LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2019 Người cam đoan

Nông Thị Kim Sâm

i

LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vương Duy Hưng – Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban lãnh đạo khoa cùng quý thầy cô khoa Quản lý tài nguyên và Môi trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và nhân viên của VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất để giúp tôi hoàn thành nghiên cứu của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè đã luôn dành sự động viên, giúp đỡ và ủng hộ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình thực hiên luận văn còn hạn chế về thời gian kinh phí cũng như trình độ chuyên môn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2019 Tác giả

Nông Thị Kim Sâm

ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...... i LỜI CẢM ƠN ...... ii MỤC LỤC ...... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...... i DANH MỤC HÌNH ẢNH ...... ii ĐẶT VẤN ĐỀ ...... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 3

1.1. Đặc điểm họ Đơn nem...... 3

1.2. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem (Myrsinaceae) trên Thế giới ...... 5

1.3. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem (Myrsinaceae) tại Việt Nam ...... 9

1.4. Tình hình nghiên cứu về Hệ thực vật tại VQG Xuân Sơn ...... 10

1.5. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 13 CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 16

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...... 16

2.2. Nội dung nghiên cứu ...... 16

2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...... 16

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...... 17

2.4.1. Phương pháp xác định thành phần loài và phân bố của họ Đơn nem ...... 17

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học của các loài họ Đơn nem ...... 21

2.4.3. Nghiên cứu hiện trạng quản lý bảo tồn các loài họ Đơn nem ...... 23

2.4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem ...... 25 CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VQG XUÂN SƠN26

iii

3.1. Điều kiện tự nhiên ...... 26

3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính ...... 26

3.1.2. Địa hình, địa mạo ...... 26

3.1.3. Đất đai ...... 27

3.1.4. Khí hậu, thủy văn ...... 27

3.1.5. Thảm thực vật rừng ...... 28

3.1.6. Hệ động vật rừng ...... 30

3.1.7. Đặc điểm về cảnh quan, văn hóa và lịch sử ...... 31

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...... 32

3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc ...... 32

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ...... 33

3.2.3. Hiện trạng xã hội ...... 35 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 36 4.1. Thành phần loài và phân bố của thực vật họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 36 4.1.1. Thành phần loài ...... 36 4.1.2. Phân bố các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 42 4.2. Đặc điểm lâm học các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu ...... 44 4.2.1. Trọng đũa - Ardisia crenata Sims ...... 44 4.2.2. Táp quang - Ardisis elegans Andr...... 46 4.2.3. Khôi trắng - Ardisia gigantifolia Stapf...... 48 4.2.4. Lá khôi - Ardisia silvestris Pitard ...... 50 4.2.5. Cơm nguội tsang - Ardisia tsangii E. Walker ...... 51 4.2.6. Cơm nguội the - Ardisia villosoides E. Walker ...... 53 4.2.7. Rè henry - Embellia henryi E. Walker ...... 55 4.2.8. Thiên lý hương - Embelia parviflora Wall. ex A. DC...... 57 4.2.9. Chua ngút dai - Embelia undulata (Wall.) Mez ...... 58 4.2.10. Đơn lá nhọn - Maesa acuminatissima Merr...... 60 4.2.11. Đơn lông cuống ngắn - Maesa ambigua C. Y. Wu & C. Chen ...... 62

iv

4.2.12. Đơn trâu - Maesa blansae Mez ...... 64 4.2.13. Đơn lá nhỏ hoa ngắn - Maesa brevipaniculata (C. Y. Wu & C. Chen) Pipoly & C. Chen ...... 66 4.2.14. Đơn hoa thưa - Maesa laxifolia Pitarrd ...... 68 4.2.15. Đơn núi - Maesa montana A. DC...... 70 4.2.16. Đơn nem - Maesa perlarius (Lour.) Merr...... 72 4.3. Hiện trạng quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 74 4.3.1. Các tác động do con người ...... 74 4.3.2. Các tác động tự nhiên ...... 77 4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 77 4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật ...... 77 4.4.2. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn .... 78

4.3. Chính sách về kinh tế xã hội ...... 79

4.4.4. Nâng cao hiệu quả về công tác quản lý bảo vệ rừng ...... 80 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ...... 81

Kết luận ...... 81

Tồn tại ...... 81

Kiến nghị ...... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 83 PHỤ LỤC ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ...... 85

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa VQG Vườn quốc gia KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên OTC Ô tiêu chuẩn IUCN Intermatonal Union for Conservation of Nature and Nature Rescources (Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng BSLM Bổ sung loài mới

i

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý Vườn quốc gia Xuân Sơn...... 17

Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn ...... 20 Hình 4.3. Sơ đồ phân bố các loài Lá khôi, Khôi trắng, Đơn lông cuống ngắn, Chua ngút dai, Đơn lá nhọn, Cơm nguội the, Rè henry tại VQG Xuân Sơn ...... 44

Hình 4.4. Cành mang lá của Trọng đũa ...... 45

Hình 4.5. Sinh cảnh sống của Trọng đũa ...... 46

Hình 4.6. Cành mang lá của Táp quang ...... 47

Hình 4.7. Sinh cảnh sống của Táp quang ...... 48

Hình 4.8. Cành mang lá của loài Khôi trắng ...... 49

Hình 4.9. Quả và hạt của loài Khôi trắng ...... 49

Hình 4.10. Sinh cảnh sống của loài Khôi trắng ...... 50

Hình 4.11. Cành mang lá và hoa của Lá khôi ...... 51

Hình 4.12. Cành mang lá và quả của Cơm nguội tsang ...... 52

Hình 4.13. Quả và hạt của Cơm nguội tsang ...... 52

Hình 4.14. Sinh cảnh sống của Cơm nguội tsang ...... 53

Hình 4.15. Cành mang lá và quả của Cơm nguội the ...... 54

Hình 4.16. Sinh cảnh sống của Cơm nguội the ...... 55

Hình 4.17. Cành mang lá và hoa của Rè henry ...... 56

Hình 4.18. Sinh cảnh sống của Rè henry ...... 57

Hình 4.19. Cành lá của Thiên lý hương ...... 58

Hình 4.20. Cành mang lá của Chua ngút dai ...... 59

Hình 4.21. Sinh cảnh sống của Chua ngút dai ...... 60

Hình 2.22. Cành mang lá và hoa của Đơn lá nhọn ...... 61

Hình 4.23. Sinh cảnh sống của Đơn lá nhọn ...... 62

Hình 4.24. Cành mang lá và hoa của Đơn lông cuống ngắn ...... 63

ii

Hình 4.25. Cành mang quả và hạt của Đơn lông cuống ngắn ...... 63

Hình 4.26. Sinh cảnh sống của Đơn lông cuống ngắn ...... 64

Hình 4.27. Cành mang lá và hoa của Đơn trâu ...... 65

Hình 4.28. Sinh cảnh sống của Đơn trâu ...... 66

Hình 4.29. Cành mang lá và hoa của Đơn lá nhỏ hoa ngắn ...... 67

Hình 4.30. Sinh cảnh sống của Đơn lá nhỏ hoa ngắn ...... 68

Hình 4.31. Cành mang lá của Đơn hoa thưa ...... 69

Hình 4.32. Sinh cảnh sống của Đơn hoa thưa ...... 70

Hình 4.33. Cành mang lá và hoa của Đơn núi ...... 71

Hình 4.34. Sinh cảnh sống của Đơn núi...... 72

Hình 4.35. Cành mang lá, hoa của Đơn nem ...... 73

Hình 4.36. Quả và hạt của Đơn nem ...... 73

Hình 4.37. Sinh cảnh sống của Đơn nem ...... 74

Hình 4.38. Chăn thả rông gia súc, chặt phá cây ...... 77

iii

ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng được xem là “lá phổi” xanh của Trái đất có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh của chúng ta. Ngoài cung cấp những lâm sản phục vụ cho nhu cầu của con người, rừng còn có chức năng bảo vệ môi trường và là nơi lưu trữ nguồn gen động thực vật, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu trong nông lâm nghiệp. Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ là một trong những khu rừng có mức độ đa dạng sinh học cao của Việt Nam, mạng lại rất nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là người dân sống ở vùng đệm của vườn. Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Tân Sơn – Phú Thọ, cách Hà Nội 140 km; cách Việt Trì 80 km. Với tổng diện tích là 5.048 ha; được chia thành 03 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 9.099ha, phân khu phục hồi sinh thái với diện tích 5.737 ha và phân khu dịch vụ hành chính có diện tích là 212 ha. Vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn được quy hoạch với tổng diện tích 6.208 ha, trên địa bàn 29 thôn; 6 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, gồm 9 thôn thuộc vùng đệm trong và 20 thôn thuộc vùng đệm ngoài. Vườn là khu vực được đặc trung bởi rừng kín thường xanh trên núi đá và nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai, khí hậu thuận lợi cho các loài động thực vật sinh trưởng và phát triển tạo nên sự phong phú và đa dạng về thành phần loài và các hệ sinh thái. Trong những năm gần đây, một số hoạt động điều tra, nghiên cứu về tính đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Xuân Sơn đã được triển khai và phát hiện được các loài mới như: Orchidantha virosa (thuộc họ Hùng lan Lowiaceae), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) ... Theo số liệu điều tra, hiện nay tổng số loài thực vật đã được phát hiện tại Vườn là 1263 loài thuộc 186 họ. Tuy nhiên, lại chưa có một công trình, đề tài nào nghiên cứu sâu về thành phần loài, đặc điểm, phân bố của họ Đơn nem (Myrsinaceae) từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển chúng. Từ thực tiễn trên, tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành

1

phần loài họ Đơn nem (Myrsinaceae) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần thống kê được các loài trong họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn, từ đó có thể đưa ra được các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm họ Đơn nem Họ Đơn nem là một trong những họ rất dễ nhận biết ngoài thiên nhiên, bởi chúng mọc phổ biến dưới tán rừng, ven đường đi, một số loài gặp ở vùng đồi núi, sa van hoặc đầm lầy ven biển (Aegiceras). Chúng có dạng cây gỗ nhỏ hoặc bụi phân nhánh, thường coa khoảng 1-2m, có khi cao 6-7(12)m, một số loài cao 7-50cm hoặc bụi không phân nhánh, rất ít khi cây thảo, riêng chi Chua ngút (Embelia) có dạng bụi leo. Lá đơn mọc cách, không có lá kèm, mép nguyên hoặc khía răng. Hoa tập trung ở đầu cành hoặ cở nách lá tạo thành cụm hoa hình chùm, tán hoặc ngù. Đây là đặc điểm rất quan trọng để phân biệt các taxon với nhau. Tất cả các bộ phận của cây từ các bộ phận dinh dưỡng như lá đến các bộ phận sinh sản như các thành phần của hoa hầu hết đều có điểm tuyến hoặc tuyến dưới dạng đường gân rõ nhất là lá của chi Đơn nem (Maesa) hoặc ở quả của chi Trọng đữa (Ardisia). Hoa phần lớn mẫu 4-5, ít khi mẫu 6. Bầu thượng hoặc trung gặp ở chi Đơn nem. Quả hạch, hình cầu, 1 hạt hoặc quả hạch nhiều hạt và hạt có cạnh (Maesa). Tuy nhiên họ Đơn nem rất dễ nhận biết các chi, nhưng rất khó khăn về phân biệt thành phần loài nhất là chi Trọng đũa là chi lớn nhất (khoảng 101 loài ở Việt Nam) có những loài nhìn bằng mắt thường rất giống nhau, cho nên sự có mặt của điểm tuyến, hình dạng và vị trí cụm hoa, cách sắp xếp lá đài là đặc điểm rất quan trọng để phận biệt các loài trong chi Trọng đũa. Sau đây là đặc điểm hình thái và các thành phần của những đại diện họ Đơn nem: - RỄ: Rễ của họ đơn nem là rễ mọc từ mầm đâm thẳng xuống đất làm thành rễ chính với nhiều rễ bên hoặc ở một số loài rễ chính chết đi còn rễ phụ và rễ bên mọc bò ngang mặt đất để tăng tiết diện hút của cây hoặc dễ chính phình to ra làm thành thân rễ như một số loài của chi Trọng đũa. - THÂN: Trong tất cả các loài của họ Đơn nem trừ Ardisia primulaefolia Gardn. et Champ. không có thân và lá mọc kiểu hoa thị, còn lại đều có thân tròn phân nhánh hoặc không phân nhánh gặp ở Sect. Bladhia của chi Trọng đũa. Ở chi Đơn

3

nem, thân, cành thường có nhiều bì khổng, cành non có khi có cạnh và có lông, về sau tròn và nhẵn. Trên thân và cành của chi Xay (Myrsine) thường có nhiều vết sẹo đó lá dấu vết của lá đã rụng và những u nhỏ là vết tích còn lại của cụm hoa. - LÁ: Lá thường tập trung ở đầu cành, đôi khi mọc đối hoặc gần mọc vòng do sự rút ngắn của đốt thân hoặc xếp thành 2 hàng đều đặn tựa lá kép lông chim như Embelia henryi E. Walker, Embelia polypodyoides Hemsl. Et Mez, Embelia parviflora Wall. ẽ A. AD.; mép lá nguyên gợn sóng hoặc khía răng đa dạng. Nếu răng cưa nhỏ đều, nhọn đặc trưng cho Sect. Bladhia của chi Trọng đũa, phiến lá thường có điểm tuyến màu đen hoặc đỏ nâu, có khi trong suốt hoặc tuyến dưới dạng đường gân giống như gân cấp III của lá (Maesa). Hệ gân lá của họ Đơn nem kiểu lông chim thường nổi rõ ở mặt dưới, gân bên thường phân nhánh ở mép lá gặp ở chi Đơn nem. - CỤM HOA: Hoa ở họ Đơn nem thường có kích thước nhỏ, nhất là hoa của các chi Đơn nem, Chua ngút. Hoa thường tập trung ở đầu cành, nách lá hoặc ngoài nách lá làm thành kiểu chùm, chùy, tán, ngù, xim hoặc mọc thành cụm rất ngắn dạng tán nhỏ dài không quá 1cm ở nách lá đã rụng, trong trường hợp đó gốc cụm hoa có nhiều lá bắc xếp lợp, gặp ở chi Myrsine và một số loài ở chi Embelia. - HOA: Hoa đều, lưỡng tính. Ít khi đơn tính hoặc tạp tính như một số loài của chi Maesa, Embelia. Hoa thường có cuống, rất ít khi không cuống như Embeli sessiliflora Kurz. Gốc mỗi cuống hoa đều có 1 lá bắc, riêng các loài của chi Maesa còn có 2 lá bắc nhỏ; lá bắc tồn tại hoặc sớm rụng. Hoa mẫu 4-5, rất ít khi mẫu 6, màu trắng, màu hồng, ít khi mùa đỏ. Lá đài hợp ngắn ở gốc hoặc rời, xếp lợp hoặc vặn, ít khi xếp van, thường có điểm tuyến hoặc gân tuyến, mép đài nhẵn hoặc có lông quanh mép, đầu nhọn, tù hoặc tròn, đôi khi đài dính liền với bầu gặp ở chi Đơn nem; đài tồn tại và thường bền theo quả. Cánh hoa hợp ngắn ở gốc hoặc dính thành ống gặp ở một số loài của chi Maesa hoặc cánh rời hoàn toàn của chi Embelia; cánh hoa xếp vặn như chi Trong đũa, Sú (Aegiceras) hoặc xếp lợp, van ở những chi còn lại. Cánh hoa thường có điểm tuyến hoặc gân tuyến như Maesa,Embelia; mép và mặt trong có nhú

4

lồi (Papillose) gặp ở chi Myrsine, Embelia. Bộ nhị là bộ phận sinh sản đực của hoa có số lượng nhị bằng số lượng cánh hoa; nhị đính ở gốc ống tràng hoặc ở họng tràng và đối diện với cánh hoa; chỉ nhị ngắn hoặc không có chỉ nhị như ở chi Myrsine. Bao phấn 2 ô, nội hướng, các ô phấn có khi có vách ngăn ngang như Aegiceras; bao phấn mở dọc, rất hiếm khi mở lỗ, đầu nhọn hoặc tù, chỉ nhị dính lưng, trung tuyến có điểm tuyến hoặc không. Bộ nhụy là cơ quan sinh sản cái của hoa gồm bầu, vòi và núm nhụy. Bầu hình cầu hoặc bầu dục, 1 ô, không dính với lá đài hoặc lá đài dính vào bầu làm thành bầu trung chỉ gặp ở chi Maesa, các chi còn lại có bầu thượng; noãn ít hoặc nhiều xếp thành 1 hoặc nhiều vòng dính trên giá noãn trung tâm. Noãn đảo hoặc hơi cong, thường chỉ có một cái phát dục, ít khi nhiều cái phát dục; vòi dày hoặc hình chỉ, từ dài đến ngắn hoặc không có; núm nhụy hình chấm hoăc hình lưỡi, xẻ sợi như chi Myrsine hoặc xẻ 3-5 thùy ở chi Maesa. Quả hạch hình cầu hoặc quả mọng, đài và gốc vời còn lại trên quả; vỏ quả khi chín màu đỏ, tím thường có điểm tuyến hoặc gân tuyến, ít khi quả nang cong (Aegiceras). Hạt hình cầu, 1 hạt, màu nâu hoặc đen, vỏ mỏng, lõm rộng ở gốc, trừ chi Đơn nem nhiều hạt, hạt nhỏ và có cánh. Nội nhũ nhẵn bóng hoặc bị gậm. Phôi hình trụ hoặc hơi cong. 1.2. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem (Myrsinaceae) trên Thế giới Trên thế giới, họ Đơn nem (Myrsinaceae) có khoảng 38 chi và hơn 1000 loài, phân bố chủ yêu sở nhiệt đới và cận nhiệt đới của 2 bán cầu như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin, New Zealand, Oxtraylia, Nam Phi, Nam Mỹ. Họ Đơn nem (Myrsinaceae) cùng với họ Theophrastaceae và được xếp và bộ Primulales (Takhtajan, 1991). Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ Đơn nem: Linné (1753) phát hiện ra 1 chi và 1 loài mới (Myrsine africana L.); Loureiro (1790) tìm ra chi Pyrgus Lour., nay được công nhận là Sect. Pyrsrgus (Lour.) Mez của chi Trọng đũa (Ardisia).

5

Về hệ thống phân loại, theo Alphonse de Candolle (1884) thì họ Mysinaceae bao gồm loài Sapotis afines Juss. và tông Ophiospermeae. Ông tách chi Aegiceras ra khỏi họ Myrsinaceae để thành lập thành một họ riêng biệt là Aegiceracaea. Alphonse de Candolle đã chia họ Myrsinaceae ra làm 2 phân họ (“Subordo”): Phân họ 1: (không có tên): 1 tông (Tribus): Maesaeae A. DC. và 1 chi Maesa Forsk. Phân họ 2: Eumyrsinaceae – Ardisieae A. DC.: - Embeliaeae A. DC.: 2 chi: Choripetalum A. DC. Embelia: 2 sect.: Euembelia A. DC. Heterembelia A. DC. - Ardisieae A. DC.: gồm 17 chi, trong đó có 2 chi ở Việt Nam: Myrsine và Ardisia được chia làm 7 sect., nhưng không được công nhận một section nào. Hệ thống phân loại của Alphonse de Candolle tuy còn nhiều thiếu sót nhưng đã phát hiện ra một số Tribus, Genus và Section mới. Ngược lại Bentham & Hooker (1873) và C. B. Clarker (1882) lại đưa chi Aegiceras và Theophrasta vào họ Myrsinaceae. Các nhà nghiên cứu này chia Myrsinaceae ra làm 3 tông: - Maesaeae: 1 chi Maesa. - Eumyrsineae: 18 chi, trong đó Việt Nam có 4 chi: Ardisia, Embelia, Maesa và Aegiceras. - TheoPhrasteae: 4 chi: Reptonia, Theophrasta, Clavija, Jacquinia. Cũng như các tác giả trên, nhưng Pax (1889) chia Myrsinaceae ra làm thành 4 phân họ: - Theophrastoideae: 2 tông, 5 chi. - : 4 tông, 13 chi, trong đó chi Ardisia chia làm 5 phân chi. - Maesoideae: 1 chi Maesa. - Aegiceratoideae: 1 chi Aegiceras.

6

Baillon (1892) không những chỉ sáp nhập Theophrastaceae mà còn sáp nhập cả Primulaceae và chi Coris L. Của họ Coridaceae vào họ Myrsinaceae. Ông chia họ này thành 9 series (thực chất là tông): - Theophrasteae – Maeseae – Samoleae - Myrsineae – Cordiceae – Primuleae - Aegicereae – Icacoreae – Glauceae Đáng chú nhất là hệ thống phân loại của Mez (1902), ông đã loại trừ những họ mà Baillon đã đưa vào Myrsinaceae, đó là Theophrastaceae, Primulaeae và chi Coris L. Mez thừa nhận 1 số chi của Alphonse de Candolle và giữ lại 2 phân họ của Pax đã chia: Maesoideae, Myrsinoideae và mô tả bổ sung thêm nhiều chi và phậ chi mới. Mez đã chia Mysinaceae thành 2 phân họ: + Maesoideae: 1 tông: Maesaeae: 1 chi và 2 phân chi: Maesa: Monotaxis và Eumae- seae. + Myrsinoideae (bao gồm các phân họ và tông Aegiceratoideae, Embelieae, Ardi- sieae, Eumyrsineae): 2 tông: - Ardisieae A. DC.: 5 chi: Aegiceras, Ardisia,Hymenandra, Canadrium và Heber- denia. Chi Ardisia chia làm 14 phân chi: Walleniopsis, Synardisia, Graphardisia, Picke- ringia, Icacoea, Pimelandra, Akosmos, Stylardisia, Acradisia, Tinopsis, Tinus, Pygus, Crispardisia, Bladhia. - Myrsineae: 23 chi: Monoporus, , Labisia, Parathesis, Tetarardisia, Oncostemon, Amblianthus, Amplianthopsis, Discocalyx, Cybianthus, Gammadenia, Geisanthus, Wellenia, Conomorpha, Stylogyne, Badula, Weigeltia, Grenacheria, Suttonia, Pleiomeris, Myrsine, Rapanea, Embelia. Chi Embelia chia làm 8 phân chi: Porembelia, Euembelia, Embeliopsis, Hete- rembelia, Pattara, Micrembelia, Choripetalum, Halembelia.

7

Hệ thống phân loại của Mez là hệ thống hoàn chỉnh nhất và dễ tra cứu nhất vì ông hoàn toàn dựa vào hình thái của cơ quan dinh dưỡng như thân, cành, lá và cơ quan sinh sản như hoa, quả và hạt. Pitard (1930) chia Myrsinaceae ở Đông Dương trực tiếp ra làm 6 chi: Maesa (17 loài), Rapanea (2 loài), Embelia (11 loài), Labisia (1 loài), Ardisia (77 loài), Aegiceras (1 loài). Dựa vào hệ thống của Mez, chi Ardisia cũng chia thành 7 section: Pimelandra (2 loài), Akosmos (21 loài), Stylardisia (3 loài), Acrardisia (4 loài), Pyrgus (5 loài), Tinus (17 loài), Crispardisia (25 loài). Nhưng Pitard không thành lập sect. Bladhia, có đặc điểm chủ yếu là cây không phân nhánh, mép lá khía răng cưa nhỏ đều và sắc, cho nên những loài Ardisia silvestris Pitard (Lá khôi) ông xếp vào sect. Akosmos; A. primulaefolia L. và A. chinensis Benth. xếp vào sect. Crispardisia, có mép khía răng cưa tròn và có tuyến mép. Điều đó không đúng với đặc điểm hình thái của các section kể trên. Người nghiên cứu về họ Myrsinaceae nhiều nhất trong những năm 40 là E. Walker, ông có nhiều công trinh nghiên cứu ở Vân Nam (Trung Quốc), Đài Loan, Đông Á, Thái Lan, Nhật Bản, Island, đặc biệt là công trình nghiên cứu lại ở Đông Á (1940). E. Walker thống nhất với quan điể của Mez chia Myrsianceae ra làm 2 phân họ và các tông giống như của Mez. Còn Nakai (1941) lại tách những phân họ mà Mez đã sáp nhập và chia ra thành 4 phận họ: - Maesoideae – Ardisoideae - Embelioideae – Myrsinoideae Ngược lại với các tác giả trên, Hutchinchon (1959) đã tách 2 chi Aegiceras và Theophrasta để thành 2 họ riêng biệt và cùng với họ Myrsinaceae xếp vào bộ Myrsinales. Ngoài ra còn một số tác giả như H. Melchior (1954), C. Chen (1979), Takhtajan (1981) đều chia Myrsinaceae thành 3 phân họ:

8

- Myrsinoideae - Maesoideae - Aegiceratoideae Ngoài các tác giả kể trên còn có nhiều tác giả nghiên cứu trong phạm vi từng ước như Bentham (1861), Kurz (1877), Barker (1965), Chun (1974), C. Y. Wu, C. Chen (1979) v.v... trên cơ bản dựa trên hệ thống của Mez. Tóm lại các nhà nghiên cứu về hệ thống phân loại họ Myrsinaceae có thể chia thành 2 nhóm tác giả: nhóm chia thành các phân họ và nhóm chia trực tiếp thành các tông hoặc các chi. 1.3. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem (Myrsinaceae) tại Việt Nam Ở Việt Nam, theo tài liệu Thực vật chí Việt Nam tập 4, họ Đơn nem có 5 chi và khoảng 144 loài, đa số các loài này là 1 trong những thành phần thường thấy của tầng cây bụi dưới tán rừng. Hệ thống phân loại các taxon dưới họ Myrsinaceae được thống kê trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Hệ thống phân loại họ Myrsinaceae ở Việt Nam Subfamilia Tribus Genus Section Maesoideae Doraena Maesa Maesa Myrsinoideae Ardisieae Aegiceras Ardisia Crispardisia Pimelandra Pyrgus Tinus Stylardisia Acrardisia Akosmos Bladhia

9

Subfamilia Tribus Genus Section Myrsineae Embelia Embelia Heterembelia Pattara Micrembelia Choribetalum Myrsine (bao gồm cả chi Rapanea) 1.4. Tình hình nghiên cứu về Hệ thực vật tại VQG Xuân Sơn Các công trình nghiên cứu hệ thực vật ở Phú Thọ ngày càng được chú trọng. Nghiên về cứu về tài nguyên thực vật của trung tâm phát triển công nghệ cao “Điều tra nghiên cứu tiềm năng và triển vọng của một số nhóm tài nguyên thực vật ở tỉnh Phú Thọ, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững”. kết quả nghiên cứu đã xác định được nhóm cây gỗ: có 204 loài cây cho gỗ thuộc 136 chi, 57 họ, 2 ngành; nhóm cây thuốc: có 684 loài thuộc 136 họ, 457 chi 5 ngành; nhóm cây cho tinh dầu: có 48 loài thuộc 18 họ; nhóm cây cho dầu nhựa: có 163 loài thuộc 121 chi, 84 họ; nhóm cây nhuộm màu: có 40 loài; nhóm cây ăn được: có 225 loài thuộc 157 chi, 77 họ, 3 ngành. Nghiên cứu của trường Đại học Thái Nguyên về: tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định tính đa dạng thực vật, xác định được các loài thực vật quý hiếm, phân loại, mô tả cấu trúc, phân tích sự biến đổi của các kiểu thảm thực vật của VQG Xuân Sơn theo các đai độ cao (dưới 700m và trên 700m), theo địa hình và theo mức độ tác động của con người. Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm 2 họ, 5 chi và 16 loài thực vật cho khu hệ thực vật VQG Xuân Sơn. - Luận án đã cung cấp nhiều dẫn liệu về sự đa dạng của các taxon thực vật và thảm thực

10

vật của Vườn. Đã xác định được công dụng của 948 loài cây có ích và 47 loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng ở VQG. Nghiên cứu về đa dạng yếu tố địa lý của khu hệ thực vật huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng loài đã thống kê được là 764 loài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý và sắp xếp được vào 19 yếu tố địa lý thực vật. Hệ thực vật huyện Phù Ninh có tỷ trọng yếu tố đặc hữu là 75 loài, chiếm 9,82% trong tổng số 764 loài của hệ thực vật. Riêng yếu tố đặc hữu Bắc Bộ có 37 loài, chiếm 4,84% thuộc 35 chi, chiếm 6,86% tổng số chi đặc hữu và 31 họ, chiếm 20,13% tổng số họ đặc hữu. Các yếu tố Đông Dương, Châu Á nhiệt đới, Ấn Độ đều là những yếu tố có số lượng loài phong phú. Điều này cũng tương tự như hệ thực vật Việt Nam. Yếu tố di cư hiện đại, nhập nội và cây trồng có 58 loài, chiếm 7,59% tổng số loài. Sự đa dạng về các yếu tố địa lý nói lên tính đa dạng và giá trị khoa học của hệ thực vật huyện Phù Ninh. Điều tra, thu thập một số loài cây có giá trị kinh tế và các loài có nguy cơ bị đe dọa duyệt chủng làm cơ sở tuyên truyền giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn do Vườn Quốc gia Xuân Sơn chủ trì thực hiện. Kết quả nghiên cứu lập các loài dự kiến lấy mẫu với gần 400 loài thuộc 102 họ, trong đó có tới 63 loài nguy cấp có trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ thế giới, mô tả hình thái, vật hậu, phân bố sinh thái học, giá trị kinh tế của 300 loài thực vật. Kết quả nghiên cứu đó được mô tả cụ thể bằng cuốn sách Át-lát 300 loài thực vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ nguồn thực vật có tại vườn. Đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp cụ thể để quản lý, bảo tồn và phát triển hiệu quả các loài thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn và đặc biệt là 63 loài cây gỗ quý hiếm. Chú trọng giải pháp tuyên truyền, giáo dục người dân trong việc bảo vệ rừng.

11

Ngoài những nghiên cứu về thực vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, chưa có công trình nào nghiên cứu về đa dạng số lượng loài hay taxon của hệ thực vật, về phổ dạng sống từng vùng của Vườn quốc gia. Sự đa dạng sinh vật tại VQG Xuân Sơn mới được nghiên cứu sơ bộ qua một số cuộc điều tra khảo sát của một số cơ quan như: Điều tra nghiên cứu khả thi thành lập KBTTN Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm V nh Phúc phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc thực hiện, Điều tra sơ bộ tài nguyên động vật và thực vật KBTTN Xuân Sơn năm 1998, do Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Khoa sinh Đại học sư phạm Hà Nội thực hiện, đặc biệt, giai đoạn 2000-2001, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật tại KBTTN Xuân Sơn cho thấy về thực vật ngành hạt trần gặp 5 họ với 6 loài trong đó có 3 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) (Tuế núi đá- Cycas balansae Warb., Dẻ tùng dọc trắng hẹp -Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg., Kim giao -Nageia fleuryi (Hick.) De Laub.). Những cây cho gỗ trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta) bước đầu đã thống kê được 130 loài, trong đó có những cây gỗ quý như Táu mật (Vatica tonkinensis A. Chev.), Trai (Garcinia fagraeoides A. Chev.), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep. Chang), Sến mật (Madhuca pasquieri H. Lee.), Sâng (Pometia pinnata Wang -Hsi), Chò nâu (Dipterocarpus retusus Bl.), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Chò vẩy (Dysoxylum hainanense Merr.), Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecome). Tháng 10 năm 2002, Trung tâm Tài nguyên môi trường thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với ban quản lý VQG Xuân Sơn và Chi cục kiểm lâm Phú Thọ tiếp tục tổ chức một đợt khảo sát Đa dạng sinh vật ở khu vực này và đã thu được kết quả: Về thực vật, đã thống kê được 726 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Như vậy số lượng loài thực vật tăng gấp đôi so với trước. Trong ngành thực vật đã ghi nhận được thì ngành Ngọc lan - Magnoliophyta chiếm đa số (672 loài,

12

444 chi, 111 họ), sau đó là ngành Dương xỉ -Polyodiophyta (42 loài, 21 chi, 15 họ); rồi đến ngành Thông đất- Lycopodiophyta (5 loài, 3 chi, 2 họ), ngành Thông - Pinophyta (5 loài, 5 chi, 4 họ) và ít loài nhất là 2 ngành Quyết lá thông - Psilotophyta và ngành Cỏ tháp bút - Equisetophyta (1 loài, 1 chi, 1 họ). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn. Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2008), Kết quả điều tra tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học công nghệ – Đại học tự nhiên, số 1. Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2008), Nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học công nghệ – Đại học tự nhiên, số 4. Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2010), Kết quả điều tra sự đa dạng thành phần loài thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng nguồn tài nguyên, Tạp chí Khoa học công nghệ – Đại học tự nhiên, số 6. Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2010), Kết quả điều tra tài nguyên cây có ích ở xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, Tạp chí Khoa học công nghệ – Đại học tự nhiên, số 11. 1.5. Tình hình nghiên cứu về họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn Theo kết quả nghiên cứu của Trần Minh Hợi, Trần Xuân Đặng (2008), trong tài liệu “Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, đã thống kê được 24 loài, thuộc 04 chi trong họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn. Danh sách các loài thuộc họ Đơn nem trong tài liệu trên được trích dẫn trong bảng 1.2.

13

Bảng 1.2. Danh lục các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ STT Tên loài khoa học Tên loài phổ thông Công dụng 1 Ardisia callophyloides Pitard Cơm nguội còng 2 A. crispa (Thunb.) A. DC. Trọng đũa T 3 A. elegans Andr. Tạp quang T 4 A. gigantifolia Stapf Khôi trắng T 5 A. mamillata Hance Lưỡi cọp đỏ T 6 A. myrsinoides Pitard Cơm nguội 7 A. quinquegona Blume Cơm nguội năm cạnh T 8 A. replicata E. Walker Cơm nguội xếp 9 A. silvestris Pitard Lá khôi T 19 A. tsangii E. Walker Cơm nguội tsang 11 A. velutina Pitard Cơm nguội lông 12 A. virens Kurz. Cơm nguội độc T 13 A. villosa Roxb. Cơm nguội lông T 14 Embelia laeta (L.) Mez. Chua ngút hoa trắng T 15 E. ribes Burm. f. Vón vén T, R 16 E. undulata (Wall.) Mez. Rè dai T 17 Maesa acuminatissima Merr. Đơn nem lá nhọn 18 M. balansae Mez. Đơn nem trâu T, R 19 M. brevipaniculata (C. Y. Wu & C. Đơn nem lá nhỏ hoa Chen) Pipoly & C. Chen ngắn 20 M. indica (Roxb.) A. DC. Đơn nem ấn độ T, A 21 M. membranacea A. DC. Đơn màng 22 M. montana A. DC. Đơn núi T, R 23 Myrsine affinis A. DC. Xây gần 24 M. linearis (Lour.) S. Moore Xây hẹp

14

Tuy nhiên, đây chỉ là danh sách các loài và mẫu vật minh chứng cho tên loài không được chỉ rõ. Ngoài ra tại VQG Xuân Sơn chưa có công trình, đề tài nghiên cứu nào chuyên sâu về họ Đơn nem (Myrsinaceae), đặc biệt là các đề tài nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và danh lục hoàn thiện về các loài họ Đơn nem. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần loài họ Đơn nem (Myrsinaceae) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần thống kê được các loài trong họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn, từ đó có thể đưa ra được các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững thực vật họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

15

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Xây dựng cơ sở khoa học nhằm đề xuất biện pháp quản lý và bảo tồn các loài thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) tại VQG Xuân Sơn Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được đặc điểm lâm học các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn - Xác định được hiện trạng quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài trong họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. - Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. - Hiện trạng quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu. 2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các loài trong họ Đơn nem (Myrsinaceae) - Phạm vi nghiên cứu: Tại xã Xuân Sơn, VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - Thời gian nghiên cứu: 01/2019-05/2019.

16

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Xuân Sơn 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp xác định thành phần loài và phân bố của họ Đơn nem Phương pháp kế thừa tài liệu và phỏng vấn - Kế thừa các tài liệu có liên quan đến họ Đơn nem, các tài liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu như sách, giáo trình, bài báo khoa học..... - Phỏng vấn và ghi chép ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ Vườn, người dân địa phương về vấn đề nghiên cứu. Qua đó nắm rõ hơn đặc điểm các loài thuộc họ Đơn nem của khu vực nghiên cứu, lựa chọn được những hướng và phương pháp điều tra tối ưu. 17

Phương pháp điều tra ngoại nghiệp - Chuẩn bị: Máy định vị GPS, máy ảnh, bút chì, giấy ghi chép - Tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu trước khi điều tra thực địa, để công tác điều tra ngoại nghiệp được hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí và sức lực nhất - Phương pháp điều tra theo tuyến: + Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn. Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Xác định các tuyến điều tra chính để điều tra xác định tất cả các loài cây thuộc họ Đơn nem theo các nội dung đề ra. + Số lượng tuyến điều tra:  Tuyến từ Bản Dù xã Xuân Sơn – Xóm Lạng  Tuyến từ Bản Dù – Núi Đất  Tuyến từ Bản Dù – Núi Ten  Tuyến từ Bản Dù – Xóm Lấp + Sử dụng bản đồ của khu bảo tồn kết hợp với máy GPS điều tra từng tuyến nhằm xác định vị trí phân bố của loài để xây dựng lên bản đồ khu vực phân bố của các loài họ Đơn nem + Kết quả điều tra thành phần loài họ Đơn nem được ghi chép theo mẫu biểu 01.

Mẫu biểu 01. BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN Số hiệu Tuyến Tờ số: Kiểu rừng: Đá mẹ, đất: Địa hình: Độ rộng tuyến: GPS Điểm đầu:. Độ cao:

18

GPS Điểm kết thúc: Độ cao: Địa điểm: Ngƣời ĐT: Ngày ĐT:

D1.3 Doo Số Sinh TT Tên loài Hvn GPS Ghi chú Cm Cm lƣợng cảnh

Trên tuyến điều tra ghi chép thống kê lại các thông tin vào bảng 2.1: Toạ độ tuyến, toạ độ các loài thuộc họ Đơn nem gặp trên tuyến, số lượng, hiện trạng sinh trưởng, vật hậu, đặc trưng của quần thể, quần xã nơi có loài thuộc họ Đơn nem phân bố. Sau đó dùng phần mềm Mapinfo đánh dấu các toạ độ tuyến và vùng và các kết quả điều tra lên bản đồ hiện trạng của khu vực nghiên cứu. Bảng 2.1. Biểu tổng hợp tuyến điều tra thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn Ngày Tọa độ Dài tuyến T Tên Ngƣời điều S ĐT điều Địa điểm đầu - Độ cao đầu T tuyến tra (ha) tra cuối - cuối

19

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến điều tra thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn

Phương pháp nội nghiệp - Tổng hợp kết quả từ biểu điều tra tuyến (mẫu biểu 01) lập danh lục thực vật thuộc họ Đơn nem phân bố tại khu vực nghiên cứu - Qua đó ước lượng số lượng quần thể các loài quý, hiếm, loài có giá trị bảo tồn cao.... Xây dựng bản đồ phân bố thực vật thuộc họ Đơn nem Sử dụng phần mềm Mapinfo và nền bản đồ của VQG Xuân Sơn để xây dựng các bản đồ phân bố của các loài thuộc họ Đơn nem và bản đồ các tuyến điều tra. Dùng phần mềm Mapsouer để chuyển dữ liệu GPS sang Mapinfo. Từ kết quả ghi nhận tọa độ của các loài thuộc họ Đơn nem ghi ở (mẫu biểu 01) (biểu điều tra tuyến). Trên tuyến điều tra ghi chép thống kê lại các thông tin: Toạ độ tuyến, toạ độ các loài thuộc họ Đơn nem gặp trên tuyến, số lượng, hiện trạng sinh trưởng, tái sinh, vật hậu, đặc trưng của quần thể, quần xã nơi có loài họ Đơn nem phân bố. Sau đó dùng phần mềm Mapinfo đánh dấu các toạ độ tuyến và vùng và các kết quả điều tra lên bản đồ hiện trạng, vị trí phân bố của các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn. 20

2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học của các loài họ Đơn nem  Phương pháp phỏng vấn - Kế thừa các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến các loài thuộc họ Đơn nem về đặc điểm phân bố. - Phỏng vấn cán bộ Vườn và người dân địa phương về đặc điểm về phân bố thực vật thuộc họ Đơn nem tại khu bảo tồn thông qua các hình ảnh về loài thuộc họ Đơn nem.  Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Tại nơi có các loài thuộc họ Đơn nem sống tiến hành lập ô tiêu chuẩn và xác định tên các loài trong ô tiêu chuẩn (OTC) và tình hình sinh trưởng của chúng. Mỗi vị trí độ cao khác nhau tiến hành lập OTC vơi diện tích OTC là 500m2(20m×25m=500m²), trong OTC tiến hành điều tra tầng cây cao và cây bụi thảm tươi. * Điều tra trong ô tiêu chuẩn Điều tra tầng cây cao: tiến hành điều tra trong ô tiêu chuẩn, điều tra tất cả cây gỗ trong ô có đường kính ≥6cm và ghi chép toàn bộ các thông số: loài, chiều cao, đường kính ngang ngực, đường kính tán của tầng cây gỗ. Dùng thước đo vanh hoặc thước dây để xác định đường kính D1.3 (cm), dùng thước dây đo đường kính tán

Dt(m), thước bán cao đo chiều cao vút ngọn Hvn (m) và chiều cao dưới càn Hdc (m). Kết quả ghi theo mẫu biểu 02. Mẫu biểu 02. BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO Số hiệu ÔTC: Tờ số: Kiểuthảm: DT: 500m² Đá mẹ, đất: Địa hình: Độ che phủ: Độ dốc: Hƣớng dốc: Độ cao: GPS: Ngày ĐT: Địa điểm: Ngƣời ĐT:

21

D1.3 Hvn Hdc Dt Sinh Ghi TT Tên cây Vật hậu cm m m m trƣởng chú

Điều tra cây bụi thảm tƣơi: tiến hành điều tra thành phần loài, chiều cao trung bình Htb (m), tỷ lệ che phủ %CP, phân bố. Kết quả ghi vào mẫu biểu 03. Mẫu biểu 03. BIỂU ĐIỀU TRA CÂY BỤI THẢM TƢƠI, TV NGOẠI TẦNG Số hiệu ÔTC: Tờ số: Ngày ĐT: Địa điểm: Diện tích ÔDB= 8m² (2m x 4m); Số lƣợng ÔDB = 5 ÔDB/Ô tiêu chuẩn

ÔDB TT Tên cây Số Số % Htb m Phân Ghi chú số bụi cây CP bố

Phương pháp xác định tiểu khí hậu, địa hình, độ dốc, độc cao, thổ nhưỡng. - Khí hậu thủy văn: Khí hậu thủy văn nơi có loài thực vật thuộc họ Đơn nem phân bố ta sử dụng kế thừa tài liệu về khí hậu của địa phương. - Địa hình: Tiến hành điều tra theo tuyến quan sát, kết hợp với kế thừa tài liệu về điều kkiện tự nhiên của địa phương - Đo độ dốc: Đo bằng địa bàn cầm tay để xác định độ dốc của nơi có loài thuộc họ Đơn nem phân bố. Để đảm bảo độ chính xác nên đo ở 3 vị trí khác nhau rồi lấy giá trị trung bình. - Xác định độ cao: Trên tuyến điều tra, tại mỗi nơi có loài thuộc họ Đơn nem phân bố ta dùng GPS để xác định chính xác độ cao.

22

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Để nghiên cứu về đặc điểm đất đai ta sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu về thổ nhưỡng ở địa phương.  Phương pháp điều tra nội nghiệp - Dựa vào kết quả điều tra ngoài thực địa tiến hành tổng hợp đánh giá - Xác định tổ thành: để xác định công thức tổ thành (CTTT) trước tiên phải xác định được thành phần loài tham gia vào CTTT

Các loài chính là loài có số cây Ni ≥ Ntb sẽ được viết CTTT.

Trong đó: Ni là số cây của loài i

Ntb là số cây trung bình của mỗi loài. Ntb được tính bằng:

N tb (N: tổng số cây các loài, m: tổng số loài)

Khi đó CTTT được xác định bằng công thức: ∑

Trong đó: Ki: là hệ số tổ thành loài i: Ki =

Ni: Số lượng cá thể loài i; N: Tổng số cá thể điều tra

Xi: Tên loài cây i (Tính hệ số tổ thành theo đơn vị là 1/10, trong CTTT loài có hệ số lớn viết trước, tên của các loài được viết tắt. Nếu các loài tham gia vào CTTT có hệ số Ki < 1 thì có thể bỏ hệ số tổ thành nhưng phải viết dấu “+” nếu Ki = 0,5 – 0,9, viết dấu “-“ nếu Ki < 0,5) Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng cho công tác quản lý bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem nói riêng và tài nguyên thực vật nói chung tại VQG Xuân Sơn. 2.4.3. Nghiên cứu hiện trạng quản lý bảo tồn các loài họ Đơn nem Phương pháp kế thừa tài liệu - Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, thống kê tình hình sinh trưởng, phát triển, biến động số lượng các loài trong họ Đơn nem trước đây so với hiện nay. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 23

Trên các tuyến điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đến các loài thuộc họ Đơn nem theo mẫu biều 05. Biểu 05. Biểu các tác động ảnh hƣởng đến các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn STT Loại tác động Đối tượng Mức độ tác động Ghi chú tác động

Phương pháp nội nghiệp Từ các số liệu điều tra thực địa tiến hành tổng hợp các số liệu như sau. Các tác động do con người: - Trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến các loài thuộc họ Đơn nem. - Tác động tích cực thông qua số liệu kế thừa và phỏng vấn cán bộ quản lí + Các biện pháp k thuật lâm sinh có tác động tích cực đến loài nếu có. + Các biện pháp tuần tra kiểm soát bảo vệ rừng tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng. + Xử lí các hoạt động vi phạm hành chính - Tác động tiêu cực (Qua kế thừa và phỏng vấn) + Tình trạng khai thác trái phép các loài trong họ Đơn nem không có kiểm soát của người dân địa phương tại VQG Xuân Sơn. + Đốt nương rẫy của người dân + Việc chuyển đổi các mục đích sử dụng rừng, các biện pháp lâm sinh tác động tiêu cực đến môi trường, khai thác quá mức các loại cây gỗ, cây dược liệu làm ảnh hưởng đến cấu trúc rừng. Tác động tự nhiên:

24

- Các tác động tự nhiên làm suy giảm các loài thực vật thuộc họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu như sâu bệnh, gió bão. 2.4.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem - Cơ sở để đưa ra giải pháp bảo tồn các loài thưc vật thuộc họ Đơn nem + Dựa vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn + Dựa vào các kết quả nghiên cứu + Dựa vào các quy phạm ngành Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài - Kỹ thuật bảo tồn: Dựa vào các quy trình, quy phạm của ngành có liên quan để bảo tồn loài như kỹ thuât lâm sinh, sinh thái rừng,... - Các hình thức bảo tồn: Bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ. - Các giải pháp đưa ra để bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn + Giải pháp về khoa học và kỹ thuật + Giải pháp về kinh tế - xã hội + Giải pháp về quản lí + Giải pháp về cơ chế chính sách.

25

CHƢƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VQG XUÂN SƠN 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý, địa giới hành chính Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La. * Tọa độ địa lý: - Từ 21°03' đến 21°12' v Bắc; - Từ 104°51' đến 105°01' kinh Đông. * Ranh giới Vườn quốc gia: - Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; - Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; - Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; - Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 3.1.2. Địa hình, địa mạo - Địa hình VQG Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. - Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥ 700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh Voi 1.386m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m; - Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao <700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đồn và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25-300, độ cao trung bình 400m; - Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sủ dụng canh tác nông nghiệp.

26

3.1.3. Đất đai - Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m, tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình), huyện Phú Yên (tỉnh Sơn La). - Đất feralit đỏ vàng phát triển ở cùng đồi núi thấp(Fe): Phân bố dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn, đất khá màu mỡ, thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển. - Đất Rangin (hay đất hình thành trong núi đá vôi)-R: Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hóa, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hóa đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc trong chân núi đá. - Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lung (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là Limon (L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ. 3.1.4. Khí hậu, thủy văn * Khí hậu Theo tài liệu khí tượng thủy văn của trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu VQG Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và màu khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, 9 hàng năm. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.826mm, lượng mưa cực địa có thể tới 2.453mm (năm 1971). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù. Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào các tháng 6 và tháng 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70C; nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 11 đến 2 năm sau, có khi xuống đến 0,50C.

27

Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%). *Thủy văn VQG Xuân Sơn có cá hệ thống suối như: Suối Thân, Suối Thang, Suối Chiềng cá suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Hai sông này hợp lưu tại Minh Đài, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong Vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 150m, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ thượng nguồn về Sông Hồng. 3.1.5. Thảm thực vật rừng *Hệ sinh thái: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m tại khu vực phía Nam của Vườn. Thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae)... - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiêt đới núi trung bình:Phân bố ở khu vực núi Ten, núi Voi và phần đất phía Tây của Vườn từ độ cao 700m trở lên. Thực vật chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), hộ Re (Lauraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Thích (Aceraceae), họ Chè (Theraceae), họ Chò chỉ (Sapotaceae)... - Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu: Phân bố tập trung ở hai đầu dãy núi Cẩn. Các loài đại diện chính như Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Trai (Garcinia fagraeoides), Mậy tèo, Ô rô, Teo nông (Streblus spp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Sâng (Pometia pinnata)... - Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu: Phân bố thành những mảng tương đối rộng ở khu vực núi Cẩn từ độ cao 700m trở lên. Các loài trong họ Dầu không còn thấy xuất hiện thay vào đó là sự xuất hiện một số loài lá kim như

28

Sam bông (Amentotaxus argotaenia), Thông tre (Podocarpus neriifolius) và sự gia tăng của các loài thực vật á nhiệt đới như Re, Dẻ, Chè... - Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy: Phân bố rải rác trong VQG, các loài địa diện như Hu đay (Trema oriantalis), Ba gạc lá xoan (Euvodia meliaefolia), Xoan nhừ (Choerospondias axillaries), Màng tang (Litsea cubeba), Chò chỉ (Shorea chinensis)... - Rừng thứ sinh Tre nứa: Rừng tre nứa chỉ chiếm một diện tích nhỏ (56 ha) ở khu vực phía Đông của Vườn. Thực vật tạo rừng chủ yếu là loài Nứa lá nhỏ và một số loài cây gỗ mọc rải rác. Dưới tán Nứa, thảm tươi ít phát triển thường là một số loài trong họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), mọc rải rác. Dây leo phổ biến là Sắn dây, Kim Cang, Dất, Bìm bìm... Loại rừng này có giá trị kinh tế kém, tuy nhiên trong điều kiện đất rừng ít màu mỡ và có mức độ chiếu sáng cao, rừng tre nứa có vai trò lớn trong việc giữ đất, chống xói mòn và tạo ra những điều kiện môi trường sống cho một số nhóm động vật hoang dã. *Thành phần và Số lượng các taxon thực vật: Kết quả điều tra đã phát hiện và giám định được 1.259 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 699 chi của 185 họ, trong 6 ngành thực vật (Xem danh mục thực vật kèm theo). Kết quả tóm tắt danh mục thực vật rừng như sau Bảng 3: Thành phần Thực vật rừng Vƣờn quốc gia Xuân Sơn Ngành thực vật Số họ TV Số chi TV Số loài TV Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 6 Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1 Dương xỉ (Polypodiophyta) 22 38 74 Hạt trần (Pinophyta) 3 4 5 Hạt kín (Magnoliophyta) 156 652 1172 Tổng cộng: 185 699 1259

29

Trong ngành hạt kín chia ra: Hạt kín hai lá mầm (Magnoliopsida) 133 545 989 Hạt kín một lá mầm (Liliopsida) 22 107 183 - Tổng số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng của VQG đã xác định nằm trong sách đỏ Việt Nam và trong danh sách đỏ thế giới là 47 loài; trong đó: + Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong sách đỏ Việt Nam là 46 loài, còn 1 loài (Chò chỉ) có tên trong danh sách đỏ thế giới nhưng không có tên trong sách đỏ Việt Nam là vì loài này ở Việt Nam chưa nguy cấp. + Số loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có tên trong danh sách đỏ Thế giới là 3 loài(Chò nâu, Chò chỉ, Máu chó poilane) nhưng chỉ có 2 loài trong số này được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam (Chò nâu, Chò chỉ). + Trong tổng số 47 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn có 2 loài (Trai lý, Gù hương) có tên trong danh sách nhóm IIA ban hành kèm theo Nghị định 32 của chính phủ. 3.1.6. Hệ động vật rừng Bảng 4: Thành phần động vật Vườn quốc gia Xuân Sơn Lớp Số bộ Số họ Số loài Thú 8 26 94 Chim 15 50 223 Bò sát 2 11 30 Ếch nhái 1 7 23 Tổng 25 94 370 Trong số các loài động vật có tên trong danh mục đã xác định được 51 loài động vật quý hiếm, trong đó: + Thú: 32 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (năm 2007), trong đó có 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 8 loài ở thứ hạng nguy cấp (EN) và 12 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 15

30

loài ở phụ lục IB và 12 loài có tên trong phụ lục IIB và 3 loài có tên trong Danh mục đỏ của Thế giới IUCN (năm 2011). + Chim: 10 loài, trong đó có 1 loài ở thứ hạng đang bị đe doạ (VU); trong số này nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 2 loài ở phụ lục IB và 8 loài nằm trong phụ lục IIB. + Bò sát và ếch nhái: 9 loài, trong đó có 2 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp (CR), 4 loài nguy cấp (EN) và 2 loài ở thứ hạng bị đe doạ (VU). Nếu đối chiếu với Nghị định 32/2006/NĐ-CP thì có 1 loài ở phụ lục IB và 5 loài có tên trong phụ lục IIB. Từ số liệu trên cho thấy trong Vườn quốc gia Xuân Sơn đang hiện hữu 51 loài động vật hoang dã quý hiếm, trong đó điển hình là Gấu ngựa, Gấu chó, Sơn dương, Sóc bay lông tai, Trăn đất, Báo hoa mai, Beo lửa,...đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý, là di sản của Vườn quốc gia. Những nguồn gen động vật quý hiếm này có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao cần được đưa vào danh mục các loài được ưu tiên bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học. 3.1.7. Đặc điểm về cảnh quan, văn hóa và lịch sử Vườn quốc gia Xuân Sơn có môi trường không khí, môi trường nước sạch sẽ, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22OC - 23OC. Đặc biệt, một ngày ở Xuân Sơn thời tiết có nét đặc trưng của 4 mùa: buổi sáng mát mẻ, mang đặc trưng của khí hậu mùa xuân, buổi trưa ấm áp như mùa hè, buổi chiều hiu hiu như mùa thu, buổi tối trời se lạnh. Một khu thiên nhiên kỳ v với tất cả vẻ hoang sơ của nó có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với những ai lần đầu đến đây. Xuân Sơn có địa hình đa dạng, nhiều cảnh đẹp và có những đặc điểm tự nhiên hoang dã (rừng, hồ, núi, thung lũng...). Địa hình này tạo sức hấp dẫn đối với khách ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi..., có địa hình và phong cảnh đa dạng, có trên 30 hang động, trong đó một số hang động có vẻ đẹp rất kỳ ảo và hấp dẫn như hang Lạng, hang Lun, hang Na, hang Thổ Thần... Xuân Sơn có khí hậu mát mẻ, không khí trong

31

lành, đặc biệt vào mùa hè là lợi thế của Vườn quốc gia Xuân Sơn trong phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh còn có cộng đồng các dân tộc hiện vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện trong trang phục, lễ hội như và đời sống sinh hoạt hàng ngày như đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rượu hoẵng, cơm lam... Đây là một trong những tiềm năng của du lịch sinh thái - nhân văn. Nằm trong thế chân kiềng của tổng thể cảnh quan thiên nhiên hùng v Tam Đảo - Ba Vì - Xuân Sơn. Trong trục tâm linh của truyền thuyết lịch sử Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu; Sơn Tinh - Thủy tinh; Vua Hùng, Gà chín cựa...đã tạo nên một Xuân Sơn kỹ v và có nhiều lợi thế trong bảo tồn và phát triển bền vững. 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 29 thôn thuộc địa giới hành chính của 6 xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thượng và Xuân Đài, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia. - Dân số: Theo kết quả thống kê tại các xã năm 2012, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm (29 thôn/xóm) có 12.559 người với 2.908 hộ; trong đó nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia có 2.984 người với 794 hộ. - Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm là 7.391 người, chiếm 58,8% tổng dân số Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.

32

- Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %. + Dân tộc Mường Người Mường sống thành từng xóm riêng biệt tại các xóm Lấp, Lạng và Nước Thang, một số ít sinh sống trong xóm Dù. Trong sản xuất, người Mường vẫn giữ được tính cộng đồng. Họ thường hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc như làm ruộng, nương rẫy, hái lượm. Người Mường có truyền thống làm ruộng nước lâu đời, vì vậy ruộng nước của họ thường rất ổn định và bền vững. + Dân tộc Dao Người Dao phân bố ở các xóm Dù, Cỏi, Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng và xóm Thân. Người Dao ở đây còn giữ được nhiều phong tục tập quán và truyền thống đặc trưng của người Dao ở Việt Nam và đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá còn lưu giữ lại được ở nơi đây. 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội *Trồng trọt - Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ. - Diện tích khoai, sắn canh tác ở các sườn đồi, nơi đất ít dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên năng suất và sản lượng chưa cao. - Các loại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc... được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng không đủ điều kiện để làm ruộng nước. *Chăn nuôi

33

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình. Nhìn chung hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, chưa hướng tới sản xuất hàng hoá tập trung. Tuy nhiên, có một số hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Một số nơi, người dân còn duy trì phong tục chăn thả tự do vào rừng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng non mới trồng. *Các hoạt động dịch vụ thương mại - Du lịch sinh thái là thế mạnh của Vườn quốc gia Xuân Sơn, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch sinh thái; du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa; du lịch thăm quan nghỉ dưỡng. - Những hoạt động du lịch vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng, vừa nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, sinh thái, cảnh quan. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn, hoạt động dịch vụ thương mại chủ yếu là bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày và nhà nghỉ tạm cho khách đến tham quan du lịch nên số lượng khách đến thăm Vườn chưa nhiều. Số lượng khách thăm quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau: + Chưa có hệ thống tổ chức quản lý, hướng dẫn và dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí... + Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu vực còn nhỏ lẻ, tự phát và chưa phát triển. + Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia làm dịch vụ du lịch còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. *Đời sống và thu nhập của người dân - Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia khoảng 7,9 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc...

34

- Tỷ lệ hộ nghèo của 6 xã thuộc Vườn quốc gia Xuân Sơn chiếm (35,9%) thấp hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo vùng lõi cao hơn vùng đệm. Đây là thách thức cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013-2020. 3.2.3. Hiện trạng xã hội *Giao thông: Hệ thống đường giao thông vào vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia luôn được quan tâm đầu tư. Tính đến năm 2012, có 94 km đường nhựa và đường bê tông đến trung tâm các xã; 67,7 km đường bê tông được trải đến thôn. *Y tế: Trong khu vực Vườn quốc gia có 1 trạm y tế được xây kiên cố tại trung tâm xã Xuân Sơn (xóm Dù) với 10 giường bệnh, 1 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 y sỹ, 2 y tá. Mỗi xóm có 01 y tá xóm. Dụng cụ khám chữa bệnh ở trạm y tế được trang bị đơn giản, chỉ khám, chữa những loại bệnh thông thường. Tuy nhiên, công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh... *Giáo dục: - Giáo dục trong khu vực Vườn quốc gia đã được chú trọng, hầu hết các xã có trường tiểu học và trường trung học cơ sở. Các xóm đều có lớp cắm bản từ lớp 1 đến lớp 5, giáo viên hầu hết là người trên địa bàn huyện. Số học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường đạt 100%. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học khoảng 70%. - Hầu hết các phòng học và phòng ở của giáo viên được xây dựng kiên cố. (Nguồn: số liệu điều tra thu thập tại các xã của VQG Xuân Sơn năm 2012)

35

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thành phần loài và phân bố của thực vật họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn 4.1.1. Thành phần loài Dựa trên kết quả điều tra tại hiện trường và giám định tiêu bản mẫu, chúng tôi đã xác định được 16 loài thuộc 3 chi trong họ Đơn nem – Myrsinacaea có phân bố tại VQG Xuân Sơn. Thông tin các loài ghi nhận trong nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Danh lục các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn STT Tên khoa học Tên phổ Mức Ảnh số Ghi thông nguy chú cấp

1 Ardisia crenata Sims Trọng đũa 4.4; 4.5 2 Ardisis elegans Andr. Táp quang 4.6; 4.7 3 Ardisia gigantifolia Stapf. Khôi trắng 4.8; 4.9; 4.10 4 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU A1a, 4.11 c,d+2d

5 Ardisia stangii E. Walker Cơm nguội 4.12; tsang 4.13; 4.14 6 Ardisia villosoides E. Walker Cơm nguội BSLM 4.15; 4.16 the 7 Embellia henryi E. Walker Rè henry 4.17; 4.18 BSLM 8 Embelia parviflora Wall. ex Thiên lý VU A1a, BSLM 4.19 A. DC. 1834. hương c,d+2d 9 Embelia undulata (Wall.) Mez Chua ngút BSLM 4.20; 4.21 dai 10 Maesa acuminatissima Merr. Đơn lá 4.22; 4.23

36

STT Tên khoa học Tên phổ Mức Ảnh số Ghi thông nguy chú cấp nhọn

11 Maesa ambigua C. Y. Wu & Đơn lông 4.24; BSLM C. Chen cuống ngắn 4.25; 4.26 12 Maesa blansae Mez Đơn trâu 4.27; 4.28 13 Maesa brevipaniculata (C. Y. Đơn lá nhỏ Wu & C. Chen) Pipoly & C. hoa ngắn 4.29; 4.30 Chen 14 Maesa laxifolia Pitarrd Đơn hoa BSLM 4.31; 4.32 thưa 15 Maesa montana A. DC. Đơn núi 4.33; 4.34 16 Maesa perlarius (Lour.) Merr. Đơn nem 4.35; BSLM 4.36; 4.37 Ghi chú: VU: loài thuộc mức độ nguy cấp là sẽ nguy cấp (Sách Đỏ Việt Nam, 2007) BSLM: Loài bổ sung mới cho danh lục của VQG Xuân Sơn.

Đối chiếu với danh lục thực vật của VQG Xuân Sơn năm 2008, trong nghiên cứu này của tôi đã phát hiện và bổ sung cho danh lục VQG 7 loài mới, đó là: Trọng đũa (Ardisia crenata Sims), Cơm nguội the (Ardisia villosoides E. Walker), Thiên lý hương (Embelia parviflora Wall. ex A. DC. 1834.), Rè henry (Embellia henryi E. Walker), Đơn lông cuống ngắn (Maesa ambigua C. Y. Wu C. Chen), Đơn hoa thưa (Maesa laxifolia Pitarrd), Đơn nem (Maesa perlarius (Lour.) Merr.). Đây là phát hiện mới của nghiên cứu về phân bố của các loài tại VQG Xuân Sơn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xác định được khu vực nghiên cứu có 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, năm 2007, đó là loài Lá khôi (Ardisia silvestris) và Thiên lý hương 37

(Embelia parviflora) ở mức VU- sẽ nguy cấp. Đây là 2 loài cây thuốc có giá trị sử dụng cao tại VQG Xuân Sơn. Tuy nhiên theo danh sách các loài trong họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn của Trần Minh Hợi và cộng sự (2008), trong nghiên cứu của chúng tôi chưa phát hiện được 15 loài, gồm: Cơm nguội còng (Ardisia callophyloides Pitard), Trọng đũa (Ardisia crispa (Thunb.) A. DC.), Lưỡi cọp đỏ (Ardisia mamillata Hance), Cơm nguội (Ardisia myrsinoides Pitard), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegona Blume), Cơm nguội xếp (Ardisia replicata E. Walker), Cơm nguội lông (Ardisia velutina Pitard), Cơm nguội lông (Ardisia villosa Roxb.), Cơm nguội độc (Ardisia virens Kurz.), Chua ngút hoa trắng (Embelia laeta (L.) Mez.), Vón vén (Embelia ribes Burm. f.), Đơn nem ấn độ (Maesa indica (Roxb.) A. DC. ), Đơn màng (Maesa membranacea A. DC.), Xây gần (Myrsine affinis A. DC.), Xây hẹp (Myrsine linearis (Lour.) S. Moore) tại VQG Xuân Sơn. Việc kiểm chứng sự có mặt của các loài này tại VQG Xuân Sơn cần được tiếp tục nghiên cứu thêm. Dựa trên các thông tin về đặc điểm hình thái của các loài trong họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu và tham khảo tài liệu Thực vật chí Việt Nam tập 4, chúng tôi đã xây dựng được khóa tra để nhận dạng nhanh các loài trong họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn như sau:

Khóa tra 4.1. Khóa tra các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn I. Cây bụi, ít khi là cây gỗ nhỏ, đứng thẳng hoặc bụi trườn, thường phân cành nhiều. Lá đơn, mọc cách, mép nguyên hoặc khía răng cưa, nhẵn hoặc có lông, thường có vân tuyến dạng gân hoặc dạng điểm tuyến. Cụm hoa hình chùm, chùy ở nách lá hoặc đầu cành; lá bắc nhỏ thường hình trứng hoặc mũi mác, 2 lá bắc con dính nhau ở gốc đài hoặc ở trên cuống hoa. Hoa mẫu 5, lưỡng tính hoặc đơn tính, nhỏ, thường dài 2-4 mm. Đài hình phễu, nửa dưới dính vào bầu hoặc dính nhiều hơn, lá đài xếp van, thường có vân tuyến dạng gân hoặc điểm tuyến. Tràng hình chuông, ống tràng dài

38

bằng hoặc dài hơn cánh hoa; cánh hoa gần tròn, xếp lợp, thường có gân tuyến dạng gân. Nhị đính trên ống tràng và mọc đối với cánh hoa; chỉ nhị ngắn, rời, thường dài bằng bao phấn hoặc ngắn hơn, bao phấn hình trứng hoặc hình thận, 2 ô, mở dọc. Bầu trung hoặc hạ, vòi nhụy hình trụ thường dài không qua nhị; núm hình chấm hoặc xẻ 3- 5 thùy; noãn nhiều, đính ở giá noãn giữa. Quả mọng hình cầu hoặ chình trứng, đầu quả còn lại gốc vòi nhụy và quả được đài bao bọc, thường có gân tuyến. Hạt nhiều, có cạnh: Chi Đơn nem Maesa Forsk. 1a. Ống tràng gấp 2-3 lần cánh hoa. 2a. Cành mảnh tròn, mặt dưới lá không có gân tuyến và không có bọt trên các gân. 3a. Thân, lá, cụm hoa và quả đều có lông: Đơn lông cuống ngắn (Maesa ambigua) 1b. Ống tràng ngắn hơn hoặc bằng cánh hoa 4a. Lá có lông trên khắp phiến lá hoặc trên gân chính. 5a. Cụm hoa ở nách lá và đầu cành. 6a. Cụm hoa dài 2-4cm. Quả có gân tuyến: Đơn nem (Maesa perlarius). 6b. Cụm hoa dài 0,5-0,8. Quả không có gân tuyến: Đơn lá nhỏ hoa ngắn (Maesa brevipaniculata). 5b. Cụm hoa chỉ có ở nách lá: 7a. Lá hình bầu dục, mác hoặc thuôn, 10-20 x 3-9 cm: Đơn núi (Maesa montana). 4b. Lá nhẵn: 8a.Lá hình bầu dục rộng hoặc hình trứng rộng, rộng cỡ 6-14cm. 9a. Cụm hoa hình chùm ở nách lá và đầu cành, dài 5- 18cm. 10a. Mặt dưới lá không có gân tuyến. Cụm hoa dài 7-18cm: Đơn trâu (Maesa blansa). 8b. Lá hình hình trứng dài hoặc bầu dục rộng, rộng cỡ 3-5 cm 11a. Cụm hoa ở nách lá và đầu cành 12a. Mặt dưới lá, đài và tràng đều có gân tuyến

39

13a. Phiến lá hình bầu dục dài hoặc mác, mép nguyên hoặc gợn sóng: Đơn hoa thƣa (Maesa laxiflora). 12b. Mặt dưới lá, đài, tràng không có gân tuyến. 14a. Cành non hình trụ, phiến lá mỏng, dai, hình mác, cuống hoa dài 4-5mm: Đơn lá nhọn (Maesa acuminatissima).

II. Cây gỗ nhỏ, bụi hoặc nửa bụi gần với dạng cây thảo. Lá đơn, mọc cách, ít khi mọc đối hoặc mọc vòng, phiến lá thường có điểm tuyến, mép nguyên hoặc khía răng cưa tròn, giữa các răng cưa có điểm tuyến hoặc khía răng cưa nhỏ, nhiều. Cụm hoa hình chùm, xim, tán, ngù ở đầu cành, nách lá hoặc ngoài nách lá. Hoa lưỡng tính, thường mẫu 5, ít khi mẫu 4. Lá bắc nhỏ, sớm rụng. Lá đài thường hợp ở gốc, ít khi rời, xếp van hoặc xếp lợp, thường có điểm tuyến. Nhị đính ở gốc ống tràng; chỉ nhị ngắn hơn cánh hoa; ít khi dài bằng hoặc dài hơn; bao phấn 2 ô, mở dọc, ít khi mở lỗ, trung đới thường có điểm tuyến. Bầu thường hình cầu hoặc hình trứng; vòi nhụy, chỉ nhị thường ngắn hơn cánh hoa; núm hình chấm, noãn 3-12 hoặc nhiều hơn, xếp thành 1 vòng đến nhiều vòng. Quả mọng dạng quả hạch, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, thường màu hồng, có điểm tuyến, có lúc có gân tuyến. Hạt 1, hình cầu, lõm ở gốc, hạt bao phủ bởi 1 cái màng còn lại của giá naonx; nội nhũ sừng, phôi hình trụ mọc ngang hay thẳng: Chi Trọng đũa Ardisia Sw. 1a. Bụi hoặc gỗ nhỏ, phân cành, mép khía răng cưa kiểu tai bèo hoặc nguyên. 2a. Lá có điểm tuyến ở mép, tuyến thường nằm trong răng cưa hoặc ở chỗ lõm mép lá 3a. Cụm hoa hình tán kép hoặc ngù kép. 4a. Đài có lông 5a. Cây có thân phát triển, lá mọc cách. 6a. Toàn bộ phiến lá có lông dài phân đốt.

40

7a. Cụm hoa hình tán kép hay xin ở nác lá hoặc ngoài nách lá: Cơm nguội the (Ardisia villosoides). 4b. Đài hoàn toàn nhẵn. 8a. Đài không có điểm tuyến 9a. Phiến lá dai, gân bên mảnh, ít rõ. Cánh hoa màu đỏ hay hồng: Táp quang (Ardisia elegans). 3b. Cụm hoa có hình tán đơn, ngù đơn hoặc vừa đơn vừa kép 10a. Cụm hoa có lông nhỏ 11a. Lá đài có lông quanh mép. Quả có điểm tuyến. Cụm hoa hình tán đơn đầu cong xuống: Cơm nguội stang (Ardisia tsangii). 10b. Cụm hoa nhẵn 12a. Lá hình bầu dục, mác hẹp, mép khía răng cưa tròn, tuyến mép rõ. Cụm hoa hình tán đơn, đôi khi kép ở đầu cành: Trọng đũa (Ardisia crenata). 1b. Bụi nhỏ không phân cành, mép khía răng cưa nhiều nhỏ 13a. Lá mọc sát nhau như mọc vòng, thường tập trung ở đầu cành, mép lá khía răng cưa nhỏ, khít nahu. 14a. Lá không cuống 15a. Gân bên 28-35 đôi, không vuông góc với gân chính và không vấn hợp thành gân mép. Bầu và quả nhẵn: Lá khôi (Ardisia silvestris). 14b. Lá có cuống 16a. Cây bụi, cao 1-2m. Cụm hoa dài 18-30cm: Khôi trắng (Ardisia gigantifolia).

III. Bụi leo hoặc dây leo, rất ít khi bụi đứng thẳng hoặc gỗ nhỏ. Lá đơn, mọc cách hoặc xếp thành 2 hành hoặc gần vòng, mép nguyên hoặc khía răng cưa, có cuống ít khi không cuống hoặc gần như không cuống. Cụm hoa hình chùm, chùy, tán hoặc ngù ở đầu cành, nách lá hoặc ngoài nách lá, gốc thường có lá bắc. Hoa nhỏ, tạp tính, thường đơn tính cùng gốc hoặc khác gốc, hoa trắng hoặc vàng xanh, mẫu 4-5, ít khi

41

mẫu 6. Lá dài rời hoặc hợp ở gốc, xếp lợp hoặc vặn, mặt trong và mép cánh hoa có nhú lồi dày đặc, thường có điểm tuyến. Nhị đính ở phần dưới cánh hoa, khoảng 1/3- 1/2 chiều dài cánh hoa. Nhị ở hoa đực thường dài vượt cánh hoa, ở hoa cái nhị ngắn hơn cánh hoa; bao phấn 2 ô, mở dọc, trung đới thường có điểm tuyến. Bầu thượng, tiêu giảm nhiều ở hoa đực. Ở hoa cái bầu hình trứng hoặc hình cầu, vòi nhụy hình trụ, mảnh, thường dài vượt cánh hoa; núm hình đầu, có lúc hơi xẻ; noãn ít, xếp 1 vòng. Quả mọng, hình cầu hoặc hơi dẹt. Hạt 1, lõm ở gốc: Chi Chua ngút Embalia Burm.

1a. Cụm hoa hình chùm hay tán ở nách lá hoặc nách lá. 2a. Cụm hoa hình tán, ngù, ít khi chùm, gốc ít nhiều có lá bắc xếp lợp, cuống cụm hoa dài dưới 1cm. 3a. Hoa mẫu 5. 4a. Lá xếp thành 2 hàng 5a. Lá hình trứng, mép nguyên: Thiên lý hƣơng (Embelia parviflora). 4b. Lá không xếp thành 2 hàng. 6a. Bầu có lông. Mép khía răng cưa: Rè henry (Embelia henryi). 3b. Hoa mẫu 4. 7a. Cụm hoa hình chùm, dài 3-6cm: Chua ngút dai (Embelia undulata). 4.1.2. Phân bố các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn Kết quả điều tra phân bố các loài thuộc họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở trong bản đồ hình 4.1, 4.2, 4.3 dưới đây.

42

Hình 4.1. Sơ đồ phân bố của các loài Đơn nem, Đơn hoa thƣa, Trọng đũa, Cơm nguội tsang, Đơn lá nhỏ hoa ngắn trên các tuyến điều tra tại VQG Xuân Sơn

Hình 4.2. Sơ đồ phân bố các loài Đơn trâu, Táp quang, Đơn núi, Thiên lý hƣơng trên các tuyến điều tra tại VQG Xuân Sơn

43

Hình 4.3. Sơ đồ phân bố các loài Lá khôi, Khôi trắng, Đơn lông cuống ngắn, Chua ngút dai, Đơn lá nhọn, Cơm nguội the, Rè henry tại VQG Xuân Sơn Kết quả từ bản đồ cho thấy hầu hết các loài họ Đơn nem đều tập chung nhiều trên 03 tuyến: Tuyến núi đất, tuyến Xóm Lạng và tuyến Xóm Lấp. Tuyến núi Ten, đại diện kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, phát hiện rất ít loài, chỉ phát hiện các loài Đơn nem, Trọng đũa ở dưới chân núi. 4.2. Đặc điểm lâm học các loài họ Đơn nem tại khu vực nghiên cứu 4.2.1. Trọng đũa - Ardisia crenata Sims Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-2m, ít khi đạt đến 3m, có thân rễ bò. Lá hình bầu dục, hình mác hẹp, 7-15x2-4cm, chóp lá tù có mũi nhọn, gốc hình nêm, mép lá khía răng cưa tròn và tuyến mép ở sâu dưới đáy răng cưa, mặt dưới có điểm tuyến màu đen; gân bên 10-12 đôi, mảnh, ít rõ. Cụm hoa hình tán đơn hoặc hình tán kép ở đầu cành, dài 2-4cm, thường cong xuống; cuống hao dài 0,5-1cm. Lá đài hơi hợp ở gốc, hình tam giác hoặc trứng, đầu tròn hoặc tù, dài 1,5mm, có điểm tuyến đen. Cánh hoa màu hồng, dài 4-6mm, hình trứng nhọn, có điểm tuyến đen. Nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn hình mác, nhọn đầu, lưng có điểm tuyến. Bầu hình cầu, có điểm tuyến; noãn 5, 1 vòng; vòi đài gần bằng cánh hoa. Quả hình cầu, đường kính 5-8mm, màu đỏ tươi, có điểm tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002) 44

Hình 4.4. Cành mang lá của Trọng đũa (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 5-6; có quả tháng 10-12, có lúc tháng 2-4 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002), tuy nhiên trong thời gian nghiên cứu, nhóm chưa phát hiện hoa và quả của loài. Mọc trong rừng thưa hoặc rừng cây gỗ có nhiều ánh sáng, sườn đồi, thung lũng, đầm lầy bãi cỏ, trảng cây bụi, nơi ẩm tối, nơi có độ tàn che 0,4. Phân bố ở độ cao 400-1800m. Mật độ của loài tại khu vực nghiên cứu: 180 cây/ha, Công thức tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực điều tra như sau: 2,73CC +1,82MĐ +1,21LH + 1,06VA +0,90De +0,90CV +1,36LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, MĐ: Mán đỉa, LH: Lát hoa, CV: Cuống vàng, De: Dẻ, VA: Vàng anh, LK: Loài khác. Ngoài ra khu phân bố của loài còn có một số cây bụi, thảm tươi đại diện như: Dương xỉ, Đơn nem, Đơn lá nhỏ hoa ngắn, Đơn núi, Dướng, Ráy,....

45

Hình 4.5. Sinh cảnh sống của Trọng đũa (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Ở nước ta dùng ngọn và lá non, cho muối vò qua, rửa sạch, nấu canh ăn, ít khi dùng ăn sống như xà lách. Ở Trung Quốc toàn cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau ngực, hầu họng sưng đau, đan độc, viêm hạch limpho, dao chém xuất huyết hoặc dùng rễ tán bột uống, còn dùng với các vị thuốc khác chữa gãy xương. Dùng ngoài lấy rễ hoặc lá tươi giã đắp. Ở Malaixia, dịch của rễ dùng uống trị sốt và ỉa chảy; rễ nấu nước cho phụ nữ uống sau sinh đẻ. Quả ăn được. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002) 4.2.2. Táp quang - Ardisis elegans Andr. Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-2,5m, nhẵn. Lá hình thuôn, mác hoặc hình trứng ngược, 7-10x2-3cm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, mép khía răng cưa tròn và có tuyến ở chỗ lõm răng cưa, mặt dưới lá có vảy, không có điểm tuyến hoặc điểm tuyến nhỏ ít rõ; gân bên mảnh, ít rõ, khoảng 12-15 đôi; cuống dài 0,8-1,5cm. Cụm hoa ngù tán kép hoặc tán dạng ngù kép ở đầu cành, dài 5-6cm; cuống hoa dài 1-2cm, nhẵn hoặc có lông nhỏ. Lá đài hơi hợp ở gốc, hình trứng hoặc thuôn, đầu nhọn hoặc tù, dài 2,5-3mm. Cánh hoa hình trứng, đầu tù hoặc nhọn, màu đỏ hoặc hồng, dài 6-7mm. Nhị dài bằng 2/3 cánh hoa; bao phấn hình trứng hoặc mác, đầu nhọn. Bầu hình cầu, vòi

46

nhụy dài bằng cánh hoa; noãn 5, 1 vòng. Quả hình cầu, đường kính 8-10mm, màu hồng, có điểm tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.6. Cành mang lá của Táp quang (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 5-7; có quả tháng 12 hoặc tháng 1- 8(Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Tuy nhiên, chúng tôi chưa phát hiện hoa và quả của loài tại khu vực nghiên cứu. Mọc trong rừng, nơi ẩm thấp hoặc ven đường, nơi có độ tàn che 0,7. Phân bố ở độ cao 500-1300m. Mật độ của loài tại khu vực nghiên cứu: 60 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi phân bố như sau: 2,03Gi +1,69MC +1,69CC +1,35De +1,01So +0,84TL +1,69LK Ghi chú: Gi: Giổi, MC: Máu chó, CC: Chò chỉ, De: Dẻ, So: Sơn, TL: Thau l nh, LK: Loài khác. Ngoài ra khu phân bố của loài còn có một số cây bụi, thảm tươi đại diện như: Ráy leo, Gừng rừng, Khôi trắng, Trọng đũa, Đơn trâu,...

47

Hình 4.7. Sinh cảnh sống của Táp quang (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.3. Khôi trắng - Ardisia gigantifolia Stapf. Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi lớn hoặc nửa bụi, cao khoảng 1-2m, có thân rễ bò dày, phần thân đứng thẳng có đường kính khoảng 1cm, thường không phân cành, không có lông, trừ thân rất non có lông mềm thưa. Lá thường tập trụng ở đầu thân, phiến mỏng, hình bầu dục hoặc hình mác dạng trứng, 24-48x7-17cmcm, chóp lá tù có mũi nhọn, gốc hình nêm và men xuống thành cánh ở cuống lá, mép khía răng cưa nhỏ nhọn dày đặc, 2 mặt không có lông hoặc có lông mềm nhỏ thưa trên gân ở mặt dưới, có điểm tuyến lồi thưa thớt, nhiều hơn ở gần mép lá; gân bên khoảng 15-20 đôi, hướng lên; cuống dài 2-4cm. Cụm hoa hình chùm tán ở nách lá, dài 18-30cm, có lông mềm nhỏ, mỗi tán có 9-15 hoa; cuống hoa dài 1-1,5cm; lá bắc và lá bắc con hình giải, có lông nhỏ và điểm tuyến. Hoa màu hồng hoặc trắng. Lá đài hơi hợp ở gốc, hình tam giác hoặc mác, đầu nhọn, dài 1,5-2mm, có điểm tuyến và có lông quanh mép. Cánh hoa hình trứng, dài 4-5mm, có điểm tuyến. Nhị dài bằng 2/3 cánh hoa; noãn nhiều, 1 vòng. Quả hình cầu, đường khính khoảng 6mm, màu hồng, có gân tuyến và điểm tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002) 48

Hình 4.8. Cành mang lá của loài Khôi trắng (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

Hình 4.9. Quả và hạt của loài Khôi trắng (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 3-6, có lúc tháng 2-3, có quả tháng 11- 12 hoặc tháng 2-6 (năm sau) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc ở rừng thưa, rừng rậm, sườn đồi, thung lũng, khe núi, bờ suối nơi ẩm có bóng râm, nơi có độ tàn che 0,7. Phân bố ở độ cao 500-1300m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ là 440 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 2,00VA + 1,66CC +1,33CN +1,33TT +1,00Gi +1,00No +0,83Go +0,83LK Ghi chú: VA: Vàng anh, CC: Chò chỉ, CN: Chò nhai, TT: Trâm trắng, Gi: Giổi, No: Nóng, Go: Gội, LK: Loài khác. 49

Ngoài ra khu phân bố của loài còn có một số loài cây bụi, thảm tươi đại diện như: Dương xỉ, Gừng rừng, Ráy leo, Cọ, Tổ điểu, Lan, Trọng đũa, Cơm nguội stang,...

Hình 4.10. Sinh cảnh sống của loài Khôi trắng (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Toàn cây dùng làm thuốc. Rễ và lá dùng chữa phong thấp, đau đầu gối, bán thân bất toại, phụ nữ sau sinh tụ huyết. Lá tươi giã đắp ngoài trị mụn nhọt sưng đau, mụn loét ở chân, đòn ngã tổ thương. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002) 4.2.4. Lá khôi - Ardisia silvestris Pitard Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi nhỏ, có thân rễ bò, thân thẳng, cao khoảng 50- 70cm, không phân cành, nhẵn, trừ trục cụm hoa có lông nhỏ. Thân non đường kính khoảng 1cm. Lá thường tập trung ở đầu thân, hình bầu dục, mác hoặc hình trứng ngược, 20-40x6-12cm, chóp lá nhọn hoặc tù, giảm dần và men xuống gốc, không cuống có cánh rộng do mép phiến men xuống, mép khía răng cưa nhọn, nhỏ, dày đặc, có lông màu nâu, nhiều hơn ở mặt dưới, có hoặc không có điểm tuyến nhỏ màu đen; gân bên 28-35 đôi, hướng lên, gân cấp III hình mạng, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình chùm dạng tán ở nách lá, dài 5-10cm, trục thứ cấp dài 1-3cm, mang 5-10 hoa xếp thành tán; cuống hoa dài 3-8mm; lá bắc dài 3-6mm, hình giải, nhọn. Hoa mẫu 5. Lá đài hơi hợp ở gốc, dài 1,5mm, hình tam giác hoặc thuôn, nhọn, có điểm tuyến, có lông 50

quanh mép. Cánh hoa màu hồng, hình mác dài 3mm, đâuù tù hoặc nhọn, có điểm tuyến. Nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn dài 2mm, hình mác nhọn, chỉ nhị rất ngắn. Quả hình bầu, đường kính 7-8mm, màu đỏ, có mũi nhọn ở đầu do vết tích của gốc vòi nhụy, có điểm tuyến. Hạt 1, hình cầu hơi dẹt, cao 6mm, lõm ở gốc. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.11. Cành mang lá và hoa của Lá khôi (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 4-6; có quả tháng 1-2 và tháng 9-12. Mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, dọc suối, ở độ cao 400-1000m. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ phát hiện được loài tại vườn của người dân, chưa phát hiện được loài ở rừng tự nhiên. Giá trị sử dụng: Lá, rễ cây sắc uống chữa đau dạ dày. Lá thái nhỏ, phơi khô ngâm rượu uống bổ huyết, sắc uống chữa bệnh kiết lỵ ra máu, đau yết hầu. Có thể kết hợp với các lá Bồ công anh, lá Khổ sâm sắc uống chữa đau dạ dày hoặc cùng với lá Vối, lá Hòe nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở hoặc giã với lá vối trộn với dầu vừng đắp nhọt trẻ. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002) 4.2.5. Cơm nguội tsang - Ardisia tsangii E. Walker Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-1,2m. Cành non có lông mịn màu nâu. Lá hình trứng ngược hoặc mác hẹp, 9-12x2-3,5cm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm, mép hơi khía răng cưa hoặc nguyên, cuộn xuống phía dưới, tuyến mép ít rõ, mặt dưới có điểm

51

tuyến đen thưa hoặc không; gân bên 12-15 đôi, mảnh, ít rõ; cuống dài 0,2-0,5cm, có lông nhỏ. Cụm hoa hình tán đơn ở đầu cành, dai 5-8cm, có lông nhỏ; cuống dài 1- 1,5cm. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Lá đài dài 2mm, hình trứng rộng, đầu tù hoặc tròn, có lông, quanh mép, có điểm tuyến đen. Cánh hoa gần rời, hình bầu dục hoặc trứng, có điểm tuyến. Nhị ngắn hơn cánh hoa, lưng bao phấn có điểm tuyến. Quả hình cầu, đường kính 6mm, màu đỏ, có điểm tuyến đen. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.12. Cành mang lá và quả của Cơm nguội tsang (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

Hình 4.13. Quả và hạt của Cơm nguội tsang (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

52

Sinh học sinh thái: Cây ra hoa tháng 8-10, có quả tháng 12-3 (năm sau) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc rải rác ở rừng thưa ẩm, nơi có độ tàn che 0,7. Phân bố nơi có độ cao 200-600m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ là 60 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 2,00VA + 1,66CC +1,33CN +1,33TT +1,00Gi +1,00No +0,83Go +0,83LK Ghi chú: VA: Vàng anh, CC: Chò chỉ, CN: Chò nhai, TT: Trâm trắng, Gi: Giổi, No: Nóng, Go: Gội, LK: Loài khác. Ngoài ra khu vực phân bố của loài còn có một số loài cây bụi, thảm tươi đại diện như: Dương xỉ, Gừng rừng, Ráy leo, Cọ, Tổ điểu, Lan, Trọng đũa, Khôi trắng,....

Hình 4.14. Sinh cảnh sống của Cơm nguội tsang (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.6. Cơm nguội the - Ardisia villosoides E. Walker Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi nhỏ, có thân rễ bò, phần thẳng đứng cao 15- 30cm, phần non có lông dài phân đốt. Lá hình trứng ngược hoặc bầu dục, 12-15x4- 8cm, chóp lá tù có mũi rộng, gốc hình nêm; mép khía răng cưa tròn và có tuyến, phiến lá có tuyến đen rõ, có lông dài phân đốt, nhiều nhất trên gân giữa; gân bên khoảng 12- 15 đôi, mảnh; gân cấp III hình mạng nổi rõ, cuống dài 1,5-3cm. Cụm hoa hình tán kép

53

hoặc xim ở nách lá hoặc ngoài nách lá, có lông, cuống cụm hoa dai 1-2cm, cuống hoa dài 6-10mm, có lông dài phân đốt; lá bắc dài 3mm, có lông. Lá đài 5, hình thuôn hẹp, dài 6-7mm, hơi hợp ở gốc, có lông và có điểm tuyến. Cánh hoa 5, màu hồng, hình trứng nhọn dài 6mm, có điểm tuyến. Nhị 5, ngắn hơn cánh hoa, bao phấn hình mác nhọn, lưng có điểm tuyến. Bầu hình cầu, vòi nhụy bằng hoặc hơi dài hơn cánh hoa; noãn 5, 1 vòng. Quả hình cầu, đường kính khoảng 6mm, màu hồng hoặc đỏ chói, có nhiều điểm tuyến đen. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002).

Hình 4.15. Cành mang lá và quả của Cơm nguội the (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 5-7, có quả tháng 12-3 (năm sau) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc dưới tán rừng, ven rừng, ven đường và nơi có đất ẩm, nơi có độ tàn che 0,6. Phân bố ở ở độ cao 300-600m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ là 60 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 2,00VA + 1,66CC +1,33CN +1,33TT +1,00Gi +1,00No +0,83Go +0,83LK Ghi chú: VA: Vàng anh, CC: Chò chỉ, CN: Chò nhai, TT: Trâm trắng, Gi: Giổi, No: Nóng, Go: Gội, LK: Loài khác. Ngoài ra khu vực phân bố của loài còn có một số loài cây bụi, thảm tươi như: Dương xỉ, Gừng rừng, Ráy leo, Cọ, Tổ điểu, Lan,.... 54

Hình 4.16. Sinh cảnh sống của Cơm nguội the (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.7. Rè henry - Embellia henryi E. Walker Đặc điểm nhận dạng: Bụi leo, cao 3-4m. Cành rất mảnh, màu xám, xếp thành 2 hàng, có nhiều bì khổng; cành non, cuống lá và cụm hoa có lông màu nâu. Lá hình mác hoặc hình trứng, 2-3x1-2cm, chóp lá nhọn dài, gốc tròn hoặc tù; mép khía răng cưa nhọn, nằm và thưa, trừ ở phần gốc, mặt dưới có điểm tuyến màu đen, đặc biệt là ở dọc mép lá; gân chính lõm ở mặt trên, lồi rõ ở mặt dưới, gân bên nhiều, rất mảnh, gân cấp II hình mạng, rất rõ; cuống lá dài 3-4mm, có rãnh ở trên. Cụm hoa hình gù ở nách lá, nhiều hoa, cuống cụm hoa dài 4-6mm, có lông; gốc có lá bắc xếp lợp hoặc không có; cuống hoa dài 3-4mm, có lông; lá bắc con hình mác, có điểm tuyến và có lông quanh mép, dài 0,5mm. Hoa mẫu 5, nhỏ. Lá đài đôi khi 6, hợp ở gốc, dài khoảng 0,5mm, hình mác, nhọn, có điểm tuyến và có lông quanh mép. Cánh hoa màu trắng, hơi hợp gốc, hình trứng thuôn, dài khoảng 2mm, đầu tròn, có điểm tuyến ở mặt ngoài, mặt trong và mép ngoài có nhú lồi dày đặc. Nhị ở hoa đực dài hơn cánh hoa và đính ở gốc tràng, bao phấn hình trứng, lưng có điểm tuyến, bầu tiêu giảm. Nhị ở hoa cái bằng 1/2 cánh hoa, chỉ nhị ngắn, bao phấn hình trứng nhỏ. Bầu dài khoảng 2,5mm, có lông;

55

vòi dài hơn cánh hoa, dày ở phần gốc, hẹp dần về phía trên, núm gần hình đầu. Quả hình cầu, đường kính 3-4mm, màu hồng thẫm, có điểm tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.17. Cành mang lá và hoa của Rè henry (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 11-2 (năm sau); có quả tháng 9-12 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc ở có độ tàn che 0,6, phân bố ở độ cao 500-1700m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ 40 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 1,88CC +1,30TT +1,30GX +0,86VA +0,86MC +0,86De +1,44LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, TT: Trâm trắng, GX: Giổi xanh, VA: Vàng anh, MC: Máu chó, De: Dẻ, LK: Loài khác. . Ngoài ra khu phân bố của loài còn có các loài cây bụi, thảm tươi như: Dương xỉ, Cọ, Tre nứa, Ráy leo, Khôi trắng, Lan, Sa nhân, Riềng rừng, Gừng rừng,....

56

Hình 4.18. Sinh cảnh sống của Rè henry (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.8. Thiên lý hƣơng - Embelia parviflora Wall. ex A. DC. Đặc điểm nhận dạng: Bụi leo, dài 3 m trở lên. Cành mảnh, thường xếp thành 2 hàng, có lông màu rỉ sắt dày đặc. Lá nhỏ xếp thành 2 hàng, hình trứng, cỡ 1 - 2,5 x (0,6)1 - 1,2 cm, đầu tù hoặc tròn, gốc tròn hoặc bằng, có lông màu rỉ sắt ở mặt dưới và trên các gân; mép nguyên, cuống lá dài 1 mm hoặc ngắn hơn, có lông, gân chính nổi rõ, gân bên rất mờ. Cụm hoa hình tán hoặc xim ở nách lá, dài 0,5 - 1 cm, có lông, thường có lá bắc xếp lợp ở gốc; cuống hoa dài 2 mm, lá bắc hình mác hoặc hình dùi, có lông quanh mép, ngắn hơn cuống hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5. Lá đài hình trứng hoặc hình mác, hợp ngắn ở gốc, nhọn, có điểm tuyến và lông mi quanh mép. Cánh hoa hình trứng hoặc thuôn, gần rời, đầu tù hoặc tròn, dài 1,5 - 2 mm, gần phía đầu có điểm tuyến. Nhị ở hoa cái tiêu giảm nhiều. Hoa đực có chỉ nhị dài bằng hoặc dài hơn cánh hoa; bao phấn lưng có điểm tuyến thưa thớt. Vòi ở hoa đực tiêu giảm nhiều hoặc không có vòi. Hoa cái vòi dài bằng cánh hoa. Quả hạch hình cầu, đường kính 5 mm hoặc nhỏ hơn, màu hồng, ít nhiều có điểm tuyến. Hạt 1. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002).

57

Hình 4.19. Cành lá của Thiên lý hƣơng (Nguồn ảnh:Thơm Thúy Mỹ, VQG Xuân Sơn, 2018) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 10 - 5 (năm sau), có quả tháng (5 - 12) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác trong rừng hỗn giao, rừng lá rộng thường xanh, trảng cây bụi, sườn đồi, đất giàu mùn, nơi có độ tàn che 0,5. Phân bố ở độ cao 400-1800m. Mật độ của loài 40 cây/ha, có công thức tổ thành tại khu vực điều tra như sau: 2,73CC +1,82MĐ +1,21LH + 1,06VA +0,90De +0,90CV +1,36LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, MĐ: Mán đỉa, LH: Lát hoa, CV: Cuống vàng, De: Dẻ, VA: Vàng anh, LK: Loài khác. Ngoài ra còn có một số cây bụi, thảm tươi như: Dương xỉ, Đơn màng, Đơn núi, Dướng, Ráy,....

4.2.9. Chua ngút dai - Embelia undulata (Wall.) Mez Đặc điểm nhận dạng: Bụi leo, cao 3-10m, vỏ màu xám. Lá hình bầu dục hoặc trứng ngược, 9-15x2-6cm, chóp lá tù hoặc có mũi nhọn ngắn, gốc hình nêm, 2 mặt nhẵn, có điểm tuyến, mép nguyên; gân bên nhiều, mảnh, nổi rõ trên 2 mặt, gân cấp III hình mạng; cuống lá dài 0,8-1,5cm, có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình chùm ở nách lá hoặc ngoài nách lá, dài 3-6cm, có lá bắc xếp lợp ở gốc,lá bắc hình tam giác nhọn; cuống hoa dài 2-3mm. Hoa màu trắng hơi vàng hoặc hơi xanh,mẫu 4. Lá đài hình

58

trứng hoặc hình tam giác, dài 0,6mm, đầu nhọn, có điểm tuyến và có lông quanh mép. Cánh hoa hình thuôn, dài 2mm, tù, có điểm tuyến, mặt trong và mép có nhú lồi. Nhị ở hoa đực dài hơn cánh hoa, lưng bao phấn có điểm tuyến, hơi có mũi nhọn ở đầu, chỉ nhị mảnh. Bầu hình cầu hoặc hình trứng, vòi nhụy hơi dài hơn bầu và dài bằng đài, núm hình đầu hoặc xẻ 3 thùy ngắn; noãn nhiều. Quả hình cầu, cỡ 4,5x5mm, có đường gờ dọc nổi rõ. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.20. Cành mang lá của Chua ngút dai (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 1 và tháng 4-5,11; có quả tháng 4 và 9- 12 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002), tuy nhiên tại khu vực điều tra, chúng tôi chưa phát hiện hoa và quả của loài. Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, nơi ẩm, trảng cây bụi, thung lũng, sườn đồi, nơi có độ tàn che 0,6. Phân bố ở độ cao 300-1200m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ 120 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 1,88CC +1,30TT +1,30GX +0,86VA +0,86MC +0,86De +1,44LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, TT: Trâm trắng, GX: Giổi xanh, VA: Vàng anh, MC: Máu chó, De: Dẻ, LK: Loài khác.

59

Ngoài ra khu phân bố của loài còn có các loài cây bụi, thảm tươi như: Dương xỉ, Cọ, Tre nứa, Ráy leo, Khôi trắng, Lan, Sa nhân, Riềng rừng, Gừng rừng,....

Hình 4.21. Sinh cảnh sống của Chua ngút dai (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.10. Đơn lá nhọn - Maesa acuminatissima Merr. Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-2m. Cành non hình trụ, mảnh, màu nâu. Lá hình trứng dài, 9-12x2,5cm, chóp lá nhọn dài, gốc tù hoặc gần tròn, phiến mỏng, dai, mép nguyên hoặc khía răng cưa nhỏ không đều hoặc gợn sóng; gân bên 4-6 đôi, hướng lên, gân cấp III không rõ; cuống dài 4-5mm. Cụm hoa hình chùm ở đầu cành hoặc nách lá, dài 5-8cm, phân cành từ gốc, cánh phía dưới dài khoảng 4cm; cuống hoa dài 4-5mm. Lá đài hình trứng, đầu tròn hoặc tù dài khoảng 5mm, mỏng, mép khía răng cưa không đều. Cánh hoa màu trắng, dài 2-3mm, dài gần bằng ống, hình trứng, mép gợn sóng hoặc khía răng cưa nhỏ không đều. Nhị ở hoa cái tiêu giảm, ở hoa được chỉ nhị dài gấp 2-3 lần bao phấn. Bầu hình cầu, vòi nhụy ngắn, núm xẻ 3-4 thùy. Quả hình cầu hoặc hình trứng, dài khoảng 3mm. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

60

Hình 2.22. Cành mang lá và hoa của Đơn lá nhọn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 1-4, có quả tháng 4-12 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc ở nơi có độ tàn che thấp 0,4. Phân bố ở độ cao 120- 1400m. Tại khu vực nghiên cứu, mật độ của loài là 240cây/ha. Công thức tổ thành các loài cây gỗ cùng sinh cảnh sống với Đơn lá nhọn như sau: 1,59Gi +1,38MC +1,24Go +1,03CC +0,96TT +0,26Sa +0,55LK Ghi chú: Gi: Giổi, MC: Máu chó, Go: Gội, CC: Chò chỉ, TT: Trám trắng, Sa: Sấu, LK: Loài khác. Ngoài ra khu vực phân bố của loài còn có một số loài cây bụi, thảm tươi như: Đơn nem, Sòi trắng, Đơn núi, Bọt ếch lông, Chó đẻ, Găng, Dương xỉ,....

61

Hình 4.23. Sinh cảnh sống của Đơn lá nhọn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) 4.2.11. Đơn lông cuống ngắn - Maesa ambigua C. Y. Wu & C. Chen Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-3m, phân nhiều cành, đứng thẳng hoặc dựa. Cành non có cạnh, có đường khía dọc, hơi nâu, sau tròn, màu hơi đen, có đường khía dọc, nhiều bì khổng. Lá hình trứng – bầu dục rộng, 10-18x6-11cm, chóp lá nhọn, gốc tròn, bằng hoặc hơi nhọn, mép khía răng cưa, nguyên hoặc gợn sóng; gân bên 6-9 đôi, hướng lên, nổi rõ ở mặt dưới, gân cấp III hình mạng rất nhỏ; cuống dài 2-3cm. Cụm hoa hình chùm ở nách lá và đầu cành, dài 7-18cm, trục thứ cấp 6-10, dài 1-5cm; lá bắc dài 1mm, có lông quanh mép; cuống hoa dài 1,5-2mm. Lá đài 5, dài 0,6mm, hinh trái xoan, đầu tròn, tù hoặc hơi nhọn, mép khía răng cưa, có gân tuyến; ống dài 0,6mm. Cánh hoa 5, màu trắng, hình trứng rộng, dài gần bằng ống, đầu tròn hoặc tù, mép nguyên, khía răng cưa nhỏ hoặc gợn sóng, có gân tuyến. Nhị 5, bao phấn hình bầu dục rộng và tù ở hoa cái, hình tam giác và nhỏ ở hoa đực; chỉ nhị dài 0,2-0,5mm. Bầu hình nón, vòi nhụy mập, núm hình đầu hoặc xẻ 5 thùy cạn. Quả hình cầu hoặc hình trứng, cao 3mm, rộng 2,5mm, vỏ quả màu hơi trắng khi tươi, có gân tuyến dọc. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

62

Hình 4.24. Cành mang lá và hoa của Đơn lông cuống ngắn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

Hình 4.25. Cành mang quả và hạt của Đơn lông cuống ngắn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 10-2(năm sau); có quả tháng 2-7 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc nơi quang sáng,ven đường, nơi có độ tàn che 0.7. Phân bố ở độ cao 300-1500m. Tại khu vực nghiên cứu, mật độ của loài là 120 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 2,03Gi +1,69MC +1,69CC +1,35De +1,01So +0,84TL +1,69LK

63

Ghi chú: Gi: Giổi, MC: Máu chó, CC: Chò chỉ, De: Dẻ, So: Sơn, TL: Thau l nh, LK: Loài khác. Ngoài ra khu phân bố của loài còn có một số cây bụi, thảm tươi như: Ráy leo, Gừng rừng, Khôi trắng, Trọng đũa, Táp quang,...

Hình 4.26. Sinh cảnh sống của Đơn lông cuống ngắn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Lá nấu nước tắm ghẻ, rửa vết thương có mủ, chữa dị ứng, ghẻ lở, mẩn ngứa, mày đay. Ngoài ra lá còn để ăn gỏi hoặc nấu với thịt nhằm trừ độc trong thức ăn và ra giun kim, tránh bệnh ỉa chảy. Nhân dân thường lấy lá đắp chữa bỏng. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

4.2.12. Đơn trâu - Maesa blansae Mez Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi lớn, cao 2-5m, cành non hơi nâu, có cạnh và có rãnh, về sau màu hơi xám hoặc hơi đen nâu, tròn, có đường khía dọc và có nhiều bì khổng. Lá hình trái xoan, bầu dục rộng hoặc hình trứng, 8-15 x 4-13cm, chóp lá nhọn, gốc hình thận, tù hoặc tròn, mép khía răng cưa thô không đều; gân bên 6-9 đôi, hướng lên, nổi rõ ở mặt dưới, gân cấp III không rõ; cuống lá dài 1,5-3cm, có rãnh ở mặt trên, có gân tuyến nổi rõ ở mạt dưới. Cụm hoa hình chùm ở đầu cành và nách lá, dài 5- 7cm, trục thứ cấp 2-6, dài 1-4cm; lá bắc hình tam giác nhọn, dài 1mm, có lông quanh 64

mép; cuống hoa dài 1-1,5mm, lá bắc con rất ngắn, nhọn. Lá đài 5, dài 0,5-0,7mm, hình trái xoan, tròn tù hoặc nhọn, mép nguyên hoặc khía răng cưa, có gân tuyến rõ; ống đài 0,5-0,7mm. Cánh hoa 5, màu trắng, dài 0,7mm, hình trái xoan, tròn, gợn sóng hoặc khía răng của nhỏ, có gân tuyến; ống dài 0,7mm. Nhị 5, dài 0,5-0,7mm; bao phấn hình trái xoan rộng ở hoa cái, gần hình tam giác ở hoa đực, thường tù; chỉ nhị bằng bao phấn hoặc 2 lần dài hơn. Bầu dẹt, vòi nhụy mập, núm hình đầu hoặc hơi xẻ thùy. Quả hình cầu, đường kính 4mm, có gân tuyến dọc. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.27. Cành mang lá và hoa của Đơn trâu (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 12-2 (năm sau); có quả tháng 3-8 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc trong rừng hỗn giao, sườn đồi, bờ suối, ven biển, nơi ẩm ướt, nơi có độ tàn che 0,6. Phân bố ở độ cao từ 200-1500m. Tại khu vực nghiên cứu, mật độ của loài là 89 cây/ha. Công thức tổ thành các loài tầng cây gỗ cùng sinh cảnh sống với Đơn trâu như sau: 1,79MĐ +1,59Gi +1,38MC +1,24Go +1,03CC +0,96TT +0,83TĐ +0,26TR +0,55LK Ghi chú: MĐ: Mán đỉa, Gi: Giổi, MC: Máu chó, Go: Gội, CC: Chò chỉ, TT: Trám trắng, TĐ: Trám đen, TR: Thị rừng, LK: Loài khác.

65

Ngoài ra khu vực có Đơn trâu phân bố còn có một số loài cây bụi, thảm tươi như: Đơn nem, Đa lá lệch, Chuối rừng, Lá nến, Bọt ếch lông, Me rừng, Cơm nguội, Dương xỉ,....

Hình 4.28. Sinh cảnh sống của Đơn trâu (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Lá được dùng ăn gỏi và làm thuốc chứa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

4.2.13. Đơn lá nhỏ hoa ngắn - Maesa brevipaniculata (C. Y. Wu & C. Chen) Pipoly & C. Chen Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 0,5-1m, phân cành nhiều, cành non có lông nhỏ. Lá hình mác hẹp, 6-10x1,5-2,5cm, chóp lá nhọn dài, gốc hình nêm hoặc gần tròn, mép khía răng cưa không đều, gân bên 8-10 đôi; cuống lá dài 0,5cm. Cụm hoa hình chùm ở nách lá và đầu cành, dài 0,5-0,8cm, có lông nhỏ, cuống dài 1-2mm, lá bắc và lá bắc con hình tam giác, đầu nhọn, có lông nhỏ và lông quanh mép. Lá đài hình tam giấc, đầu tù hoặc nhọn, có lông nhỏ và lông quanh mép, có gân tuyến. Cánh hoa màu trắng, đầu tròn, mép gợn sóng, gân có tuyến. Nhị đính giữa ống tràng, Bầu hình nón, núm hình đầu. Quả hình cầu, dài 3,5mm, rộng 3mm. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

66

Hình 4.29. Cành mang lá và hoa của Đơn lá nhỏ hoa ngắn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 2-6, có quả tháng 5 và tháng 10-12 (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc trong rừng lá rộng thường xanh, nơi ẩm, sườn đồi, bờ suối, nơi có độ tàn che thấp 0,4. Phân bố ở độ cao 500-1800m. Mật độ của loài tại khu vực nghiên cứu là 400 cây/ha. Công thức tổ thành loài tầng cây gỗ tại khu vực có loài phân bố như sau: 2,73CC +1,82MĐ +1,21LH + 1,06VA +0,90De +0,90CV +1,36LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, MĐ: Mán đỉa, LH: Lát hoa, CV: Cuống vàng, De: Dẻ, VA: Vàng anh, LK: Loài khác. Ngoài ra khu phân bố của loài còn có một số cây bụi, thảm tươi đại diện như: Dương xỉ, Đơn nem, Đơn núi, Dướng, Ráy,....

67

Hình 4.30. Sinh cảnh sống của Đơn lá nhỏ hoa ngắn (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

4.2.14. Đơn hoa thƣa - Maesa laxifolia Pitarrd Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 2-5m, phân cành nhiều. Cành non có cạnh, màu nâu, sau đó tròn màu hơi xám, có đường khía dọc. Lá hình bầu dục dài hoặc hình mác, 9-15x2,5-5cm, chóp lá nhọn, gốc hình nêm hoặc gần tròn, mép nguyên hoặc gợn sóng, có khi khía răng cưa nhỏ,; gân bên 6-7 đôi, hướng lên, hơi nổi rõ ở mặt dưới, gân cấp III hình mạng, có gân tuyến rõ; cuống dài 1-2cm, có rãnh ở mặt trên. Cụm hoa hình chùm thưa ở đầu cành và nách lá, dài 5-14cm, trục thứ cấp 3- 10, dài 1-5cm, trục tam cấp 3-10, dài 1-5cm; cuống hoa dài 1-2,5cm; lá bắc hình mác dài 0,7-1mm, hẹp, nhọn, lá bắc con hình trứng. Lá đài 5, hình trứng, dài 0,5mm, đầu nhọn, mép khía răng cưa nhỏ, có gân tuyến; ống dài 0,5mm. Cánh hoa 5, màu trắng, dài 0,75mm, hình trái xoan, tròn, mép gợn sóng hoặc khía răng cưa, có gân tuyến; ống dài 0,75mm. Nhị 5, dài 0,75mm, bao phấn hình bầu dục rộng, tròn; chỉ nhị bằng bao phấn. Bầu hình nón, núm xẻ 5 thùy; giá noãn hình bầu dục, có cuống ở gốc, có mũi nhọn ở đỉnh; noãn nhiều. Quả hình trứng, 3-4x3-3,5mm, có gân tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

68

Hình 4.31. Cành mang lá của Đơn hoa thƣa (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 9-10; có quả tháng 10-7 (năm sau) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002), tuy nhiên, tại khu vực nghiên cứu tôi chưa phát hiện hoa và quả của loài. Mọc ở có độ tàn che 0,6, phân bố ở độ cao 500-1500m. Tại khu vực điều tra, loài có mật độ 120 cây/ha. Công thức tổ thành tầng cây gỗ nơi loài phân bố như sau: 1,88CC +1,30TT +1,30GX +0,86VA +0,86MC +0,86De +1,44LK Ghi chú: CC: Chò chỉ, TT: Trâm trắng, GX: Giổi xanh, VA: Vàng anh, MC: Máu chó, De: Dẻ, LK: Loài khác. Ngoài ra tại khu vực có loài phân bố còn có các loài cây bụi, thảm tươi như: Dương xỉ, Cọ, Tre nứa, Ráy leo, Khôi trắng, Lan, Sa nhân, Riềng rừng, Gừng rừng,....

69

Hình 4.32. Sinh cảnh sống của Đơn hoa thƣa (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) 4.2.15. Đơn núi - Maesa montana A. DC. Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi hay gỗ nhỏ, cao 2-3m, phần non và cụm hoa có loong nhỏ. Cành non có cạnh, mảnh, màu nâu sẫm, về sau tròn, màu hơi xám. Lá hình bầu dục thuôn hoặc mác thuôn, ít khi trứng rộng, 10-20 x 3-6cm, chóp lá hình mũi nhọn, gốc hình nêm hoặc tròn, mép khía răng cưa thô không đều, nhẵn trừ lá rất non có lông nhỏ; gân bên 7-9 đôi, hướng lên, nổi rõ ở mặt dưới, gân cấp III không rõ; cuống lá dài 0,8-1,2cm. Cụm hoa hình chùy ở nách lá dài 2-4cm, mang ở gốc 2-3 trục thứ cấp dài 1,5 – 3cm; cuống hoa dài 1-3mm; lá bắc con hính trái xoan, nhọn. Lá đài 5, hình trứng, dài 0,7mm, tù có lông quanh mép, có gân tuyến; ống đài 0,5mm. Cánh hoa 5, dài 1mm, đầu tròn, mép gợn sóng, có gân tuyến, ống đài dài 1mm. Nhị 5, dài 1mm, bao phấn hình trái xoan, tù. Bầu hình trứng rộng, cao 0,5mm, vòi nhụy dài 0,5mm, núm hình đầu, noãn nhiều. Quả hình trứng hoặc hình cầu, cao 3mm, rộng 2mm, vòi nhụy và đài tồn tại, có gân tuyến. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

70

Hình 4.33. Cành mang lá và hoa của Đơn núi (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa và quả tháng 11-3 (năm sau) (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002). Mọc rải rác trong rừng hỗn giao, sườn đồi, núi đá vôi, ven đường, ven rừng, nơi có độ tàn che 0,4. Phân bố ở độ cao 400-2800m. Tại khu vực nghiên cứu, mật độ của loài Đơn núi là 120 cây/ha. Công thức tổ thành loài cây gỗ cùng sinh cảnh sống với Đơn núi như sau: 4,00BĐ + 2,33 Ng + 1,00Mu + 0,66VT + 0,66SS + 0,66 Xo + 0,66Kh Ghi chú: BĐ: Bạch đàn, Ng: Ngái, Mu: Muối, VT: Vạng trứng, SS: Sau sau, Xo: Xoan, Kh: Khế. Ngoài ra tại khu vực có loài sinh sống còn có một số loài cây bụi thảm tươi như: Đơn nem, Bụp trắng, Bời lời, Sòi trắng, Bọt ếch lông, Sòi tía, Đom đóm, Tre nứa, Dương xỉ, Chó đẻ, Cỏ lá tre,....

71

Hình 4.34. Sinh cảnh sống của Đơn núi (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Lá được dùng ăn gỏi và làm thuốc chứa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

4.2.16. Đơn nem - Maesa perlarius (Lour.) Merr. Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi, cao 1-3m, phân cành nhiều. Thân non, cuống lá, mặt dưới lá, cụm hoa, đài và lác bắc đều có lông tơ hoặc lông rậm. Cành non có cạnh, thường có lông tơ hoặc lông hình sao, vỏ màu nâu, hơi đen, có đường khía dọc và ít nhiều có bì khổng. Lá hình bầu dục hoặc trứng bầu dục, 5-12 x 3-3,5 cm, chóp lá nhọn, gốc nhọn hoặc gần tròn; mép khía răng cưa thô hoặc gợn sóng ở 2/3 mép trên, phần gần gốc mép nguyên; gân bên 7-10 đôi, hướng lên, nổi rõ ở mặt dưới, gân cấp III hình mạng không rõ; cuống lá dài 0,5-1cm. Cụm hoa hình chùy ở nách là hoặc đầu cành, dài 2-4cm; cuống hoa dài 1mm; lá bắc rất ngắn, hình trái xoan nhọn. Lá đài 5, hình trứng, dài 0,5mm, nhọn hoặc tù, có lông quanh mép và có gân tuyến; ống đài 0,4mm. Cánh hoa 5, màu trắng, dài 0,8-1mm, đầu tròn, mép gợn sóng hoặc khí răng cưa, có gân tuyến, ống đài 0,6-0,8mm. Nhị 5, bao phấn hình tam giác, tù, rất nhỏ ở hoa cái, ở hoặ đực nhị dính ở phần trên của ống tràng, ngắn hơn thùy tràng. Bầu hình nón, vòi nhụy rất ngắn, dày, hình trụ; núm hình đầu hoặc xẻ 3 thùy mảnh. Quả hình

72

cầu hoặc hình trứng dài khoảng 4mm, rộng 3-3,5mm. Vòi nhụy và đài tồn tại trên quả. (Nguồn: Thực vật chí Việt Nam, 2002)

Hình 4.35. Cành mang lá, hoa của Đơn nem (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019)

Hình 4.36. Quả và hạt của Đơn nem (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa tháng 1-5; có quả tháng 4-8 và 11-12. Đặc điểm nơi phân bố: Mọc phổ biến khắp nơi trong rừng thưa, trảng cây bụi, sườn đồi, nơi ẩm, ven đường, ven rừng, với độ tàn che khoảng 0,4. Phân bố theo độ cao từ 300-1500m. Tại khu vực nghiên cứu, mật độ của loài Đơn nem là 240 cây/ha. Công thức tổ thành loài cây gỗ cùng sinh cảnh sống với Đơn nem như sau: 4,00BĐ + 2,33 Ng + 1,00Mu + 0,66VT + 0,66SS + 0,66 Xo + 0,66Kh 73

Ghi chú: BĐ: Bạch đàn, Ng: Ngái, Mu: Muối, VT: Vạng trứng, SS: Sau sau, Xo: Xoan, Kh: Khế. Ngoài ra, còn có một số loài cây bụi thảm tươi cùng sinh cảnh sống với Đơn nem như: Đơn núi, Bụp trắng, Bời lời, Sòi trắng, Bọt ếch lông, Sòi tía, Đom đóm, Tre nứa, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Chó đẻ, Lá lốt,....

Hình 4.37. Sinh cảnh sống của Đơn nem (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) Giá trị sử dụng: Cây dược làm thuốc chữa nhọt, đinh râu, viêm mủ da, ho và các bệnh đường hô hấp. Người dân thường dùng lá tươi nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để đỡ đau lưng, mỏi gối hoặc uống trừ giun, dùng lá nấu nước uống thay chè. Lá còn dùng gói nem hay ăn gỏi với thịt, cá nướng.

4.3. Hiện trạng quản lý, bảo tồn các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn 4.3.1. Các tác động do con ngƣời Qua kết quả nghiên cứu thực tế và quá trình phỏng vấn cán bộ VQG, người dân địa phương, đề tài đã xác định được một số tác động ảnh hưởng đến công tác quản lý bảo tồn các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn như sau: *Tác động tích cực

74

Tổ chức có chức năng quản lý bảo vệ rừng VQG Xuân Sơn là hạt kiểm lâm, đơn vị này trực thuộc chi cục kiểm lâm tỉnh Phú Thọ, công tác quản lý và bảo vệ rừng của Ban quản lý vườn đã thực hiện nhiệm vụ khá là tốt. Thực hiện nhiều biện pháp như: - Tăng cường kiểm tra, truy quét các tụ điểm, trọng điểm khai thác, phát nương làm rẫy, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt là các khu vực rừng giáp ranh, rừng núi đá có gỗ quý hiếm. - Củng cố duy trì hoạt động Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp, lục lượng tổ chức trực 24h/24h các ngày trong những tháng mùa khô, tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy kịp thời. - Giám sát kiểm tra, vận động nhân dân thực hiện sản xuât nương rẫy theo quy hoạch, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vi phạm phát rừng làm nương rẫy trái phép. - Thường xuyên phối hợp voiwsc các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong l nh vực quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối hợp giữa lục lượng kiểm lâm, công an, quân đội trong công tác quản lý bảo vệ. - Đề cao trách nhiệm kiểm lâm quản lý địa bàn, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, giám sát, kiểm tra việc thực hiện khai thác, chế biến lâm sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. - Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Trong các tháng mùa khô Ban quản lý, hạt kiểm lâm, các trạm kiểm lâm trực thuộc đã thực hiện tốt công tác PCCCR. Nghiêm túc thực hiện công tác PCCCR vào các ngày thứ bảy, chủ nhật và cả ngày nghỉ lễ. Phối hợp với các chính quyền các xã xây dựng phương án PCCCR, thành lập ban chỉ đạo PCCCR và củng cố, kiện toàn lại các tổ đội PCCCR. Đo đó mà chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra tại khu vực.

75

- Tại VQG Xuân Sơn đã có nhiều tổ chức cộng đồng được thành lập để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. *Tác động tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực thì vẫn còn một số tác động tiêu cực do con gây ra như: - Tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra trên địa bàn quản lý. Tuy mức độ không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của hệ thực vật rừng cũng như sự đa dạng về loài của họ Đơn nem tại khu vực. - Phong tục tập quán: Thói quen sử dụng đất rừng và sử dụng sản phầm từ rừng của các dân tộc vẫn còn cao, các hoạt động phát nương làm rẫy vẫn còn tồn tại, hoạt động thu hái củi, lấy cây thuốc về để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Người Dao thuộc nhóm dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn trong VQG, họ sử dụng đa dạng sản phẩm rừng. Vì vậy, lượng dược liệu được khai thác sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là loài Lá khôi và Thiên lý hương. Củi là sản phẩm rừng rất quan trọng của các hộ gia đình. Ngoài mục đích nấu cơm, củi còn được sử dụng để nấu cao thực vật, đun nước tắm và đốt lửa trong nhà. Đặc biệt là mà đông, nhu cầu sử dụng củi càng lớn. - Theo kết quả phỏng vấn, về tình hình khai thác và sử dụng dược liệu, một số hộ dân đã sử dụng loài Lá khôi và Thiên lý hương sủ dụng làm thuốc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình. Đối với Lá khôi, hầu hết người dân đều biết loài Lá khôi có tác dụng chữa bệnh dạ dày nên đã được người dân thu hái và sử dụng rất nhiều. Còn loài Thiên lý hương, một số hộ dùng để chữa bệnh đau lưng, mỏi gối. Về tình hình gây trồng, loài Lá khôi, một số hộ dân đã tiến hành gây trồng tại vườn nhà, tuy nhiên do điều kiện sinh trưởng của loài tại vườn nhà không phù hợp với điều kiện sống ngoài tự nhiên của loài nên cây sinh trưởng kém. Đối với loài Thiên lý hương tại khu vực nghiên cứu, cho có hộ gia đình nào gây trồng loài.

76

- Thói quen chăn thả gia súc: Đây là thói quen của hầu hết các hộ gia đình ở đây, họ chủ yếu thả rông trâu, bò tự do trong rừng. Hoạt động này làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của các cây bụi cũng như các cây gỗ tái sinh.

Hình 4.38. Chăn thả rông gia súc, chặt phá cây (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm, VQG Xuân Sơn, 2019) 4.3.2. Các tác động tự nhiên Ngoài các tác động do còn người, tự nhiên cũng tác động không nhỏ đến việc làm giảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cũng như sự đa dạng về loài của họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn. Một số tác động từ tự nhiên như: Sâu bệnh, gió, bão, sạt lở đất,.... 4.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn các loài thực vật thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn 4.4.1. Giải pháp về kỹ thuật Bảo tồn tại chỗ Xác lập cụ thể diện tích vùng lõi của VQG có các loài thực vật quý hiếm phân bố và giao cho các ban quản lý rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt nơi phân bố của các loài hiếm, trong đó, có loài Lá khôi và Thiên lý hương. Giữ nguyên trạng thái rừng, bảo vệ chúng khỏi những tác động từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoài tự nhiên bằng cách khoanh nuôi, hạn chế tác động vào các khu rừng giàu, nơi có các loài quý hiếm phân bố. 77

Sau khi khoanh vùng các khu vực ưu tiên bảo tồn, cần có biện pháp nhằm đảm bảo quá trình bảo vệ loài nhằm hiệu quả: + Tại nhưng nơi có Lá khôi và Thiên lý hương phân bố ngoài tự nhiên cần phải tăng cường tuần tra, giám sát, bảo vệ và được ưu tiên bảo tồn. + Trạm kiểm lâm cần nắm được số lượng loài đang sống tại khu vực, các tác động có thể gây ra làm mất sinh cảnh sống của chúng. + Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác bảo tồn đối với những loài quý hiếm. Vận động người dân tham gia công tác bảo vệ rừng, tố giác những hành vi phá rừng trái phép. + Trong những điều kiện nhất định, chúng ta có thể xúc tiến tái sinh bằng việc phát dọn thực bì để tăng cường ánh sáng dưới rừng cho cây con phát triển. Bảo tồn chuyển chỗ + Do nhu cầu khai thác và sử dụng cây dược liệu của người dân nên các loài quý hiếm như Lá khôi và Thiên lý hương cần phải được nhân giống và gây trồng bằng các biện pháp như giâm hom. Có thể xây dựng các mô hình phát triển cây Lá khôi và Thiên lý hương dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng phù hợp với sinh cảnh sống ngoài tự nhiên của chúng. + Khuyến khích người dân địa phương trồng cây Lá khôi và Thiên lý hương tại vườn nhà, không khai thác ngoài tự nhiên. Có thể xây dựng mô hình vườn thuốc trong dân, khu vực nghiên cứu chủ yếu là dân tộc Dao sinh sống, một số nghiên cứu chỉ ra rằng người dân sống chủ yếu bằng việc hái thuốc nên việc gắn liền cộng đồng với bảo tồn cây thuốc là rất cần thiết, việc trồng cây thuốc trong dân sẽ làm giảm áp lực cho rừng tự nhiên. 4.4.2. Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong công tác bảo tồn Tại VQG Xuân Sơn, việc bảo tồn tài nguyên rừng thường chưa được gắn kết với các yêu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương. Khi các công việc bảo tồn tách rời khỏi cộng đồng thì rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn. Nếu các nhà quản lý

78

chú ý hơn tới lợi ích của các cộng đồng địa phương thì việc bảo tồn tài nguyên rừng sẽ dễ dàng hơn. Thực tế cho thấy, những hộ dân được nhận khoán rừng rất có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, họ cảm nhận được công sức của mình đóng góp vào việc bảo vệ rừng và trân quý nó. Cùng với sự tham gia các hoạt động bảo tồn tài nguyên rừng là sự gia tăng việc làm và thu nhập, đây là hai nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của cộng đồng địa phương sống trong VQG. Đáp ứng được hai nguyện vọng này, chính sách trong VQG Xuân Sơn không những giải quyết được mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với ban quản lý vườn mà còn hoàn thành được chức năng bảo tồn tài nguyên rừng và giảm áp lực đáng kể đến việc tác động đến nguồn tài nguyên rừng. 4.4.3. Chính sách về kinh tế xã hội - Chính đất đai cần hoàn thiện cụ thể những nội dung: Xác định cụ thể ngh a vụ của các chủ đất là phải đưa đất vào sử dụng đúng mục đích từng bước tăng độ che phủ và tăng độ phì của đất trong quá trình sử dụng. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người dân, giải quyết những tranh chấp và khiếu nại về đất đai. - Chính sách đầu tư tín dụng cần thực hiện những biện pháp sau: mở rộng mức tín dụng, tăng vay vốn trung hạn và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất. - Giảm bớt các thủ tục cho vay vốn đối với những hộ nông dân kinh doanh rừng sản xuất nông lâm nghiệp. - Có những chính sách về vay vốn, đầu tư cho các hộ gia đình xây dựng mô hình trồng cây dược liệu như Lá khôi và Thiên lý hương. Ngoài ra, giúp các hộ gia đình tìm được thị trường tiêu thụ ổn định cho các loài dược liệu quý.

79

4.4.4. Nâng cao hiệu quả về công tác quản lý bảo vệ rừng - Tăng cường công tác quản lý rừng, mở rộng khu vực nghiên cứu, đặc biệt là những khu vực hẻo lánh, nhỏ lẻ để bổ sung thêm các tọa độ cụ thể của các loài, bbaor về nhằm giữ nguyên các trạng thái rừng tự nhiên có sự phân bố của loài Lá khôi, Thiên lý hương nhằm duy trì môi trường sống thích nghi của chúng. - Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của cán bộ kiểm lâm địa bàn gắn với chính quyền, nhân dân với rừng, thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức tốt bảo vệ rừng phòng hộ, đảm bảo chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường đầu tư các trang thiết bị cho lực lượng kiểm lâm trên địa bàn phù hợp với hoạt động đi rừng như hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị phòng cháy chữa cháy. - Tiến hành xử lý nghiêm các vụ đốt phá rừng, khai thác rừng trái phép. - Thúc đẩy công tác điều tra phát hiện các giống loài có giá trị cao, có thể trở thành hàng hóa, lựa chọn, gây trồng thử nghiệm các loài cung cấp lâm sản ngoài gỗ có triển vọng trên thị trường, như loài Lá khôi. - Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận cho người dân quản lý và sử dụng hợp lý gố và lâm sản ngoài gỗ, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động sưu tập, nuôi dưỡng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rừng tạo thu nhập cho người dân địa phương. - Quy hoạch vùng chăn thả gia súc và trồng cỏ cho chăn nuôi. - Khuyến khích người dân sử dụng bếp đun cải tiến, giảm nhu cầu chất đốt bằng cách sử dụng các chất đốt thay thế cho củi như: phế thải nông nghiệp, khí biogas,... - Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền bằng các đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với người dân tộc thiểu số, nhất là đối với người dân sống gần rừng, vận động các hộ gia đình tham gia hương ước bảo vệ rừng.

80

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận Nghiên cứu đã phát hiện 16 loài thuộc họ Đơn nem - Myrsinaceae phân bố tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Trong đó, đã phát hiện và bổ sung cho danh lục Vườn 07 loài mới, đó là: Đơn nem (Maesa perlarius), Đơn lông cuống ngắn (Maesa ambigua), Chua ngút dai (Embelia undulata), Đơn hoa thưa (Maesa laxifolia), Rè henry (Embelia henryi), Cơm nguội the (Ardisia villosoides), Thiên lý hương (Embelia parviflora). Đây là phát hiện mới của nghiên cứu về phân bố của các loài tại VQG Xuân Sơn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định khu vực nghiên cứu có 2 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, năm 2007, đó là loài Lá khôi (Ardisia silvestris) và Thiên lý hương (Embelia parviflora) ở mức VU- sẽ nguy cấp. Đây là 2 loài cây thuốc có giá trị sử dụng cao tại VQG Xuân Sơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định đặc điểm sơ bộ về phân bố và lâm học của 16 loài thuộc họ Đơn nem đã được phát hiện được tại VQG Xuân Sơn. Nghiên cứu cũng tìm hiểu được hiện trạng công tác quản lý bảo tồn, các tác động ảnh hưởng đến các loài thuộc chọ Đơn nem. Từ đó đưa ra được các đề giải pháp để quản lý, bảo tồn bền vững các loài thuộc họ Đơn nem cũng như bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên rừng tại VQG Xuân Sơn. Tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, đề tài nghiên cứu này vẫn còn một số tồn tại như sau: - Khu vực nghiên cứu có diện tích quá rộng cũng như nguồn lực, kinh phí và thời gian còn hạn chế, nên nghiên cứu vẫn chưa điều tra được hết nơi phân bố của các loài họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn.

81

- Đề tài mới chỉ tiến hành điều tra về thành phần loài, đặc điểm lâm học, nơi phân bố của các loài đã phát hiện tại VQG Xuân Sơn, chưa đề cập được đến vấn đề kỹ thuật nhân giống gây trồng đối với loài quý hiếm như Lá khôi. Kiến nghị - Cần mở rộng khu vực nghiên cứu ở những nơi nhỏ lẻ, hẻo lánh để bổ sung tọa độ, vị trí các loài. - Tăng cường công tác bảo vệ, ngăn cấm người dân khai thác loài Lá khôi và Thiên lý hương có tự nhiên trong rừng để tránh nguy cơ loài bị tuyệt chủng tại VQG Xuân Sơn. - Cần tiến hành nghiên cứu thêm về thành phần các loài thuộc họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn và khả năng gieo trồng của các loài. - Liên hệ với các cơ quan truyền thông để quảng bá tài nguyên đa dạng sinh học của khu bảo tồn để thu hút, kêu gọi sự quan tâm, đầu tư của các dự án bảo tồn trong và ngoài nước.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, năm 2008. 2. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, Thực vật chí Việt Nam, Họ Đơn nem (Myrsinaceae), năm 2002. 3. Phạm Thị Thủy, Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài Dẻ ăn hạt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ 2016, Trường ĐHLN. 4. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần thực vật), NXB Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Huy, Trần Ngọc Hải (2004), Bảo tồn thực vật rừng. NXb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. PTS. Nguyễn Hoàng Ngh a (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên, Thực vật rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2000. 9. Nguyễn Thị Yến, Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở cho công tác quy hoạch và bảo tồn, Luận án Tiến s , Trường ĐHTN. 10. Nguyễn Ngh a Thìn (1997), “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Nguyễn Ngh a Thìn (2008), “Hệ thực vật và đa dạng loài”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

83

12. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân (1999), “Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam”. Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 13. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngh a Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 16. Jun Wang, Nian-He Xia. New Synonym of Chinese Ardisia (Myrsinaceae), with critical notes on the Status of the Subgenus Chinensia. Journal of Tropical and Subtropical Botany, 2009. 17 (1): 83-85. 17. Jun Wang, Yu-Shi Ye, Hua-Gu Ye. Ainsliaea asaroides sp. nov. (Asteraceae) from Guangdong, China. Nordic Journal of Botany, 2010. 28: 196-198. 18. Jun Wang, Nian-He Xia, Qi-Ming Hu. Phylogenetic studies on the Subgenera of Ardisia (Myrsinaceae) basded on ITS and 3 cpDNA data. (in preparing) 19. Jun Wang, Nian-He Xia, Qi-Ming Hu. Ardisia crenata complex (Myrsinaceae) studies using morphological and molecular data. (in preparing) 20. Web The List: http://www.theplantlist.org/

84

PHỤ LỤC ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

Khu vực hành chính VQG Xuân Sơn

85

Sinh cảnh khu vực nghiên cứu họ Đơn nem tại VQG Xuân Sơn, 2019

86

Quá trình điều tra rừng và phỏng vấn ngƣời dân

Quá trình tra cứu mẫu các loài (Nguồn ảnh: Nông Thị Kim Sâm,VQG Xuân Sơn, 2019) 87