tây Nguyên là nơi có diện tích rừng Thông mọc tự nhiên lớn và tập trung nhất nước ta. Trong số 4 loài thuộc chi thông Pinus gặp ở đây chỉ có 2 loài thông hai lá Pinus merkusiana và thông ba lá P. khasya phân bố rộng rãi nhất và làm thành hai loại rừng thông theo thống kê mới nhất của Viện điều tra quy hoạch rừng là 124.000 vạn ha, trong đó phần lớn là rừng thông ba lá. Các loại rừng thông phân bố khắp Tây Nguyên, từ những cực Bắc (chân núi Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum) đến gần cực Nam (vùng Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), tuy nhiên đại bộ phận diện tích tập trung tỉnh Lâm Đồng (hơn 105.500 ha), còn tỉnh Gia Lai và Kon Tum chỉ có 6.400 ha và ít nhất là tỉnh Đăk Lăk - chỉ 2.400 ha. Ngoài ra ở Lâm Đồng còn khoảng 70.000 ha rừng Thông mọc hỗn giao với cây lá rộng. Rừng đầm lầy Ở khe giữa hai sườn núi và ở một số vùng trũng của Tây Nguyên thường hình thành nên các đầm lầy nhỏ hẹp có các điều kiện sinh thái đặc biệt: đất bị ngập úng thường xuyên, nhưng mực nước thường không cao, lớp đất trên rất giàu các chất hữu cơ và chua. Thảm thực vật nguyên sinh ở tất cả các đầm lầy này đều là rừng rậm thường xanh. Ở Tây Nguyên loại rừng này có thể gặp cả ở địa hình thấp lẫn núi thấp. Sau đây là một số dạng thường gặp: Rừng đầm lầy thông lông gà Podocarpus

31

imbricatus, rừng đầm lầy thông nước Glyptostrobus pensilis, rừng đầm lầy cọ sẻ Livistona saribus Rừng rậm chủ yếu rụng lá Đại bộ phận cây gỗ rụng lá đồng thời vào mùa không thuận lợi, ở đây là mùa khô hạn. Ở Tây Nguyên loại rừng này chỉ gặp ở địa hình thấp và phần dưới của núi thấp, lên cao hơn nữa (từ khoảng 1000m trở lên) không gặp. Có nhiều ý kiến cho rằng tất cả loại rừng này đều có nguồn gốc thứ sinh và điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi cùng với nạn lửa rừng hàng năm đã ngăn cản quá trình phục hồi thành các loại rừng rậm nửa rụng lá hay thường xanh. Rừng rậm rụng lá không phải họ Dầu Dipterocapaceae Rừng Toona surenei Rừng bằng lăng ổi Lagerstroemia calyculata Rừng rậm rụng lá nhiều thành phần Rừng rậm rụng lá cây họ Dầu Dipterocarpaceae Đây là loài rừng độc đáo, phân bố ở nhiều nước vùng Đông Nam Á như Miến Điện. Loại rừng này thường gặp trên phù sa cổ có tầng kết vón đá ong gần mặt cũng như Rừng dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus Rừng thưa Gồm các cây gỗ cao từ 7 – 8m trở lên, có tán thường không khép với độ che phủ chung ít nhất 0,4. Ở Tây Nguyên không có các loại rừng thưa nguyên sinh. Các loại rừng thưa hiện có (phổ biến nhất là rừng thưa rụng lá cây họ Dầu và rừng thưa thông, rất ít khi là rừng thưa cây lá rộng) đều bắt nguồn từ các loại rừng rậm tương ứng do tác động chặt tỉa cây gỗ của con người hay đôi khi cũng có thể đang trong quá trình phục hồi thành rừng rậm. Trảng cây bụi Phân biệt với rừng ở chỗ có chiều cao của tầng ưu thế sinh thái không quá 7- 8m, gồm các loài cây gỗ nhỏ hay cây con của các loại cây gỗ lớn rất ít khi là cây bụi thực sự.

32

Hầu hết các loại trảng cây bụi cũng như trảng cỏ ở Tây Nguyên có nguồn gỗ thứ sinh, thường đang trong quá trình phục hồi sau khi đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Cấu trúc, thành phần các loại trảng nói chung luôn biến động và giữa chúng thường có sự chuyển tiếp. Trong các loại trảng cây bụi cũng như trảng cỏ có thể gặp một số cây gỗ cao hơn quá 7 – 8m, nhưng có độ che phủ chung không quá 0,4. Khi đó ta có trảng cây bụi hay trảng cây cỏ có cây gỗ mọc rải rác. Khi độ che phủ của cây gỗ vượt quá 0.4 thì đó là rừng thưa. Sau đây là một số loại trảng cây bụi thường gặp ở Tây Nguyên. Trảng cây bụi thường xanh phát triển ở núi thấp Trảng cây bụi nửa rụng lá phát triển trên đất nâu vàng trên bazan mỏng ở địa hình thấp, nơi có khí hậu nửa ẩm và nóng của tỉnh Đắk Lắk. Trảng cây bụi rụng lá phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan và một số loài đá khác gặp ở nhiều vùng địa hình thấp và núi thấp. Trảng cây bụi có gai rụng lá phát triển trên đất phù sa cổ và mới không phân biệt ở vùng trũng Cheo Reo (Gia Lai) Trảng cỏ lào Eupatorium odoratum. Trảng cỏ Phân biệt với trảng cây bụi ở chỗ có tầng ưu thế sinh thái là cỏ (hầu hết thuộc họ Lúa) mọc thuần loại hay ưu thế. Ngoài các cây bụi có thể mọc xen lẫn trong tầng ưu thế sinh thái còn có thể có các cây bụi hay cây gỗ mọc cao hơn, nhưng không làm thành tầng rõ rệt.

33

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài nấm thuộc họ Amanitaceae ngoài tự nhiên phân bố ở khu vực Tây Nguyên 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu - Kính hiển vi Olympus (Nhật), kính lúp Olympus (Nhật), bảng so màu, dung dịch KOH… - Các dụng cụ: + Ngoài tự nhiên như: Đục, dao, túi ni lông, máy ảnh… + Trong phòng thí nghiệm: Banh, dao lam, lamen, lam kính… + Kim để cho uống có đầu tù, ống Eppendof, nước cất vô trùng, cân phân tích và các hóa chất cần thiết khác. Động vật: chuột thuần chủng dòng BALB/c khoẻ mạnh, được cung cấp và nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh học thuộc viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Chuột được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và nước uống tự do. Mẫu nấm Amanita abrupta được nghiềng nhỏ mịn Dụng cụ, hóa chất: kim để cho uống có đầu tù, ống Eppendof, nước cất vô trùng, và các hóa chất cần thiết khác. Một số hóa chất thông dụng dùng trong sinh học phân tử của các hãng Sigma, Merck,...CTAB, Tris base, acid Boric, NaCl, dNTPs, EDTA, 6X orange loading dye solution, Taq Polymeraza, Ethanol, 2-propanol, Acetic acid glacial, Phenol, Chloroform, isoamyalcohol, Agarose, các mồi ITS. Danh sách các mồi ITS (White et al. 1989) TT Trình tự Nucelotid ITS1 TCCGTAGGTGAACCTGCGG ITS4Mồi TCCTCCGCTTATTGATATGC

34

2.1.3. Địa điểm thu mẫu Khu vực Tây Nguyên (Vườn Quốc Gia Chư Yang Sin, Vườn Quốc Gia Yok Đôn, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Ea Sô tỉnh Đăk Lăk, Vườn Quốc Gia Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum, Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai). 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra và thu thập mẫu nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên - Phân tích các đăc điểm sinh học, sinh thái của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae thu thập được tại khu vực Tây Nguyên. - Định danh tên loài các mẫu nấm thu thập được và xây dựng danh lục các loài nấm thuộc họ Amanataceae tại khu vực Tây Nguyên. - Phân tích độc tính cấp của 1 loài nấm độc thuộc họ Amanataceae. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập mẫu nấm ngoài thực địa - Thu mẫu nấm độc thuộc họ Amanataceae theo tuyến xương cá trên các sinh cảnh khác nhau (rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao...) ở khu vực Tây Nguyên - Thu mẫu: vào các tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm) Khi thu mẫu chúng tôi dựa vào một số đặc điểm cơ bản của họ nấm Amanitaceae để làm cơ sở thu mẫu. - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Phiến nấm lớn, màu trắng, vàng,.. - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. - Nấm mọc hoại sinh trên đất. - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc họ Amanitaceae. Khi thu mẫu nấm ngoài tự nhiên gồm các bước như sau: 35

+ Chụp hình nấm khi ở ngoài tự nhiên với nhiều tư thế khác nhau (mặt trên, mặt dưới…) và ghi nhận những đặc điểm dễ mất khi làm tiêu bản. + Mẫu nấm thu xong phải ghi ngay ký hiệu và nhãn hiệu. Ký hiệu được ghi như sau: Số hiệu:… Ngày thu mẫu:…. Đặc điểm của mẫu… Địa điểm thu mẫu:... Người thu mẫu: Ngay sau khi thu mẫu tiến hành mô tả đặc điểm sinh thái địa điểm thu mẫu như tọa độ, độ cao, nhiệt độ, ẩm độ, thảm thực vật. [7,1] 2.3.2. Phương pháp xử lý mẫu bảo quản mẫu vật Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát. Nếu giấy bọc bị bẩn hay ướt thì được thay thế, mô tả, ghi chép tiếp những đặc điểm của nấm vào phiếu điều tra: kích thước, hình dạng, màu sắc, các đặc điểm của mặt mũ, mép mũ, bào thể, bụi bào tử, cuống nấm, thịt nấm... Những mẫu chưa phân tích được và đủ tiêu chuẩn thì cần tiến hành làm bách thảo nấm (bách thảo ngâm). Bách thảo ngâm: nấm được ngâm trong dung dịch formalin 4% hay cồn pha loãng 30 – 50%, cũng có thể dùng dung dịch hỗn hợp (1/3 cồn, 1/3 formalin và 1/3 glyxerin) để ngâm mẫu. Các dung dịch trên vẫn còn làm nấm cong queo, biến dạng và thay đổi màu sắc nên gần đây người ta đã ứng dụng phương pháp của Latz để chống lại hai hiện tượng trên, đó là trộn lẫn 25g sunfat kẽm, 10ml formalin trong 1lít nước cất rồi ngâm nấm vào. Thông thường sau khi ngâm, dung dịch trở nên vẫn đục, tuy nhiên sau 24 giờ quá trình này sẽ ngừng lại. Lúc đó có thể gặn lọc dung dịch hay thay thế để có dung dịch trong suốt.[7,1] Trong trường hợp mẫu nấm có các màu sắc khác nhau, giữ màu sắc của mẫu ngâm bằng một số dung dịch như sau.

Giữ màu đỏ: Pha 10 ml H2SO3(đậm đặc) + 5 ml formalin (35%) + 70-80 ml glycerin (C3H8O3) trong 1l nước cất. Hoặc pha 80-100 ml formalin + 5-7g acid

36

boric (H3BO3) trong 1 l nước. Sau khi ngâm mẫu trong dung dịch khoảng 4-5 ngày, vớt mẫu ra, rửa sạch trong nước lạnh, ngâm trong dung dịch bảo quản H2SO3 0,15- 0,2% (có thể thêm một chút acid boric).

Giữ màu hồng: Ngâm mẫu trong dung dịch acid acetic (CH3COOH) 5% + formalin 2%. Hoặc ngâm mẫu trong dung dịch Magnesium Sulphate Heptahydrate

(MgSO4.7H2O) 1% + formalin 1%. Hoặc acetic (CH3COOH) 1% + Magnesium

Sulphate Heptahydrate (MgSO4.7H2O) 1% + glycerin (C3H8O3)) 2% + formalin 2%. Giữ màu vàng: Ngâm mẫu trong dung dịch 500 ml H2SO3 đậm đặc trong 5l Ethanol 10%.

Giữ mẫu màu trắng: Ngâm mẫu trong dung dịch ZnCl2 (30-35g) + 120 ml Ethanol tuyệt đối trong 1l nước cất. Hoặc ngâm mẫu trong dung dịch 1l nước muối NaCl bão hòa + 0,5l formalin + 1l nước cât. Giữ mẫu màu đen: Ngâm mẫu trong dung dịch 200 ml formalin + 1l Ethanol tuyệt đối + 1l nước cất. Để có những mẫu đẹp ở vị trí như ý muốn, dùng các miếng kính cắt vừa bình thuỷ tinh, buộc toàn bộ hay từng nửa nấm bổ đôi, ngâm trong dung dịch có nồng độ thích hợp, đậy kín nắp, gắn bằng parafin nung chảy. Phương pháp bách thảo ngâm thường được ứng dụng với nấm quả thể chất thịt 2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu 2.3.3.1. Phân tích các đặc điểm về hình thái ngoài Khi thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên chúng tôi ghi chép đầy đủ các chi tiết như hình dạng, kích thước, màu sắc mùi vị, các phản ứng với dung dịch hoá học ngay tại nơi thu mẫu (đặc biệt ghi nhận đầy đủ các đặc điểm dễ mất khi bảo quản tiêu bản ở trạng khô). Quan sát bằng mắt thường với sự trợ giúp của kính lúp độ phóng đại 20, 50 lần, lần lượt xem xét và mô tả những đặc điểm về hình thái, màu sắc của nấm theo trình tự như sau: Cách thức mọc - Mọc đơn độc hay mọc thành cụm. - Mọc liền gốc hay rời gốc.

37

- Các đặc điểm đặc biệt khác. Quả thể - Hình dạng quả thể: dạng rốn, dạng phễu, dạng chuông…. - Màu sắc quả thể: Có rất nhiều màu khác nhau như vàng chanh, màu nâu đỏ, xanh nhạt… - Cấu trúc bề mặt: Khô, nhớt, nhẵn, lông, vẫy… Bào tầng - Từ gốc đến ngọn hay chỉ một phần nào đó. - Quanh thân nấm hay chỉ ở một phía. Cuống nấm - Có các cấu trúc gai, lông hay không. - Hình dạng - Kích thước - Màu sắc Thịt nấm - Kích thước: Dày, mỏng - Màu sắc - Mùi - Độ mềm cứng, dai, giòn - Phản ứng đổi màu khi tiếp xúc với không khí 2.3.3.2. Phân tích các đặc điểm hiển vi trong phòng thí nghiệm Phân tích đặc điểm hiển vi của mẫu vật thuận lợi nhất là dùng các mẫu tươi vừa mới thu hái được. Trước hết ta cắt lấy một quả thể gồm mô mũ nấm và bào tầng (phiến nấm hay ống nấm). Từ phần quả thể này chúng tôi phân tích được mối quan hệ giữa mô của quả thể ngoài ra còn phân tích được màu sắc, mùi vị và độ dày thịt nấm. Cũng từ phần quả thể này ta dùng kim nhọn tách một phần nhỏ đặt lên lam kính để phân tích cấu trúc của hệ sợi (hoặc phân lập giống để quan sát hệ sợi). Dùng dao nhọn cắt vuông gốc với phiến nấm hay ống nấm (cắt song song với chiều thẳng đứng của quả thể) để quan sát và phân tích các hình thái và cấu trúc của các yếu tố

38

trên bào tầng như đảm, đảm bào tử, liệt bào, gai nhọn … trên kính hiển vi với độ phóng đại từ 400 tới 1000 lần. Những mẫu tươi thường được quan sát với nước cất, ở đó ta thu được màu sắc tự nhiên của nấm. Với các mẫu khô thì phải tiến hành quan sát trong dung dịch KOH 3% để cho các tế bào trương phồng lên trở lại trạng thái ban đầu. Ngoài ra một số mẫu khó quan sát ta có thể nhuộm bằng dung dịch đỏ Congo, xanh Cotton… rồi sau đó dùng giấy lọc thấm khô dung dịch thừa, cho nước cất vào rửa sạch rồi quan sát.[7,1,31] Mặt khác, để quan sát những cấu trúc siêu hiển vi như những trang trí trên bề mặt vỏ bào tử ta phải tiến hành các phản ứng nhuộm màu bằng Anilin trong acid lactic. Hay dung dịch Melzer để xác định sự tồn tại của tinh bột và làm đậm hơn các cấu trúc hiển vi. Trình tự của quá trình phân tích cấu trúc hiển vi như sau: Hệ sợi mũ nấm - Phân nhánh hay không phân nhánh, có vách ngăn ngang hay không, có khoá hay không có khoá. - Kích thước đường kính sợi. - Cấu trúc sợi: thành sợi dày, mỏng, bắt màu hay không bắt màu. Bào tử - Hình dạng - Kích thước - Màu sắc - Cấu tạo vỏ - Nội chất Đảm - Hình dạng - Kích thước - Màu sắc - Số lượng và cấu trúc cuống bào tử - Cấu tạo thành đảm

39

Liệt bào và các cấu trúc khác nếu có - Hình dạng - Kích thước - Màu sắc Phân tích đặc điểm hiển vi và hình thái ngoài ở phòng thí nghiệm bộ môn sinh học cơ sở Trường Đại học Tây Nguyên và phòng chụp hình điện tử & siêu cấu trúc ở viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương. Phân tích đặc điểm hiển vi: Bào tử, bào tầng hệ sợi, đảm… sử dụng kính hiển vi Olympus (Nhật), hiển vi điện tử quét S-4800 (Hitachi), kính lúp Olympus (Nhật). Phân tích đặc điểm hình thái ngoài: bảng so màu, dung dịch KOH … 2.3.4. Định danh 2.3.4.1 Định danh theo phương pháp hình thái so sánh giải phẫu Dựa trên tư liệu của tác giả Trịnh Tam Kiệt (2012,2013) [6,9], Lê Bá Dũng (2003) [7], Teng (1964) [29], Singer R.(1986) [30], Jiri Baier (1991) [31], Denis R. Benjamin (1995) [32]. Quá trình định danh được tiến hành qua các bước: + Các mẫu sau khi được xử lý thì sắp xếp theo họ và chi. + Định tên khoa học. Dùng các khoá lưỡng phân và các bản mô tả loài của các tác giả trước để định loại. Khi định loại phải khách quan, coi trọng những đặc điểm vốn có của loài đã nghiên cứu, tránh chủ quan có ý định từ trước. 2.3.4.2. Định danh theo phương pháp sinh học phân tử Trong số mẫu nấm thu thập được có một số loài có đặc điểm hình thái gần tương đồng nhau vì vậy để phân biệt và định danh những loài này chúng tôi tiếp hành định danh bằng phương sinh học phân tử để thể hiện sự khác biệt giữa các loài có hình thái tương đồng nhau. a) Tách chiết ADN tổng số Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp sử dụng CTAB của P. Doyle and Doyle (1987) để tiến hành tách chiết ADN từ 17 mẫu nghiên cứu. 40

Quy trình: Chuẩn bị sẵn dung dịch đệm chiết CTAB ở 60C. Nghiền 0,3 gam mẫu bằng chày cối sứ vô trùng trong nitơ lỏng đến khi thành dạng bột mịn (mẫu Nấm (Amanita) , chày, cối được giữ trước ở - 80C). Hoà tan mẫu đã nghiền nhỏ trong 800l CTAB buffer và 60l SDS 10%. Thành phần dung dịch đệm chiết: Tris-bazơ 100 mM, EDTA 20 mM, NaCl 1,4 M, CTAB 2%. Ủ mẫu ở 65C trong bể ổn nhiệt, thời gian 60 phút. Bổ sung Chloroform, lắc nhẹ cho tới khi thành dạng nhũ sữa. Ly tâm 10500 vòng/phút trong 30 phút ở nhiệt độ 4C. Hút dung dịch phía trên chuyển sang ống mới. Tiếp tục chiết lần 2 bằng Chloroform, thu được dịch chiết chứa ADN. Tủa ADN bằng isopropanol đã làm lạnh. Để ở -20C trong 1 giờ. Ly tâm thu tủa 10500 vòng/phút trong 15 phút ở 4C. Rửa tủa bằng ethanol 70%, ly tâm thu tủa, làm khô và hoà tan trong đệm TE. Loại ARN: bổ sung RNase vào mẫu ADN và ủ ở 37C trong 1 giờ. Kiểm tra sản phẩm ADN thu được trên gel agarose 1%. b Thành phần của một phản ứng PCR - Mỗi phản ứng PCR bao gồm các thành phần: STT Thành phần Thể tích (µl) 1 Nước cất hai lần khử ion 8,4 2 Buffer Mg+ 25 Mm 1,5 3 dNTPs 10 Mm 0,3 4 Taq ADN polymerase 5 U/µl 0,8 5 Mồi ITS1 10 µM 1,5 6 Mồi ITS4 10 µM 1,5 7 ADN 1 Tổng thể tích của một phản ứng 15,0

41

c) Chƣơng trình chạ PCR Phản ứng PCR được tiến hành trong ống eppendorf 0,2 ml và thực hiện trên máy Mastercycler epgradient S theo chu trình sau: Các bước Nhiệt độ(C) Thời gian 1 94 5 phút 2 94 1 phút 3 52 45 giây 4 72 50 giây 5 Lặp lại từ bước 2, 35 lần 6 72 7 phút 7 4 ∞

Sau khi hoàn thành chương trình chạy PCR, sản phẩm PCR được bổ sung 4 µl ADN Sequencing Stop Solution (Bao gồm: 10 mM NaOH + 95% formamide + 0,05% Bromophenol + 0,05% Xylene cyanol). d) Phƣơng pháp điện di trên gel agarose Cân 0,4 g agarose cho vào 40 ml TAE 1X, đun đến sôi để agarose tan hoàn toàn. Để nguội 45-50C bổ sung 2,5 l Ethidium Bromide, đổ vào khuôn gel đã được chuẩn bị sẵn. Sau 30-60 phút, khi gel đã nguội và đông cứng thì chuyển khay chứa bản gel vào máy điện di và cho đệm chạy TAE 1X vào buồng điện di sao cho đệm ngập bản gel khoảng 0,5-1 cm. Tra mẫu: Sản phẩm PCR được trộn với 4 l loading dye và tra vào các giếng trên gel. Chạy điện di: Sau khi tra mẫu điện di xong, máy điện di được kết nối với bộ nguồn. Đặt 130 V. Quan sát: gel được soi dưới đèn tử ngoại, ADN sẽ được phát sáng nhờ liên kết với EtBr. e) Phƣơng pháp thôi gel theo kit Qiagen 1. Cắt lấy đoạn ADN mong muốn từ gel agarose, cho đoạn gel vừa cắt vào ống eppendorf 2ml. 42

2. Bổ sung buffer QG theo tỷ lệ 3 thể tích QG : 1 thể tích gel (100mg ~100μl). 3. Ủ ở nhiệt độ 50°C trong khoảng 10 phút cho đến khi gel tan hoàn toàn. 4. Sau khi gel tan hoàn toàn, kiểm tra màu của dung dịch phải là màu vàng, nếu màu của dung dịch là màu cam hoặc màu tím xanh thì phải bổ sung 10μl sodium acetate 3M, pH 5. 5. Cho dung dịch mẫu đã hoà tan ở trên vào cột QIAquick và ly tâm tốc độ 13 000 rpm trong 1 phút. 6. Bổ sung 500 μl buffer QG vào cột QIAquick và ly tâm tốc độ 13 000 rpm trong 1 phút để loại hết agarose dư thừa. 7. Bổ sung 750 μl buffer PE vào cột QIAquick, để cột thẳng đứng 5 phút sau đó ly tâm tốc độ 13 000 rpm trong 1 phút. 8. Chuyển cột QIAquick sang ống microcentrifuge 1.5ml sạch. 9. Để hoà tan ADN, bổ sung 30 μl nước (pH 7 – 8.5) vào giữa màng của cột QIAquick và ly tâm tốc độ 13 000 rpm trong 1 phút, thu lượng ADN tinh sạch. f) Giải trình tự Sản phẩm PCR ITS sau khi được tinh sạch, được giải trình tự tại công ty Macrogen (Hàn Quốc). Kết quả giải trình tự được so sánh với các trình tự tương đồng trên NCBI. 2.3.5. Phương pháp thử độc tính cấp Nguyên lý Phương pháp thử độc tính cấp liên quan đến việc xác nhận tính độc ở các liều khác nhau của chất thử nghiệm khi thử nghiệm trên động vật được phân thành các nhóm khác nhau. Các động vật trong mỗi nhóm nhận được 01 mức liều cụ thể, tăng liều tiến triển từ nhóm này sang nhóm khác (bắt đầu từ nhóm 1 nhận được liều thấp nhất). Ghi nhận số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm, sự khác biệt giữa liều của mỗi nhóm và số lượng động vật tử vong trong mỗi nhóm là thông số quan trọng trong phương pháp thử độc cấp Đỗ Trung Đàm [43], (Dodehe Yeo và cộng sự, 2012).[44]

43

Trong thí nghiệm của chúng tôi, độc tính cấp được tiến hành theo phương pháp của Dodehe Yeo và cộng sự (2012)[44], N’dia Kouadio Frédéri và cộng sự (2013)[65], Aristide Traore và cộng sự (2014)[45]. Bố trí thí nghiệm 70 chuột nhắt trắng dòng BALB/c khoẻ mạnh, khối lượng khoảng 24-28 gram, không phân biệt giống, được nuôi tại khu nuôi động vật của Viện Công nghệ sinh học trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng, được chia làm 7 lô (10 chuột/lô), và bị bỏ đói hoàn toàn 16 giờ trước khi được uống mẫu Nấm. Lô 1: Uống mẫu Nấm liều 3500 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 2: Uống mẫu Nấm liều 4000 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 3: Uống mẫu Nấm liều 4500 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 4: Uống mẫu Nấm liều 5000 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 5: Uống mẫu Nấm liều 5500 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 6: Uống mẫu Nấm liều 6000 mg/kg trọng lượng cơ thể Lô 7: Uống mẫu Nấm liều 7000 mg/kg trọng lượng cơ thể Sau khi uống mẫu Nấm khoảng 1 giờ, chuột được nuôi dưỡng bình thường trở lại (cho ăn, uống tự do) và theo dõi liên tục trong 72 giờ để xác định số chuột chết trong từng lô và tính giá trị LD50.

Công thức tính giá trị LD50

Xác định LD50 được tiến hành theo phương pháp của Karber (trích theo Dodehe Yeo và cs., 2012 và trích theo Shetty Akhila J và cs., 2007) như sau:

LD50 = LD100 - Σa×b/N Trong đó:

LD50: Liều chết 50% động vật thí nghiệm

LD100: Liều thấp nhất gây chết 100% động vật thí nghiệm N: Số chuột trong lô thí nghiệm a: Hiệu số liều của hai liều liên tiếp b: Trung bình số chuột chết giữa hai liều kế tiếp 2.3.6. Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái Phương pháp xác định các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cao)

44

sử dụng các thiết bị như Tiger Direct HMAMT-110 (USA), TigerDirect LMLX1010B (USA), GPS Garmine Trex Vista HCx (USA) 2.3.7. Phương pháp phân tích mối tương quan của các nhân tố sinh thái Phần mềm MS TAT 2009 và Excel để xử lý thống kê. Sử dụng phần mềm Statgraphic Centurion XV để thiết lập các hàm hồi quy đa biến và phân tích mối quan hệ mật độ, tần số xuất hiện các loài Nấm với các nhân tố sinh thái

45

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm phân loại của họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983) Họ Amanitaceae R. Heinn ex Puozar (1983): gồm 2 chi Đặc điểm của họ: Quả thể chất thịt, dễ thối nát. Mũ nấm dạng ô dù, cuống nấm đính trung tâm, cuống nấm dễ tách rời mũ nấm. Bào tầng dạng phóng xạ trên phiến nấm. Phiến nấm tự do. Bào tử nhẵn bóng, dưới kính hiển vi thì không màu, khi thành đám có màu phấn hồng. Quả thể khi non có hai màng bao quanh, khi lớn lên còn để lại vết tích ở gốc và trên cuống. Đặc điểm chi Amanita Dill. ex Boehm. 1760 Bao gồm một trong số các loài nấm độc nhất được biết đến phân bố trên toàn thế giới. Phần lớn các vụ ngộ độc nấm ngộ độc nấm do bởi chi nấm Amanita này. Chi Amanita có các đặc điểm gồm: - Có màu sắc đa dạng và phong phú như: đỏ, cam, vàng,... - Mũ nấm chất thịt, dạng ô dù - Cuống nấm chất thịt, đính trung tâm và dễ tách khỏi mũ nấm. - Bào tử không màu, hình cầu đến hình bầu dục, nhẵn bóng. - Kích thước bào tử từ 5-7 x 10-12 µm - Nấm mọc hoại sinh trên đất. - Lỗ nảy mầm lệch từ 20 - 300 - Khi hình thành quả thể ở giai đoạn nấm non thường có bao chung và bao riêng nối liền mép mũ và cuống nấm. Sau đó bị tách ra hình thành nên bao gốc và vòng nấm – đây là đặc điểm nổi bật của các loài nấm thuộc chi Amanita. Chi Limacella Murrill 1911 có số các loài ít (03 loài) và rất ít xuất hiện ở vùng châu á Chi Catatrama Franco-Mol. 1991 trên thế giới có 02 loài

46

Một số hình ảnh của chi nấm Amanita 3.2. Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên Đề tài đã điều tra, thu thập, mô tả, định danh và lập danh mục được 33 loài thuộc chi Amanita, họ Amanitaceae được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Danh mục các loài nấm thuộc họ Amanitaceae tại khu vực Tâ Ngu ên Sinh cảnh RHG RT RB TC, STT Tên loài RT LK& Ghi chú X TX CB LR

++ Ghi nhận mới 1 Amanita abrupta Peck 1897 + + ++ + ở Việt Nam Ghi nhận mới 2 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 + + ++ ở Việt Nam

++ Ghi nhận mới ở 3 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 ++ + Việt Nam ++ 4 Amanita caesarea Gillet 1874 + ++ +

47

Amanita caesareoides Lj.N. Ghi nhận mới ở 5 + ++ +++ Vassiljeva 1950 Việt Nam

Amanita calyptroderma G.F. Atk. & Ghi nhận mới ở 6 + +++ ++ V.G. Ballen 1909 Việt Nam Amanita cokeri E.-J. Gilbert & 7 ++ + ++ + Kühner ex E.-J. Gilbert 1940

Amanita concentrica T. Oda, C. Ghi nhận mới ở 8 + +++ ++ Tanaka &Tsuda 2002 Việt Nam

++ Ghi nhận mới ở 9 Amanita crocea Quél. Singer 1951 + ++ + Việt Nam 10 Amanita eliae Quél. 1872 ++ + ++ 11 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 ++ + Ghi nhận mới ở 12 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 ++ ++ Việt Nam ++ 13 Amanita fulva Fr. 1815 + ++ +

++ Ghi nhận mới ở 14 Amanita hesleri Bas 1969 ++ + + Việt Nam Ghi nhận mới ở 15 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 + +++ ++ Việt Nam

++ Ghi nhận mới ở 16 Amanita multisquamosa Peck 1901 + Việt Nam Ghi nhận mới ở 17 Amanita pachycolea D.E. Stuntz + ++ ++ Việt Nam Amanita pantherina D.T. Jenkins ++ 18 + ++ 1977 +

19 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 + + + + Ghi nhận mới ở 20 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 + ++ ++ Việt Nam

48

21 Amanita punctata D.A. Reid 1980 + +++ +

++ Ghi nhận mới ở 22 Amanita similis Boedijn 1951 ++ + Việt Nam 23 Amanita spreta Peck& acc 1887 + ++ ++ ++ 24 Amanita spDL274 ++ + + ++ 25 Amanita spDL89 + + + 26 Amanita spPR421 ++ + + ++ 27 Amanita spDH048 + + 28 Amanita sp.D279 + +++ +

29 Amanita spDL001 + + + ++ 30 Amanita spDL127 + ++ +

31 Amanita spDL019 + + +++ + 32 Amanita sp1 ++ ++ + 33 Amanita sp2 + + + (RT: Rừng thông; RTX: Rừng thường xanh; RBTX: Rừng bán thường xanh; RHGLK&LR: Rừng hỗn giao lá kim và lá rộng; TC, CB: Thảm cỏ, cây bụi) Trong đó: +: Loài ghi nhận bắt gặp ít ++: Loài bắt nhiều +++: Loài bắt gặp rất nhiều

49

(V) VQG Chu Mon Ray (tỉnh Kon (IV) Tum) VQG KonKa Kinh từ 14°18′ đến Tọa độ địa lý từ 14°38′ vĩ bắc, 14°09′ đến và từ 107°29′ 14°30′14°30′ vĩ bắc và đến 107°47′ từ 108°16′ đến kinh đông 108°28′ kinh đông

(II) (III)(III) VQG Yok Don VQG Chu Yang Từ 12°45′ đến Sin 13°10′ vĩ bắc và Từ 120°14′16″ từ 107°29′30″107°29′30″ đến 130°30′58″ đến 107°48′30″ vĩ bắc kinh đông Từ 108°17′47″ đến 108°34′48″ kinh đông

(VI) VQG Bidoup (I) Núi Bà Từ Khu Bảo tồn Ea 12°00'00" đến ssô.ô.Từ 12O53’18” 12°30'00" vĩ độ đến 13O02’12” vĩ Bắc Từ độ Bắc. Từ 108°35'108°35'00"00" đến 108O28’48” đến 108°75'00" 108O43’54” kinh kinh độ Đông độ Đông.

Bản đồ vị trí thu thập mẫu nấm thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên

50

3.3. Khóa phân loại đến loài Chi Amanita 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc dạng đế hoa ...... 2 1. Cuống nấm hoàn chỉnh, có bao gốc không phải dạng đế hoa ...... 3 2. Cuống nấm có vòng dạng cổ áo ...... 11 2. Cuống nấm có vòng không dạng cổ áo ...... 12 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm có vòng ...... 4 3. Bao gốc dạng hình củ, cuống nấm không có vòng ...... 5 4. Mũ nấm và cuống nấm có màu vàng nghệ đậm ngả về màu rỉ sắt, vòng nấm có dạng cổ áo đính ở 1/3 cuống nấm về phía trên. Kích thước bào tử 5-7 x 8-10 µm ...... Amanita flavoconia. 4. Mũ nấm và cuống nấm có màu trắng đục, trên bề mặt có những vảy nhỏ gợn sóng, vòng nấm đính 1/3 cuống nấm gần gốc nấm, kích thước bào tử 6-8 x 8-10 µm ...... Amanita concentrica. 5. Cuống nấm không có vảy ...... 6 5. Cuống nấm có vảy rõ ràng, bề mặt mũ nấm có mụn cóc có kích thước nhỏ hơn 2 cm 7 6. Mũ nấm có mụn cóc kích thước nhỏ lơn hơn 2 cm ...... 8 6. Mũ nấm có các hạt mụn cóc có kích thước lớn hơn 2 cm ...... 9 7. Mũ nấm màu nâu nhạt Kích thước bào tử nhỏ hơn 9 μm: Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm thưa, tập trung nhiều ở trung tâm, Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 5-6×7-9 μm, nội chất màu vàng, ...... Amanita excelsa. 7 . Kích thước bào tử lớn hơn 9 μm ...... 10 8. Mũ nấm phẳng hơi lõm hình long chảo. Cuống nấm có vòng rõ ràng; Bào tử hình cầu kích thước 7-9 x 10-12 µm, nội chất hạt tinh dầu nổi cộm ...... Amanita pilosella. 8. Mũ nấm có màu da rám nắng, cuống nấm hình trụ màu trắng nhạt, hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn Cuống nấm không có vòng rõ, bào tử có kích thước 5-8 x 9-12 µm,...... Amanita multisquamosa.

51

8. Mũ nấm có màu nâu đậm hơn ở trung tâm Cuống nấm có vòng, bề mặt mũ nấm có chất nhày, bào tử có kích thước 6-8 x 8-10 µm, ...... Amanita pantherina. 9. Mũ nấm dạng bán cầu lồi, có màu trắng, mép mũ có viền nếp gấp, Hệ sợi bắt màu vàng nhạt, có vách ngăn, bào tử có kích thước 6-8 x 9-12 µm, nội chất bào tử có nhiều hạt màu xanh ...... Amanita hesleri. 9. Mũ nấm dạng ô dù, màu trắng, có vảy dạng mùn màu trắng; Cuống nấm màu trắng, có vòng nấm. Hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn, bào tử có kích thước 8 - 10m đường kính, nội chất bào tử đồng nhất màu xanh không có hạt ...... Amanita cokeri. 10. Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm dày đặc, có nhiều loại đốm có màu sắc khác nhau từ đốm trắng đến đốm đen, ở cuống nấm có vòng dạng cổ áo rất rõ nét, Bào tử có kích thước 6-9 x 8-11 µm, bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh dầu nổi cộm ...... Amanita sp.DL274. 10. Mụn cóc trên bề mặt mũ nấm dày đặc và đồng đều có màu trắng, cuống nấm phình to ở giữa, Bào tử có kích thước 7-9 x 8-12 µm, có nội chất hạt dầu ...... Amanita abrupta. 10. Mụn cóc thưa, không tập trung, bào tử dày hình cầu kích thước 6-8 x 9-11 µm, nội chất có các hạt màu vàng đến xanh, mũ nấm có màu nâu xám nhạt ...... Amanita sp. DL89 11. Mũ nấm dạng chuông, màu xám tro đến xám nâu, cuống nấm tròn dài, vòng nấm màu trắng, dạng vành khăn. Kích thước bào tử 6-8 x 8-10 µm. Hệ sợi không có vách ngăn ...... Amanita Phalloides. 11. Bề mặt mũ nấm nhẵn bóng, mũ nấm màu vàng cam ...... 14 11. Bề mặt mũ nấm không nhẵn bóng ...... 13 12. Quả thể dạng hình nón ...... 16 12. Quả thể dạng hình chuông ...... 17 12. Qủa thể dạng ô dù ...... 18

52

13. Mũ nấm dạng ô dù, trên bề mặt mũ nấm có nhiều mụn nhỏ li ti màu trắng, bào tử hình elip chứa hạt tinh dầu, 4-6 x 8-10 µm. Bào tầng màu hồng phấnVòng mọc sát mũ nấm, hệ sợi không có vách ngăn ngang (4-6µm đường kính) ... Amanita Sp.1 13. Bào tầng màu trắng kem ...... 15 14. Mũ nấm dạng ô dù, màu vàng nghệ, vàng ở đỉnh mũ nấm. Bào tử màu vàng, không có nội chất, kích thước 5-7 x 9-12 µm, hệ sợi không có vách ngăn ngang ...... Amanita cacsarea. 14. Mũ nấm có dạng ô dù, màu vàng nghệ ở trung tâm mũ; cuống nấm màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem; Bào tử có nội chất hạt màu vàng, kích thước 5-7 x 8-10 µm; hệ sợi có vách ngăn ngang ...... Amanita Levistriata 15. Mũ nấm dạng ô dù, màu trắng kem, trên bề mặt mũ nấm có nhiều mụn nhỏ li ti màu nâu, trung tâm mũ có màu vàng nâu, có vòng xòe ra từ ¼ cuống nấm từ trên xuống, bào tần dạng phiến tự do, phiến nấm dài ngắn không đồng đều, xếp sít nhau, màu trắng kem; hệ sợi không có vách ngăn ngang, bào tử hình elip, 6-7 x 10-13 µm ...... Amanita sp.2 15. Mũ nấm dạng ô dù, có màu xám đậm ở trung tâm mũ, từ trung tâm ra rìa mép có các đốm không liên tục màu xám, cuống nấm có vòng màu trắng kem, bào tầng 1 dạng phiến màu trắng kem, vòng mọc /2 cuống nấm, bào tử dạng elip, kích thước 5-7 x 9-12 µm ...... Amanita Sp CĐ 279. 15. Mũ nấm dạng ô dù, có màu trứng trắng đến màu hồng nhạt, bào tử hình elip có chứa nội chất dạng hạt màu xanh, kích thước 5,4-7 x 9-11µm, hệ sợi có vách ngăn ngang ...... Amanita Eliae 16. Mũ nấm có 2 màu phân biệt: Vòng ngoài màu nâu đậm và có vân, vòng trong màu trắng sữa không vân, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu vàng, kích thước 8,2-10,5 x 6-8µm, hệ sợi trong suốt, có vách ngăn, kích thước 3-4 µm ...... Amanita fulva 16. Mũ nấm đồng nhất 1 màu ...... 19

53

17. Mũ nấm màu nâu vàng, cuống nấm sần sùi có nhiều vảy nhỏ, bào tử dạng e lip có chứa nội chất, Kích thước bào tử 6-8 x 9-12µm ...... Amanita Sp.DH048 17. Bào tử hình cầu...... 21

18. Rìa mũ nấm có nếp vân dạng tia phóng xạ ...... 22

18. Rìa mũ nấm không có nếp vân dạng tia phóng xạ ...... 23 19. Mũ nấm màu nâu nhạt, bào tử hình cầu màu xanh, có nhiều nội chất hạt tinh dầu. Kích thước bào tử 5,5-7 x 8-9µm ...... Amanita Calyptroderma 19. Bào tử hình elip ...... 20 20. Mũ nấm màu vàng mật ong nhạt, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu xanh nhạt, kích thước 6,5-7,5 x 10-12,8µm ...... Amanita sp.DL 127 20. Mũ nấm màu trắng đục, sần sùi, rìa mép nấm có các khía xếp khít nhau. Bào tử dạng elip, kích thước 7-9x 10-12µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, ...... Amanita Sp.DL 001

21. Mũ nấm màu đỏ son, trơn nhẵn, cuống nấm màu vàng cháy, rìa mép nấm có các khía sâu. Bào tử dạng cầu, có nội chất hạt tinh dầu, kích thước 6-7 x 8-9µm, hệ sợi trong suốt (3-4 µm), có vách ngăn ...... Amanita Caesareoides

21. Mũ nấm màu trắng đục ở trung tâm màu nâu, mép nấm có nếp gấp rõ ràng, bào tử hình cầu, 7,5-8x 9-10µm, không nội chất, hệ sợi không có vách ngăn màu vàng nhạt ......

...... Amanita Punctata

22. Mũ nấm màu trắng đục, trung tâm màu vàng nhạt, và hơi lõm ở trung tâm,bào tử hình cầu, nhẵn, không nội chất (đường kính 8-12 µm) hệ sợi có vách ngăn, phân nhánh (2,2-4 µm) ...... Amanita Sp.PR 421

22. Bào tử hình elip ...... 24

54

23. Mũ nấm có màu nâu, có vảy màu trắng, cuống nấm có màu trắng đến nâu; bào tử hình oval hoặc hình trứng (6-8 x 8-10µm) có chứa nội chất hạt dầu màu xanh, hệ sợi phân nhánh có vách ngăn (3-4 µm)...... Amanita Pachycolea 23. Bào tử hình elip ...... 26

24. Mũ nấm có màu vàng, trung tâm màu vàng đậm, cuống nấm màu vàng rơm có rãnh sâu, sần sùi, bào tử hình elip, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu màu nâu, kích thước 6-8 x 10-12µm, hệ sợi không có vách ngăn, kích thước 5-6 µm ......

...... Amanita Similis

24. Hệ sợi có nhánh ...... 25

25. Mũ nấm màu nâu xám, trung tâm màu nâu xám đậm, bào tử hình elip, có nội chất màu vàng nhạt, kích thước 5-7x 10-12µm, hệ sợi có nhánh......

...... Amanita Battarrae

25. Mũ nấm màu kem, trung tâm màu nâu nhạt, bào tử hình elip, có nhiều nội chất hạt tinh dầu, kích thước 6-8 x 8-10µm, hệ sợi màu vàng nhạt, có vách ngăn, có nhánh (4-6 µm) ...... Amanita Spreta 26. Mũ nấm có màu vàng, trung tâm màu vàng cam nhạt hơn lề, cuống nấm màu vàng cháy, có vảy phấn màu vàng, Bào tử dạng elip, kích thước 7,5- 8 x 8-10 µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, hệ sợi có vách ngăn ...... Amanita Crocea 26. Hệ sợi không phân nhánh ...... 27 27. Mũ nấm có hình ô dù, phẳng và hơi lõm ở trung tâm, có màu trắng đến màu vàng kem, bào tử có kích thước 2,3 – 3,5 x 4- 6µm, có nội chất, hệ sợi không phân nhánh ...... Amanita Sp.DL019 27. Mũ nấm có màu vàng kem, trung tâm lõm màu tối hơn, cuống nấm màu kem. Bào tử dạng elip, kích thước 5-7x 9-11µm, có chứa nội chất dạng hạt tinh dầu, hệ sợi trong suốt, không phân nhánh (4-6 µm) ...... Amanita amanitoides

55

3.4. Mô tả chi tiết các loài nấm thuộc chi Amanita thu đƣợc tại Tây Nguyên. 3.4.1. Loài Amanita abrupta Peck 1897 Synonymy: Lepidella abrupta (Peck) E.-J. Gilbert, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 44: 151 (1928), Aspidella abrupta (Peck) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 79 (1940) Mô tả loài: Mọc đơn độc, hoại sinh trên đất Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 9 - 12cm, phẳng đến phẳng lồi hình nón, bề mặt mũ nấm khô có màu trắng, có mụn trắng rải rác dày đặc bao kín mũ nấm. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 0.4 - 0.7cm. Mép nấm không có nếp gấp. Bào tầng có dạng phiến tự do hay dính nhẹ vào thân, phiến ngắn và xếp dày khít với nhau, nấm có màu trắng đến kem. Cuống nấm dài khoảng 6 - 12 cm, đường kính từ 0.5 - 1.5 cm phình to ở giữa. Thân gồ ghề, có các mụn màu trắng rải rác bao kín cuống nấm. Vòng nấm dày tồn tại với 2 viền (thường là 1 đường phía trên và 1 màng mỏng phía dưới). Thường có những sợi trắng mảnh kết nối vòng nấm với thân. Thịt nấm có màu trắng, không đổi màu khi cắt ra, dễ tách ra khỏi phiến nấm. Nấm có mùi hắc. Hệ sợi trong suốt, kích thước 4-5 µm. Bào tử có hình elip hoặc hình trứng, kích thước 7-9 x 8-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt tinh bột nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 250 Sinh học, sinh thái: Nấm thường mọc ở nơi có nắng khô ráo, tọa độ N12026.701; E 108020.445, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lăk [1] Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc gây nguy hiểm cho con người và động vật [9]

56

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.001, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita abrupta Peck 1897

Hình 3.1: Amanita abrupta Peck 1897 a, c: Quả thể; b: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 0.5 m 3.4.2. Loài Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 Synonymy: Lepiota amanitoides Beeli, Bull. Soc. R. Bot. Belg. 64: 217 (1932) Mô tả loài Quả thể: Mũ nấm có hình lòng chảo, ở trung tâm lõm màu tối hơn và có hình núm khiên không rõ ràng. Mũ nấm rộng khoảng 6-8 cm màu vàng kem. Trên mặt mũ nấm xuất hiện một lớp phấn phủ màu trắng hoặc màu vàng kem bao phủ toàn bộ bề mặt. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng hoặc màu trắng kem uốn cong từ cuống ra tới mép 57

nấm, có rãnh nông xếp xít nhau. Cuống nấm hình trụ, màu trắng hoặc màu kem. Cuống nấm dài khoảng 10,5 cm, đường kính 0,8 cm, có các vòng zic zắc bao quanh cuống nấm từ gốc nấm đến đỉnh của cuống nấm. Đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra khi còn nhỏ. Bao gốc màu trắng hoặc xám hình cánh hoa sen 1 đến 2 cánh dày ôm sát lấy cuống nấm. Thịt nấm màu trắng, mỏng và mềm dày khoảng 0,4 – 0,7 cm dễ dàng tách ra khỏi phiến nấm. Hệ sợi trong suốt và bắt màu xanh nhạt, kích thước 4-6 µm, không phân nhánh. Bào tử có hình elip kéo dài, kích thước 5-7 x 9-11 µm. Bên trong bào tử có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 – 250. Bào tử tập trung nhiều và chồng chất ở đảm nên dễ dàng tìm thấy. Sinh học, sinh thái: thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo. Tọa độ N12026.601’; E 108020.345’, độ cao 880m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và dưới thảm cỏ, cây bụi dưới tán rừng ở khu vực Tây Nguyên. Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người và động vật. [36] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.002, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

58

Thông tin về hình, ảnh: Amanita amanitoides Beeli Bas 1969

Hình 3.2: Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 a, b: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m 3.4.3. Loài Amanita battarrae (Boud.) Bon 1985 Synonymy: Amanitopsis battarrae Boud., Bull. Soc. mycol. Fr. 18: 272 (1902), Amanita vaginata var. battarrae (Boud.) E.-J. Gilbert [as 'battarae'], Le Genre Amanita Persoon (Lons-le-Saunier): 147 (1918), Amanita vaginata f. battarrae (Boud.) Veselys, Annls mycol. 31(4): 279 (1933), Amanita inaurata var. umbrinolutea Secr. ex Gillet, Hymesnomycestes (Alençon): 42 (1874), Amanita umbrinolutea (Secr. ex Gillet) Bataille, Bull. Soc. mycol. Fr. 26: 139 (1910), Amanita umbrinolutea (Secr. ex Gillet) Bataille, Bull. Soc. mycol. Fr. 26: 139 (1910) var. umbrinolutea, Amanitopsis umbrinolutea (Secr. ex Gillet) Courtec., Clé de determination macroscopique des champignons superieurs des regions du Nord de la France (Roubaix): 189 (1986).

59

Mô tả loài: Mũ nấm rộng khoảng 8 - 10 cm, hình chiếc dù, có màu nâu xám. Ở trung tâm màu nâu xám đậm, nhạt dần ra đến rìa mép; có vòng tròn có màu xám đen hơn bề mặt xung quanh hơn tách biệt rõ ràng giúp ta nhìn rõ lề của mũ nấm. Tuy nhiên có thể sự phân bố của sắc tố trong các vùng có thể thay đổi trong loài này ví dụ: trung tâm nắp rất có thể màu tối vùng ở những nơi khác. Vì cùng một lý do, số lượng các vùng ánh sáng và vùng tối có thể khác nhau từ một mẫu này sang mẫu khác. Phần lề của mũ nấm chiêm 1/3 bán kính của mũ nấm, có các khía sâu, đều và xếp xít nhau. Bề mặt của mũ nấm như phủ lên một lớp bột màu nâu nhạt. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu xám nhạt uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ thon dài, bên ngoài lớp vỏ màu xám nhạt, bên trong màu trắng. Có thể dễ dàng tách lớp vỏ ra bên ngoài một cách dễ dàng. Cuống nấm dài khoảng 7,5- 15 cm, đường kính từ 1 – 1,5 cm. Bao gốc: hình lá đài màu trắng gồm hai cánh trong đó một cánh dài và một cánh ngắn hơn. Thịt nấm màu màu trắng, mềm. Hệ sợi phân nhánh kích thước 3-4,5 μm Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 10 - 12 × 5 – 7,0 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu màu vàng nhạt, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên. Giá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm độc chết người Số hiệu mẫu: TH-17-TN.003(DL106), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita battarrae với loài nấm khác:

60

Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài Amanita umbrinolutea (Secr. ex Gillet) Bataille 1910 minh họa ở hình thái quả thể cơ bản giống nhau tuy nhiên có điểm khác biệt là bề mặt mũ nấm có viềng ngăn cách của hai màu khác nhau của loài Amanita battarrae còn đối loài Amanita umbrinolutea có dãy ngăn cách của bề mặt mũ nấm có sự khác biệt về màu sắc rõ ràng. Bào tử của loài Amanita umbrinolutea có phần nhỏ hơn so với Amanita battarrae. Thông tin về hình, ảnh: Amanita battarrae (Boud.) Bon 1985

Hình 3.3A: Amanita battarrae (Boud.) Bon 1985 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

61

Hình 3.3B: So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL106 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất Về phân tích sinh học phân tử loài Amanita DL106 có độ tương đồng cao nhất 99% với loài Amanita battarrae (KM658289 và KM658290) có phân bố ở Russia. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita CD279 là 547bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình 3.3B) và khác ở 7 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận mẫu Amanita DL106 có tên khoa học là Amanitae battarrae. 62

3.4.4. Loài Amanita caesarea (Scop.) Pers. 1801 Synonymy: Agaricus caesareus Scop., Fl. carniol., Edn 2 (Wien) 2: 419 (1772) Amanita caesarea (Scop.) Pers., Syn. meth. fung. (Göttingen) 2: 252 (1801) var. caesarea. Amanita caesarea (Scop.) Pers., Syn. meth. fung. (Göttingen) 2: 252 (1801) f. caesarea, Venenarius caesareus (Scop.) Murrill, Mycologia 5(2): 73 (1913), Volvoamanita caesarea (Scop.) E. Horak, Pilz- und Kräuterfreund 10: 230 (1968), Agaricus caesareus Schaeff., Fung. bavar. palat. nasc. (Ratisbonae) 4: 64 (1774), caesareus Kuntze, Revis. gen. pl. (Leipzig) 3(2): 479 (1898), Agaricus aureus Batsch, Elench. fung. (Halle): 57 (1783). Mô tả loài: Mọc đơn độc hoặc mọc thành cụm rời gốc. Quả thể có màu đỏ da cam đến vàng nghệ, phiến màu vàng nhạt, viền mũ nấm có nhiều vân sọc dạng phóng xạ, vòng nấm đều màu vàng, bao gốc màu trắng. Mũ nấm lúc đầu phủ trong bao chung dạng trứng, sau nâng lên dạng ô dù. Mũ màu vàng nghệ, vàng ở đỉnh mũ nấm, nhẵn bóng, phẳng khi ẩm ướt và hơi dính. Ở mép mũ có nếp gấp rõ, đôi khi còn lại những phần của bao chung có dạng những miếng màu trắng trên mũ. Phần vỏ mũ dễ tách rời khỏi thịt nấm. Kích thước 6-12 (20) cm chiều rộng. Thịt nấm màu trắng vàng, mùi thơm. Phiến nấm lúc đầu vàng, dài ngắn khác nhau, mọc tự do. Cuống nấm màu vàng chanh đến trắng vàng, thót dần lên phía trên và phình to ở gốc, dài 10 - 16cm, rộng 0,6 - 1,4cm, lúc non đặc, khi già trở nên rỗng giữa. Có vòng nấm dạng cổ áo màu vàng rủ xuống 1/3 phía trên của cuống như khăn quàng rộng. Gốc nấm nằm gọn trong bao gốc dạng đế hoa màu trắng do bao chung vỡ ra, dạng đài hoa gạo. Bào tử có nội chất màu vàng, hình elip - hình trứng rộng, kích thước 6-7 × 8-9 m. Bụi bào tử màu trắng. Hệ sợi không có vách ngăn ngang, đường kính khoảng từ 2,5 - 3m.

63

Sinh học, sinh thái: Nấm gặp vào mùa hè và mùa thu, mọc trên đất xốp ẩm, tọa độ N 12024.109’; E 108021.165’, độ cao khoảng 1200m, nhiệt độ 220C, đô ẩm 87%, địa hình dốc, thảm mục dày, lượng mục cao. Phân bố: Nấm thường mọc ở rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Ở nước ta nhân dân ít thu hái vì sợ ngộ độc nhưng đây là loài nấm ăn ngon nổi tiếng từ thời La Mã cổ [32] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.004, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita caesarea (Scop.) Pers. 1801

Hình 3.4: Amanita caesarea (Scop.) Pers. 1801 a, b: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm

64

3.4.5. Loài Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 Synonymy: Amanita caesarea var. caesareoides (Lj.N. Vassiljeva) Wasser [as 'caesaroides'], Ukr. bot. Zh. 45(6): 77 (1988) Mô tả loài Quả thể: lúc nhỏ có hình chuông có màu đỏ son. Khi nấm trưởng thành, mũ nấm có hình ô dù màu nhạt dần ngã sang vàng cam. Ở trung tâm lồi lên 1 cái núm giống núm khiên màu vàng, chung quanh bán kính 1cm phần lõm xuống có màu đỏ. Mũ nấm rộng khoảng 10 - 12 cm. Rìa mép nấm có các khía sâu. Phiến nấm màu trắng hoặc màu trắng kem uốn cong từ cuống tới mép nấm, có rãnh nông xếp xít nhau. Cuống nấm hình trụ, thon dài từ đầu gốc tới mũ nấm. Cuống nấm thường có màu vàng cháy, xung quanh cuống nấm có các đường phấn màu vàng chạy zíc-zắc. Khi cắt dọc cuống nấm thì bên trong cuống nấm có màu trắng. Bên trong có rỗng như sợi tăm. Cuống nấm dài khoảng 19 cm, đường kính 2 - 2,1 cm. Cuống nấm có chất nhầy. Ngay sát phần đỉnh cuống nấm có bao đặc trưng hình khăn màu trắng ngà hoặc màu vàng ôm chung quanh cuống rũ xuống. Bao gốc hình lá bắc màu trắng phình ra dài ôm lấy gốc nấm Thịt nấm màu trắng, mỏng và mềm dày khoảng 0,3 cm. Hệ sợi không trong suốt, đường kính khoảng từ 3 - 4m, có vách ngăn. Bào tử có hình cầu , kích thước 6-8 x 8-10 µm. Bên trong bào tử có nhiều nội chất hạt hạt tinh dầu, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 - 200. Bào tử tập trung nhiều và chồng chất ở đảm nên dễ dàng tìm thấy. Sinh học, sinh thái: Nấm thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo. Tọa độ N 12026.511’; E 108020.215’, độ cao 690m, độ ẩm 85,99% , độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và thảm cỏ, cây bụi nằm dưới tán rừng.

65

Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người.[37] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.005, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950

Hình 3.5: Amanita caesareoides a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m 3.4.6. Loài Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909 Mô tả loài: Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 10 – 12 cm, mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng hình nón đến bán cầu lồi, một thời gian sau có dạng hình bầu dục đế lồi hoặc dạng cái dù. Có màu nâu nhạt. Lớp da của mũ khô, không dính. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ, màu trắng. Cuống nấm nhầy dài khoảng 13,9- 15,5 cm,

66

đường kính từ 2,1 - 4 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp và có lông nhỏ, bên trong rỗng dạng ống hẹp vươn lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển hình có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp rũ xuống cuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt. Đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra.Có vòng cao hơn các vạch dưới, vảy, mỡ, nhạt màu vàng nhạt đến trắng tùy theo độ tuổỉ của nấm với cạnh dưới ở giữa của thân. Bên trên vòng nấm điển hình thì cuống có các vảy màu trắng trên cuống, còn bên dưới vòng nấm thì cuống trơn nhẵn. Bao gốc: Ở gốc nấm phình dạng củ Thịt nấm màu vàng nhạt đến màu trắng kem, mềm. Hệ sợi không có vách ngăn ngang, không phân nhánh, đường kính từ 2-4 μm Bào tử có hình cầu có nội chất màu xanh, kích thước bào tử bên trong 8-9 x 5,5 - 7 μm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 0C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở nhiều vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk, Đà Lạt. Giá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm có thể ăn được, tuy nhiên, cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm vì loài nấm này có đặc điểm bên ngoài giống với các loài nấm độc chết người khác là A. phalloides và A. ocreata. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.006(DH089), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita calyptroderma với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài Amanita vernicoccora Bojantchev & R.M. Davis, tuy nhiên có điểm khác biệt là mũ nấm Amanita calyptroderma có màu vàng nhạt đến nâu đất còn mũ nấm Amanita vernicoccora có màu vàng dậm hơn, Thịt nấm Amanita vernicoccora bị thâm khi bị cắt; Bào tử Amanita calyptroderma có kích thước lớn hơn. Bề mặt cuống nấm nhẵn trơn hơn Amanita vernicoccora.

67

Thông tin về hình, ảnh: Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909.

Hình 3.6A: Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

68

Hình 3.6B: So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH089 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất Loài Amanita DH089 có độ tương đồng cao nhất 98% với loài Amanita calyptroderma (KT874938, KT874943) phân bố ở Mexico. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita DH089 là 582bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.6B) và khác ở 12 nucleotide.

69

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita DH089 có tên khoa học Amanita calyptroderma. 3.4.7. Loài Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 Synonymy: Lepidella cokeri E.-J. Gilbert & Kühner, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 44: 154 (1928), Aspidella cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 79 (1940), Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 66 (1940) f. cokeri Mô tả loài: Nấm mọc đơn độc hay thành cụm rời gốc. Quả thể có mũ và cuống hoàn chỉnh, trên cuống có vòng nấm, gốc nấm có bao gốc. Mũ nấm dạng cầu đến già bán cầu, màu trắng, phủ vảy dạng mụn màu trắng, kích thước 8 - 10cm. Bào tầng dạng phiến tự do, phiến nấm dài ngắn không đồng đều, xếp xít nhau, màu trắng ngà. Thịt nấm màu trắng, dày Cuống nấm màu trắng, kích thước 5-10 × 0,5-1cm, có vòng nấm dễ mất. Phần gốc của cuống phình dạng củ, có bao gốc dạng gờ nhẹ (bao gốc dạng củ). Hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn ngang, đường kính khoảng từ 5 - 7m. Bột bào tử màu trắng. Bào tử hình trứng rộng đến gần như hình cầu, đồng nhất màu xanh, không hạt, kích thước 6-8 x 8 - 10m, màng bào tử một lớp nhẵn bóng. Đảm đơn bào, hình chùy dài, kích thước 7-10 × 20-30 m, chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng nhạt, trên mỗi đảm có 4 cuống mang bào tử. Sinh học sinh thái: Nấm mọc trên đất xốp ẩm, thường gặp từ tháng 5 tới tháng 10 trong năm. Tọa độ N 12024.101’; E 108020.152’, độ cao 1350m, nhiệt độ 220C, đô ẩm 86,9%, địa hình dốc, thảm mục dày, lượng mục cao.

70

Phân bố: Chủ yếu nấm mọc rừng bán thường xanh và rừng thông ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người và động vật [39] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.007, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940

Hình 3.7: Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 a, b,: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm

71

3.4.8. Loài Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka&Tsuda 2002 Mô tả loài: Qủa thể lúc nhỏ có hình bán cầu sần sùi có các mụn cóc nổi lên trên tạo thành các đường rãnh bao kín quả thể. Các mụn cóc này thường màu trắng, khi lớn hơn chúng ngả màu trắng kem. Quả thể, cuống và gốc màu trắng đục. Gốc phình to dạng củ hành đặc, chung quanh có các vảy xẻ thùy bao quanh gốc. Khi nấm trưởng thành, mũ nấm có dạng hình nón rộng khoảng 6 - 8 cm. Mũ nấm có màu nâu hoặc kem ở trung tâm mũ, từ trung tâm ra rìa mép có màu trắng kem nhạt dần và có màu trắng. Lớp da của mũ trơn, nhẵn, bóng. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 0,7 cm. Mép nấm có đường sọc khía. Phiến nấm màu trắng uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh xẻ sâu. Các phiến nấm xếp sít nhau. Cuống nấm hình trụ, màu trắng. Bên ngoài cuống nấm nhầy dài khoảng 7 cm, đường kính từ 0.2 - 0.4 cm, bên trong đặc lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm đính 1/3 cuống nấm gần gốc nấm, có màu trắng đục, như quàng khăn chung quanh cuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt, đây là vết tích còn tồn tại khi mép mũ tách rời nhau. Thịt nấm màu trắng, đặc và mềm. Hệ sợi trong suốt, có vách ngăn, đường kính 4-5 µm Bào tử có hai vòng rõ rệt. Bào tử dạng gần hình cầu, hình trứng hoặc elip kéo dài, kích thước 6-8 x 8-10 µm, bào tử bên trong có nội chất hạt hạt tinh bột, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 - 200. Bào tử tập trung chồng chất ở đảm vì vậy chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy bào tử của chúng. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc thành cụm, tọa độ N12024.301’; E108023151’, nhiệt độ khoảng19,50C, độ cao khoảng 1700m, độ ẩm tương đối cao khoảng 93%, địa hình phân hóa phức tạp, tầng thảm dày. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở RHGLK&LR ở khu vực Tây Nguyên, sinh trưởng vào mùa mưa. Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người [22]

72

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.008, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka&Tsuda 2002

Hình 3.8: Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka&Tsuda 2002 a: Quả thể; b: Bào tầng; c: Bào tử; d: Hệ sợi; e: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, c = 1 m 3.4.9. Loài: Amanita crocea (Quél.) Singer 1951 Synonymy: Amanita vaginata var. crocea Quél., in Bourdot, Rev. Sci. Bourb. Centr. Fr. 11(123): 52 (1898), Amanitopsis crocea (Quél.) E.-J. Gilbert, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 44(2): 161 (1928), Amanitopsis crocea (Quél.) E.-J. Gilbert, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 44(2): 161 (1928) var. Crocea, Amanita crocea (Quél.) Singer, Lilloa 22: 386 (1951) var. Crocea Amanita crocea (Quél.) Singer, Lilloa 22: 386 (1951) f. crocea, Amanita aurantiofulva E.-J. Gilbert, Amanita crocea var. aurantiofulva (E.-J. Gilbert) Romagn., Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 108(2): 80 (1992), Amanita crocea f. alba P. Laurent, Docums Mycol. 30(no. 119): 28 (2000)

73

Mô tả loài: Mũ nấm rộng khoảng 8 - 10 cm, có màu vàng hoặc vàng cam với một bờ rìa rõ rệt; đó là màu da cam màu cam (hoặc nâu nhạt hơn thế). Trung tâm mũ nấm có màu vàngcam nhạt hơn ở lề, đôi khi là màu trắng kem Phiến nấm màu trắng uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu không đều nhau. Các phiến không đều nhau 0,2 – 0,3 cm Cuống nấm hình trụ, màu vàng cháy. Cuống nấm dài khoảng 8,5- 23 cm, đường kính từ 0,7– 1,4 cm. Trên cuống có các vảy phấn màu vàng. Bao gốc: hình lá đài màu trắng Thịt nấm màu màu trắng, mềm, có mùi nhẹ. Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 7.5-8 x 10-12 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráó nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ảm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở nhiều vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đà Lạt Gíá trị hiện đã biết: Đây là loài nấmđộc chết người . Số hiệu mẫu: TH-17-TN.009, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita crocea với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài A.subnudipes Romagn. Tulloss, tuy nhiên có điểm khác biệt là quả thể có màu vàng đậm hơn; cuống nấm có sự khác biệt rõ nét hơn ở loài A. subnudipes là có vân hình “ngọn lửa” và Bào từ hình cầu còn A. subnudipes thì bào tử hình elip.

74

Thông tin về hình, ảnh Amanita crocea (Quél.) Singer 1951

Hình 3.9: Amanita crocea (Quél.) Singer 1951 a, b : Quả thể; c: Bào tử; d: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, c = 3 m Loài Amanita DL083 có trình tự vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 đồng nhất 100% với loài Amanita crocea (KJ638266) phân bố ở Quebec, Canada. Kết hợp các đặc điểm hình thái và sinh học phân tử có thể kết luận Anamita DL083 là loài Amanita crocea.

75

3.4.10. Loài Amanita eliae Quél. 1872 Synonymy: Amanitaria eliae (Quél.) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 77 (1940), Amanitaria eliae (Quél.) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 77 (1940) f. eliae, Amanita eliae Quél., Mém. Soc. Émul. Montbéliard, Sér. 2 5: 230 (1872) f. Eliae, Amanita eliae Quél., Mém. Soc. Émul. Montbéliard, Sér. 2 5: 230 (1872) var. Eliae, Amanita eliae f. griseovelata Bertault, Bull. trimest. Soc. mycol. Fr. 81: 359 (1965), Amanita griseovelata (Bertault) F. Massart, Boll. Gruppo Micol. 'G. Bresadola' (Trento) 40(2-3): 300 (1997), Amanita raymondii Contu, Boll. Gruppo Micol. 'G. Bresadola' (Trento) 43(2): 80 (2000), Amanita eliae var. griseovelata (Bertault) Migl. & Camboni, Boll. Gruppo Micol. 'G. Bresadola' (Trento)43(2):125(2000). Mô tả loài: Mũ nấm rộng khoảng 6 - 8 cm, màu trứng trắng, sau đó hồng nhạt, đôi khi nhuộm màu trắng. Ở trung tâm màu đậm hơn sau đó nấm khi trưởng thành bắt đầu giãn dần dạng như các vết rạn nứt màu nhạt hơn ra đến rìa mép.Lớp da của mũ khô, không dính. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ, màu trắng. Cuống nấm dài khoảng 7,5- 15 cm, đường kính từ 1 – 1,5 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp và có lông nhỏ. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển hình có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp rũ xuống cuống, dễ bị rách cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt. Đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. Bao gốc: hình đế hoa. Thịt nấm màu màu trắng, mềm. Hệ sợi có vách ngăn ngang, đường kính 4-6 μm. Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 5,4 - 7 × 9 - 11 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu màu xanh, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ.

76

Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ảm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và thảm cỏ, cây bụi ở khu vực Tây Nguyên Gíá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm độc chết người [37] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0010, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita eliae Quél. 1872

Hình 3.10: Amanita eliae Quél. 1872 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m 3.4.11. Loài Amanita excelsa (Fr.) Bertill. 1866 Synonymy: Agaricus excelsus Fr., Syst. mycol. (Lundae) 1: 17 (1821) Amanita excelsa (Fr.) Bertill., in Dechambre, Dict. Encyclop. Sci. Médic. (Paris) 1(3): 499 (1866) f. excelsa, Amanita excelsa (Fr.) Bertill., in Dechambre, Dict. 77

Encyclop. Sci. Médic. (Paris) 1(3): 499 (1866) var. excelsa, Venenarius excelsus (Fr.)Murrill,Lloydia11:101(1948). Amanita spissa var. excelsa (Fr.) Dörfelt & I.L. Roth, Schriftenr. Vogtlandmuseum Plauen 49: 24 (1982), Amanita ampla Pers., Syn. meth. fung. (Göttingen) 2: 255 (1801), Amanita spissa var. ampla (Pers.) Veselý, Annls mycol. 31(4): 268 (1933), Amanita ampla Pers., Syn. meth. fung. (Göttingen) 2: 255 (1801) f. Ampla, Agaricus cinereus J. Otto, Vers. Anordnung Beschr. Agaricorum (Leipzig): 39 (1816). Mô tả loài: Mũ nấm rộng khoảng 7-9 cm rộng, màu xám nâu hoặc nâu nhạt hoặc màu nâu ô liu, có bán cầu lồi. Mũ nắp được phủ một lớp mỏng, xốp, xám, không đều, dễ dàng tách ra được. Trên bề mặt mũ còn xuất hiện các mụn cóc với kích thước không đều nhau tập trung chủ yếu dày ở phần trung tâm của mũ nấm. Mép nấm nếp rũ xuống không có hình nếp gấp Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ, màu trắng hoặc trắng đến xám nhạt. Cuống nấm dài khoảng 6 - 15 cm, đường kính từ 1,5 - 3 cm và có vảy nhỏ. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển hình có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng gấp nếp. Từ phần dưới của vòng nấm thì cuống nấm có các vảy màu trắng xếp đồng tâm đến tận về phía gốc. Bao gốc dạng củ. Thịt nấm màu màu trắng, khá dày, mùi giống củ cải. Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 7 - 9 × 5 - 6 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở nhiều vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đà Lạt. Gíá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm độc chết người.

78

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0011(DL011), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita excelsa với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài Amanita submaculata Peck, tuy nhiên có điểm khác biệt là bề mặt mũ nấm Amanita excelsa có màu nâu nhạt hơn và có các đốm “mụn cóc” to hơn Amanita submaculata Peck; Cuống nấm Amanita excelsa có màu trắng đến xám nhạt còn cuống nấm Amanita submaculata Peck có màu nâu đất. Bào từ Amanita excelsa có kích thước lớn hơn Amanita submaculata Peck Thông tin về hình, ảnh: Amanita excelsa (Fr.) Bertill. 1866

Hình 3.11A: Amanita excelsa (Fr.) Bertill. 1866 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

79

Hình 3.11B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL011 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita DL011 có độ tương đồng cao nhất 97% với loài Amanita excelsa (AY436453) phân bố ở Côn Minh, Trung Quốc. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita DL011 là 453bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình 3.11B) và khác ở 15 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita DL011 có tên khoa học là Amanita excelsa 3.4.12. Loài Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 Synonymy: Amplariella flavoconia (G.F. Atk.) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 79 (1940), Venenarius flavoconius (G.F. Atk.) Murrill, Lloydia 11: 101 (1948), Amanita flavoconia G.F. Atk., J. Mycol. 8(3): 110 (1902) var. Flavoconia, Amanita flavoconia var. inquinata Tulloss, Ovrebo & 80

Halling, Mem.NYbotGdn66:30(1992), Amanita flavoconia var. sinapicolor Tulloss, Ovrebo & Halling, Mem. N. Y. bot. Gdn 66: 34 (1992) Mô tả loài: Quả thể lúc nhỏ có dạng hình chuông, màu vàng rơm, trơn, nhẵn. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 6-8 cm, có dạng hình lòng chảo. Có màu vàng nghệ đậm ngả về màu rỉ sắt, từ trung tâm ra rìa mép xuất hiện các đốm không liên tục màu xám. Lớp da của mũ khi non hoặc trời ẩm thì thường nhầy và dính. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 3mm. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Các phiến nấm mỏng xếp sít nhau. Cuống nấm hình trụ, màu vàng cháy đậm hơn màu mũ nấm, trơn nhầy, lớp da mỏng dễ bong ra khi gặp tác động từ môi trường bên ngoài hoặc lúc thu lượm. Cuống nấm thon đều lên tới mũ nấm, dài khoảng 4.5 - 10.5 cm, đường kính từ 0.3 - 1.1 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp có màu nhạt hơn cuống nấm nhưng còn màu vàng còn phần nằm dưới đất có màu trắng đục. Cuống nấm dạng cổ áo mang vòng nấm điển hình đính 1/3 cuống nấm về phía trên, có màu trắng kem giống với phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp có xẻ thùy rũ xuống cuống dài khoảng 1.8 - 2 cm, đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách ròi ra. Thịt nấm màu trắng, mềm và mỏng và dễ tách ra khỏi phiến nấm. Phần thịt của mũ nấm dày khoảng 0.25 - 0.45 cm. Bao gốc dạng củ. Hệ sợi trong suốt, có vách ngăn, đường kính 3-5 µm Bào tử có hình tròn hoặc hình trứng, kích thước 5-7 x 8-10 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15-200. Sinh học, sinh thái: Nấm thường xuất hiện đầu mùa mưa, mọc riêng rẽ hoặc từng đám, độ cao 630m, độ ẩm 86% , độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và thảm cỏ, cây bụi ở khu vực Tây Nguyên

81

Giá trị hiện tại: Đây là là loài nấm độc không ăn được gây nguy hiểm cho con người [23] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0012(PR001), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902

Hình 3.12A: Loài Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 a,c: Quả thể; b: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 1 m

82

Hình 3.12B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita PR001 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita PR001 có độ tương đồng cao nhất 98% với loài Amanita flavoconia (KT008026) phân bố ở Columbia. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2 của loài Amanita PR001 là 454bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.12B) và khác ở 16 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita PR001 có tên khoa học là Amanita flavoconia 3.4.13. Loài Amanita fulva Fr. 1815 Synonymy: Agaricus fulvus Schaeff., Fung. bavar. palat. nasc. (Ratisbonae) 4: 41 (1774), Amanita vaginata var. fulva (Fr.) Gillet, Hymesnomycestes (Alençon):51(1874), Amanitopsis vaginata var. fulva (Fr.) Sacc., Syll. fung. (Abellini)5:21(1887), Amanitopsis fulva (Fr.) W.G. Sm., (1908), Amanitopsis fulva

83

(Fr.) W.G. Sm., (1908) f. fulva, Vaginata fulva (Fr.) A.H. Sm., in their natural habitats: 396 (1949), Amanita fulva Fr., Observ. mycol. (Havniae) 1: 2 (1815) f. fulva, Amanita fulva f. alba (Courtec.) Contu, Docums Mycol. 17(no. 65): 62 (1986), Amanitopsis fulva f. alba Courtec., Miscell. Mycologica, Cercle de Mycologie de Mons 14: 8 (1986). Mô tả loài: Quả thể lúc nhỏ có dạng hình chuông khi trưởng thành có dạng hình ô dù, bề mặt mũ nấm có hai vòng màu sắc khác nhau, vòng ngoài màu nâu đậm, có vân; vòng trong màu trắng sữa, không vân. Mũ nấm rộng khoảng 7 - 9 cm, hình chiếc nón nhưng có gần lề 1/3 mũ nấm cụp xuống vào phía cuống. Mũ nấm có màu nâu cam, nâu nhạt ở lề và tối hơn (ngay cả màu nâu sậm) ở trung tâm mũ nấm. Lớp da của mũ khô, không dính. Mép nấm không có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu, xếp xít nhau Cuống nấm hình trụ thon dài từ đầu gốc tới ngọn, màu trắng, trơn nhẵn. Khi cắt dọc cuống nấm bên trong đặc, chắc. Cuống nấm dài khoảng 8- 17 cm, đường kính từ 0,6 – 2 cm. Gốc phình dạng củ xốp, có bao gốc. Bao gốc hình lá đài màu trắng Thịt nấm màu màu trắng, mềm có mùi thơm. Hệ sợi trong suốt, có vách ngăn đường kính khoảng từ 3 - 4m. Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 6-8 x 8,2 – 10,5 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu màu vàng, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo, độ cao 690m, độ ẩm 85,99% , độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng, khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Giá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm có độc có thể gây ngộ độc nguy hiểm cho con người. 84

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0013(DL33), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita fulva Fr. 1815 Sự tƣơng đồng của loài Amanita fulva với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài Amanita sinicoflava tuy nhiên có điểm khác biệt là bề mặt mũ nấm Amanita fulva có màu nâu nhạt hơn và có sự khác biệt về màu sắc trên mũ nấm, kích thước bào tử có sự khác biệt.

Hình 3.13A: Amanita fulva Fr. 1815 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 4 m

85

Hình 3.13B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL33 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita DL33 có độ tương đồng cao nhất 98% với loài Amanita fulva (KU139519) phân bố ở Korea. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita DL33 là 540bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.13B) và khác ở 16 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1-5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita DL33 có tên khoa học là Amanita fulva

86

3.4.14. Loài Amanita hesleri Bas 1969 Synonymy: Amanita hesleri Bas, Persoonia 5(4): 370 (1969) Mô tả loài: Khi non quả thể nấm hình bán cầu lồi có màu trắng kèm nhiều mụn màu nâu hoặc đen, ở gốc nấm hơi phình to dạng củ. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 8 - 10 cm có dạng bán cầu lồi. Mũ nấm có màu trắng, lớp da sần sùi và có các vảy màu nâu hoặc màu xám nằm rải rác từ trung tâm ra rìa mép từ trung tâm ra đến mép. Bề mặt có mụn cóc lớn. Mép mũ có viền gấp nếp. Phiến nấm màu trắng, đều, xếp xít nhau, uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh nông. Cuống nấm có màu trắng. Cuống nấm thon dài hình chùy, dài khoảng 4 -14 cm, đường kính từ 1 - 1.5 cm ở phía gốc phình dần dạng củ đặc và sần xùi. Cuống nấm không thay đổi màu sắc khi chịu tác động của môi trường bên ngoài (cắt hoặc giã nát). Bên ngoài cuống có các vảy hình da rắn màu trắng đến màu hoa râm, phân bố chủ yếu ở gốc cuống. Thịt nấm màu trắng và mềm. Hệ sợi hơi bắt màu vàng nhạt, có vách ngăn, đường kính 4-6 µm Bào tử có hình elip, kích thước 6-8 x 9-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh dầu, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 30 - 350. Bào tử nằm tập trung và chất đống ở đảm của nấm nên dễ dàng tìm thấy bào tử. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện mùa mưa. Nấm có thể mọc riêng rẽ hoặc mọc tập trung thành đám nhỏ. Tọa độ N 12026.109’; E 108020.165’, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở ở rừng thông và rừng thường xanh trên khu vực Tây Nguyên. Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc có thể gây độc cho con người [24]. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0014, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

87

Thông tin về hình, ảnh: Loài Amanita hesleri Bas 1969

Hình 3.14: Amanita hesleri Bas 1969 a,c: Quả thể; b: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

3.4.15. Loài Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 Mô tả loài: Lúc nhỏ, nấm có hình bán cầu lồi màu vàng. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 4-5 cm, mũ nấm có dạng ô dù. Có màu vàng nghệ đậm ở trung tâm mũ, từ trung tâm ra rìa mép xuất hiện các đốm sần sùi không liên tục màu xám hoặc nâu. Lớp da của mũ khi non không nhẵn. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 0,3 - 0,4cm. Mép nấm lúc nhỏ trơn, sau một thời gian có hình nếp gấp không đều nhau. Phiến nấm màu vàng dầu ô liu hoặc màu kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh xẻ sâu. Các phiến xếp xít nhau. Cuống nấm hình trụ, màu vàng nhạt hoặc màu trắng kem. Bên ngoài cuống nấm nhầy dài khoảng 2.9 - 6.5 cm, đường kính từ 0.4 - 0.5 cm ở phía gốc có lông tơ, bên trong đặc lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển 88

hình, có màu trắng kem, đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp rũ xuống cuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt, đây là vết tích còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. Bao gốc ở gốc nấm bao bọc chung quanh dạng đài hoa màu trắng mỏng, phía trên rách, hình hoa gạo. Thịt nấm màu trắng, đặc và mềm. Hệ sợi trong suốt, đường kính 3-4 µm, có vách ngăn ngang. Bào tử có dạng gần hình cầu hoặc elip kéo dài, kích thước 6-7 x 9-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 10-150. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc riêng rẽ, sinh trưởng vào mùa mưa. Tọa độ N12025.811’; E 108019.613’, độ cao 890m, độ ẩm 86,2%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: mọc chủ yếu ở trên RBTX và rừng thông ở khu vực Tây Nguyên. Giá trị hiện tại: Đây là là loài nấm độc có thể gây độc cho con người. [1] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0015, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

89

Thông tin về hình, ảnh: Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988

Hình 3.15: Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 a, b: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 1 m 3.4.16. Loài Amanita multisquamosa Peck 1901 Synonymy: Amanita pantherina var. multisquamosa (Peck) D.T. Jenkins, Biblthca Mycol. 57: 65 (1977) Mô tả loài: Khi non mũ nấm hình trứng cút khuyết đầu, có màu trắng, ở gốc nấm phình to dạng củ. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 5-7 cm có dạng bán cầu, phẳng đến lõm xuống ở trung tâm. Mũ nấm có màu da rám nắng, trung tâm có màu nâu nhạt dần ra đến mép. Lớp da bóng, mịn, trên bề mặt có các mụn cóc màu trắng phân bố rải rác. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh nông. Cuống nấm hình trụ, màu vàng nhạt. Cuống nấm dài khoảng 3.5 - 13 cm, đường kính từ 0.3 - 1.2 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp và nhẵn, có vảy trắng

90

dọc theo thân, bên trong rỗng dạng ống hẹp vươn lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển hình có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp rũ xuống cuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt, đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra Bao gốc ở gốc nấm phình dạng củ được bao bọc chung quanh dạng bị, đài hoa màu trắng mỏng, phía trên rách, hình hoa gạo, có xẻ thùy nhiều hay ít (phần còn lại bao chung). Bao gốc có kích thước 2 cm. Thịt nấm màu trắng và mềm. Hệ sợi trong suốt, không có vách ngăn, đường kính 4-5 µm Bào tử có hình elip kéo dài ra nên nhìn hình dạng bào tử thon dài hoặc hình trứng, kích thước 5-8 x 9-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-250 Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mùa mưa, sống cộng sinh với cây lá kim hoặc cây lá rộng. Nấm thường mọc ở nơi có nắng khô ráo, tọa độ N12025.578’; E 108021.692’, độ cao 900m, độ ẩm 85,9%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,4 cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là là loài nấm độc gây độc cho con người. [22] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0016, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

91

Thông tin về hình, ảnh: Loài Amanita multisquamosa Peck 1901

Hình 3.16: Amanita multisquamosa Peck 1901 a: Quả thể; b: Bào tử; c: Hệ sợi; d: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, b = 2 m 3.4.17. Loài Amanita pachycolea D.E. Stuntz 1982 Mô tả loài: Mũ nấm rộng từ 8-10 cm, lồi đến phẳng lồi, bề mặt mũ nấm ướt, dính, màu nâu lúc non và nhạt dần khi già, thỉnh thoảng có các vảy lớn màu trắng, viền có các vết nứt sâu hướng tâm Cuống nấm màu trắng đến nâu, dài từ 10-15cm; đường kính 1-2cm, màu trắng đến hơi nâu, thon đều, hơi phình ở gốc, không có vòng nấm. Thân trơn mịn, có bao gốc dạng đế hoa. Bào tầng: dạng phiến tự do với thân, màu trắng kem khi non và chuyển sang màu nâu khi già. Thịt nấm: màu trắng ngà, không thay đổi khi bị cắt. Mùi: không có mùi 92

Hệ sợi có màu vàng nhạt, phân nhánh, có vách, đường kính 3-4 µm Bào tử có hình oval hoặc hình trứng, kích thước 6-8 x 8-10 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm màu xanh, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-250. Sinh học, sinh thái: cộng sinh với cây lá rộng hoặc lá kim vào mùa mưa. tọa độ N12027.301’; E108021.445’, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là nấm độc, không ăn được, có thể gây nguy hiểm cho người và động vật, [6] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0017, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin hình, ảnh: Amanita pachycolea D.E. Stuntz 1982

Hình 3.17: Amanita pachycolea D.E. Stuntz 1982 A,b,c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m 93

3.4.18. Loài Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 Synonymy: Agaricus pantherinus DC., in de Candolle & Lamarck, Fl. franç., Edn 3 (Paris) 5/6: 52 (1815), Amanita pantherina (DC.) Krombh., Naturgetr. Abbild. Beschr. Schwämme (Prague): 29 (1846) f. Pantherina, Amanita pantherina (DC.) Krombh., Naturgetr. Abbild. Beschr. Schwämme (Prague): 29 (1846) var. Pantherina, Amanitaria pantherina (DC.) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 70 (1940). Mô tả loài: Mũ nấm đường kính từ 10 - 12cm lồi hoặc phẳng, bề mặt hơi nhầy. Từ trung tâm ra mép mũ màu nhạt dần từ màu nâu đến màu vàng nhạt hay màu nâu vàng. Có các mụn trắng phân bố rải rác trên mũ nấm. Thịt nấm vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 5mm. Mép có nếp nhăn kiểu gấp quạt rất rõ rệt. Bào tầng có dạng phiến tự do, dày khít, phiến nấm màu trắng đục. Cuống nấm có màu trắng, có vảy hoặc hơi trơn, thon dần tới đỉnh gốc nấm lồi ra hình củ hành. Cuống dài khoảng 4 - 20 cm, có đường kính từ 2 - 4cm ở phía gốc phình dần dạng xốp, bên trong rỗng dạng ống hẹp vươn lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng điển hình vòng nấm cách ra khỏi phiến nấm có màu trắng đôi khi tạo vòng tròn đồng tâm, đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. Thịt nấm màu trắng đến vàng nhạt không bị đổi màu khi phơi. Hệ sợi có màu vàng nhạt, đường kính 4-6 µm Bào tử có hình oval hoặc hình trứng, kích thước 6-8 x 8-10 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-250. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mùa mưa. Có thể sống cộng sinh với cây lá kim hoặc sống độc lập, phân tán hay theo cụm. Nấm gặp vào mùa hè và mùa thu, độ cao khoảng 800m, nhiệt độ 220C, đô ẩm 85%, địa hình dốc, thảm mục mỏng 0,3 cm, lượng mục ít Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông ở khu vực Tây Nguyên

94

Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc không ăn được có thể gây nguy hiểm cho con người.[1] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0018(DH002), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita crocea với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài A. subglobosa Zhu L. Yang, tuy nhiên có điểm khác biệt là mũ nấm màu nâu đậm đều, còn loài A. subglobosa Zhu L. Yang có màu nâu đậm hơn ở giữa mũ hơn; bề mặt mũ nấm Amanita crocea có nhiều đốm hơn, đống thời vòng nấm cũng ngắn hơn. Cuống nấm Amanita crocea có màu trắng hơn còn A. subglobosa Zhu L. Yang có màu vàng nhạt hoặc hơi nâu. Thông tin về hình, ảnh: Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977

Hình 3.18A: Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 a,b: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

95

Hình 3.18B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH002 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất Loài Amanita DH002 có độ tương đồng cao nhất 98% với loài Amanita pantherina (KM052551.1) phân bố ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita DH002 là 574bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.18B) và khác ở 18 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita DH002 có tên khoa học là Amanita pantherina 3.4.19. Loài Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 Synonymy: Agaricus phalloides Vaill. ex Fr., Syst. mycol. (Lundae) 1: 13 (1821)

96

Amanita phalloides (Vaill. ex Fr.) Link, Handb. Erk. Gew. 3: 272 (1833) f. phalloides, Amanita phalloides (Vaill. ex Fr.) Link, Handb. Erk. Gew. 3: 272 (1833) var. phalloides, Venenarius phalloides (Vaill. ex Fr.) Murrill, Mycologia 4(5): 240 (1912), Amanitina phalloides (Vaill. ex Fr.) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 78 (1940), Amanita citrina sensu Stevenson; fide Segedin & Pennycook (2001), Amanita mappa sensu Massee; fide Segedin & Pennycook (2001), Amanita phalloides f. umbrina Ferry, (1911), Amanita phalloides var. umbrina (Ferry) Maire, (1937), Amanita phalloides f. citrina J.E. Lange, Dansk bot. Ark. 2(no. 3): 8 (1915), Amanita phalloides var. pulla Killerm., Denkschr. Bayer. Botan. Ges. in Regensb. 18: 4 (1930), Amanita phalloides var. euphalloides Maire, Mém. Soc. Sci. Nat. Maroc. 45: 103 (1937), Amanita phalloides f. dunensis R. Heim, Revue Mycol., Paris 28: 9 (1963), Amanita phalloides var. moravecii Pilát, Česká Mykol. 20(1): 25 (1966), Amanita phalloides var. larroquei F. Massart & Beauvais, Bull. Soc. linn. Bordeaux 5(1-3): 12 (1975) Mô tả loài Mũ nấm: Khi non dạng chuông, khi trưởng thành xoè rộng, đường kính 12 – 15cm. Mặt trên mũ nấm màu xám tro đến xám nâu, có vân mép, nhầy nhớt khi ẩm ướt, khi khô bóng như lụa, mép mũ nguyên khi non, khi già rách ra. Cuống nấm tròn dài, đường kính 1-2 cm, cao 6-14cm, xốp, khi già rỗng giữa, bề mặt cuống nấm màu trắng có nhiều vảy nhỏ xếp zíc zắc. Vòng nấm màu trắng, dạng vành khăn, bền, mặt trên có vân. Có bao gốc dạng đế hoa Bào tầng: dạng phiến rời, mỏng, xếp xít nhau, màu trắng. Thịt nấm: Màu trắng, mềm khi non, hơi xốp khi trưởng thành Mùi: Không mùi Hệ sợi có màu vàng nhạt, đường kính 3-4 µm, không có vách ngăn. Bào tử có hình oval hoặc hình trứng, kích thước 6-8 x 8-10 µm, bào tử, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15-200. Sinh học, sinh thái: Nấm thường mọc thành cụm hay mọc đơn độc. Nấm gặp vào mùa hè và mùa thu, mọc trên đất xốp ẩm, tọa độ N 12017.89’; E 108025.65’, độ cao khoảng 600- 800m, nhiệt độ 220C, độ ẩm 87%, địa hình dốc, thảm mục dày, lượng mục cao.

97

Phân bố: Nấm mọc trên đất rừng lá rộng hay trên bãi cỏ, mọc trong rừng lá kim. Giá trị hiện tại: Đây là nấm độc, gây nguy hiểm cho con người và động vật, không ăn được [9] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0019(DH110), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita phalloides với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với loài A. verna(Bull. : Fr.) Lam., tuy nhiên có điểm khác biệt là mũ nấm Amanita phalloides có màu xám tro đến xám nâu, có vân mép, còn A. verna (Bull. : Fr. Lam.) Chỉ có màu trắng và hơi vàng nhạt ở giữa mũ nấm Thông tin về hình ảnh: Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833

. Hình 3.19A: Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 a: Quả thể; b: Bào tầng; c: Bào tử; d: Hệ sợi; e: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, c = 2 m

98

Hình 3.19B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DH110 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita DH110 có độ tương đồng cao nhất 97% với loài Amanita phalloides (KX449212) phân bố ở Victoria, Canada. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita DH110 ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (580 vs. 567bp) (Hình3.19B) và khác ở 15 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita DH110 có tên khoa học là Amanita phalloides.

99

3.4.20. Loài Amanita pilosella Corner & Bas 1962 Synonymy: Amanita pilosella f. atroconica Corner & Bas, Persoonia 2(3): 269 (1962), Amanita pilosella Corner & Bas, Persoonia 2(3): 267 (1962) f. pilosella Mô tả loài: Lúc nhỏ đã xuất hiện mũ nấm. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 5 - 7 cm, mũ nấm có dạng mặt phẳng hơi lõm hình lòng chảo hoặc đôi khi còn có núm khiên, có màu nâu đen hoặc xám ở trung tâm, dần chuyển từ màu nâu nhạt sang vàng nhạt ngoài rìa mép mũ nấm. Lớp da của mũ nhẵn, trơn mượt, bằng phẳng, có nhiều vảy màu trắng nằm rải rác trên bề mặt mũ nấm, đặc biệt tập trung ở trung tâm mũ nấm. Mép nấm có hình nếp gấp không xẻ thùy. Phiến nấm màu trắng, có rãnh nông. Cuống nấm màu trắng, nâu, hoặc xám. Chiều dài khoảng 4 - 11 cm, đường kính từ 0.35 - 0.6 cm ở phía gốc phình dạng củ, bên trong cuống đặc. Ở phần bên trên của cuống mang vòng điển hình có màu trắng như phiến nấm. Ở gốc nấm có các vân sần lên là các vết tích lúc nhỏ. Thịt nấm màu trắng và mềm, có thể tách giữa phiến nấm và thịt nấm một cách dễ dàng. Hệ sợi có màu xanh nhạt, đường kính 4-6 µm Bào tử có hình cầu hoặc elip kéo dài, kích thước 7-9 x 10-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 25-300. Các bào tử tập trung chồng chất trên đảm của nấm vì vậy chúng ta dễ dàng tìm thấy bào tử của chúng. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mùa mưa. Tọa độ N12025.601; E 108022.445, độ cao 780m, độ ẩm 86% , độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,4cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người.[23]

100

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0020, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình ảnh: Amanita pilosella Corner & Bas 1962

Hình 3.20: Amanita pilosella Corner & Bas 1962 a: Quả thể; b: Bào tử; c: Hệ sợi; d: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, b = 2 m 3.4.21. Loài Amanita punctata D.A. Reid 1980 Synonymy:Amanitopsis punctata Cleland & Cheel, Trans. & Proc. Roy. Soc. S. Australia 43: 265 (1919), Amanitopsis vaginata var. punctata (Cleland & Cheel) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. I): 75 (1940), Amanita vaginata var. punctata (Cleland & Cheel) E.-J. Gilbert, in Bresadola, Iconogr. mycol., Suppl. I 27(fasc. II): 208 (1941), Amanita punctata (Cleland & Cheel) D.A. Reid, Aust. J. Bot., Suppl. Ser. 8: 50 (1980). Mô tả loài: Mọc đơn độc, hoại sinh trên đất. Quả thể có màu trắng ở giữa có màu nâu, phiến màu trắng đục, cuống thịt nấm, vòng nấm và bao gốc màu trắng.

101

Mũ nấm lúc đầu phủ trong bao chung dạng trứng, màu nâu, nhẵn, bóng, sau dạng chuông, khi trưởng thành nâng lên thành dạng bán cầu dẹp, phẳng; khi già mặt mũ lõm xuống, kích thước 6 - 8cm; khi ẩm ướt hơi dính. Ở mép mũ có nếp gấp rõ. Phần vỏ mũ dễ tách rời khỏi thịt nấm. Thịt nấm màu trắng. Bào tầng dạng phiến tự do, màu trắng. Cuống nấm màu trắng thót dần lên phía trên và phình to ở gốc, dài khoảng 10cm, rộng 0,6 -1,4cm; lúc non đặc, khi già trở nên rỗng giữa. Gốc nấm nằm gọn trong bao gốc màu trắng. Bào tử hình trứng rộng đến gần như hình cầu, kích thước 7,5-8 × 9-10 m, không có nội chất. Hệ sợi không có vách ngăn ngang màu vàng nhạt, đường kính 4,5 - 5,5m Đảm đơn bào, hình chùy dài, kích thước 7-10 × 30-40 m, chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng nhạt, trên mỗi đảm có 4 cuống mang bào tử. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc trên đất ẩm, xốp, thường gặp từ tháng 5 đến tháng 11 trong năm. Tọa độ N 12024.109’; E 108021.165’, độ cao khoảng 1200m, nhiệt độ 220C, đô ẩm 87%, địa hình dốc, thảm mục dày, lượng mục cao. Phân bố: Nấm thường mọc ở rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là loài nấm độc, gây độc cho người và động vật. [7] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0021, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

102

Thông tin về hình, ảnh: Amanita punctata D.A. Reid 1980

Hình 3.21: Amanita punctata D.A. Reid 1980 Ghi chú: a = 2 cm 3.4.22. Loài Amanita similis Boedijn 1951 Mô tả loài: Lúc nhỏ, mũ nấm có hình trái ô liu màu nâu đỏ. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 10 - 12 cm, mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng bán cầu rồi thành bán cầu dẹt, cuối cùng trải thẳng ra, hơi lõm xuống ở giữa. Có màu vàng đậm ở trung tâm, dần chuyển từ màu vàng mật ong sang màu da sơn dương ngoài rìa mép. Lớp da của mũ khi non hặc trời ẩm thì thường nhầy và dính, khi trời khô thì trở nên bóng. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày 5 mm. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu vàng rơm uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm màu vàng nhưng cũng có sắc thái của mũ tạo thành dải zíc zắc vết tích nâng lên từ từ của cuống nấm. Bên ngoài cuống nấm nhầy, khi trời khô bị nứt ra, dài khoảng 10-15 cm, đường kính từ 0.8 - 1.6 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp, bên trong rỗng dạng ống hẹp vươn lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng điển hình có màu vàng đậm hơn phiến nấm, gấp nếp rũ xuống, đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. 103

Bao gốc ở gốc nấm được bao bọc bởi bao gốc màu xám trắng, hình hoa gạo, có xẻ thùy nông, vết tích của bao khi còn non bao quanh quả thể nấm dạng trứng như lớp vỏ ngoài, chúng thường nằm một nửa trong đất. Vì vậy, khi thu hái nhiều người không chú ý chỉ nhổ nấm lên từ phần gốc, để lại bao gốc làm mất đi đặc điểm quan trọng của nấm này. Bao gốc có kích thước 2 - 3.5 cm, cùi thịt dày khoảng 2 - 3 cm. Thịt nấm màu vàng và mềm, có thể tách giữa phiến nấm và thịt nấm một cách dễ dàng. Hệ sợi có màu vàng nhạt, đường kính 5 - 6 µm, không có vách ngăn ngang. Bào tử có hình elip, kích thước 6-8 x 10-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-250. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mùa mưa. Tọa độ N12026.701; E 108020.445, độ cao 790m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là là loài nấm độc gây nguy hiểm cho con người[7]. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0022, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

104

Thông tin về hình, ảnh: Amanita similis Boedijn 1951

a

Hình 3.22: Amanita similis Boedijn 1951 a,b,c: Quả thể; a: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m 3.4.23. Amanita spreta (Peck) Sacc Synonymy: Agaricus spretus Peck, Ann. Rep. N.Y. St. Mus. nat. Hist. 32: 24 (1880) Amanita spreta (Peck) Sacc., Syll. fung. (Abellini) 5: 12 (1887) var. spreta Venenarius spretus (Peck) Murrill, Mycologia 5(2): 73 (1913) Mô tả loài Mũ nấm: Khi non dạng trứng về sau dạng bán cầu, đường kính 4-6 cm, mặt mũ nhầy nhớt màu kem, trung tâm màu nâu nhạt, có vân thớ ở phần mép mũ, mép mũ sắc cạnh, lớp da mặt mũ mỏng, khó tách rời khỏi thịt nấm.

105

Thân nấm: Cuống nấm tròn, phình dần về gốc, đường kính 1,0-1,5 cm và cao 5- 10cm, đặc, chắc khi non, khi già rỗng giữa, bề mặt cuống màu trắng và có lớp sợi mịn Bào tầng: dạng phiến rời, phiến nấm dày 0,6cm, dày, xếp thưa, màu trắng Thịt nấm: màu trắng, mềm, dày tới 2mm. Mùi: không mùi Hệ sợi có màu vàng nhạt, đường kính 4-6 µm, có vách có nhánh. Bào tử có hình elip, kích thước 6-8 x 8-10 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-250. Sinh học, sinh thái: Nấm thường mọc thành cụm ở rừng thông hay rừng lá rộng từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. Tọa độ N12026.201; E 108020.345, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Đây là nấm độc, gây nguy hiểm cho người và động vật, không ăn được[22] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0023, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

106

Thông tin về hình, ảnh: Amanita spreta (Peck) Sacc

Hình 3.23: Amanita spreta (Peck) Sacc a,b: Quả thể; c: Bào tử; d: Hệ sợi; e: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, c = 2 m

3.4.24. Loài Amanita sp.DL274 Mô tả loài: Lúc nhỏ, nấm có hình cầu. Bao nấm có hình đài hoa. Quả thể nằm trong bao nấm có màu trắng. Khi nhô ra khỏi bao nấm có hình nón. Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 8-10 cm, mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng bán cầu lồi, có màu kem hoặc nâu xám, từ trung tâm ra rìa mép xuất hiện các đốm không liên tục dạng mụn cóc màu xám hoặc màu trắng đen. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng, màu vàng nhạt hoặc màu kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu.

107

Cuống nấm hình trụ, màu trắng có khi có sắc thái màu tím nhạt. Bên ngoài cuống nấm nhầy dài khoảng 6 - 14 cm, đường kính từ 1,5 - 2,5 cm. ở phía gốc phình dần dạng củ đặc và có lông nhỏ ở phần bên trên của cuống nấm có vòng bao quanh có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn, chung quanh gấp nếp rũ xuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt, đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. Phần sát với bao gốc có các đường sần sùi vòng bao chung quanh cuống tới phần vòng bao quanh điển hình. Thịt nấm màu trắng, màu kem đặc nhưng mềm, dễ dàng tách ra khỏi phiến nấm. Hệ sợi trong suốt, có vách ngăn ngang, đường kính 4-5 µm Bào tử có hình elip kéo dài, kích thước 7-9 x 8-12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 - 220. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc nới khô ráo, sinh trưởng mạnh thường xuất hiện đầu mùa mưa. Tọa độ N12026.701; E 108020.445, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,5 cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và thảm cỏ, cây bụi ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: chưa rõ Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0024(DL274), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita DL274 với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái có rất nhiều đặc điểm giống với một số loài A. cinereopannosa Bas và A. centunculus Corner & Bas . Amanita marginata Dav. T. Jenkins Amanita strobiliformis (Paulet ex Vittad.) Bertill. 1866 tuy nhiên có điểm khác biệt là cuống nấm có sự khác biệt rõ nét hơn ở loài Amanita DL274 có vãy xung quanh cuống nấm và bề mặt mũ nấm có nhiều đốm hạt hơn so với loài Amanita strobiliformis.

108

Thông tin về hình, ảnh: Amanita DL274

Hình 3.24A: Amanita sp.DL274 a,b: Quả thể; c: Bào tầng; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

109

Hình 3.24B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita DL274 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita sp. DL274 có độ tương đồng cao nhất 97% với loài Amanita solitaria (AY436475.1) phân bố ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. DL274 ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (485 vs. 497bp) (Hình 3.24B) và khác ở 19 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DL274 có thể là loài mới đối với khoa học.

110

3.4.25. Loài Amanita sp. DL89 Mô tả loài: Nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 7.1 – 9,7 cm, mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng bán cầu lồi. Mũ nấm màu trắng, hình cầu, sau nâng lên thành hình chuông. Mặt mũ nấm màu nâu xám, có khi nhạt hơn, ở đỉnh mũ có màu nâu đen. Mép của mũ thường uốn cong vào, mép mũ mỏng và bằng phẳng. Điều đặc biết ở loài nấm này là các mụn trên bề mặt mũ nấm có thể di chuyển trong thời tiết ảm ướt, thỉnh thoảng nó có thể trượt mũ và lại tập trung với nhau. Chúng khó di chuyển khi thời tiết khô hanh. Chúng có màu xám đậm ở trung tâm mũ, từ trung tâm ra rìa mép xuất hiện các hột giống mụn cóc không liên tục màu xám đến mép mũ nấm. Da mặt mũ dễ lột khỏi thịt nấm. Phiến nấm mềm, màu trắng kem xếp sít dày nhau thẳng dần khi đi gần tới cuống, có rãnh nông. Có khoảng 12 phiến nấm trên 1mm. Cuống nấm hình trụ, màu trắng đục. Bên ngoài cuống nấm có vẩy, đường kính từ 0.7 - 1,5 cm ở phía gốc phình to ở dưới gốc, có các vân sần là vết tích lúc nhỏ. Bên dưới mũ nấm ngay sát đỉnh có 1 màng mỏng bao quanh mặt ngoài như cái rèm thường có màu xám, hoặc màu trắng kem. Ở gốc nấm phình dạng củ màu trắng, trên cuống có các vòng nấm màu trắng, mép lượn sóng ít hay nhiều, mỏng. Thịt nấm màu trắng và mềm. Bào tử có hình tròn hoặc elip kéo dài, kích thước 6-8 x 9-11 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt dầu màu vàng hoặc hơi xanh, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 300. Các bào tử dễ dàng tìm thấy ở các đảm của nấm do chúng xếp chồng chất lên nhau. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mù mưa. Nấm thường mọc ở nơi có nắng khô ráo, tọa độ N12024.209; E 108023.120, độ cao 780 m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5 cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: chưa rõ

111

Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0025(DL89), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp.DL89

Hình 3.25A: Amanita sp.DL89 a,b,c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi; f: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

112

Hình3.25B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL89 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

113

Loài Amanita sp. DL89 có độ tương đồng cao nhất 96% với loài Amanita sp. CT-4216 (KY462291) và 91% với loài Amanita sp. MES-1343 (KY462465) phân bố ở Argentina; 86% với loài Amanita sp. MES-1774 (KY462557) phân bố ở Chile. Chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. DL89 là 484bp dài hơn so với ba loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.25B). Loài Amanita sp. DL89 khác với loài Amanita sp. CT-4216 (KY462291) ở 6 nucleotide, khác với Amanita sp. MES-1343 (KY462465) ở 26 nucleotide và khác với loài Amanita sp. MES- 1774 (KY462557) ở 44 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1-5.8S- ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DL89 có thể là loài mới đối với khoa học. 3.4.26. Loài Amanita sp. PR421 Mô tả loài: Nấm mọc đơn độc. Quả thể có mũ với nếp gấp rất rõ, trung tâm màu vàng nhạt, hơi lõm, phiến màu trắng đục, đính tự do, cuống nấm rất dài, có bao gốc dạng đài hoa. Mũ nấm rộng 7 - 9 cm, khi non nằm trong bao chung hình trứng, sau đó phá vỡ bao chung thành hình nón hoặc chuông, rồi phát triển thành hình bán cầu, bán cầu dẹp, cuối cùng trũng xuống. Mũ nấm có màu xám nhạt, trung tâm màu vàng nhạt, mép có nếp gấp hẹp như răng lược ngay từ đầu, trên mũ có khi còn vết tích của bao chung dạng màng. Mặt mũ nhẵn, dính khi còn non, trơn bóng khi khô và nắng. Phiến nấm của mũ tự do, dày đặc, xếp sít nhau, mềm và luôn có màu trắng. Cuống nấm cùng màu với mũ nhưng nhạt hơn, dễ bị gãy, dài nhỏ dần khi lên phía trên, lúc đầu đặc, sau trở nên rỗng giữa. Cuống có thể trơn, nhẵn hoặc có vảy trắng hoặc xám nhạt. Gốc cuống có bao lớn, chia thùy không có quy luật, màu trắng có sắc thái nâu tối, nhạt. Kích thước cuống 8-15 × 0,5-2,5 cm. Thịt nấm màu trắng, chứa đầy nước, rất dễ nát, không mùi, vị ngọt dịu. Đảm hình chùy, mang 4 bào tử đảm. Bào tử hình cầu, nhẵn, không chứa tinh bột; kích thước 8-10x10- 12 m.

114

Sợi nấm có vách ngăn; đường kính 2,5 - 4 m. Vảy có dạng sợi màng ở trên cuống và do sợi có kích thước lớn (đường kính 5 - 10m) tạo nên, không có vách ngăn ngang hoặc rất ít khi có. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc nhiều từ tháng 6 tới tháng 9 trong năm, trên đất khô, lượng nắng nhiều. Nấm mọc riêng lẻ, tọa độ N12024.301’; E108023151’, nhiệt độ khoảng19,50C, độ cao khoảng 1700m, độ ẩm tương đối cao khoảng 93%, địa hình phân hóa phức tạp, tầng thảm dày. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở RHGLK&LR ở khu vực Tây Nguyên, sinh trưởng vào mùa mưa. Giá trị hiện tại: Là loài nấm độc, gây độc cho con người và động vật. [9] Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0026(PR421), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp. PR421

Hình 3.26A: Amanita sp. PR421

115

a,b: Quả thể; c: Bào tầng; d: đảm; e: Bào tử; f: Hệ sợi; g: Bào tử chụp SEM Ghi chú: a = 2 cm

Hình 3.26B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. PR421 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita sp. PR421 có độ tương đồng cao nhất 94% với loài Amanita vaginata (AB451971) có phân bố ở Thái Lan. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. PR421 là 547bp dài hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.26B) và khác ở 32 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. PR421 có thể là loài mới đối với khoa học.

116

3.4.27. Loài Amanita sp.DH048 Mô tả loài: Nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 4.1 – 6,6 cm, mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng bán cầu lồi. Mũ nấm màu trắng, chỏm vàng, hình cầu, sau nâng lên thành hình ô dù. Mặt mũ nấm màu vàng nâu, có khi nhạt hơn. Da mặt mũ dễ lột khỏi thịt nấm. Phiến nấm mềm, màu trắng kem xếp sít dày nhau thẳng dần khi đi gần tới cuống, có rãnh nông. Có khoảng 10-12 phiến nấm trên 1mm. Cuống nấm hình trụ, màu trắng đục. Bên ngoài cuống nấm có nhiều vẩy mịn đường kính từ 0.7 - 1,5 cm ở phía gốc không phình to. Bên dưới mũ nấm ngay sát đỉnh có 1 màng mỏng bao quanh mặt ngoài như cái rèm thường có màu trắng đục, hoặc màu trắng kem. Ở gốc nấm có bao gốc dạng đế hoa. Thịt nấm màu trắng và mềm. Bào tử có hình tròn hoặc elip kéo dài, kích thước 6-8 x 9-12 µm, bào tử bên trong không có nhiều nội chất, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20-300. Các bào tử dễ dàng tìm thấy ở các đảm của nấm do chúng xếp chồng chất lên nhau, đảm có hình chùy bên trong có nhiều nội chất. Sinh học, sinh thái: thường xuất hiện đầu mù mưa. Nấm thường mọc ở nơi có nắng khô ráo, độ cao 780m, độ ẩm 86%, độ dốc trung bình, độ dày thảm mục mỏng khoảng 0,3 – 0,5cm chủ yếu là lá và quả thông. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và rừng bán thường xanh ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: chưa rõ có thể gây độc và nguy hiểm cho con người. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0027(DH048), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

117

Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp.DH048

Hình 3.27A: Amanita sp.DH048 a,b: Quả thể; c: Bào tử; d: Hệ sợi; Ghi chú: a = 2 cm, c = 2 m

118

Hình 3.27B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DH048 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita sp. DH048 có độ tương đồng cao nhất 92% với loài Amanita sp. 1 CG-2012 (HE814144) phân bố ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. DH048 dài hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (564 vs. 560bp) (Hình3.27B) và khác ở 47 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DH048 có thể là loài mới đối với khoa học.

119

3.4.28. Amanita sp. CD279 Mô tả loài: Quả thể lúc nhỏ có hình trứng cút. Quả thể nằm trong bao nấm có màu trắng. Khi nhô ra khỏi bao nấm có hình nón đến ô dù Khi nấm trưởng thành, mũ rộng khoảng 6-8 cm , mũ nấm khi tách khỏi bao chung có dạng ô dù. Có màu xám đậm ở trung tâm mũ, từ trung tâm ra rìa mép xuất hiện các đốm không liên tục màu xám. Lớp da của mũ khi non hoặc trời ẩm thì thường nhầy và dính. Thể quả vươn ra khỏi cuống nấm dày khoảng 3 mm. Mép nấm có hình nếp gấp. Phiến nấm màu trắng kem uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ, màu trắng có khi có sắc thái màu tím nhạt. Bên ngoài cuống nấm nhầy dài khoảng 7 - 17 cm, đường kính từ 0.7 - 1.25 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp và có lông nhỏ, bên trong rỗng dạng ống hẹp vươn lên tới đỉnh. Ở phần bên trên của cuống mang vòng nấm điển hình nằm ở 1/2 cuống nấm có màu trắng kem đục hơn phiến nấm, dạng màng mỏng như quàng khăn chung quanh gấp nếp rũ xuống cuống, cách xa so với phiến nấm một cách rõ rệt. Đây là vết tích của bao riêng còn tồn tại khi mép mũ tách rời ra. Ở gốc nấm phình dạng củ được bao bọc chung quanh dạng bị, đài hoa màu trắng mỏng, phía trên rách, hình hoa gạo, có xẻ thùy nhiều hay ít (phần còn lại bao chung). Bao gốc có kích thước 2 cm. Thịt nấm màu trắng và mềm. Hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, đường kính 2-3 µm Bào tử có hình elip kéo dài ra nên nhìn hình dạng bào tử thon dài hoặc hình trứng, kích thước 5 – 7 x 9 - 12 µm, bào tử bên trong có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột nổi cộm, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráó nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ảm 65 – 80%. Phân bố: Nấm thường mọc ở rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao ở khu vực Tây Nguyên

120

Giá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0028(CD279), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Sự tƣơng đồng của loài Amanita sp. CD279 với loài nấm khác: Về đặc điểm hình thái loài Amanita Muscaria có những đặc điểm đặc trưng riêng cho loài và có sự phân biệt rõ với các loài khác trong chi. Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp. CD279

Hình 3.28A: Amanita sp. CD279 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

121

Hình 3.28B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp.CD279 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất Loài Amanita sp. CD279 có độ tương đồng cao nhất 97% với loài Amanita muscaria var. alba (AB080793) có phân bố rộng ở các vùng Eurasian, Eurasian subalpine và North American. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita CD279 là 576bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình 3.28B) và khác ở 16 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp CD279 có thể là loài mới cho khoa học. 122

3.4.29. Loài Amanita sp. DL001 Mô tả loài: Quả thể: Khi nấm trưởng thành, mũ nấm có hình ô dù màu trắng. Mũ nấm rộng khoảng 6-8 cm, bề mặt có lớp lông nhỏ khá dày bao phủ lên toàn bộ mũ nấm màu trắng. Lớp bề mặt này dễ dàng tách ra khỏi phiến nấm. Mũ nấm sần sùi không trơn nhẵn. Rìa mép nấm có các khía nông xếp sít nhau Phiến nấm màu trắng uốn cong từ cuống tới mép nấm, các phiến nấm xếp sít nhau dày và đều Cuống nấm dài từ 5,5 - 15 cm hình trụ thon dài từ đầu gốc tới mũ nấm, có màu trắng giống với mũ nấm. Trên bề mặt cuống nấm có các lông nhỏ mịn màu trắng. Có vòng nấm điển hình, màu trắng, mỏng tựa như khăn quanh cuống. Bao gốc là vết tích lúc nhỏ của nấm. Bao gốc màu trắng như bột hình lá bắc có kích thước 1 – 2,5 cm. Thịt nấm màu trắng, mỏng và mềm. Hệ sợi có vách ngăn ngang. Bào tử có hình elip, kích thước 7 – 9 x 10- 12 µm. Bên trong bào tử có nhiều nội chất hạt hạt tinh dầu, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 độ. Bào tử tập trung nhiều và chồng chất ở đảm nên dễ dàng tìm thấy. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở nhiều vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đà Lạt, Nha Trang. Giá trị hiện đã biết: chưa rõ có thể Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0029(DL001), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

123

Thông tin về hình, ảnh Amanita sp. DL001

Hình 3.29A: Amanita sp. DL001 a: Quả thể; b: Bào tử; c: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, b = 2 m

124

Hình 3.29B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL001 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất Loài Amanita sp. DL001 có độ tương đồng cao nhất 85% với loài Amanita sp. KA12-1175 (KF017938) phân bố ở Korea và 84% với loài Amanita sp. 'albemarlensis' (KY549348) phân bố ở Mỹ. Chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. DL001 là 427bp ngắn hơn so với hai loài có độ tương đồng cao nhất

125

(Hình 3.29B). Loài Amanita sp. DL001 khác với loài Amanita sp. KA12-1175 (KF017938) ở 77 nucleotide và khác với loài Amanita sp. 'albemarlensis' (KY549348) ở 80 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DL001 có thể là loài mới đối với khoa học. 3.4.30. Loài Amanita sp. DL127 Mô tả loài: Mũ nấm rộng khoảng 6-8 cm, màu vàng mật ong nhạt. Có bờ vân màu trắng kem chiếm 15-20 % bán kính mũ nấm. Ở trung tâm màu đậm hơn và màu nhạt dần ra đến rìa mép. Lớp da của mũ khô, không dính. Phiến nấm màu trắng đến hồng nhạt uốn cong dần khi đi gần tới cuống, có rãnh sâu. Cuống nấm hình trụ, màu trắng. Cuống nấm dài khoảng 15 cm, đường kính khoảng 1 cm ở phía gốc phình dần dạng củ xốp và có lông nhỏ. Trên cuống có các đường zíc- zắc màu trắng bao quanh cuống nấm. Bao gốc hình lá đài màu trắng Thịt nấm màu màu trắng, mềm. Hệ sợi có đường kính 2-4μm Bào tử có hình elip kéo dài ra kích thước bào tử 6,5 – 7,5 × 10 – 12,8 μm, bên trong có nhiều hạt tinh dầu xanh nhạt, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 20 - 25 độ. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráo nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ẩm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở rừng thông và thảm cỏ, cây bụi ở khu vực Tây Nguyên Gíá trị hiện đã biết: chưa rõ Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0030(DL127), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

126

Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp. DL127 Sự tƣơng đồng của loài Amanita sp. DL127 với loài nấm khác Về đặc điểm hình thái của loài có rất nhiều đặc điểm khác biệt với các loài nấm khác thuộc họ Amanitaceae.

Hình 3.30A: Amanita sp. DL127 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

127

Hình 3.30B. So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL127 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

Loài Amanita sp. DL127 có độ tương đồng cao nhất 96% với loài Amanita pakistanica (KX365198) phân bố ở Pakistan. Tuy nhiên, chiều dài vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2 của loài Amanita DL127 là 577bp ngắn hơn so với loài có độ tương đồng cao nhất (Hình3.30B) và khác ở 19 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1- 5.8S-ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DH089 có thể là loài mới đối với khoa học.

128

3.4.31. Loài Amanita sp. DL019 Mô tả loài: Quả thể: Khi nấm trưởng thành, mũ nấm có hình ô dù, ở trung tâm mũ nấm phẳng và hơi lõm, có màu trắng kem đến vàng kem. Mũ nấm rộng khoảng 8-10 cm, trung tâm mũ nấm lõm hẳn xuống bán kính 1cm,có màu vàng đậm nhạt dần ra đến rìa mép, bề mặt như rắc một lớp bột màu vàng cháy. Lớp bề mặt này dễ dàng tách ra khỏi phiến nấm. Rìa mép nấm có các khía nông xếp sít nhau Phiến nấm màu trắng kem đến vàng kem uốn cong từ cuống tới mép nấm, các phiến nấm xếp xít nhau dày và đều. Cuống nấm dài từ 6 - 12 cm hình trụ thon dài từ đầu gốc tới mũ nấm, có màu vàng giống với mũ nấm. Trên bề mặt cuống nấm có phủ một lớp phấn bột màu vàng cam. Lớp bột này dễ bị bong ra khỏi cuống nấm. Bao gốc dạng đế hoa, là vết tích lúc nhỏ của nấm hình lá bắc. Bao gốc có màu nâu xám. Thịt nấm màu trắng kem hoặc vàng kem, dày và mềm. Bào tử có hình tròn, kích thước 2.5 – 3,5 x 4 –6µm. Bên trong bào tử có nhiều nội chất hạt hạt tinh bột, lỗ nẩy mầm lệch khoảng 15 độ. Bào tử tập trung nhiều và chồng chất ở đảm nên dễ dàng tìm thấy. Hệ sợi không phân nhánh. Sinh thái: Là loài thường mọc riêng rẽ, sinh trưởng mạnh vào mùa mưa sống trong điều kiện nắng, khô ráó nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, độ ảm 65 – 80%. Phân bố: Nấm mọc chủ yếu ở nhiều vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đà Lạt, Nha Trang. Giá trị hiện đã biết: Đây là loài nấm độc có thể gây nguy hiểm cho con người. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0031(DL019), Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

129

Thông tin về hình, ảnh amanita Sp.DL019

Hình 3.31A: Amanita Sp.DL019 a, b, c: Quả thể; d: Bào tử; e: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm, d = 2 m

130

Hình 3.31B . So sánh vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của Amanita sp. DL019 với các mẫu có độ tương đồng cao nhất

131

Loài Amanita sp. DL019 có độ tương đồng cao nhất 94% với loài Amanita pantherina LG307 (EU909452) phân bố ở Mỹ và 93% với loài Amanita pantherina 45929 (AB080784) và Amanita pantherina OSC 1064065 (EU525997) phân bố ở Mỹ; Amanita pantherina FB-30984 (AB096047) phân bố ở CBM và Amanita pantherina DAVFP:29323 (JF899547) phân bố ở Canada. Chiều dài vùng gen ITS1-5.8S-ITS2 của loài Amanita sp. DL019 là 586bp dài hơn so với 5 loài có độ tương đồng cao nhất (Hình 3.31B). Loài Amanita sp. DL019 khác với loài Amanita pantherina LG307 và 45929 (EU909452 và AB080784) ở 11 nucleotide; khác với Amanita pantherina OSC 1064065, FB-30984 và DAVFP:29323 (EU525997, AB096047 và JF899547) ở 12 nucleotide. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hình thái và đặc điểm vùng gen ITS1-5.8S- ITS2, chúng tôi có thể kết luận loài Amanita sp. DL019 có thể là loài mới đối với khoa học. 3.4.32. Loài Amanita sp.1 Mô tả loài: Mọc đơn độc hay thành cụm rời gốc, hoại sinh trên đất. Quả thể có mũ và cuống hoàn chỉnh, trên cuống có vòng nấm, gốc nấm có bao gốc, cuống đính giữa, bề mặt mũ nấm không nhẵn bóng Mũ nấm dạng bán cầu dẹp, cuối cùng trải phẳng ra, màu trắng, phủ vảy dạng mụn màu trắng; kích thước 7 - 10cm. Bào tầng dạng phiến tự do, phiến nấm dài ngắn không đồng đều, xếp xít nhau, màu hồng phấn. Cuống nấm màu trắng đục, kích thước 0,5-1 × 8-10 cm. Phần gốc của cuống phình ra, bao gốc có dạng đế hoa; cuống thon dần lên phía trên. Vòng nấm màu vàng dạng màng, bao lấy gần hết cuống nấm trừ 1 - 2cm từ trên xuống, rũ xuống tạo nếp gấp. Bào tử hình elip đến elip rộng, kích thước 4-6 × 8-10m, màng một lớp nhẵn bóng, có chứa hạt tinh dầu. Hệ sợi không có vách ngăn ngang, kích thước 4 - 6m đường kính.

132

Sinh học, sinh thái: Nấm mọc trên đất xốp ẩm, thường gặp từ tháng 5 tới tháng 10 trong năm. Tọa độ N 12024.109’; E 108021.165’, độ cao khoảng 1200m, nhiệt độ 220C, độ ẩm 87%, địa hình dốc, thảm mục dày, lượng mục cao. Phân bố: Nấm thường mọc ở rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao ở khu vực Tây Nguyên Giá trị hiện tại: Chưa rõ. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0032, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên. Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp.1

Hình 3.32: Amanita sp.1 a,b,c: Quả thể; d: Bào tầng; e: Bào tử; f: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm

133

3.4.33. Loài Amanita sp.2 Mô tả loài: Mọc đơn độc hay thành cụm rời gốc, hoại sinh trên đất. Quả thể có mũ và cuống hoàn chỉnh, trên cuống có vòng nấm, cuống đính trung tâm. Mũ nấm dạng ô dù, màu trắng, phủ vảy dạng đều trên bề mặt màu nâu, trung tâm mũ có màu đậm hơn; kích thước 6 - 9cm. Mép cuộn vào trong thường sót lại diềm màu trắng của bao riêng tách ra. Bào tầng dạng phiến tự do, phiến nấm dài ngắn không đồng đều, xếp sít nhau, màu trắng. Cuống nấm màu trắng, kích thước 0,5-1 × 6-9cm. Vòng nấm dạng màng mỏng xòe ra từ 1/4 cuống nấm từ trên xuống. Bao gốc dạng đế hoa. Đảm hình chùy kích thước 5-7.5 × 20-25m. Bào tử hình elip đến elip rộng, kích thước 6-7 × 10-13m, màng một lớp nhẵn bóng. Hệ sợi không có vách ngăn ngang, kích thước 2-2,5 m đường kính. Sinh học, sinh thái: Nấm mọc trên đất xốp ẩm, tọa độ N 12023.109’; E 108018.165’thường gặp từ tháng 5 tới tháng 11 trong năm. Độ cao khoảng 600m, nhiệt độ 21,50C, đô ẩm 85%, địa hình dốc, mọc chung trong cỏ. Phân bố: Nấm thường mọc ở rừng bán thường xanh, thảm cỏ, cây bụi xung quanh bìa rừng ở Đăk Lăk. Giá trị hiện tại: Chưa rõ. Số hiệu mẫu: TH-17-TN.0033, Địa điểm lưu trữ mẫu: Phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học Trường Đại học Tây Nguyên.

134

Thông tin về hình, ảnh: Amanita sp.2

Hình 3.33: Amanita sp.2 a,b,c: Quả thể; d: Bào tầng; e: Bào tử; f: Hệ sợi Ghi chú: a = 2 cm Qua quá trình nghiên cứu và điều tra chi nấm Amanita phân bố ở khu vực Tây Nguyên, chúng tôi đã điều tra, thu thập được 33 loài. Điều này cho thấy chi nấm Amanita phân bố ở Tây Nguyên khá đa dạng so với các nghiên cứu trước đây. Phần lớn các loài nấm thuộc chi Amanita thu thập được thường sinh trưởng và phát triển ở những nơi có độ ẩm cao > 85%, độ cao khoảng từ 800 – 1200m so với mực nước biển, mọc từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm và đều sống hoại sinh trên đất, dưới tán cây rừng chủ yếu là rừng lá kim, và rừng bán thường xanh và ở thảm cỏ, cây bụi.

135

3.5. Ảnh hƣởng của các nhân tố sinh thái đến sự phân bố của chi nấm Amanita 3.5.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Bảng 3.2: Phân bố của các loài nấm chi Amanita theo nhiệt độ Nhiệt độ Stt Tên khoa học < 19 19 - 22 > 22 1 Amanita abrupta Peck 1897 20 36 8 2 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 20 28 8 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 3 5 25 4 Amanita caesarea Gillet 1874 6 16 5 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 12 28 6 6 Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 1909 12 4 7 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 14 32 3 8 Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka &Tsuda 2002 14 27 4 9 Amanita crocea Quél. Singer 1951 13 26 5 10 Amanita eliae Quél. 1872 14 28 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 11 9 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 12 5 24 13 Amanita fulva Fr. 1815 12 27 6 Amanita hesleri Bas 1969 14 25 7 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 15 9 Amanita multisquamosa Peck 1901 16 2 14 17 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 13 5 18 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 12 2 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 19 4 10 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 20 7 2 21 Amanita punctata D.A. Reid 1980 8 24 3 22 Amanita similis Boedijn 1951 8 14 2 23 Amanita spreta Peck& acc 1887 10 2 136

Nhiệt độ Stt Tên khoa học < 19 19 - 22 > 22 Amanita sp.DL274 24 14 25 Amanita sp. DL89 6 16 26 Amanita sp. PR421 11 24 27 Amanita sp. DH048 6 8 Amanita sp. CD279 28 4 20 29 Amanita sp. DL001 10 2 30 Amanita sp. DL127 14 Mật độ 196 554 65 Số loài 20 30 15

Biểu đồ 1: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo nhiệt độ

Từ kết quả của bảng 2 và biểu đồ 1 ta nhận thấy rằng nhiệt độ là nhân tố sinh thái ảnh hưởng rất rõ đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita Ở ngưỡng nhiệt độ 19-22 0C có tần số xuất hiện của các loài nấm là chiếm ưu thế, chiếm 68% so với ngưỡng nhiệt độ còn lại chiếm 24% ở ngưỡng nhiệt độ nhỏ hơn 19 0C và 8% ở ngưỡng nhiệt độ lớn hơn 22 0C trong khoảng nhiệt độ nghiên cứu.

137

3.5.2. Ảnh hƣởng của độ ẩm đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Bảng 3.3: Ảnh hưởng độ ẩm đến sự xuất hiện các loài nấm thuộc chi Amanita. < 85 - > Tổn Stt Tên khoa học 85 90 90 g 1 Amanita abrupta Peck 1897 15 45 4 64 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 2 22 30 4 56 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 3 2 28 30 Amanita caesarea Gillet 1874 4 4 18 22 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 5 12 32 2 46 Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 6 8 8 1909 16 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. 7 12 37 Gilbert 1940 49 Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka &Tsuda 8 14 27 4 45 2002

9 Amanita crocea Quél. Singer 1951 10 30 4 44 10 Amanita eliae Quél. 1872 6 36 42 11 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 9 9 12 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 1 28 29 13 Amanita fulva Fr. 1815 7 35 3 45 14 Amanita hesleri Bas 1969 25 7 32 15 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 9 9 16 Amanita multisquamosa Peck 1901 16 16 17 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 15 3 18 18 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 14 14 19 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 14 14 20 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 7 2 9 21 Amanita punctate D.A. Reid 1980 2 33 35

138

< 85 - > Tổn Stt Tên khoa học 85 90 90 g 22 Amanita similis Boedijn 1951 2 20 2 24 23 Amanita spreta Peck& acc 1887 10 2 12 24 Amanita Amanita sp.DL274 14 14 25 Amanita sp. DL89 6 16 22 26 Amanita sp. PR421 5 30 35 27 Amanita sp. DH048 6 8 14 28 Amanita sp. CD279 6 18 24 29 Amanita sp. DL001 10 2 12 30 Amanita sp. DL127 14 14 14 Tổng 0 636 39 815 Số loài 18 30 12

Biểu đồ 2: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo độ ẩm

Qua kết quả của bảng 3.3, biểu đồ 2 về phân bố và tỉ lệ phần trăm của các loài nấm thuộc chi Amanita chúng tôi đã nhận định rằng vai trò của của độ ẩm tác động rất rõ nét đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita cụ thể ở độ ẩm 85-

139

90% chiếm tỉ lệ 78% số loài nấm xuất hiện, đây cũng là độ ẩm thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của các loài nấm thuộc chi Amanita trong ngưỡng độ ẩm nghiên cứu. Còn đối với độ ẩm lớn hơn 90% và nhỏ hơn 85% chiếm tỉ lệ 5%, 17% số loài nấm xuất hiện điều này có thể giải thích là trong điều kiện độ ẩm nhỏ hơn 90% thường đi kèm với nhiệt độ môi trường lớn hơn 22 0C điều kiện này không phải là điều kiện tối ưu cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài nấm chi Amanita . Đối với độ ẩm quá cao lớn hơn 90% môi trường quá ẩm ướt, dẫn đến lượng nước trong cơ chất nhiều, đây là điều kiện không thuận lợi cho các phản ứng phân huỷ và sự sinh trưởng của hệ sợi nấm. Với hai khoảng độ ẩm nhỏ hơn 85% và lớn hơn 90% không thuận lợi cho các loài nấm chi Amanita dẫn đến tần suất bắt gặp ở môi trường này ít. Điều này có nghĩa là ở khu vực Tây Nguyên độ ẩm không khí từ 85-90% là độ ẩm thích hợp cho các loài nấm thuộc chi Amanita. 3.4.3. Ảnh hƣởng của độ cao đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Bảng 3.4: Phân bố các loài nấm chi Amanita theo độ cao. 800 200 500 - > Stt Tên khoa học - - Tổng 110 1100 500 800 0 1 Amanita abrupta Peck 1897 16 36 8 4 64 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 2 15 35 6 56 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 3 8 22 30 Amanita caesarea Gillet 1874 4 6 14 2 22 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 5 8 35 3 1950 46 Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. 6 4 12 Ballen 1909 16 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex 7 9 35 3 E.-J. Gilbert 1940 2 49 Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka 8 11 30 4 45

140

800 200 500 - > Stt Tên khoa học - - Tổng 110 1100 500 800 0 &Tsuda 2002 Amanita crocea Quél. Singer 1951 9 6 33 5 44 10 Amanita eliae Quél. 1872 6 26 6 4 42 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 11 9 9 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 12 5 24 29 Amanita fulva Fr. 1815 13 7 35 3 45 Amanita hesleri Bas 1969 14 30 5 32 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 15 9 9 Amanita multisquamosa Peck 1901 16 4 12 16 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 17 15 3 18 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 18 14 14 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 19 14 14 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 20 7 2 9 21 Amanita punctate D.A. Reid 1980 8 23 2 2 35 Amanita similis Boedijn 1951 22 2 22 24 Amanita spreta Peck& acc 1887 23 10 2 12 Amanita Amanita sp.DL274 24 14 14 Amanita sp. DL89 25 4 18 22 26 Amanita sp. PR421 10 18 4 3 35 Amanita sp. DH048 27 4 10 14 Amanita sp. CD279 28 4 20 24 29 Amanita sp. DL001 10 2 12 30 Amanita sp. DL127 14 14 Tổng 137 603 60 15 815 Số loài 19 30 16 05

141

Biểu đồ 3: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo độ cao

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3 về ảnh hưởng của độ cao đến sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita ta nhận thấy rằng, trong khoảng độ cao nghiên cứu từ 200 đến lớn hơn 1100m so với mặt nước biển thì tần số xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita có xu hướng giảm dần theo độ cao. Nấm xuất hiện nhiều nhất ở độ cao từ 500 đến 800m chiếm 74%, tiếp đó là 17% ở độ cao 200 đến 500m, tần số xuất hiện của nấm giảm dần và nhanh hơn ở độ cao 800-1100m là 7% và còn 2% ở độ cao lớn hơn 1100m. Điều này được lý giải là lên cao trên 800m thì hơi nước tăng cao, lượng ôxy thấp dẫn đến độ ẩm không khí tăng cao đến 95- 100%. Với điều kiện trên thì không phù hợp cho hệ sợi và quả thể nấm chi Amanita phát triển. Từ kết quả trên chỉ ra rằng độ cao từ 500-800 m là độ cao phù hợp cho các loài nấm thuộc chi Amanita sinh trưởng và phát triển.

142

3.5.4. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Bảng 3.5: Sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita theo cường độ ánh sáng. Ánh sáng Stt Tên khoa học < 8000 - > 8000 10000 10000 1 Amanita abrupta Peck 1897 19 45 2 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 22 34 3 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 10 20 4 Amanita caesarea Gillet 1874 4 15 3 5 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 1950 17 25 4 Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. Ballen 6 6 10 1909 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex E.-J. 7 30 19 Gilbert 1940 Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka &Tsuda 8 21 20 4 2002

9 Amanita crocea Quél. Singer 1951 14 30 10 Amanita eliae Quél. 1872 12 30 11 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 9 12 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 4 25 13 Amanita fulva Fr. 1815 15 30 14 Amanita hesleri Bas 1969 25 7 15 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 9 16 Amanita multisquamosa Peck 1901 6 10 17 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 15 3 18 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 4 10 19 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 4 10 20 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 7 2

143

Ánh sáng Stt Tên khoa học < 8000 - > 8000 10000 10000 21 Amanita punctate D.A. Reid 1980 15 20 22 Amanita similis Boedijn 1951 4 20 23 Amanita spreta Peck& acc 1887 8 4 24 Amanita Amanita sp.DL274 4 10 25 Amanita sp.DL89 6 16 26 Amanita sp.PR421 15 20 27 Amanita sp.DH048 6 8 28 Amanita sp.CD279 9 15 29 Amanita sp.DL001 10 2 30 Amanita sp.DL127 10 4 Mật độ 226 537 52 Số loài 22 29 10

Biểu đồ 4: Tỷ lệ % mật độ các loài theo ánh sáng

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 biểu đồ 4 thấy rõ rằng ánh sáng ảnh hưởng rõ đến sự xuất hiện quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita. Các loài nấm chi Amanita ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện chủ yếu ở cường độ ánh sáng nhỏ hơn 8000 -10000 lux chiếm tỉ lệ 66% so với 22% ở cường độ ánh sáng nhỏ hơn 8000 144

lux và 6% khi ánh sáng lớn hơn 10000 lux trong ngưỡng ánh sáng nghiên cứu. Sự hình thành quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita tốt nhất ở cường độ ánh sáng từ 8000-10000 lux như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với thực tế điều tra các loài nấm này chỉ xuất hiện ở các kiểu rừng lá kim và rừng thưa, sau những cơn mưa trời nắng trở lại thì các loài nấm thuộc chi Amanita xuất hiện nhiều nhất. 3.5.5. Ảnh hƣởng của sinh cảnh đến sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita Bảng 3.6: Sự phân bố các loài nấm thuộc chi Amanita theo sinh cảnh. Sinh cảnh RHG TC RT RB STT Tên loài RT LK& , Tổng X TX LR CB 1 Amanita abrupta Peck 1897 3 1 1 2 7 2 Amanita amanitoides Beeli Bas 1969 1 1 2 4 3 Amanita battarrae Boud. Bon 1985 3 1 2 6 4 Amanita caesarea Gillet 1874 1 2 3 6 Amanita caesareoides Lj.N. Vassiljeva 5 2 1 2 1 6 1950 Amanita calyptroderma G.F. Atk. & V.G. 6 1 3 2 6 Ballen 1909 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & Kühner ex 7 2 2 4 E.-J. Gilbert 1940 Amanita concentrica T. Oda, C. Tanaka 8 3 2 + 5 &Tsuda 2002

9 Amanita crocea Quél. Singer 1951 1 3 2 6 10 Amanita eliae Quél. 1872 3 3 11 Amanita excelsa Fr. Bertill. 1866 1 2 2 5 12 Amanita flavoconia G.F. Atk. 1902 3 2 1 6 13 Amanita fulva Fr. 1815 1 1 1 1 4

145

14 Amanita hesleri Bas 1969 1 2 2 5 15 Amanita levistriata D.T. Jenkins 1988 1 3 1 5 16 Amanita multisquamosa Peck 1901) 3 2 5 17 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 3 1 1 5 18 Amanita pantherina D.T. Jenkins 1977 1 2 2 5 19 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 1833 3 1 4 20 Amanita pilosella Corner & Bas 1962 1 3 1 5 21 Amanita punctate D.A. Reid 1980 3 2 1 6 22 Amanita similis Boedijn 1951 3 1 2 2 8 23 Amanita spreta Peck& acc 1887 2 2 1 5 24 Amanita Amanita sp.DL274 1 3 3 7 25 Amanita sp. DL89 2 2 2 6 26 Amanita sp. PR421 2 2 2 6 27 Amanita sp. DH048 1 3 4 28 Amanita sp. CD279 1 2 3 29 Amanita sp. DL001 1 1 1 2 5 30 Amanita sp. DL127 1 1 1 3 Mật độ 49 1 16 43 46 Số loài 24 1 14 22 26

146

Biểu đồ 5: Tỷ lệ % mật độ các loài nấm theo kiểu rừng

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 biểu đồ 5 thấy rõ rằng sinh cảnh có ảnh hưởng đến sự xuất hiện quả thể của các loài nấm thuộc chi Amanita. Các loài nấm chi Amanita ở khu vực Tây Nguyên xuất hiện chủ yếu ở các sinh cảnh rừng thông, rừng hỗn giao và thảm cỏ cây bui là chủ yếu so với 5 kiểu rừng đã điều tra. 3.5.6. Mô hình hồi qu đa biến dự báo tần số xuất hiện mật độ của các loài nấm liên quan tới các nhân tố sinh thái nhiệt độ, độ ẩm, độ cao và cƣờng độ ánh sáng) Bảng 3.7. Số liệu điều tra của các nhân tố sinh thái với các loài nấm chi Amanita tại khu vực Tây Nguyên. Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh et Stt Tên khoa học athien rung o m sang do 1 Amanita spreta Peck& acc 1887 34 3 200 24 90 8200 Amanita punctate D.A. Reid 1060 2 35 3 200 25 75 1980 0 Amanita pantherina D.T. Jenkins 3 33 3 250 21 80 8800 1977 1146 4 Amanita spreta Peck& acc 1887 37 3 250 22 75 0 Amanita pilosella Corner & Bas 5 28 3 250 24 90 5500 1962 6 Amanita abrupta Peck 1897 33 3 250 24 95 6890

147

Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh et Stt Tên khoa học athien rung o m sang do 7 Amanita sp. PR421 31 2 250 25 90 6600 1260 8 Amanita spt 1 40 3 250 25 75 0 1220 9 Amanita similis Boedijn 1951 35 1 250 25 60 0 10 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 31 1 300 22 90 6500 11 Amanita hesleri Bas 1969 33 4 300 22 85 7900 Amanita solitaria sensu NCL 12 37 3 300 24 90 9000 1960 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 13 34 4 300 24 85 8200 1833 Amanita amanitoides Beeli Bas 14 33 3 300 24 85 7870 1969 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & 15 36 2 300 25 80 9690 Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 16 Amanita caesarea Gillet 1874 32 3 300 25 90 6790 Amanita levistriata D.T. Jenkins 17 32 4 300 25 85 6967 1988 18 Amanita abrupta Peck 1897 34 4 300 25 85 8000 19 Amanita sp. DL89 35 2 300 26 98 7000 Amanita amanitoides Beeli Bas 20 34 3 350 20 99 6400 1969 1080 21 Amanita sp. PR421 39 2 400 21 80 0 22 Amanita pachycolea D.E. Stuntz 33 3 400 22 90 6650 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & 23 39 3 400 22 91 9230 Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & 24 36 3 400 23 90 7800 Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 Amanita pantherina D.T. Jenkins 25 39 4 400 23 85 9890 1977 26 Amanita spt 2 34 4 400 23 95 6500 27 Amanita caesarea Gillet 1874 34 3 400 23 100 6000 28 Amanita crocea 34 3 450 20 89 7050 29 Amanita sp. CD279 35 4 450 22 85 7800 30 Amanita sp. DH048 40 3 450 22 89 9500 31 Amanita calyptroderma 41 4 450 22 90 9700 148

Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh et Stt Tên khoa học athien rung o m sang do 32 Amanita abrupta Peck 1897 35 4 450 22 90 7000 33 Amanita spt 2 33 3 450 22 85 6670 Amanita caesareoides Lj.N. 34 41 4 450 23 97 9000 Vassiljeva 1950 35 Amanita sp. CD279 34 3 500 17 97 6000 36 Amanita excelsa 38 2 500 19 91 8080 37 Amanita spreta Peck& acc 1887 38 1 500 21 90 7900 Amanita punctate D.A. Reid 38 38 3 500 21 90 8200 1980 39 Amanita eliae 34 4 500 21 90 6500 40 Amanita sp. PR421 34 4 500 21 95 6000 41 Amanita similis (Boedijn 1951) 38 4 500 22 98 7200 42 Amanita battarrae 32 3 500 23 90 5500 43 Amanita similis Boedijn 1951 36 4 550 22 90 7000 Amanita levistriata D.T. Jenkins 44 40 4 560 19 94 8340 1988 Amanita pantherina D.T. Jenkins 45 38 4 600 17 95 7000 1977 Amanita levistriata D.T. Jenkins 46 40 1 600 18 95 7900 1988 Amanita flavoconia G.F. Atk. 47 39 2 600 18 98 7000 1902 Amanita cokeri E.-J. Gilbert & 48 36 2 600 19 90 6870 Kühner ex E.-J. Gilbert 1940 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 49 37 4 600 19 90 7112 1833 Amanita concentrica T. Oda, C. 50 42 1 600 20 90 9200 Tanaka &Tsuda 2002 51 Amanita spt 1 36 2 600 21 95 5900 52 Amanita fulva 39 2 600 21 90 7700 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 53 38 1 620 18 98 6500 1833 Amanita multisquamosa Peck 54 37 1 650 19 90 7000 1901 55 Amanita spt 1 40 4 700 17 90 7700 56 Amanita sp. PR421 38 2 700 17 99 6100

149

Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh et Stt Tên khoa học athien rung o m sang do Amanita flavoconia G.F. Atk. 57 38 1 700 18 94 6500 1902 Amanita levistriata D.T. Jenkins 58 39 2 700 18 95 6900 1988 59 Amanita excels 37 1 700 18 95 6000 Amanita amanitoides (Beeli Bas 60 42 2 700 18 97 8000 1969 61 Amanita fulva 39 1 700 18 95 7000 Amanita caesareoides Lj.N. 62 41 2 700 19 92 7800 Vassiljeva 1950 63 Amanita spt 2 39 2 700 19 85 7800 64 Amanita similis Boedijn 1951 38 2 700 19 90 7000 Amanita flavoconia G.F. Atk. 65 38 2 700 20 90 6800 1902 Amanita pilosella Corner & Bas 1000 66 45 2 710 20 90 1962 0 67 Amanita battarrae 40 1 750 17 95 7000 Amanita multisquamosa Peck 68 39 1 750 17 100 6000 1901 69 Amanita hesleri (Bas 1969) 41 1 800 17 95 7000 Amanita solitaria (sensu NCL 70 38 2 800 18 90 6500 1960) 71 Amanita caesarea (Gillet 1874) 41 2 800 18 95 7000 72 Amanita sp. DL89 35 1 800 19 85 5800 Amanita amanitoides (Beeli Bas 73 41 2 850 20 95 6700 1969 Amanita concentrica T. Oda, C. 74 39 1 900 17 95 5500 Tanaka &Tsuda 2002 75 Amanita excelsa 38 1 900 17 90 5896 Amanita multisquamosa Peck 76 41 2 900 18 90 6900 1901 77 Amanita battarrae 41 2 900 18 90 6900 Amanita concentrica T. Oda, C. 78 43 2 900 18 95 7000 Tanaka &Tsuda 2002 79 Amanita hesleri Bas 1969 41 1 900 18 90 7000 80 Amanita abrupta Peck 1897 39 2 900 18 95 5690 81 Amanita amanitoides (Beeli Bas 41 1 900 18 90 6900 150

Nhi Tansoxu Kieu Doca Doa Anh et Stt Tên khoa học athien rung o m sang do 1969 Amanita flavoconia G.F. Atk. 82 40 2 900 18 90 6500 1902 Amanita pilosella Corner & Bas 18. 83 44 1 900 95 7800 1962 5 84 Amanita sp. CD279 40 1 900 19 90 6500 Amanita caesareoides Lj.N. 85 40 2 900 19 95 5890 Vassiljeva 1950 Amanita pilosella Corner & Bas 86 41 1 900 19 90 6934 1962 87 Amanita eliae 43 2 1000 17 95 6500 Amanita pantherina D.T. 88 41 1 1000 17 95 5906 Jenkins 1977 89 Amanita caesarea Gillet 1874 45 1 1000 18 97 7000 90 Amanita Amanita sp.DL274 42 2 1000 18 90 6790 91 Amanita fulva 44 1 1100 17 97 6100 92 Amanita eliae 36 1 1100 17 99 6000 Amanita punctate D.A. Reid 93 43 2 1100 19 85 7000 1980 94 Amanita abrupta Peck 1897 45 1 1200 17 93 6400 95 Amanita eliae 36 1 1200 17 90 6790 Amanita multisquamosa Peck 96 42 1 1200 18 90 7110 1901 97 Amanita calyptroderma 35 1 1300 18 90 6000 Amanita phalloides (Fr.) Secr. 98 32 2 1400 17 90 8000 1833 99 Amanita spt 2 44 1 1500 17 95 6600

Mô hình hồi qu đa biến dự báo tần số xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita với các nhân tố sinh thái Vấn đề đặt ra là nghiên cứu mối quan hệ giữa tần số xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita với các nhân tố sinh thái, để tìm ra các tổ hợp sinh thái hoặc nhân

151

tố sinh thái quan trọng, phục vụ cho việc xác định vùng phân bố, cảnh báo, bảo vệ và các kỹ thuật liên quan. Với số liệu điều tra 99 điểm tổng hợp dữ liệu trên Excel, sử dụng phần mềm Statgraphic Centurion XV để thiết lập các hàm hồi quy đa biến và phân tích mối quan hệ, tần số xuất hiện các loài Nấm với các nhân tố sinh thái. Với dung lượng mẫu 99 điểm cho các loài nâm, phân tích hồi quy với 05 nhân tố sinh thái quan trọng, các biến chưa thỏa mãn điều kiện về quan hệ với tần số xuất hiện các loài nấm được loại trừ ở mức P > 0,05. Việc dò tìm quan hệ từ hàm đơn giản đến phức tạp, từ biến đơn đến tổ hợp biến và đổi biến số. Kết quả xây dựng được hàm hồi quy đa biến cho các loài nấm như sau: Bảng 3.8. Giá trị của phương trình hồi qui đa biến Tham số Giá trị Sai số T P-value A -1.98314 6.81899 -0.290825 0.7718 Anhsang 0.00207615 0.000191312 10.8521 0.0000 Doam 0.283289 0.0470994 6.01471 0.0000 Docao 0.00764196 0.00112211 6.81033 0.0000 Nhietdo -0.298556 0.134036 -2.22744 0.0281

Với 05 biến nhân tố sinh thái được dò tìm, thì cho thấy rằng cả 04 nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến tần số xuất hiện và phân bố của các loài nấm và thể qua phương trình sau: Tansoxuathien = C + a*l + b*m + c*h - d*t (C, a,b,d là hằng số) Với n = 99 và tất cả biến số được kiểm tra bằng tiêu chuẩn t với điều kiện P < 0,05; từ đây đã phát hiện 4 nhân tố là ánh sáng (l), độ ẩm không khí (m), độ cao so với mặt nước biển (h) và nhiệt độ không khí (t) có ảnh hưởng rõ rệt đến và tần số xuất hiện của các loài nấm. Đồng thời với R2 = 72.7894% với P < 0,05 cho thấy rằng quan hệ giữa , tần số xuất hiện của các loài nấm với 04 nhân tố sinh thái trên là rất chặt chẽ, và tác động qua lại lẫn nhau như sau: Tần số xuất hiện tỉ lệ nghịch với nhiệt độ, điều này cho thấy khi nhiệt độ tăng thì sẽ làm giảm tần số xuất hiện của các loài nấm. Ngoài ra tần số xuất hiện của các loài nấm tỷ lệ thuận với độ ẩm, cường độ ánh sáng và độ cao so với mặt nước biển, điều này có nghĩa là càng lên

152

cao thì nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm không khí tăng lên tần số xuất hiện của các loài nấm càng tăng . Mô hình hồi quy giúp cho việc hiểu biết những yêu cầu sinh thái ban đầu của các loài nấm. Đây là cơ sở để giúp cho việc phát hiện khu vực phân bố của các loài, cũng như là cơ sở cho việc gây trồng và phát triển các loài nấm nói trên. 3.6. Kết quả độc tính cấp của loài Amanita abrupta Kết quả độc tính cấp của nấm Amanita abrupta theo đường uống. Với sự bố trí thí nghiệm ở trên chúng tôi thu được kết quả độc tính cấp theo đường uống của mẫu Nấm được trình bày ở bảng 3.9. Bảng 3.9. Số lượng chuột chết, biểu hiện bên ngoài của chuột khi uống mẫu Nấm Lô Mẫu số chuột chết số chuột chết Biểu hiện bên ngoài trong vòng (mg/kgP) trong vòng trong sau 72 0-72 giờ 72 giờ con giờ con Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 1 3500 0 0 giờ đến 72 giờ cho uống chuột có hiện tượng thần kinh tăng động, giảm ăn uống Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 2 4000 2 0 giờ đến 72 giờ cho uống chuột có hiện tượng thần kinh tăng động, giảm ăn uống Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 1 (sau 8 ngày 3 4500 4 giờ đến 72 giờ cho uống chuột có hiện uống) tượng thần kinh tăng động, giảm ăn uống, có con mắt bị lồi ra Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 giờ đến 72 giờ cho uống chuột có hiện 2 (sau 7 ngày 4 5000 6 tượng thần kinh tăng động, giảm ăn uống) uống, có con mắt bị lồi ra. Những con không ăn uống dẫn đến cơ thể suy nhược gầy yếu và chết Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và 2 (sau 5 ngày 5 5500 8 ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 uống) đến 72 giờ giờ cho uống chuột có hiện

153

tượng thần kinh tăng động, không ăn uống, mắt bị lồi ra Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 6 6000 10 giờ cho uống chuột có hiện tượng thần kinh tăng động, không ăn uống, mắt bị lồi ra Sau khi uống 8 giờ chuột di chuyển và ăn uống bình thường, tuy nhiên sau 24 7 7000 10 giờ cho uống chuột có hiện tượng thần kinh tăng động, không ăn uống, mắt bị lồi ra

Bảng 3.10. Tổng hợp các dữ liệu thu được Liều Số chuột (mg/kg chết trong N a b a × b a×b/N P) 72 giờ (mg) (mg) (con) 3500 0 10 - - - - 4000 2 10 500 1 500 50 4500 4 10 500 3 1500 150 5000 6 10 500 5 2500 250 5500 8 10 500 7 3500 350 6000 10 10 500 9 4500 450 Σa×b/N 1250

Liều 7000mg cũng gây chết 100% động vật thí nghiệm. Tuy nhiên liều 6000mg mới là liều thấp nhất gây chết 100% động vật thí nghiệm là mức liều này làm cơ sở tính toán liều gây chết 50% động vật thí nghiệm. Do đó, việc tổng hợp các dữ liệu trong bảng 2 phải bỏ qua liều 7000mg. N (số động vật trong từng lô): 10 (con/lô) a: Khoảng các giữa 2 liều liên tiếp là: 500 mg b: Tỷ lệ tử vong trung bình của hai nhóm liên tiếp

Từ kết quả bảng 3.9 chúng tôi tính toán và xác định được LD50 (liều gây chết 50% động vật thí nghiệm)

154

Giá trị LD50 của mẫu nấm là:

LD50 = LD100 - Σa×b/N

LD50 = 6000 – 1250

LD50 = 4750 Kết quả thí nghiệm trên cho thấy: mẫu Nấm nghiên cứu gây chết động vật thí nghiệm theo đường uống trong thí nghiệm này với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) là = 4750 mg/kg Qua kết quả nghiên cứu về độc tính của loài Amanita abrupta, chúng tôi thu được liều gây chết 50% chuột thí nghiệm là 4750mg/kg.

155

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận 1. Qua quá trình điều tra thành phần loài nấm thuộc họ Amanitaceae ở khu vực Tây Nguyên gồm có 01 chi Amanita, chúng tôi đã thu thập được 913 mẫu và định danh bằng phương pháp truyền thống hình thái so sánh giải phẫu có sự hỗ trợ của phương pháp sinh học phân tử trong xác định tên loài chúng tôi xác định được 33 loài, trong đó đã xác định tên khoa học được 23 loài và 10 loài xác định đến chi.

2. Trong số 23 loài đã xác định được tên khoa học có 15 loài là ghi nhận mới cho Việt Nam bổ sung vào danh mục nấm lớn Việt Nam gồm A. abrupta, A. amanitoides, A. battarrae, A. caesareoides, A. calyptroderma, A. concentrica, A. crocea, A. flavoconia, A. hesleri, A. levistriata, A. multisquamosa, A. pachycolea , A. pantherina, A. pilosella, A. Similis.. 3. Trong 10 loài xác định tới chi có 8 loài đã giải trình tự gen nhưng vẫn chưa xác đinh tên khoa học gồm A. sp.DL274, A. sp. DL89, A. sp.PR421, A. sp.DH048, A. sp.CD279, A. sp.DL001, A. sp.DL127, A. sp.DL019 đây là những loài có thể mới cho khoa học.

4. Xác định được các nhân tố sinh thái của các loài nấm thuộc chi Amanita ở điều kiện nhiệt độ từ 19-22 0C, độ ẩm thích hợp 85-90% và độ cao từ 500 đến 800m và cường độ chiếu sáng 8000 -10000 lux là những nhân tố phù hợp cho chi nấm Amanita xuất hiện.

5. Xây dựng phương trình hồi qui đa biến dự báo sự xuất hiện của các loài nấm thuộc chi Amanita là Tansoxuathien = C + a*l + b*m + c*h - d*t

6. Xác định được độc tính cấp của loài Amanita abrupta, nghiên cứu gây chết động vật thí nghiệm theo đường uống với liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50) là 4750 mg/kg thể trọng..

156

2. Kiến nghị - Tiếp tục định danh xác định tên khoa học của những loài chưa xác định được, mở rộng địa bàn nghiên cứu trên cả nước về đa dạng họ nấm Amanitaceae. - Cần đi sâu phân tích, nghiên cứu các hoạt chất có trong nấm để sử dụng trong lĩnh vực y học. - Bảo vệ môi trường sống của hệ nấm, bảo vệ rừng.

157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN STT Tác giả Tên Bài báo Noi công bố Trang Năm trong tạp chí 1 Trần Thị Thu Kết quả nghiên cứu Báo cáo khoa học về 1124- 2015 Hiền, Nguyễn thành phần loài nấm sinh thái và tài nguyên 1129 Phương Đại độc ở khu bảo tồn sinh vật hội nghị khoa Nguyên, Lê Bá Nam Kar tỉnh Đăk học toàn quốc lần thứ 6 Dũng, Trần Huy Lăk Thái, Thái Văn Tài 2 Trần Thị Thu Kết quả thành phần Báo cáo khoa học về 573- 2016 Hiền, Nguyễn loài chi nấm độc nghiên cứu và giảng 580 Phương Đại Amanita phân bố ở dạy sinh học ở Việt Nguyên Thành phố Buôn Ma Nam, Hội nghị khoa Thuột tỉnh Đăk Lăk học toàn quốc lần thứ hai 3 Trần Thị Thu Ghi nhận 5 loài mới Báo cáo khoa học hội 446- 2016 Hiền, Nguyễn thuộc chi Nấm độc nghị toàn quốc lần thứ 451 Phương Đại Amanita Pers. 1797 hai hệ thống bảo tàng Nguyên, Trần Thị bổ sung vào danh thiên nhiên Việt Nam Ngọc Thiện mục các loài Nấm độc họ Amanitaceae phân bố ở vườn quốc gia Chư Yang Sin tỉnh đaklak 4 Trần Thị Thu Ghi nhận 3 loài mới Báo cáo khoa học về 297- 2017 Hiền, Nguyễn thuộc chi Amanita sinh thái và tài nguyên 302 Phương Đại Dill. Ex Boehm. sinh vật hội nghị khoa Nguyên 1760 bổ sung vào học toàn quốc lần thứ 7 danh mục nấm lớn Việt Nam 5 Trần Thị Thu Đa dạng thành phần Báo cáo khoa học về 702- 2017 Hiền, Trần Huy loài chi Amanita ở sinh thái và tài nguyên 709 Thái, Lê Bá Dũng, Vườn Quốc Gia Kon sinh vật hội nghị khoa Nguyễn Phương Ka Kinh, Tỉnh Gia học toàn quốc lần thứ 7 Đại Nguyên Lai- Việt Nam 6 Trần Thị Thu Ghi nhận 3 loài mới Tạp chí khoa học trường 36-40 2017 Hiền, Trần Thị Kim thuộc chi Amanita Đại học Tây Nguyên Số Thi, Lê Bá Dũng, Dill. Ex Boehm. 27, tháng 12/2017 Trần Huy Thái 1760 bổ sung vào danh mục nấm lớn Việt Nam 7 Trần Thị Thu Đa dạng chi Nấm Tạp chí khoa học trường Chấp

158

Hiền, Trần Thị Kim Amanita Dill. Ex Đại học Tây Nguyên nhận Thi Boehm. 1760 tại đăng vườn quốc gia Chư Yang Sin tỉnh đaklak 8 Tran Thi Thu Hien, species diversity of Journal of scientific Chấp Tran D Khanh, the genus amanita and Engineering nhận Nguyen.P.D. dill. ex boehm. research đăng Nguyen (1760) in chu yang sin national park, Đaklak, Viet Nam

159

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Tam Kiệt (2011), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập (1), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 2. Shaffer Robert. L. , (1975), “Mycologia, Mycological Society of AmericaVol”, 67, No. 1 (Jan. - Feb., 1975), pp. 1-18. 3. Bùi Xuân Đồng (1977), Những vấn đề nấm học, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đường Hồng Dật (1979), Cơ sở phân loại nấm, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 5. Trịnh Tam Kiệt (1981), Nấm lớn ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hàn Nội. 6. Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập (2), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 7. Lê Bá Dũng (2003), Nấm lớn Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 8. Lê Xuân Thám (2005), Nấm linh chi, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 9. Trịnh Tam Kiệt (2013), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập (3), Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 10. Guarro J, GenéJ, Stchigel AM. (1999), Developments in fungal , Clin Microbiol Rev. 1999 Jul;12(3):454-500 11. Số liệu Khí tượng thuỷ văn các tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010-2015, Trạm khí tượng thuỷ văn Tây Nguyên 12. Số liệu khí tượng thuỷ văn các tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010-2015, Trạm khí tưọng thuỷ văn Tây Nguyên 13. Số liệu Khí tượng thuỷ văn các tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010-2015, Trạm khí tượng thuỷ văn Tây Nguyên.

160

14. Số liệu khí tượng thuỷ văn các tỉnh Đăk Lăk- Đăk Nông giai đoạn 2010-2015. Trạm khí tượng thuỷ văn Tây Nguyên. 15. Nguyễn Văn Chiển, (1985), Tây Nguyên-Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Nxb.Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 16. Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, Tập (1), (2), (3). Nhà xuất bản Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh. 17. Phan Huy Dục, Ngô Anh (2004), Kết quả điều tra đa dạng nấm lớn (Macromycetes) ở Lộc Hải - Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 18. Trịnh Thị Tam Bảo (2008). “Thành phần loài nấm dược liệu của Việt Nam và đặc điểm sinh học của một số loài quan trọng”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng – Chuyên san Công nghệ Sinh học. Số 4. Tr 39-42. 19. Ngô Anh (2003), Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Ngô Anh (2011), Nghiên cứu về thành phần nấm lớn ở vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. 21. Ngô Anh và cộng sự (2007), Nghiên cứu nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Di truyền & ứng dụng – Chuyên san Công nghệ Sinh học. Số 5, tr 25 - 30. 22. Lê Văn Liễu (1977), Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Hoàng Công Minh (2012), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, độc tính các loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Bắc Kạn và đề xuất một số biện pháp dự phòng, cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm độc. Đề tài cấp tỉnh. 24. Nguyễn Tiến Dũng (2015) Nghiên cứu thực trạng ngộ độc nấm, đặc điểm sinh học, độc tính của một số loài nấm độc thường gặp tại tỉnh Cao Bằng, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 25. Lê Thương (2009), Điều tra thành phần nấm lớn ở Đắk Lắk, Đề tài cấp Bộ.

161

26. Trần Công Khanh, Phạm hải (2004) Cây độc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 27. Trần thị Thu Hiền, Nguyễn Phương Đại Nguyên và cộng sự (2015), Kết quả nghiên cứu thành phần loài nấm độc ở khu bảo tồn NamKar, tỉnh ĐăkLăk, Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, Hà Nội 28. Đậu Ngọc Hào (2011), “Nấm và ngộ độc do nấm”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVIII – số 6 – 2011. 29. Teng S. C. (1964). Fungi of China, Mycotaxon, LTD. Ithaca, New York 30. Singer. Rolf (1986), The Agaricales in modern taxonnmy, K. Sc. Books. 31. Jiri Baier (1991), Musrooms & Toadstoods, Word Puns. 32. Denis R. Benjamin (1995), Mushrooms Poison and Panaceas, A Handbook for Naturalists, Mycologists and Physicians. 33. Rodham e. Tulloss (2009), Notes on Amanita section Caesareae, Torrendia, and Amarrendia(Agaricales, Amanitaceae) with provisional division into stirpesand annotated world key to species of the section, P. O. Box 57 . Roosevelt, NJ 08555-0057, USA 34. Nelson Menolli Jr., Tatiane Asai & Marina Capelari (2009), Amanita coacta (Amanitaceae, Agaricales) with a key to Amanita species occurring in Brazil, Mycotaxon, Volume 107, pp. 419–430 35. Chen Li and Nicholas H. Oberlies (2005), chemical composition of Amanita, University of Minnesota Press. 36. Theodor Wieland (1967), Poisonous Mushrooms of the Euro and central Europe, University of Minnesota Press. 37. Theodor Wieland (1986). Peptides of Poisonous Amanita Mushrooms, Springer – Verlag Berlin Heidelberg. 38. Luca Santi, Caterina Maggioli et al (2012). Acute liver failure caused Amanita phalloides poisoning. International Journal of Hepatolory.

162

39. J. F. Ammarati (1985). Poisonous Mushrooms of the Northern United States and Canada, University of Minnesota Press. 40. Zhao DZ1, Liu G, Song DS, Liu JH, Zhou YL, Ou JM, Sun SZ (2007), physical factors effect Amanitaceae, A Handbook for Naturalists, Mycologists and Physicians. 41. Sanmee, R., Tulloss, R.E., Lumyong, P. Dell, B and Lumyong, S (2008), Studies on Amanita (Basidiomycetes: Amanitaceae) in Northern Thailand, Fungal Diversity. 42. MartinKirchmair Patrı´cia Carrilho, Rudi Pfab, Bettina Haberl, Joana Felgueiras,Fernanda Carvalho, Jose´ Cardoso, Ireneia Melo, Jose´ Vinhas and Sigrid Neuhauser1 (2011) Amanita poisonings resulting in acute, reversible renal failure: new cases, new toxic Amanita mushrooms, Original Articles, Nephrol Dial Transplant (2012) 27: 1380–1386 43. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.7-11. 44. Dodehe Yeo, Rita Bouagnon, Bernard Nazaire Djyh, Chonta Tuo and Jean David N’guessan (2012) Acute and subacute toxic study of aqueous leaf extract of combretum molle. Tropical Journal of Pharmaceutical Research April, 11(2): 217-223. 45. Aristide Traore, Sylvin Ouedraogo, Adama Kabore, Hamidou H Tamboura and I Pierre Guissou (2014) The acute toxicity in mice and the in vitro anthelminthic effects on Haemonchus contortus of the extracts from three plants (Cassia ieberiana, Guiera senegalensis and Sapium grahamii) used in traditional medicine in Burkina Faso. Annals of Biological Research, 5 (2):41- 46. P. Zhang & Zuo H. Chen & B. Xiao & B. Tolgor & Hai Y. Bao & Zhu L. Yang, 2010, Lethal of East Asia characterized by morphological and molecular data, Fungal Diversity (2010) 42:119–133

163

47. Ping Zhang, Li-Ping Tang, Qing Cai & Jian-Ping Xu (2015) A review on the diversity, phylogeography and population genetics of Amanita mushrooms, , 6:2, 86-93 48. Gregory M. Bonito, Andrii p. Gryganskyi, James m. Trappe† and Rytas vilgalys, 2010, A global meta-analysis of Tuber ITS rADN sequences: species diversity, host associations and long-distance dispersal, Molecular Ecology (2010) 19, 4994–5008 49. T.G. Froslev, P.B. Matheny, D.S. Hibbett , 2015, Lower level relationships in the genus Cortinarius (Basidiomycota, Agaricales): A comparison of RPB1, RPB2, and ITS phylogenies, Molecular Phylogenetics and Evolution 37 (2005) 602–618. 50. Chang Sun Kim , Jong Won Jo1 , Young-Nam Kwag1 , Jae-Hyeun Kim1 , Bhushan Shrestha2 , Gi-Ho Sung2,* and Sang-Kuk Han1, 2012, Taxonomic Study of Amanita Subgenus Lepidella and Three Unrecorded Amanita Species in Korea, Mycobiology. 51. Zhang, L.F., Yang, J.B. and Yang, Z.L., 2004. Molecular phylogeny of eastern Asian species of Amanita (Agaricales, Basidiomycota): taxonomic and biogeographic implications. Fungal Diversity 17: 219-238 52. Peng Li , Wangqiu Deng , Taihui Li, 2014, The molecular diversity of toxin gene families in lethal Amanita mushrooms, Toxicon 83 (2014) 59–68 53. Didier Michelot1 And Leda Maria Melendez-Howell, 2013, Amanita muscaria: chemistry, biology, toxicology, and ethnomycology, Mycol. Res. 107 (2): 131– 146. 54. D. H. Mitchel, MD., F.A. CP, 1980, Amanita mushroom poisoning, Ann. Rev. Med. 198a 31:51-57 55. Trịnh Tam Kiệt, Trần Đông Anh, Trịnh Tam Anh (2012), “Một số loài nấm tán mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam”, Tạp chí Di truyền & ứng dụng Chuyên san Công nghệ Sinh học, số 8, tr. 111-116.

164

56. Feng Q, Zhang Y, Hao P, Wang S, Fu G, Huang Y, Li Y, Zhu J, Liu Y, Hu X, Jia P, Zhang Y, Zhao Q, Ying K, Yu S, Tang Y, Weng Q, Zhang L, Lu Y… (2002), Sequence and analysis of rice chromosome 4, Nature, 420: 316-320. 57. Hsiao C, Chatterton NJ, Asay K, Jensen KB (1994). Phylogenetic relationships of 10 grass species: an assessment of phylogenetic utility of the internal transcribed spacer region in nuclear ribosomal ADN in monocots. Genome 37: 112–120. 58. Hsiao C, Chatterton NJ, Asay K, Jensen KB (1995). Phylogenetic relationships of the monogenomic species of the wheat tribe, Triticeae (Poaceae), inferred from nuclear rADN (internal transcribed spacer) sequences. Genome 38: 211–223. 59. Jiang Y, Ding C, Zhang L, Yang R, Zhou Yand Tang L (2011). Identification of the genus Epimedium with ADN barcodes. Journal of Medicinal Plants Research Vol. 5(28), pp. 6413-6417. 60. Judd W.S., Campbell C.S., Kellogg E.A., Stevens P.F. (1999). Plant systematics a phylogenic approach. Sinaver Associates Inc, Sunderland. 61. Kress WJ, Erickson DL (2007) A two-locus global ADN barcode for land plants: the coding rbcL gene complements the non-coding trnH-psbA spacer region. PLoS One, 2, e508. 62. Lahaye RRY, van der Bank M, Bogarin D et al. (2008a) ADN barcoding the floras of biodiversity hotspots. Proceedings of the National Academy of Sciences, USA, 105, 2923–2928. 63. Lahaye RRY, Savolainen V, Duthoit S, Maurin O, van der Bank M (2008b) A test of psbK-psbI and atpF-atpH as potential plant ADN barcodes using the flora of the Kruger National Park (South Africa) as a model system. Nature Precedings (http://hdl.handle.net/10101/npre) 12008. 11896.10101. 64. Lashermes P, Combes MC, Trouslot P, Charrier A (1997). Phylogenetic relationships of coffee-tree species (Coffea L.) as inferred from ITS sequences of nuclear ribosomal ADN. Theoretical and Applied Genetics 94: 947–955.

165

65. N’dia Kouadio Frédéri, Bléyéré Nahounou Mathieu, Kouakou Kouakou Léandr1, Abo Kouakou Jean Claude, Yapo Angoué Paul, Ehilé Ehouan Etienne (2013) Acute Toxicity in Mice and Effects of a Butanol Extract from the Leaves of Blighia Unijugata Bak (Sapindaceae) on Electrocardiogram of Rabbits. Sch Acad J Pharm, 2(6):429-435. 66. Sasaki T, Matsumoto T, Yamamoto K, Sakata K, Baba T, Katayose Y, Wu J, Niimura Y, Cheng Z, Nagamura Y, Antonio BA, Kanamori H, Hosokawa S, Masukawa M, Arikawa K et al (2002), The genome sequence and structure of rice chromosome 1", Nature, 420:312-316.

67. Sosa V, Mejía-Saules T, Cuéllar MA and Vovides AP (2013) ADN Barcoding in Endangered Mesoamerican Groups of Plants. Botanical Review 79: 469–482. 68. Smith DE, Klein AS (1994). Phylogenetic inferences on the relationship of North American and European Picea species based on nuclear ribosomal 18S sequences and the internal transcribed spacer region. Molecular Phylogenetics and Evolution 3 (1): 17–26. 69. Sun Y, Skinner DZ, Liang GH, Hulbert SH. 1994. Phylogenetic analysis of Sorghum and related taxa using internal transcribed spacers of nuclear ribosomal ADN. Theoretical and Applied Genetics 89: 26–32. 70. .Von Crautlein M, Korpelainen H, Pietilainen M, Rikkinen J (2011) ADN barcoding: a tool for improved taxon identification and detection of species diversity. Biodiversity Conservation 20: 373-380.10.1007/s10531-010-9964-0 71. Wolfe KH, Li WH, and Sharp PM (1987) Rates of Nucleotide Substitution Vary Greatly among Plant Mitochondrial, Chloroplast, and Nuclear ADNs. Proc. Natl. Acad. Sci. USA, vol. 84, no. 24, pp. 9054–9058. 27. 72. Wu CT, Gupta SK, Wang AZM, Lo SF, Kuo CL, Ko YJ, Chen CL, Hsien CC, Tsay HS (2012) Internal transcribed spacer sequence based identification and phylogenic relationship of herba Dendrobii . J Food Drug Anal 2012, 20:143– 151.

166

73. http://www.catalogueoflife.org/ 74. http://www.indexfungorum.org/

167