THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT CÂY THÂN GỖ TRÊN HỆ SINH THÁI GÒ ĐỒI THUỘC HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đặng Văn Sơn Viện Sinh học Nhiệt đới Nguyễn Nghĩa Thìn Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng Củ Chi của Tp.Hồ Chí Minh đã ghi nhận được 117 loài, 85 chi của 40 họ thuộc 23 bộ nằm trong một ngành thực vật duy nhất là Ngọc Lan (Magnoliophyta). Trong đó, 92 loài có công dụng làm thuốc, làm cảnh, lấy gỗ, ăn quả, nhựa dầu, tanin, … và 13 loài có giá trị bảo tồn theo tiêu chuẩn thế giới (IUCN, 2007) và Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Từ khóa: Củ Chi, Hồ Chí Minh, thành phần thực vật, công dụng, bảo tồn

MỞ ĐẦU Củ Chi là một huyện ngoại thành của Tp.Hồ Chí Minh, nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của đồng bằng sông Cửu Long, được bao bọc bởi hai con sông là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ. Củ Chi có tọa độ địa lý từ 10o53’00” đến 10o10’00” vĩ độ Bắc và từ 106o22’00” đến 106o40’00” kinh độ Đông, gồm 20 xã và một thị trấn với 43.450,2ha diện tích tự nhiên, bằng 20,74% diện tích toàn thành phố. Việc đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của một trong số những khu rừng còn sót lại ở khu vực Đông Nam Bộ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ về mặt môi trường mà còn có ý nghĩa nhân văn. Bài báo này nhằm cung cấp bước đầu những thông tin về thành phần loài cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở cho việc phát triển chúng trong tương lai. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan tư liệu Tập hợp, phân tích, kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh giá nhanh, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu. Ngoài thực địa Điều tra, khảo sát và thu thập mẫu vùng nghiên cứu theo những qui định truyền thống. Mẫu thu được gắn nhãn mang các thông tin như: địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, tên hoặc nhóm người lấy mẫu, sinh cảnh lấy mẫu và đặc biệt là các đặc điểm không lưu lại được trên mẫu khi mẫu bị sấy khô, ngâm tẩm. Mẫu thu phải được xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng cồn với nồng độ 55-60o để tránh hư hỏng mẫu, các mẫu này được bảo quản trong túi nilon kín. Trong phòng thí nghiệm Tất cả các mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp xếp các bậc phân loại họ, chi, loài theo hệ thống phân loại của A.L.Takhtajan (1973) và đồng thời tham khảo một số tài liệu có liên quan như: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Flore generale de L’Indo Chine (H.Lecomte, 1922),...Đặc biệt là đối chiếu, so với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam của Bảo tàng Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới. Mẫu sau khi phân tích, được ngâm tẩm hóa chất bảo quản và lưu giữ tại Bảo tàng trên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phạm vi và giới hạn của vùng gò đồi Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về giới hạn độ cao của vùng gò đồi; theo GS. Vũ Tự Lập (1999, trang 61) thì kiểu đồi có độ cao tuyệt đối dưới 500m và độ cao tương đối từ 25-200m, sườn ít dốc đến thoải 8-150, còn theo nhà địa mạo Nga I. Spiridonov (1970) thì chỉ tiêu phân chia đồng bằng, đồi và núi như sau: Bảng 1. Chỉ tiêu phân chia đồng bằng, đồi, núi theo I. Spiridonov (1970) Ngoại mạo Trắc lượng hình thái Kiểu Độ chênh Độ chia Độ chia hình cao địa Độ cao tuyệt Diện Độ dốc cắt sâu cắt ngang thái hình (m) đối (m) mạo sườn (độ) (m) km/km2 - Bằng - Thấp < 10 phẳng - Rất yếu - Rất yếu - < 30 Đồng < 10 - Lượng bằng - Cao 10-40m sóng - Yếu 10m - Yếu 0,5 - Sườn thoải nghiên - 10-150 - Đồi thấp 50- 1,5-1 - 30-80 với Bát úp 150 m sườn thoải Đồi 10-150m - Trung - Đồi cao Trung bình vừa Đất đồi bình 150- 150-200m 1-1,5 - 80-450 400 - Với sườn - Thấp <1000 rất dốc 300- m Khối Rất mạnh Núi 150m Rất mạnh 400 - Trung bình dày 700 - Với vách 1000-2000m dốc >400

Trong phạm vi vùng gò đồi huyện Củ Chi, chúng tôi quan niệm gò đồi là những vùng đất cao xen với đồng bằng có độ cao từ 10-200m so với mặt biển. Về hình thái ngoài, đó là những vùng đất cao lúp xúp, có độ cao gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng, ở chân là các thung lũng - các thung lũng đó hiện nay đã được khai phá biến thành ruộng lúa hay đất trồng màu. Thành phần loài thực vật Qua kết quả điều tra, khảo sát vùng nghiên cứu chúng tôi đã thu ghi nhận được 117 loài thuộc 85 chi, 40 họ, 23 bộ nằm trong duy nhất một ngành là ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Sự đa dạng về thành phần loài được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2. Thành phần và tỷ lệ các họ, chi và loài trong các bộ được ghi nhận ở vùng nghiên cứu Họ Chi Loài STT Bộ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 Magnoliales 2 5 6 7,1 6 5,1 2 Laurales 1 2,5 3 3,5 5 4,3 3 Urticales 2 5 3 3,5 10 8,5 4 Fagales 1 2,5 1 1,2 2 1,7 5 Dilleniales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 6 Theales 3 7,5 10 11,8 13 11,1 7 Violales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 8 Ebenales 1 2,5 1 1,2 3 2,7 9 Primulales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 10 5 12,5 8 9,4 9 7,7 11 Euphorbiales 2 5 10 11,8 16 13,7 12 Rosales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 13 2 5 5 5,9 5 4,3 14 Connarales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 15 Myrtales 4 10 7 8,2 12 10,3 16 Rutales 4 10 10 11,8 11 9,4 17 Geraniales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 18 Polygalales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 19 Rhamnales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 20 Oleales 1 2,5 1 1,2 1 0,9 21 Gentiniales 2 5 8 9,4 8 6,8 22 Scrophulariales 1 2,5 3 3,5 3 2,7 23 Lamiales 1 2,5 1 1,2 5 4,3 Tổng cộng 40 100 85 100 117 100

Từ kết quả trên có thể nêu ra một số nhận xét cơ bản về hệ thực vật vùng Củ Chi như sau:  Hệ thực vật vùng Củ Chi có số lượng loài, chi, họ tương đối phong phú và đa dạng, với 117 loài, 85 chi thuộc 40 họ thực vật có mạch.  Trong số 23 bộ thì bộ Euphorbiales (Thầu dầu) có số lượng loài cao nhất (16 loài) chiếm 15,7 % trong tổng số 117 loài thực vật vùng nghiên cứu. Điều đó thể hiện lớp thảm thực vật ở đây đã bị tác động rất nhiều.  Đáng chú ý là tất cả các bộ, họ, chi, loài vùng nghiên cứu đều thuộc lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) của ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta). Mặc dù bị tàn phá do chiến tranh và tình trạng khai thác kiệt của yếu tố con người, nhưng hệ thực vật vùng nghiên cứu vẫn tồn tại các đại diện đặc trưng cấu thành nên thảm thực vật tiêu biểu cho hệ sinh thái gò đồi nhiệt đới này Bảng 3. Những loài đặc trưng của vùng nghiên cứu Stt Tên khoa học Tên địa phương 1 Uvaria rufa Blume Bồ quả hoe 2 Cinnamomum curvifolium (Lour.) Nees Quế ôdước 3 Ficus racemosa L. Sung 4 Ficus hirta var. roxburghii (Miq.) King. Ngái lông dày 5 Campylospermum serratum Bittr. & Amar. Mai cánh lõm 6 Hopea odorata Roxb. Sao đen 7 alatus Roxb. Dầu con rái 8 Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Dầu trà beng 9 Anisoptera costata Korth. Vên vên 10 Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume Thành ngạnh nam 11 Diospyros filipendula Pierre ex Lecomte Thị lắc 12 Grewia tomentosa Roxb. ex DC. Cò ke 13 Heritiera littoralis Dryand. Cui 14 Pterospermum jackianum Wall. Lòng mán Sài gòn 15 Croton chevalieri Gagnep. Cù đề Chevalieri 16 Aporosa ficifolia Baillon Tai nghé 17 siamensis var. siamensis Gõ mật 18 Dialium cochinchinensis Pierre Xây 19 Markhamia stipulata var. pierrei Sant. Thiết đinh lá bẹ 20 Vitex pinnata L. Bình linh

Tính đặc thù của hệ thực vật Củ Chi được đặc trưng bởi các loài thực vật tiêu biểu cho hệ sinh thái gò đồi nhiệt đới, ngoài 20 loài tiêu biểu (ở bảng 3) còn có các loài thực vật khác tạo nên thảm thực vật rừng. Trong số 40 họ thực vật vùng nghiên cứu, có 5 họ nhiều loài nhất, đó là: họ Rubiaceae (họ Cà phê) có 6 loài, Myrtaceae (họ Sim) có 7 loài, (họ Dầu) có 7 loài, Moraceae (họ Dâu tằm) có 8 loài, Euphorbiaceae (họ Thầu dầu) có 15 loài. Dạng sống và giá trị sử dụng của thực vật Về dạng sống, căn cứ vào thang đánh giá của Raunkauer (1943), và được áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam “Cây thân gỗ: là cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chính phân cành bên và chồi mang vòm lá, Võ Văn Chi, 2003” cũng như theo mục đích của đề tài, chúng tôi chia dạng sống hệ thực vật vùng nghiên cứu ra làm những dạng chính như sau: cây gỗ lớn (≥25m), cây gỗ vừa (15m-25m), cây gỗ nhỏ (≤15m) và cây bụi. Trong đó, gỗ lớn có 21 loài (chiếm 17,95 %), gỗ vừa có 27 loài (23,08 %), gỗ nhỏ có 55 loài (47,01%) và cây bụi có 14 loài (11,96%). Như vậy, thành phần thực vật quan trọng vùng nghiên cứu là dạng cây gỗ nhỏ, chúng tạo thành thảm thực vật có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn ở hiện tại cũng như trong tương lai trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của huyện nói riêng và của cả thành phố nói chung

Về công dụng, trong danh mục các loài thực vật được ghi nhận có 92 loài có công dụng (như làm thuốc, cho gỗ, ăn quả, làm cảnh, gia dụng và làm rau) chiếm 78,6% trong tổng số 117 loài thực vật vùng nghiên cứu. Nếu phân chia theo từng công dụng thì số loài có công dụng làm thuốc là 42 loài (45,65% trong tổng số 92 loài thực vật), gỗ là 37 loài (chiếm 40,21%), ăn quả là 3 loài (chiếm 3,26 %), làm cảnh là 6 loài (chiếm 6,52%), gia dụng là 3 loài (chiếm 3,26%) và làm rau là 1 loài (chiếm 1,09%). Thực vật có giá trị bảo tồn Để có biện pháp bảo vệ các loài ngoài việc nắm toàn bộ thành phần loài của vùng nghiên cứu cần phải có sự đánh giá các mức độ bị đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Theo thang đánh giá của IUCN (2007) và “Sách đỏ Việt Nam” (2007) thì trong tổng số 117 loài thực vật vùng nghiên cứu có 13 loài (chiếm 11,1 %) được xếp vào danh mục các loài thực vật cần được bảo tồn là: 1. Sao đen (Hopea odorata) xếp ở cấp VU (loài bị đe dọa tuyệt chủng), 2. Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) xếp ở cấp CR (bị tuyệt chủng), 3. Dầu lông (Dipterocarpus intricatus) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 4. Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 5. Dầu rái (Dipterocarpus alatus) xếp ở cấp EN (bị đe dọa tuyệt chủng), 6. Vên vên (Anisoptera costata) xếp ở cấp EN (bị đe dọa tuyệt chủng), 7. Sến mủ (Shorea roxburghii) xếp ở cấp EN (bị đe dọa tuyệt chủng), 8. Thành ngạnh Nam Bộ (Cratoxylum cochinchinense) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 9. Thành ngạnh đẹp (Cratoxylon formosum) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 10. Gụ mật (Sindora siamensis) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 11. Xây (Dialium cochinchinensis) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 12. Ngâu nhót (Aglaia elaeagnoidea) xếp ở cấp LR (nguy cấp), 13. Cầy (Irvingia malayana) xếp ở cấp LR (nguy cấp).

Đánh giá chung về hệ thực vật vùng nghiên cứu Mặc dù bị tàn phá nặng nề do chiến tranh để lại, cùng với sự phát triển quá nhanh về công nghiệp hóa và đô thị hóa của thành phố nhưng khu vực nghiên cứu có độ đa dạng sinh học thực vật khá cao (với 117 loài). Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái. Trong khu vực khảo sát, chúng tôi nhận thấy phần lớn rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở hai xã là Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức, các xã còn lại hầu như không còn rừng tự nhiên mà thay vào đó là các rừng trồng với những loài cây như Keo, Sao, Dầu, Vên vên,… và một số loài cây hoa màu khác. KẾT LUẬN Thành phần loài thực vật cây thân gỗ huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận được 117 loài, 85 chi, 40 họ thuộc 23 bộ của một ngành thực vật Magnoliophyta (ngành Ngọc lan). Các họ thực vật có nhiều loài nhất gồm: họ Cà phê (Rubiaceae, 6 loài), họ Sim (Myrtaceae, 7 loài), họ Dầu (Dipterocarpaceae, 7 loài), họ Dâu tằm (Moraceae, 8 loài) và họ Thầu dầu (Euphorbiaceae, 15 loài). Dạng sống của hệ thực vật được chia làm những dạng chính như sau: cây gỗ lớn có 21 loài (chiếm 17,95 %), gỗ vừa có 27 loài (23,08 %), gỗ nhỏ có 55 loài (47,01 %) và cây bụi có 14 loài (11,96 %) trong tổng số 117 loài thực vật vùng nghiên cứu. Có 92 loài loài thực vật có công dụng, trong đó làm thuốc 42 loài, cho gỗ 37 loài, làm cảnh 6 loài, ăn quả 3 loài, gia dụng 3 loài và làm rau 1 loài. Xác định được 13 loài có giá trị bảo tồn theo tiêu chuẩn Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam, 2007) và thế giới (IUCN, 2007). TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Võ Văn Chi, 2003 – 2004. Từ điển thực vật thông dụng, tập 1 & 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam. Quyển I, II, III. Trần Hợp. Cây xanh và cây cảnh TP. Hồ Chí Minh. Trần Đình Lý, 2006. Bộ sách chuyên khảo Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường - Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung Bộ. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Thái Văn Trừng, 1998. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. Hồ Chí Minh, 2003. Dự án Đầu tư và Xây dựng vườn thực vật Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh. H.Lecomte, 1922. Flore Generale De L’Indo Chine. Paris Masson et Cie’Editeus.

Composition of tree species of ecosystem on hills in Cu Chi district, Ho Chi Minh city Dang Van Son Institute of Tropical Biology Nguyen Nghia thin National University, Hanoi Summary An assessment of natural resources at Cu Chi, a land-area with heroic traditions, was carried out. The survey results identified 117 species, 85 genera, 40 families, and 23 orders belonging to angiosperms in Cu Chi District, Ho Chi Minh City. Of these, 92 species are used by people for medicament, ornaments, wood, oleoresin, fruit-tree, or tannin, and 13 species are listed for conservation by the International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (IUCN, 2007) and Vietnam Red Data Book, Part II. (2007). Keywords: Cu Chi, Ho Chi Minh City, composition, Use, Conservation