BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Thƣơng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Vũ Thị Thƣơng

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG

Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 9 42 01 20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trương Xuân Lam 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên

HÀ NỘI - 2018

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả công bố trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Các kết quả nghiên cứu có sự phối hợp với tác giả khác đã được đồng ý sử dụng bằng văn bản. Các tài liệu trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Vũ Thị Thƣơng

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trương Xuân Lam và PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên – Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa và các đồng nghiệp trong Khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, các Phòng, Ban của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.

Trong thời gian học tập, thực hiện luận án tại Viện Sinh Thái và tài Nguyên Sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệViệt Nam, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện của các thầy, cô, các nghiên cứu viên, các chuyên viên của phòng Sinh thái côn trùng, phòng Đào tạo… Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ công tác tại trạm Bảo vệ thực vật huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, các cán bộ công tác tại Nông trường chè Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình điều tra, bố trí thí nghiệm ngoài thực địa.

Tôi xin chân thành cảm ơn anh em, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.

Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng cảm ơn đến bố, mẹ, chồng, con và gia đình hai bên nội, ngoại đã động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Vũ Thị Thương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………...…….………………....…1 1. Lý do lựa chọn đề tài…………………………………...………...…………...…..1 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ...... 3

3. Mục đích của đề tài ...... 3

4. Những đóng góp mới của đề tài ...... 3

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...... 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...... 4

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...... 5

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới...... 5

1.2.1.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè ...... 5

1.2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè ...... 10

1.2.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chính trên chè ...... 13

1.2.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè ...... 16

1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước ...... 20

1.2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè ...... 20

1.2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè ...... 22

1.2.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chính trên chè ...... 25

1.2.2.4. Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè ...... 25

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 33

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...... 33

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...... 33

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...... 33

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...... 33

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ...... 33

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ...... 34

2.3. Nội dung nghiên cứu ...... 35

2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ...... 35

2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...... 36

2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu...... 36

2.5.1.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện ...... 36

2.5.1.2. Điều tra diễn biến mật độ của một số sâu hại chính trên chè tại địa điểm nghiên cứu ...... 37

2.5.2. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của chúng ở trên chè tại địa điểm nghiên cứu ...... 38

2.5.2.1. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng ...... 38

2.5.2.2. Điều tra diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè ...... 40

2.5.3.Nghiên cứu mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chè tại địa điểm nghiên cứu ...... 40

2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi trên chè và mối quan hệ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu. . 41

2.5.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè ...... 41

2.5.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng ...... 42

2.5.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc ...... 43

2.5.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè ...... 44

2.5.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốn chè ...... 44

2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...... 36

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...... 48

3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ ...... 48

3.1.1. Thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện của sâu hại chè ...... 48

3.1.2. Nghiên cứu diễn biến mật độ của một số loài côn trùng gây hại phổ biến trên chè tại Hương xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 53

3.1.2.1. Diễn biến mật độ của rầy xanh Empoasca flavercens Fabricius ...... 53

3.1.2.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris Bagnall ...... 55

3.1.2.3. Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe ...... 56

3.1.2.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy ...... 58

3.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Hƣơng Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ...... 59

3.2.1. Thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện ...... 59

3.2.2. Diễn biến mật độ loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại Hương xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 68

3.2.2.1. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn ...... 68

3.2.2.2. Diễn biến mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius)69

3.2.2.3. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi ...... 70

3.2.2.4. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius ...... 72

3.2.2.5. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius .. 73

3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi chính với vật mồi (Sâu hại chè chính) tại Hương Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 76

3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè ...... 76

3.3.1.1. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall ...... 78

3.3.1.2. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn với tập hợp sâu cánh vẩy hại chè ...... 80

3.3.2. Mối quan hệ giữa một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe ...... 82

3.3.2.1. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe...... 83

3.3.2.2. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe ...... 85

3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ ...... 87

3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 87

3.4.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 87

3.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ ...... 96

3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 98

3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 103

3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 107

3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức và thời gian đốn lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính ...... 112

3.4.5.1. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn ...... 112

3.4.5.2. Ảnh hưởng của thời gian đốn ...... 117

3.4.6. Ảnh hưởng của của một số thuốc trừ rầy thường dùng đến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Yên Lập, Phú Thọ ...... 124

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...... 128

Kết luận ...... 128

Đề nghị ...... 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 133

Tài liệu tham khảo tiếng Việt ...... 133

Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài ...... 137

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Diễn gải CT Công thức IPM Intergrated Pest Managenment – Quản lý dịch hại tổng hợp ICM Intergrated Crop Managenment – Quản lý cây trồng tổng hợp STT Số thứ tự THBXBM Tập hợp bọ xít bắt mồi THBRBM Tập hợp bọ rùa bắt mồi HSTQ Hệ số tương quan MĐ Mật độ TL Tỷ lệ NSP Ngày sau phun CCB Có che bóng KCB Không che bóng

LSD0,05 Least Significant Difference – Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mật độ chung của nhện lớn bắt mồi trên cây chè với số lần phun thuốc hóa học trừ sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999) ...... 29 Bảng 1.2. Mật độ bọ rùa đỏ trên cây chè ở các điều kiện phun thuốc hóa học trừ sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999) ...... 30 Bảng 2.1. Thời gian tiến hành thu mẫu nghiên cứu thành phần loài ...... 34 Bảng 2.2. Danh sách các điểm thu mẫu ở tỉnh Phú Thọ ...... 35 Bảng 2.3. Các loại thuốc trừ sâu và liều lượng sử dụng ...... 45 Bảng 3.1. Thành phần và mức độ xuất hiện sâu hại chè tại tỉnh Phú Thọ ...... 48 Bảng 3.2. Số lượng các loài sâu hại chè đã được ghi nhận ở Phú Thọ qua các giai đoạn ...... 52 Bảng 3.3. Thành phần côn trùng bắt mồi vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện trên chè tại Phú Thọ (2014- 2016) ...... 59 Bảng 3.4. Số lượng các loài côn trùng bắt mồi ghi nhận trên chè tại Phú Thọ ...... 64 Bảng 3.5. Số lượng và tỷ lệ của giống, loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ ..... 67 Bảng 3.6. Hệ số tương quan giữa bọ xít bắt mồi và vật mồi của chúng trên chè tại Phú Thọ ...... 77 Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri với vật mồi (Bọ trĩ Physothrips setiventris) qua các giai đoạn điều tra trên chè ...... 78 Bảng 3.8. Hệ số tương quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen Sycanus croceovittatus với vật mồi (Tập hợp sâu cánh vẩy) qua các giai đoạn điều tra trên chè ...... 80 Bảng 3.9. Hệ số tương quan giữa mật độ bọ rùa bắt mồi phổ biến với mật độ rệp muội hại trên cây chè ở các giai đoạn điều tra tại Phú Thọ ...... 82 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các giống chè đến mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) và vật mồi (bọ trĩ Physothrips setiventris) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ...... 88 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của giống chè đến mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus) và vật mồi (tập hợp sâu hại cánh vẩy) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ...... 89 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các giống chè đến mật độ của tập hợp bọ xít bắt mồi và vật mồi (rầy xanh Empoasca flavescens) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 .. 91

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giống chè đến mật độ của một số loài bọ rùa bắt mồi với vật mồi (rệp muội Toxoptera theicola) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 . 933 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 96 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ ...... 98 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 102 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ..... 103 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ ...... 106 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 108 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 111 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ...... 112 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 116 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại chính trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 ...... 118 Bảng 3.24 . Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại chính) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 ...... 123 Bảng 3.25. Mật độ trung bình của rầy xanh ở các công thức phun thuốc khác nhau tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ ...... 125 Bảng 3. 26. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ rầy thường dùng đến tập hợp bọ rùa bắt mồi tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ...... 126 Bảng 3. 27. Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ rầy thường dùng đến tập hợp bọ xít bắt mồi tại nông trường chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ ...... 126

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sử dụng bẫy hố để thu bắt mẫu kiến bắt mồi trên chè ...... 39 Hình 2.2. Bẫy tổ đặt trên cây che bóng ở ruộng chè ...... 39 Hình 2.3. Vị trí điểm điều tra và vị trí cây che bóng ở công thức thí nghiệm ...... 42 Hình 3.1. Diễn biến mật độ rầy xanh Empoasca flavercens trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 53 Hình 3.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 55 Hình 3.3. Diễn biến mật độ rệp Toxoptera aurantii trên chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 56 Hình 3.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy hại chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 58 Hình 3.5. Hình thái ngoài của loài Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017 ...... 66 Hình 3.6. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus) trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 68 Hình 3.7. Diễn biến mật độ loài bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ...... 70 Hình 3.8. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 71 Hình 3.9. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor trên chè chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 72 Hình 3.10. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 74 Hình 3.11. Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ ...... 75 Hình 3.12. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè tại Phú Thọ ...... 79 Hình 3.13. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và tập hợp sâu hại cánh vẩy trên chè tại Phú Thọ ...... 81 Hình 3.14. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen tại Phú Thọ ...... 84 Hình 3.15. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ 6 vằn bắt mồi với rệp muội nâu đen tại Phú Thọ ...... 86

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Chè là cây trồng chủ yếu và được mệnh danh là “cây làm giàu” của nông dân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Diện tích chè ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc chiếm 80% cả nước, 20% còn lại rải rác ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2015 tổng diện tích chè ước tính đạt 134,7 nghìn ha, tăng 1,6% so với năm 2014; sản lượng chè búp đạt 1 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2014. Việt Nam hiện đang là 1 trong 5 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới cùng với Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka và Kenya, sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 61 quốc gia trên thế giới (Agroviet, 2012) [152]. Trong quá trình mở rộng diện tích trồng chè, thâm canh tăng năng suất đã làm cân bằng sinh học bị phá vỡ, sâu bệnh hại chè gia tăng, mức độ gây hại ngày càng lớn. Để phòng trừ các loại dịch hại trên cây chè, đa số nông dân chỉ sử dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học và phun nhiều lần trong vụ. Thành phần sâu hại chính trên chè thường xuyên phải phòng trừ là bọ xít muỗi, rầy xanh, bọ trĩ và nhện đỏ. Năm 2015, diện tích nhiễm bọ xít muỗi trên 20 ngàn ha, diện tích nhiễm rầy xanh trên 28 ngàn ha, diện tích nhiễm bọ trĩ trên 17 ngàn ha, diện tích nhiễm nhện đỏ là 7,5 ngàn ha. Để phòng trừ các loài dịch hại này người nông dân sử dụng thuốc hóa học với nồng độ cao hơn hướng dẫn chiếm 49%; 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân sử dụng hỗn hợp 3 loại thuốc khi phun. Trong khi nông dân không hề biết việc phun hỗn hợp làm tăng nồng độ thuốc lên rất nhiều lần; gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có những hộ nông dân phun tới 4 lần/1 tháng gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè (Agroviet, 2012) [152] Trong công tác phòng chống sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều hòa sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen của người nông dân trong công tác trồng chè. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học không chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên, nhiều loài côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh trước đây là loài phổ biến có vai trò tích cực trong điều hòa số lượng sâu hại phổ biến trên chè, đến nay hoặc là biến mất hoặc chỉ xuất hiện với mức độ xuất hiện 1

rất thấp không còn phát huy vai trò trong đấu tranh với sâu hại nhất là các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa và bọ cánh cứng bắt mồi khác. Hơn nữa, nhiều loài côn trùng bắt mồi sống sót sau khi phun thuốc, khả năng sinh sản, tuổi thọ và tập tính bắt mồi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó nơi trú ngụ, trốn tránh cũng như nguồn cung cấp thức ăn cho các loài côn trùng bắt mồi ngày càng bị thu hẹp. Kết quả dẫn đến không chỉ càng làm gia tăng sự mất cân bằng sinh thái mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học loài của nhóm côn trùng bắt mồi.

Đời sống ngày càng được nâng cao, yêu cầu về sản phẩm sạch ngày càng bức thiết. Qui trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưu tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến khích. Một trong các nội dung của biện pháp sinh học là nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và lợi dụng chúng như là một tác nhân trong đấu tranh sinh học. Vấn đề này đã được nghiên cứu trên nhiều cây trồng như lúa, ngô, đậu tương, lạc và rau màu. Nhiều loài côn trùng bắt mồi đã được nhân nuôi và thả bổ sung ra đồng ruộng như bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) được nhân nuôi trên mầm hạt đậu trắng với thức ăn là bọ trĩ. Chúng được sử dụng để khống chế bọ trĩ hại dưa chuột tại Gia Lâm – Hà Nội cho kết quả tốt, số lượng bọ trĩ được khống chế suốt vụ không vượt quá ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc) năng suất không kém vụ trước, mẫu mã quả đẹp (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2009) [153]. Nhân nuôi thành công bọ xít bắt mồi Andrallus spinidens (Fabricius), bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít cổ ngỗng đỏ Sycanus falleni Stal và sử dụng các loài bọ xít bắt mồi này thử nghiệm phòng trừ sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự (Trương Xuân Lam, 2002) [20]. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cây chè thì ít được quan tâm, nhất là các nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi sâu hại chè, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của các yếu tố lên mối quan hệ này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng”.

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

2

Luận án đã thống kê và cập nhật thành phần loài sâu hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ của một số sâu hại chè chính (rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội, tập hợp sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè) và côn trùng bắt mồi phổ biến (bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn). Đồng thời cung cấp dẫn liệu về mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến với vật mồi của chúng trên chè. Luận án còn cung cấp dẫn liệu khoa học về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống chè, cây che bóng, biện pháp chăm sóc, đốn chè, kĩ thuật hái chè, thuốc hóa học) đến mật độ và mối quan hệ của côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè.

Ý nghĩa thực tiễn

Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, duy trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ở vùng nghiên cứu

3. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên cây chè, mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại chè và ảnh hưởng của một yếu tố sinh thái lên chúng nhằm cung cấp các dẫn liệu cơ sở để quản lý tổng hợp sâu hại chè, tạo sản phẩm chè an toàn phục vụ cho tiêu thụ và xuất khẩu.

4. Những đóng góp mới của đề tài + Ghi nhận mới 3 loài sâu hại trên chè ở Phú Thọ. Lần đầu tiên thống kê thành phần loài côn trùng bắt mồi và ghi nhận mới 5 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở Việt Nam, trong đó mô tả 1 loài mới cho khoa học là Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017 + Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên mối quan hệ này tại điểm nghiên cứu. Bổ sung một số dẫn liệu mới về biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè.

3

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cơ sở lý luận của đề tài là mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn của hệ sinh thái. Cây chè là một cây trồng bị nhiều loài côn trùng gây hại, chủ yếu sinh sống ở búp chè. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy các loài côn trùng bắt mồi sử dụng sâu hại chè làm thức ăn cũng xuất hiện rất phong phú trên nương chè. Chúng góp phần không nhỏ vào việc khống chế mật độ các loài sâu hại chè. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì các đối tượng nghiên cứu cụ thể là 4 loài côn trùng bắt mồi: bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) và vật mồi của chúng là rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè. Trong tự nhiên, chúng có khả năng khống chế lẫn nhau để duy trì trạng thái cân bằng động của hệ sinh thái nương chè. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, dưới sự tác động của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thành phần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên của sinh quần theo hướng ưu tiên phát triển sinh khối và hiệu quả kinh tế của đối tượng cây trồng, vật nuôi do con người nuôi trồng, còn các thành phần khác trong sinh quần thì không được quan tâm đúng mức. Dẫn đến canh tác không bền vững, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và tàn phá dần tài nguyên sinh vật nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung (Hiệp hội chè Việt Nam, 2000) [9], Phạm Thị Thùy (2004) [43]. Cở sở thực tiễn của đề tài là dựa trên xu hướng canh tác bền vững đang ngày càng được quan tâm cả trong nước và trên thế giới. Trong đó, biện pháp nhân thả thiên địch để phòng chống sâu hại đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 70 của thế kỉ trước như ở Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… Năm 1990, đã nhân nuôi và sử dụng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn để quản lý tổng hợp bọ xít xanh hại đậu tương Nezara viridula (Linnaeus) (Khoo, 1990) [124]. Việt Nam cũng nghiên cứu và sử dụng thiên địch từ những năm 90 của thế kỷ trước và cho đến nay đã có một số thành công. Điển hình là nhân nuôi và thả bọ xít

4

nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) phòng chống bọ trĩ hại dưa chuột cho hiệu quả cao (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2009) [153]. Lợi dụng bọ xít hoa bắt mồi Cantheconidea furcellata (Wolff) phòng trừ sâu hại trên cây đậu tương và bông đay (Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam, 1994) [4]. Nghiên cứu và lợi dụng bọ xít cổ Sycanus croceovittatus Dohrn phòng trừ một số sâu hại chính trên cây bông và cây đậu tương, ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn, 2004 [21], Phạm Thị Thùy, 2004 [43]). 1.2 . Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.2.1.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được nhiều tác giả nghiên cứu và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Các loài dịch hại (rầy xanh Empoasca flavescens, bọ trĩ Physothrips setiventris, rệp muội Toxoptera theicola, các loài sâu cánh vẩy, bọ xít muỗi Helopeltis theivora) đã gây nên tổn thất từ 50 – 55% năng suất trên các nương chè ở Nam Phi (Ho, 1990) [62], (Rattan, 1992) [115] và (Sivapalan et al., 1997a, 1997b) [111], [112], Sivapalan và Gnanapragasam (1980) [110]. Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận hơn 1000 loài chân đốt sử dụng các bộ phận khác nhau trên cây chè làm thức ăn (Chen and Chen, 1989) [143], Khoo (1990) [124]. Ở các nước khác nhau ghi nhận số lượng loài sâu hại chè khác nhau. Năm 1980, theo Sivapalan và Gnanapragasam (1980) [110] tại Malaixia đã xác định được 117 loài sâu và nhện hại chè trong đó có 9 loài nhện. Năm 1988, Trung Quốc đã xác định được 200 loài sâu hại và 5 loài nhện (Chen, 1988) [76]. Năm 1992, ở khu vực Đông Nam Á, Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] công bố có trên 300 loài động vật hại cây chè gồm côn trùng, nhện và tuyến trùng và cho đến nay trên thế giới đã xác định được hơn 1000 loài dịch hại trên chè. Năm 1994, ở vùng Đông bắc Ấn Độ ghi nhận 172 loài chân đốt và 16 loài tuyến trùng tấn công cây chè (Hazarika và Puzari, 1998) [86]. Năm 1997, theo Sivapalan et al. (1997a) [111] và Sivapalan et al. (1997b) [112] tại Ấn độ đã xác định 200 loài sâu hại chè, trong đó nhóm chích hút là một nhóm gây hại nghiêm trọng. Cùng năm này, tác giả Hill và Waller (1998) [67] cho biết trên chè có đến 500 loài sâu và nhện hại. Năm 2001, Takfuji và Amano

5

(2001) [55] cho biết tại Nhật Bản dịch hại chính trên chè là sâu cuốn lá, nhện, rầy xanh và bọ trĩ . Từ những năm 1959, tác giả Eden (1958) [129] đã xác định các loài hại quan trọng trên chè ở đảo Great Britian thuộc vương quốc Anh là: rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius), bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall), bọ xít muỗi (Helopeltis thervora Waterhouse), sâu cuốn búp (Homona coffearia Nietner) và mọt đục cành (Xyleborus morstatti Hazet). Không phải lúc nào các loài trên cũng đồng thời gây hại nặng mà tùy thuộc từng vùng địa lý, điều kiện canh tác khác nhau, mức độ gây hại của chúng khác nhau. Rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius gây thiệt hại nặng ở Assam, nhưng lại không xuất hiện nhiều ở các vùng khác của Ấn Độ (Gireesh et al., 2014) [105]. Bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall và loài Dendothrips bispinosus Bagnall gây hại rất nặng ở vườm ươm chè tại Srilanka nhiều nhưng lại ít gặp trên nương chè kinh doanh (Sivapalan and Senerethe, 1997a) [111]. Bọ xít muỗi Helopeltis thervora Waterhouse hại nặng ở Ấn Độ, Srilanka (dẫn theo Muraleedharan, 1992a, 1992b) [100], [101]. Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer là một loài sâu hại chính trên cây chè ở Trung Quốc, rệp muội có hai loại hình là có cánh và không cánh, những con có cánh bị thu hút bởi các hợp chất dễ bay hơi trong lá chè và bẫy dính màu vàng. Ông đã ứng dụng tập tính này để thu bắt rệp có cánh hại chè (Wang and Tasai, 2001) [79]. Qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, thành phần sâu hại chè rất phong phú, loài sâu hại phổ biến gồm 4 loài côn trùng chích hút (rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, bọ xít muỗi Helopeltis thervora Waterhouse), rệp muội Toxoptera aurantii Boyer, 1 số loài sâu hại bộ cánh vẩy (sâu cuốn búp Homona coffearia Nietner, sâu đục thân Zeuzera coffea Nietner (Ananthakrishnan, 1984) [131]. Trong các công trình của mình, các tác giả thường nghiên cứu thành phần loài gây hại trên cây chè, sau đó đi sâu nghiên cứu chi tiết các loài gây hại chính. Sau đây là tổng hợp một số nghiên cứu về các loài côn trùng gây hại chính trên chè. * Những nghiên cứu về rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius Về hình thái và đặc điểm sinh học: Rầy trưởng thành Empoasca flavescens Fabricius có màu xanh hơi vàng, cơ thể dài 2,5 – 2,75mm, đẻ trứng rải rác từng quả trên lá. Giai đoạn trứng từ 6 –13 ngày, rầy non trải qua 5 tuổi, kéo dài từ 8 – 15 ngày tùy thuộc nhiệt độ. Rầy trưởng thành và rầy non hút nhựa ở mặt sau lá và cuống non mềm. Empoasca flavescens Fabricius khi chích hút búp chè làm cho lá chè non gợn

6

sóng, quăn lại, giòn và dễ gãy trong quá trình thu hoạch và chế biến chè, làm thâm ở mầm chè hoặc làm cuốn mép lá, cháy lá, loài này phân bố rất rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Muraleedharan and Radhakrishnan, 1988) [99]. Rầy xanh hại trên nhiều loại cây trồng như chè, cà phê, rau màu, cây ăn quả, cây ngũ cốc… Đặc biệt Vora et al. (1984) [134] đã chỉ ra rằng cây Castor là một loại cây lấy dầu từ hạt dùng để trừ sâu trong kỹ thuật trồng chè hữu cơ Ấn Độ, nhưng chính cây này cũng bị nhiều loại sâu gây hại, trong đó có rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius. Theo Eden (1958) [129], Waterhouse (1993) [66] cho biết rầy xanh ở Ấn Độ, gây thiệt hại nhiều về sản lượng chè, làm búp chè cằn lại, không phát triển được. Theo Claridge và Wilson (1976) [91] rầy xanh còn được tìm thấy trên nhiều loại cây trồng dại ở Đông Âu. Theo Ceruttin et al. (1990, 1991, 1992) [69], [70], [71] đã xác nhận Empoasca flavescens Fabricius là sâu hại phổ biến trên cây nho ở Châu Âu. Tác giả Ossiannilson (1981) [72] đưa ra một danh sách cây trồng bị rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius hại là chè, khoai tây, củ cải đường, mía, thuốc lá, bông, cây hoa bia và nhiều loài cây ăn quả, ngoài ra còn một số cây trồng nhiệt đới khác. Waterhouse (1993) [66] cũng đã thống kê cây trồng bị rầy xanh hại ở Đông Nam Á bao gồm chè, đậu tương và cây cà tím. Về phạm vi phân bố của rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius phân bố rất rộng ở hầu hết các vùng trồng chè trên thế giới như Bangladesh, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Việt Nam….. Hai loài Empoasca onukii và Empoasca formosana phân bố ở Nhật Bản và Đài Loan. Nghiên cứu sâu hại chè và cà phê vùng Viễn Đông đã cho biết loài Empoasca flavescens Fabricius phân bố rộng rãi ở Đông Dương, Ấn Độ, Đài Loan, Nhật Bản. Ở Việt Nam, rầy xanh hại ở tất cả các vùng chè ở miền Bắc (Du Pasquier, 1932) [107]. Về qui luật phát sinh phát triển, theo Muraleedharan (1992b) [101] ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, rầy xanh gây hại quanh năm còn ở Darjeeling thời gian tháng 6 – 7 được xem như mùa của rầy xanh, mà thời kỳ này trùng với thời kỳ năng suất và chất lượng chè tốt nhất. * Những nghiên cứu về bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall Bọ trĩ còn gọi là bọ cánh tơ, chúng gây hại trên chè, làm búp chè chùn lại, thô cứng, lá non bị biến dạng, búp có những vết sẹo sần sùi và không phát triển được. Bọ trĩ được xem là loài sâu hại chủ yếu ở hầu khắp vùng chè trên thế giới, có nhiều loài bọ trĩ sống ở hoa, lá, búp chè. Bọ trĩ hại chè có kích thước nhỏ nhưng tác hại lớn bởi

7

số lượng rất nhiều. Theo Rao (1975) [74] khi thảo luận về tình trạng sâu hại chè ở Nam Ấn Độ đã nhấn mạnh bọ trĩ là một trong số các loài sâu gây hại thiệt hại cho chè khá nghiêm trọng. Các nghiên cứu của Rattan (1988) [113], Ellis và Rattan (1977) [121] đã điều tra trên 12.990 ha chè ở Malawi và ghi nhận có 6,785 ha bị bọ trĩ hại, chiếm 52%. Đây là nguyên nhân thất thu một số lượng lớn sản lượng chè, đồng thời cũng gây ra tình trạng chè con bị chết ở đây. Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96] cho biết bọ trĩ có nhiều loài mỗi loài gây hại trên những đối tượng cây trồng khác nhau như sau: Scirtothrips dorsalis Hood hại trên một số cây có tầm quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao, bao gồm cả cây chè và được gọi tên thường gọi là Chillies thrips hoặc bọ trĩ Assam, nó gây nhiều thiệt hại cho chè ở Đông Bắc Ấn Độ. Scirtothrips bispinosus Bagnall phân bố rộng, với số lượng lớn, có ở hầu hết các vùng chè Nam Ấn Độ. Heliothrips haemorrhoidalis Bouche có tính ăn tạp cao, hại nhiều trên cà phê hơn ở chè. Physothrips setiventris Bagnall có nhiều ở Assam và Darjeeling gây nhiều thiệt hại cho lá non. Mound và Palmer (1981) [85] đã nghiên cứu về các loài bọ trĩ thuộc giống Scirtothrips. Các tác giả cho rằng giống này gồm khoảng 40 loài phân bố rộng khắp ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Có 10 loài trong số đó hại trên các cây trồng chè, cà phê, cam, chanh, điều, cây Castor, ớt, chuối, xoài, nho và dâu tây. Các tác giả cũng đã chỉ rõ những loài cụ thể trên từng cây và phạm vi phân bố của chúng. Theo Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96], Muraleedharan và Radhakrishnan (1986) [97], Muraleedharan và Varadharan (1986) [98], Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] cho biết ở các vùng chè Châu Á thì họ Thripidae có 9 loài phân bố ở Ấn Độ, Srilanka, , Bangladesh và Nhật Bản. Phòng trừ bọ trĩ nên kết hợp biện pháp sinh học và hóa học và cho rằng trong tự nhiên, bọ trĩ bị kiểm soát bởi nhiều loài côn trùng kí sinh và ăn thịt. Rattan (1988) [113] đã tiến hành thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ bằng biện pháp đốn kết hợp với phun thuốc hóa học. Ông cho rằng nếu chỉ phun thuốc hóa học, bọ trĩ rất nhanh phát triển trở lại. Đốn sẽ mang đi một lượng trứng bọ trĩ nhất định ra khỏi nương chè nên kết hợp đốn và phun thuốc để phòng trừ bọ trĩ sẽ hiệu quả hơn. * Những nghiên cứu về rệp muội Toxoptera aurantii Boyer trên chè

8

Theo CABI, 1997 [151] rệp muội hại chè có các tên gọi khác nhau như Toxoptera aurantii Boyer de Fonscolombe, T. Theaecola Buchkton, T. Alaterna Guercio, T. Camelliae Kalt, T. Variegata Guercio, Aphid coffeae Nietner. Wyniger và Duelli (2000) [68] cho biết giới hạn nhiệt độ của loài Toxoptera aurantii Boyer là 8 đến 32,5oC, nhiệt độ tối ưu là 28oC . Nuôi ở 28oC cho tốc độ gia tăng quần thể cao nhất R = 0,394, tỷ lệ tăng số lượng gấp đôi ngắn nhất 1,8 ngày so với 6 ngưỡng nhiệt độ nuôi khác là 10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 32oC. Duraikannu và Azariah (2013) [133] cho biết trên chè tại Manipur, Ấn độ, rệp muội Toxoptera aurantii Boyer xuất hiện quanh năm mật độ từ 12 đến 175 con/5cm chiều dài búp tùy thuộc vào khí hậu thời tiết và sự phong phú của côn trùng bắt mồi sử dụng chúng làm thức ăn. Mật độ đạt cao nhất vào tháng 8 hàng năm. Rệp muội Toxoptera aurantii Boyer là loài phá hại nghiêm trọng trên cây chè, chúng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm với mật độ 200 con/5cm chiều dài búp chè. Borthakur và Das (1992) [51] và Borthakur et al. (1993) [52] cho biết Toxoptera aurantii Boyer là một loài gây hại nặng nề nhất tại các đồi chè miền Nam Trung Quốc. Chúng xuất hiện quanh năm, nhưng mật độ cao nhất vào mùa thu (tháng 8 – 10), trong thời gian này chúng xuất hiện 2 loại hình không cánh và có cánh. Tác giả đã nghiên cứu sử dụng bẫy Pheromol để thu bắt Toxoptera aurantii Boyer phục vụ công tác dự báo và quản lý loài sâu hại này trên cây chè tại Trung Quốc. * Những nghiên cứu về sâu bộ cánh vẩy trên chè Duraikannu và Azariah (2013) [133] cho biết trên chè tại Ấn Độ các loài sâu bộ cánh vẩy xuất hiện thường xuyên gồm sâu đục thân Zeuzera coffeae Nietner xuất hiện quanh năm, mật độ cao nhất trong tháng 3, tháng 4 và tháng 9 với mật độ trung bình 9,5 con/40 cây chè. Homona coffearia Nietner xuất hiện quanh năm, mật độ cao nhất vào tháng 4 – 5 và tháng 8 – 10 với mật độ cao nhất là 6 con/cây. theivora xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10, tần xuất bắt gặp là 6 đến 46%. Hazarika và Puzari (1998) [86], Hazarika et al. (2009) [87] và Kawai (1997) [53] cho biết tại các đồi chè ở Nhật Bản, loài Adoxophyes honmai Yasuda (: Tortricidae) là một loại sâu bệnh nghiêm trọng, chúng xuất hiện quanh năm trên nương chè. Tác giả cho biết giai đoạn sâu non của loài thích ăn lá chè non và chè bánh tẻ, nhưng lại đẻ trứng ở lá già, phía gốc cây chè. Vora et al. (1984) [134] cho biết tại các nương chè ở Ấn Độ loài Ectropis obliqua Prout (Lepidoptera: Geometridae) là một loài gây hại phổ biến, chúng xuất

9

hiện quanh năm trên nương chè. Tác giả đã nghiên tập tính tiết pheromon giới tính của con cái trong giao phối để ứng dụng trong việc sử dụng bẫy pheromon thu bắt con trưởng thành. 1.2.1.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Những ghi nhận đầu tiên về côn trùng bắt mồi trên chè là năm 1903 bởi Watt và Mann. Hai tác giả này đã phát hiện 2 loài ăn bọ xít muỗi hại chè là Melamphaus sp. và Sycanus sp. (CABI, 1997) [151] Thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên trên cây chè và các nghiên cứu nhân nuôi một số loài bắt mồi phổ biến trong phòng trừ sinh học sâu hại chè cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 21 loài côn trùng bắt mồi sâu hại trên cây chè được ghi nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao như bọ xít bắt mồi Oriorus sp. và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (California Environmental Protection Agency Department, 2010) [154]. Somnath và Azizur (2014) [120] đã ghi nhận 5 loài bắt mồi quan trọng trên cây chè gồm Chrysoperla carnea, Chrysoperla rufilabris, Chrysopa sp., ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens. Các loài thiên địch này là những tác nhân quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp. Trong đó nhân nuôi và thả ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens là có triển vọng nhất. Zhang và Wang (1992) [80] đã mô tả và nghiên cứu và phát triển một số loài như ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia axyridis và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. Trong nhà kính để phòng trừ rệp Myzus persicae, rệp bông Aphis gossypii, rệp Macrosiphum euphorbiaend và rệp Aulacorthum solani thì biện pháp phòng trừ sinh học được ưu tiên và sử dụng với việc thả ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa Hippodamia convergens, Harmonia axyridis (Buitenhuis et al., 2015) [116]. Trong công trình phòng chống bọ trĩ hại cây chè thì có thể sử dụng loài bọ xít nhỏ thuộc họ Anthocoridae và giun tròn Heterorhabditis bacteriophora . Muraleedharan và Kandaswamy (1980) [96] cho rằng phòng trừ sâu hại chè nên kết hợp biện pháp sinh học và hóa học. Các ông cũng khẳng định trong tự nhiên sâu hại được điều chỉnh bởi nhiều loài bắt mồi. Thành phần các loài bắt mồi ăn thịt

10

sâu hại trên chè thường được tách nhỏ thành từng nhóm để nghiên cứu và đưa ra các khuyến cáo nhằm lợi dụng chúng trong phòng chống sâu hại chè. Xie (1993) [148] đã tiến hành nghiên cứu thiên địch của rệp hại chè ở Gruzin cho biết hai loài thiên địch quan trọng nhất thuộc về nhóm bọ rùa bắt mồi là Coccinella septempunctata Linnaeus và Senmadialia undecimnotata. Muraleedharan và Radhakrishnan (1986, 1988) [97], [99], Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] cho biết đã tìm thấy nhiều loài ruồi Syrphids ăn rệp Toxoptera aurantii Buchkton trong nương chè tại Ấn Độ như sau: Allobaccha nubilipennis (Austen), Betasyrphus serarius (Wiedeman), Dideopsis aegrota (Fabricius), Episyrphus balteatus (DeGeer), Ischiodon scutellaris (Fabricius), Paragus tibialis (Fallen). Thành phần thiên địch của loài Homona coffearia Nietner được rất nhiều tác giả nghiên cứu như Chen (1988) [76], Cheazeau (1993) [78], Barboka (1994) [57], Chen và Tseng (1998) [77], Wang và Tasai (2001) [79], Zhang và Wang (1992) [80], Gutierrez và Bonato (1994) [147], Shengjie et al. (2015) [88]. Theo Barboka (1994) [57] con non và trưởng thành của các loài Coccinellisds verania vincta Garham, Stethous gilvifrons mulsant, Jauravia quadrinotata Kapur, Scymnus sp. tấn công tất cả các giai đoạn phát triển của loài sâu hại này và giữ cho mật độ của chúng ở dưới ngưỡng phòng trừ. Ngoài ra sâu non của hai loài thuộc giống Chrysopa thường thấy ăn tất cả các giai đoạn của sâu hại này. Theo tài liệu của CABI [151], danh sách thiên địch của bọ trĩ có 7 loài, trong đó Franklinothrips megalops (Trybom) là loài ăn thịt phổ biến nhất của loài Scitothrips dolalis. Mỗi ấu trùng Franklinothrips megalops (Trybom) tiêu thụ 4 – 5 Scitothrips dolalis trong 1 ngày. Tác giả Ananthakrishnan (1984) [131] khẳng định loài Erythrothrips asiaticus Ramakrishna Ayyar & Margabandhu và Mymarothrips garuda Ramakrishna & Margabandhu là các loài ăn thịt bọ trĩ hại chè. Tác giả Sannigrahi và Mukopadhyay (1992) [128] đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả ăn thịt bọ trĩ hại chè của loài Geocoris ochropterus Fieber tại Srilanka, ông cho biết chúng có mối tương quan nghịch chặt chẽ, Geocoris ochropterus Fieber có khả năng phòng trừ bọ trĩ hại chè đạt hiệu quả cao. Từ năm 1975 đến 1980, Streibert (1981) [75] đã tiến hành điều tra thành phần thiên địch của rệp hại chè vùng Gruzia. Theo tác giả thành phần thiên địch của rệp hại chè rất phong phú, ông chỉ ra một số loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự

11

phá hại của rệp như Coccinella septempunctata Linnaeus, Semiadalia undecimnotata Schneider, Propyleaqua tuordecimpunctata (Linnaeus), Scynunus redenbecheri và Scynmus quadrimaculatus (Herbst). Ở miền Đông Ấn Độ, Barboka (1994) [57] ghi nhận có 11 loài bọ rùa ăn rệp, trong đó phổ biến là Cryptogonus bimaculata Kapur, Scynmnus sp., Coleophora biplagiatula, Coccinalla septempunctata Linnaeus… Có 6 loài ăn thịt khác gồm Syrphusbalcatrus Degeer, Syrphus serarius Mied, Paragus indicus Brun, Paragus verburiensis Struck, Xanthogramrma scutellare, Ararcina degrota Farbricius và 2 loài kí sinh là Trioxys sp. và Aphelinus sp. Zukova et al. (1982) [73] cho biết các loài ăn thịt là nguyên nhân làm giảm 20% mật độ quần thể rệp hại chè vùng Anuar (Mỹ). Muraleedharan và Randhakrishnan (1988) [99] đã điều tra thiên địch của nhiều loài sâu hại chè ở Kerala và Tamil Nadu, Nam Ấn Độ bao gồm cả kí sinh và ăn thịt. Đối với bọ trĩ đã xác định 2 loài ăn thịt là Aleothrips intermedius Bagnall và Mymarothrips garuda Ramak, thuộc họ Aleothrips, bộ Thysanoptera, ăn bọ non và trưởng thành loài bọ trĩ Scirtothrips bispinosus (Bagnall). Somnath et al. (2010) [118] đã nghiên cứu tại đồn điền chè Sub – Himalaya của Bắc Bengan, Ấn độ trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2006 và phát hiện 20 loài bọ rùa ăn thịt sâu hại trên chè. Trong đó chiếm ưu thế là loài Micraspis discolor (Farbricius) chiếm 42,5%. Somnath và Rahman (2014) [119], Somnath và Azizur (2014) [120] cho biết Micraspis discolor (Farbricius) và Menochilus sexmaculatus (Farbricius) là những loài ăn thịt phổ biến nhất trong các đồn điền chè ở Đông Bắc Ấn Độ. Kết quả nghiên cứu cho 2 loài trên là những loài côn trùng bắt mồi hữu hiệu của rầy, rệp và được sử dụng trong các chương trình quản lý sâu bệnh tổng hợp. Diễn biến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi thường được nghiên cứu và công bố kèm với các kết quả nghiên cứu về thành phần loài và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sự phát sinh phát triển của chúng. Yuliadhi et al. (2015) [81], Narisara et al. (2016) [109] cho biết mật độ loài bọ xít bắt mồi Sycanus aurantiacus Reuter trên chè từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 lần lượt là 13,8 ± 1,39 con/m2; 9,3 ± 1,77 con/m2; 10,4 ± 1,58 con/m2; 11,0 ± 1,76 con/m2; 19,1 ± 2,88 con/m2. Theo Nagai và Yano (1999) [82] thì nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát sinh và phát triển của loài bọ xít bắt mồi Orius sauteri (Poppius). Nhiệt độ cho chúng phát triển là 15 oC – 30 oC, trong đó thích hợp nhất là 25 – 30oC. Trên các nương chè, thì Orius

12

sauteri (Poppius) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, trong đó mật độ cao nhất thường rơi vào tháng 6 – 8. Theo Somnath và Azizur (2014) [120] hai loài bọ rùa bắt mồi Micraspis discolor (Fabricius) và Menochilus sexmaculatus (Fabricius) trên chè tại Nhật Bản, là thiên địch của loài rệp muội Toxoptera aurantii. Chúng xuất hiện quanh năm trên nương chè, mật độ cao vào tháng 9 đến tháng 12 và mật độ thấp vào tháng 6 đến tháng 9. 1.2.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè * Sức ăn mồi của một số côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Bannerjee (2004) [56], Jeppson và Hartfor (1975) [117] nghiên cứu mối quan hệ giữa Stethorus gilviforns Mulsant và Oligonychus coffea Neither tại Ấn Độ cho biết trên nương chè quần thể côn trùng bắt mồi Stethorus gilviforns Mulsant có mặt quanh năm với mật độ luôn thấp hơn số lượng vật mồi Oligonychus coffea Neither. Nghiên cứu cũng cho thấy loài Stethorus gilviforns Mulsant có khả năng khống chế Oligonychus coffea Neither nhưng không triệt để, do đó cần kết hợp với biện pháp hóa học. Banerjee (2004) [56], Das và Kakoty (1991) [123] cũng khẳng định thiên địch, đặc biệt là nhóm côn trùng bắt mồi là một thành phần không thể thiếu trong lưới thức ăn của hệ sinh thái ruộng chè, mối quan hệ này ổn định trong tiến hóa và chúng cùng nhau sinh trưởng, phát triển. Các loài côn trùng bắt mồi có xu hướng giữ cho tập hợp các loài sâu hại chè trong các giới hạn sinh học nhất định. Cũng theo tác giả này, ở diện hẹp thiên địch hoàn toàn có thể khống chế sâu hại chè, tuy nhiên áp dụng diện rộng thì gặp nhiều khó khăn, dùng các biện pháp bảo vệ tập hợp thiên địch trên chè nhằm giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng là mục tiêu mà ông đề cập đến trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây chè tại Ấn Độ. Wang và Tasai (2001) [79] cho biết 1 bọ rùa 7 chấm trưởng thành trong 24h ăn hết từ 2 – 110 rệp, ấu trùng của nó ăn 3 – 38 rệp; trưởng thành bọ rùa 14 chấm trong 24h ăn hết 20 – 75 trứng rệp và ấu trùng của nó ăn 28 – 50 cá thể rệp. Xếp thứ 2 sau bọ rùa trong việc hạn chế mật độ của rệp hại chè là ruồi ăn rệp. Một ấu trùng tuổi 1 của loài Syrphus balcatrus trong 24h ăn 3 – 5 rệp, tuổi 2 ăn 8 – 12 rệp, tuổi 3 ăn 28 – 35 rệp. Ngoài ra tác giả còn cho biết côn trùng ăn rệp hại chè còn có bọ mắt vàng và phổ biến nhất là Chrysopa carnea Stephens, trung bình 1 cá thể Chrysopa carnea Stephens có thể ăn hết 600 – 1000 rệp chè trong cả đời sống của nó.

13

Dhanapati và Varatharajan (2007) [63], Dhanapati et al. (2010) [64], Dhanapati et al. (2016) [65] cho biết 4 loài bọ rùa bắt mồi Coccinella septempunctata Linnaeus, Coccinella transversalis Fabricius, Oenopia sexareata (Mulsant) và Coleophora bisselitta Mulsant là các loài săn mồi tích cực trên nương chè, thức ăn ưa thích nhất của chúng là rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de Fons. Ấu trùng Coccinella septempunctata Linnaeus tiêu thụ 30,0 ± 0,5 rệp muội trong 24h và 460,0 ± 15,2 rệp muội trong cả giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng Coleophora bisselitta Mulsant tiêu thụ 25,2 ± 0,8 rệp muội trong 24h và 420,0 ± 10,0 rệp muội trong cả giai đoạn ấu trùng. Somnath et al. (2010) [118] thử nghiệm thả trưởng thành bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) với hỗn hợp các sâu hại chè, nhóm tác giả cũng ghi nhận rệp muội là con mồi ưa thích nhất của loài bọ rùa này, nhưng khi thiếu thức ăn thì chúng ăn cả nhện đỏ Oligonychus coffeae Neitner. Ở giai đoạn ấu trùng thì bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) lựa chọn nhện đỏ nhiều hơn. Mỗi ấu trùng bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) tiêu thụ trung bình 24,10 ± 0,77 nhện đỏ hoặc 21,70 ± 0,72 rệp muội mỗi ngày, cả giai đoạn ấu trùng một cá thể bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) tiêu thụ 280,30 nhện đỏ và 188,66 rệp muội, tuổi càng tăng thì sức tiêu thụ con mồi càng tăng. Ở giai đoạn trưởng thành thì ngược lại bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) lại ưa thích rệp muội hơn nhện đỏ. Mỗi trưởng thành bọ rùa Micraspis discolor (Farbricius) ăn trung bình 20,32 ± 1,79 nhện đỏ hoặc 35,9 ± 4,95 rệp muội mỗi ngày, cả giai đoạn trưởng thành một con đực tiêu thụ 139,30 ± 7,25 con nhện đỏ và 629,70 ± 31,13 rệp muội, một con cái tiêu thụ 547,7 ± 36,87 nhện đỏ và 1287,5 ± 98,33 rệp muội. Con cái có sức tiêu thụ vật mồi cao hơn con đực đáng kể trong các lần thí nghiệm. Nitin et al. (2017) [83] nghiên cứu sức ăn mồi của bọ xít cổ ngỗng bắt mồi Sycanus galbanus Distant với sâu cánh vẩy trong phòng thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi mật độ con mồi càng cao thì khả năng ăn mồi của Sycanus galbanus Distant càng cao. Mahfuj et al. (2002) [49] nghiên cứu tại Bangladesh cho biết bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) có khả năng khống chế rầy Nilaparvata lugens (Stal) và rệp muội Toxoptera theicola Buchkton. Thả bọ rùa đỏ với tập hợp rầy xanh và rệp muội, ghi nhận sức ăn, tác giả cho biết, mỗi bọ rùa đỏ tiêu thụ trung bình 46,7 rầy, rệp trong giai đoạn ấu trùng và 112,6 rầy, rệp trong giai đoạn trưởng thành. Tuổi của ấu trùng bọ rùa đỏ có tương quan thuận chặt chẽ với khả năng ăn mồi (R= 0,94, y = - 0,0541x + 1,2425).

14

Chowdhury et al. (2008) [127] nghiên cứu về sức ăn mồi của bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Farbricius) trong phòng thí nghiệm. Ông cho biết khă năng tiêu thụ rệp muội Toxoptera aurantii Boyer của bọ rùa đỏ là rất lớn: con cái bọ rùa đỏ tiêu thụ từ 1149 đến 1393 với trung bình là 1216,40 ± 22,89 rệp trong suốt đời sống của nó và con đực tiêu thụ từ 885 đến 1269 rệp với trung bình 1003,27 ± 104,35 rệp. Tại Ấn Độ từ những năm cuối thế kỉ 20 đã có những nghiên cứu rất bài bản về loài bắt mồi Chrysoperla carnea (Stephens) trên nương chè. Trong điều kiện phòng thí nghiệm nuôi với các vật mồi khác nhau thì 1 ấu trùng Chrysoperla carnea (Stephens) tiêu thụ hết 22,8 cá thể rầy xanh Empoasca flavescens (Fabricius) (Hazarika và Puzari, 1998 [86], Hazarika và Bhuyan, 2009 [87], Rahman et al. (2012) [135]. Sannigrahi và Mukhopadhyay (1992) [128] đã khẳng định bọ xít bắt mồi Geocoris ochropterus (Fieber) là loài trên các cánh đồng chè dưới chân núi Darjeeling, Ấn Độ và ông đã đi sâu nghiên cứu khả năng ăn mồi, hành vi săn mồi, thời gian sinh trưởng các pha, tỷ lệ sống… của loài Geocoris ochropterus (Fieber). Các hành vi ăn của Geocoris ochropterus (Fieber) liên quan đến một loạt các hành động. Nó hút các chất lỏng bên trong con mồi, để lại bộ xương ngoài. Nâng và giữ con mồi trong vòng một thời gian ngắn có thể tiết các enzym tiêu hóa qua tuyến nước bọt tiêu hóa các chất hút từ con mồi. Sức ăn mồi của ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 loài bọ xít Geocoris ochropterus (Fieber) với vật mồi là bọ trĩ tương ứng là 2,62 ± 0,15; 8,18 ± 0,85; 13,01 ± 1,85 và 11,89 ± 3,97. Sức ăn mồi của ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 loài bọ xít Geocoris ochropterus (Fieber) với vật mồi là sâu róm tương ứng là 1,23 ± 0,12; 1,47 ± 0,04; 2,14 ± 0,13 và 7,99 ± 0,75. Đơn vị là con mồi/ngày. Khả năng điều hòa sâu hại chè của các côn trùng bắt mồi phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu, thời tiết, chế độ canh tác đặc biệt là thuốc trừ sâu hóa học. * Mối quan hệ giữa số lượng của một số côn trùng bắt mồi phổ biến với vật mồi của chúng trên chè Dhanapati et al. (2010) [64] cho biết trong các loài côn trùng sử dụng rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de Fons làm thức ăn thì loài bọ rùa Coccinella septempunctata có mối quan hệ nghịch và thể hiện bằng hệ số tương quan với rệp muội cao nhất trên nương chè (R = -0,97), cao hơn hệ số tương quan giữa ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus (De Geer) với rệp muội (R = -0,95) và giữa bọ cánh mạch Neuropteran micromus với rệp muội (R = -0,92).

15

Somnath et al. (2010) [118] đã nghiên cứu tại đồn điền chè Sub - Himalaya của Bắc Bengan, Ấn độ trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2006 cho biết mật độ tập hợp bọ rùa tại đây có mối tương quan nghịch rất chặt chẽ với rệp muội Toxoptera aurantii Boyer de Fons (R2 = 0,893). Duraikannu và Azariah (2013) [133] nghiên cứu mối quan hệ giữa loài bắt mồi Mallada desjardinsi (Navas) (Chrysopidae: Neuroptera) với nhện đỏ hại chè. Ông nuôi Mallada desjardinsi (Navas) bằng nhện đỏ hại chè (Oligonychus coffeae Nietner) tỷ lệ loài bắt mồi : con mồi tối ưu là 1:50 đối với trong phòng thí nghiệm và 1:33 đối với trong nhà kính. Cũng nghiên cứu tỷ lệ này Borthakurn và Das (1992) [51] và Borthakun et al. (1993) [52] cho biết trên ruộng chè tại Ấn Độ tỷ lệ tập hợp bọ rùa đỏ : rệp muội là 1:75, mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ (R = -0.91). 1.2.1.4. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên hệ sinh thái nương chè được dựa trên nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau như: quan điểm đa dạng sinh học, quan điểm bảo vệ thực vật, quan điểm du lịch sinh thái…. Vì vậy các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên côn trùng bắt mồi, sâu hại chè, mối quan hệ côn trùng bắt mồi với sâu hại thường được công bố kết hợp với các nghiên cứu khác trên chè. Các công trình đã công bố trên thế giới tập trung nhiều ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ vì đây là hai nước có diện tích và sản lượng chè lớn thuộc hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra còn có rải rác các công bố khác của một số nước như Banglades, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản… Mkwaila (1981, 1982) [60], [61] cho biết có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bọ trĩ trong đó ảnh hưởng của nhiệt độ là chủ yếu. Một trong những yếu tố giúp chúng lan truyền rộng khắp các nương chè là gió. Theo Sudoi (1985, 1987) [136], [137], Mohammad và Mustak (2011) [94], đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mưa và cây che bóng đối với bọ trĩ, thấy rằng bọ trĩ xuất hiện quanh năm nhưng mật độ cao hơn vào mùa khô, mật độ bọ trĩ tương quan nghịch với lượng mưa của 2 tháng trước đó và mật độ bọ trĩ ở nương chè không có cây che bóng cao hơn ở nương chè có cây che bóng. Đặc trưng nổi bật của vùng chè Assam là có cây che bóng lâu dài, giống cây Albizzia được sử dụng rộng rãi nhất ở vùng này, những loài thích hợp là Albizzia Stipulata (Boivin), Albizzia procera (Roxb), Albizzia lebbek (Siris), Albizzia

16

odoratissima Benth. Những cây này với mật độ trồng 40 x 40 ft (1 ft = 0,305m) được cắt ngọn để tạo tán rộng, tính đến lúc cây trưởng thành chúng có tác dụng giảm cường độ chiếu sáng xuống còn 50%. Loài cây Grevillea robusta (Silk Oak) được sử dụng rộng rãi và rất phù hợp ở Srilanka, Nam Ấn Độ, Đông Phi và Nyasaland nhưng nó lại không phù hợp ở Assam (Eden, 1958) [129]. Ở Srilanka, Visser (1961) [132] đã cho biết sản lượng chè trong 10 năm theo dõi dưới bóng cây trẩu (Aleuristis montana Wilson) và cây họ đậu (Albizzia stipulata Boivin) trong điều kiện không phân bón, năng suất chè không có cây che bóng là 970 lb/acre, nương chè có cây che bóng bằng cây trẩu là 1000 lb/acre, nương chè có cây che bóng là cây họ đậu là 1170 lb/acre (1 lb = 0,454kg, 1 acre = 0,405ha). Bằng phân tích thống kê tác giả đã chỉ ra rằng năng suất chè không chịu ảnh hưởng của cây che bóng (sự sai khác không có ý nghĩa) nhưng lại có tác động giảm tác hại của rầy xanh và bọ trĩ. Mkwaila et al. (1979) [59], Mkwaila (1982) [61] cũng cho rằng sự phổ biến và gây hại nghiêm trọng của bọ trĩ Scirthothrips aurantii Faure ở Nam Phi là kết quả của việc phá bỏ cây che bóng cho nương chè. Muraleedharan (1992a, 1992b) [100], [101] cho biết mật độ cây che bóng đóng vai trò quyết định mật độ quần thể bọ trĩ, rệp muội, bọ xít muỗi và nhện. Nương chè không có cây che bóng luôn có mật độ bọ trĩ, nhện, bọ xít muỗi cao hơn những nơi có cây che bóng, chưa thấy có sự khác biết đối với mật độ rệp. Cũng theo ông những vùng chè thấp người dân rất chú trọng trồng cây che bóng cho chè. Ngoài lợi ích tăng hiệu suất quang hợp, từ đó tăng năng suất chất lượng thì lá còn có tác dụng tăng hữu cơ cho đất, cải tạo đất tốt. Cây che bóng tạo điều kiện cho các loài côn trùng có ích phát triển. Rattan (1992) [115] khi nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng cũng kết luận nương chè không có cây che bóng bị bọ trĩ hại nặng, đặc biệt vào thời kì khô nóng. Theo Barboka (1994) [57], nghiên cứu tại trạm thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho thấy ở Đông Bắc Ấn Độ, ngay cả khi tán cây che bóng còn thưa cũng rất cần thiết cho chè. Cây che bóng giúp tăng hiệu quả quang hợp, giảm nhiệt độ mặt lá, giảm cháy lá, giảm phá hoại của sâu bệnh hại. Rattan (1988, 1989) [113], [114] đã tiến hành thí nghiệm phòng trừ bọ trĩ Scirtothrips anrantii Faure bằng biện pháp đốn kết hợp phun thuốc hóa học thì thấy rằng nếu đốn thì sự khác nhau giữa phun thuốc và không phun thuốc giảm bớt. Ông cũng cho biết chè phục hồi sau đốn bị hại nặng, những năm đốn muộn có thể bị mất tới 20% năng suất.

17

Lu và Lou (2016) [138] cho biết mật độ rầy xanh ở thời gian cao điểm đầu tiên trong năm có tương quan chặt chẽ với nhiệt độ trung bình (R = 0,7793) và nhiệt độ tối thiểu (R = 0,8189) trong tháng 4, ứng dụng để dự báo rầy xanh chính xác đến 85,7%. Cheng (1991) [90], Fan và Peptitt (1994) [140] cũng nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến mật độ rầy xanh, tác giả dùng số liệu 9 năm quan sát về mật độ Empoasca pirisuga Matsumura và tổng nhiệt độ trung bình 10 ngày trong tháng 1 và tháng 2 để xây dựng phương trình hồi qui dự đoán ngày bắt đầu cao điểm thứ nhất của rầy xanh. Ở Nhật Bản, Mochizuki et al. (1991) [92] nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc bẫy đối với rầy trưởng thành (Empoasca onukii Matsuda). Trong 5 loại bẫy màu vàng, xanh nhạt, xanh lá cây, đỏ và trắng thì bẫy màu vàng có hiệu quả thu bắt trưởng thành rầy cao nhất. Chen (1992) [139], Chen (1994, 1995a , 1995b) [144], [145], [146], Bao et al. (2012, 2014) [141], [142] sau 10 năm điều tra tập hợp các loài bắt mồi, từ 1981 đến 1990 khẳng định mối quan hệ giữa tập hợp các loài bắt mồi và quần thể nhện bắt mồi chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái như kĩ thuật trồng trọt, khí hậu và thuốc trừ sâu. Ông ghi nhận hơn 1100 loài thiên địch bao gồm 80 loài virut, 40 loài nấm, 240 loài ký sinh trùng và 600 loài ăn thịt, và một số loài vi khuẩn trong hệ sinh thái chè ở Trung Quốc. Trong đó ông đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của nhện lớn bắt mồi với sâu hại trên chè. Du (1932) [107] cho biết rằng giống chè có ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ, các giống Trung Quốc bị hại nặng hơn giống Assam và Manipur. Somnath et al. (2010) [118] cũng đưa quan điểm về tác động lẫn nhau giữa côn trùng bắt mồi và tính chống chịu sâu hại của các giống chè như sau: Một sự cân bằng giữa côn trùng bắt mồi và con mồi sẽ tăng thêm tính chống chịu sâu hại của chè. Hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp sẽ bền vững hơn nếu tất cả loài bắt mồi đều đóng vai trò làm giảm mật độ sâu hại. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ côn trùng bắt mồi có sự khác nhau trên 14 giống chè nghiên cứu, tỷ lệ giữa nhện hại và nhện bắt mồi cũng khác nhau giữa các giống đó. Tác giả nhận định rằng sự bảo tồn côn trùng bắt mồi bằng cách sử dụng chọn lọc các loại thuốc trừ sâu và lựa chọn các giống chè phù hợp là cơ sở để đạt được thành công trong chương trình IPM trên chè. Xie et al. (1991) [149] đã sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính để kiểm tra tính liên tiếp trong quần thể côn trùng trong điều kiện không phun thuốc trừ sâu ở Quảng Đông, Trung Quốc. Kết quả như sau, trong thời gian đầu từ khi trồng

18

chè đến khi bắt đầu thu hoạch, côn trùng có xu hướng cư trú ở lá và búp non, các loài sâu hại chủ yếu là Caloptilia theivora, Petaphora sp., Clania minuscula. Ở giai đoạn 2, 3 và qua đỉnh cao sản lượng, bắt đầu thời kì suy thoái, sâu hại chỉ gây ra những thiệt hại nhẹ và chúng bị thiên địch khống chế. Chỉ số cân bằng quần thể và chỉ số đa dạng quần thể đạt tối đa vào thời kì đỉnh cao sản lượng. Năm 2002, Lester và Harmsen [108] công bố rằng khả năng kiểm soát sinh học của các động vật bắt mồi đối với con mồi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như phản ứng chức năng, phản ứng phát triển, phổ vật mồi, tương tác nội bộ, các yếu tố sinh thái. Trong đó các tác giả này đi sâu nghiên cứu yếu tố phản ứng chức năng. Phản ứng chức năng được khái niệm là sự thay đổi về sức sinh sản, sự gia tăng quần thể của loài ăn thịt ở các mật độ con mồi khác nhau. Năm 2016, Yang et al. [84] đã nghiên cứu hiệu quả của bẫy pheromol giới tính đối với việc thu bắt một số sâu hại và côn trùng bắt mồi trên chè. Từ đó làm cơ sở để đề xuất biện pháp dùng pheromol giới tính để dẫn dụ hoặc thu bắt các loài côn trùng. Một nhóm tác giả gồm các nhà toán học và côn trùng học Ấn Độ là Maiti et al. (2008) [54] đã mô hình hóa tính hữu dụng kiểm soát sinh học của các loài gây hại trên chè bằng mô hình toán học vi phân. Nhóm tác giả này khẳng định một nhiệm vụ chính của sinh thái học lí thuyết là các mô hình phi tuyến tính dựa trên các tình huống quan sát được tại đồng ruộng, vì vậy các tác giả đã xây dựng mô hình dựa trên ba yếu tố là cây chè, sâu hại chè và loài bắt mồi Sarcophaga sp., dựa trên mô hình đó có thể đề xuất một số biện pháp về mặt lý thuyết cho điều khiển sinh học trong quản lý tổng hợp dịch hại chè. Tại Bangladesh, Mohammad và Mustak (2011) [94] đã nghiên cứu biện pháp IPM trên các nương chè ở Bangladesh, tác giả khẳng định các loài sinh vật trong quần xã nương chè rất phong phú, đặc biệt là nhóm chân đốt, có tới 1034 loài động vật chân đốt và 84 loài tuyến trùng được ghi nhận trên nương chè. Các biện pháp canh tác và điều kiện sinh thái như cây che bóng, chu kì hái, cắt tỉa tạo hình, khí hậu thời tiết… cần được quan tâm khi tiến hành biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại trên nương chè. Theo Ocmen (1982) [106], Babu et al. (2008) [50] thì các loài côn trùng bắt mồi ăn sâu hại chè chủ yếu thuộc 3 họ Phytoseiidae, Stigmaeidae, Tydeidae. Oligota flaviceps Sharp là loài bắt mồi ăn thịt quan trọng của nhện đỏ son hại búp chè. Amblyseius herbicolus (Chant) và Euseius ovalis (Evans) là hai loài nhện bắt mồi ăn

19

thịt có vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lượng các loài nhện hại Acaphylla theae (Watt) và Calacarus carinatus (Green). 1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước 1.2.2.1. Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè Giai đoạn trước năm 1945, các nghiên cứu về chè đều được thực hiện tại trạm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú Hộ. Những nghiên cứu đầu tiên về sâu bệnh hại chè là do một tác giả nước ngoài Du Pasquer (1932) [107] thực hiện giai đoạn 1931 – 1935, ông đã phát hiện 35 loài sâu và bệnh hại trên chè, bao gồm 24 loài sâu, 1 loài nhện hại. Trong đó các loài sâu hại quan trọng là sâu chùm (Andraca bipunctata Walk), bọ xít hoa (Poecilocoris latus Dallas), rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius), nhện đỏ (Paratetranychus bioculatus Wood) và sâu đục thân (Jenjea coffeae Niether). Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36] đã nghiên cứu sâu hại chè ở khu vực Bắc Bộ và khẳng định rầy xanh, nhện đỏ và bọ xít muỗi là 3 loài sâu hại phổ biến nhất, gây thiệt hại lớn nhất trên nương chè. Đến năm 1967 – 1968 trong cuộc tổng điều tra diện rộng trong phạm vi cả nước, Viện Bảo vệ thực vật đã xác định 34 loài sâu, nhện hại chè thuộc 6 bộ và có 7 loài thường xuyên xuất hiện là: Sâu chùm, sâu cuốn lá, rệp sáp xanh, rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ xít hoa và mối. Theo Viện bảo vệ thực vật (1976) [45], Nguyễn Văn Hùng (1988) [10], Nguyễn Đức Khiêm (1996) [17]. Trong đợt điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam năm 1977 – 1978, Viện Bảo vệ thực vật thu thập được 41 loài sâu và nhện hại chè trong đó các loài gây hại chính là bọ trĩ, sâu tiện vỏ, rầy xanh, bọ xít muỗi, sâu cuốn lá và bọ xít hoa (Viện Bảo vệ thực vật, 1976) [45], Bộ môn chuẩn đoán giám định dịch hại Viện BVTV (2006) [3] Phạm Văn Lầm và nnk (2011) [29] cho biết giai đoạn 2006 – 2010 điều tra tại một số vùng trồng chè trong cả nước ghi nhận 44 loài sâu hại chè, ghi nhận mới 9 loài cho khu hệ côn trùng trên chè ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu và công bố về thành phần sâu hại chè như sau: giai đoạn 1986-1993 như Nguyễn Văn Thiệp và nnk (1998) [41] Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], Nguyễn Văn Hùng (1998, 2001) [12], [13], Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006) [15]. Phạm Văn Lầm (2013) [30] đã ghi nhận 40 loài côn

20

trùng bắt mồi trên chè và khẳng định côn trùng nhóm chích hút như rầy xanh, bọ xít muỗi, cánh tơ là những loài gây hại chính trên chè. Và trong các công bố về sâu hại chè thì các tác giả thường đi sâu nghiên cứu chi tiết về diễn biến mật độ, các yếu tố ảnh hưởng và phương pháp phòng trừ các đối tượng gây hại phổ biến. * Những nghiên cứu về rầy xanh Về đặc điểm hình thái học của rầy xanh hại chè đã được nhiều tác giả mô tả kỹ lưỡng như Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36], Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], Hà Quang Hùng (2006) [16]. Các đặc điểm triệu chứng gây hại và đặc điểm sinh vật học, hình thái học của rầy xanh hại chè được các tác giả trên mô tả khá thống nhất. Rầy xanh dùng vòi chọc hút nhựa cây theo các đường gân chính và gân phụ lá chè và các cọng chè non làm khô búp chè và cháy quăn lá. Rầy xanh thích ánh sáng tán xạ và ánh sáng đèn. Chúng phát triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ 23 – 27 oC và ẩm độ trên 80%. Rầy thường phá hại nặng trong vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 6 và vụ thu từ tháng 9 đến tháng 10. Diễn biến và mức độ gây hại của rầy trên chè đã được nhiều tác giả đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Phần lớn các tác giả như, Nguyễn Khắc Tiến (1994) [37], Nguyễn Văn Thiệp (1998, 2000) [40], [42], Nguyễn Thái Thắng (2001) [39], Lê Thị Nhung (2002) [33] đều khẳng định rầy xanh là một trong những loài sâu hại búp chủ yếu, xuất hiện quanh năm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Khi nghiên cứu sự biến động số lượng của rầy xanh trong 5 năm tại Phú Hộ cho thấy rầy xanh có 3 cao điểm gây hại là tháng 4 – 5, tháng 7, tháng 10 – 11, trong đó cao điểm tháng 4 – 5 có mức độ gây hại lớn nhất. Theo Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], trong thời gian từ 1986 – 1987 tại Phú Hộ thì rầy xanh có 2 cao điểm là tháng 5 và tháng 10, trong đó cao điểm tháng 5 có mật độ cao hơn gấp 5 lần mật độ tháng 10. Tháng 1 mật độ rầy thấp, tháng 2 mật độ rầy bắt đầu tăng, từ tháng 3 mật độ rầy tăng khá nhanh và đạt đỉnh cao vào tháng 5 (16,56 con/khay). Qua đỉnh điểm tháng 5, mật độ rầy lại giảm dần và thấp nhất ở tháng 8 (1,51 con/khay), sau đó mật độ rầy lại tăng lên và đạt đỉnh cao vào tháng 10 (2,75 con/khay), tháng 11 mật độ rầy giảm. Nhưng giai đoạn 1993 đến 1997 thì mật độ rầy xanh tăng lên nhiều, có hai cao điểm vào tháng 5 (18,89 con/khay) và tháng 9 (7,49 con/khay).

21

* Những nghiên cứu về bọ trĩ Ở Việt Nam, nghiên cứu về bọ trĩ hại chè được bắt đầu tương đối sớm, Du Pasquier (1932) [107] đã tìm hiểu các loài bọ trĩ hại chè, cà phê về sự phân bố, tập tính sinh sống, triệu chứng gây hại và tác hại. Ông cho biết có 4 loài bọ trĩ hại chè gồm: Physothrips setiventris, Heliothrips setiventris, Physothrips leproyi và Bergmatothrips theifloris. Các tác giả Nguyễn Khắc Tiến (1986, 1994), [36], [37], Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], Hà Quang Hùng và Bùi Thanh Hương (2002) [14] miêu tả hình thái và triệu trứng gây hại của bọ trĩ trên chè có những điểm chung như sau: Bọ trĩ hại chè có nhiều loài khác nhau nhưng ở Bắc Bộ loài thường phát sinh là Physothrips setiventris Bagn. Bọ trĩ trưởng thành cơ thể có 3 mắt đơn màu đỏ xếp chụm vào nhau hình tam giác, bụng có 10 đốt, râu đầu 6 đốt, cơ thể dài 0,8 – 1mm, có lông thưa, đẻ trứng rải rác từng quả trong mô lá. Bọ trĩ hoạt động linh hoạt, thường nằm ở nách lá non, bên cạnh gân chính và kẽ hở của tôm chè. Vòng đời trải qua giai đoạn trứng, ấu trùng gồm 2 tuổi, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành (Nguyễn Văn Thiệp, 2000) [42]. Bọ trĩ hại búp chè non, tôm, cuộng búp làm cho búp chè thô, cứng và cằn lại, biến dạng cong queo. Khi hại nặng thì búp chè chùn lại, không phát triển được, nhìn như chè bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Trường hợp bị phá hại nặng thì lá non rụng hết chỉ còn trơ lại cuộng búp, càng những búp chè chưa mở càng bị hại nặng Theo Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips setiventris Bagn trong năm ở Phú Hộ có 1 cao điểm là tháng 6 – 8 (4,87 con/búp). Và thiệt hại do chúng gây ra làm giảm năng suất búp chè tươi là 20,14%. Cũng theo tác giả này mật độ bọ trĩ và rầy xanh có mối quan hệ tương quan nghịch theo phương trình sau: y = -0,1681x + 8,3544. Giống chè cũng ảnh hưởng tới mật độ bọ trĩ, trên 6 giống điều tra thì bọ trĩ hại nặng nhất trên giống TRI777. Đầu năm mật độ bọ trĩ rất thấp và tăng dần qua các tháng 2, 3, 4. Từ tháng 5 mật độ bọ trĩ tăng nhanh và đạt cao nhất vào tháng 6 – 8, sau đó lại giảm dần và thấp nhất là tháng 12 (0,38 con/búp). 1.2.2.2. Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Các nghiên cứu về thiên địch ở Việt Nam rất ít. Nếu như những nghiên cứu về sâu bệnh hại chè mới bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1930 thì cho đến tận những năm 1990 thì các nghiên cứu về thiên địch mới bắt đầu được tiến hành. Người đầu tiên nghiên cứu về thiên địch trên chè là Nguyễn Văn Thiệp (1998) [40], ông công bố

22

có 13 loài thiên địch của sâu hại chè ở Phú Hộ trong đó có 6 loài thiên địch chủ yếu của sâu hại chè gồm 4 loài nhện, 1 loài bọ xít bắt mồi và 1 loài kiến đen nhỏ. Nhóm bắt mồi đầu tiên được nghiên cứu là nhóm nhện bắt mồi (Nguyễn Văn Đĩnh, 2001) [7]). Các tác giả Lê Thị Nhung (2002) [33], Lê Thị Nhung và Nguyễn Thái Thắng (1996) [32] Đặng Đức Khương, Trương Xuân Lam (2001) [18], Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam (1994, 2002) [4], [5], Trương Xuân Lam (2001, 2002, 2008) [19], [20], [22] công bố giai đoạn 1996 – 1999, tại các nương chè Phú Thọ ghi nhận 79 loài thiên địch bao gồm cả bắt mồi và kí sinh trong đó có 33 loài thiên địch của rầy xanh, 21 loài thiên địch của nhện đỏ nâu, 16 loài thiên địch của bọ xít muỗi, 10 loài thiên địch của bọ cánh tơ và 19 loài thiên địch của rệp muội đen. Tác giả khẳng định tập hợp bọ rùa ăn thịt là loài thiên địch quan trọng nhất đối với nhện đỏ, thí nghiệm trong phòng cho thấy 1 bọ rùa trưởng thành tiêu thụ 10 – 15 con nhện đỏ trong vòng 24h. Cũng tác giả này cho biết từ năm 1996 – 1998, mật độ tập hợp thiên địch giảm 36 lần. Điều này cho thấy thâm canh cây chè, lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật làm tập hợp thiên địch giảm đi nhanh chóng. Tác giả đã mô tả hình thái 22 loài thiên địch thường xuất hiện trên nương chè, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của nhện đen đuôi nhọn, một loài thiên địch của rầy xanh, bọ cánh tơ, rệp muội nâu đen. Tác giả Phạm Văn Lầm và nnk (2005a) [24] cho biết giai đoạn 1996 – 2000 điều tra tại một số vùng trồng chè thuộc Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang đã phát hiện 43 loài thiên địch của sâu hại chè thuộc 10 bộ côn trùng, nhện nhỏ và tuyến trùng. Các loài thiên địch thu được tập trung ở bộ Araneae với số lượng 15 loài (chiếm 34,9% tổng số loài thu được), tiếp theo là bộ Coleoptera với 13 loài (chiếm 30,2% tổng số loài thu được, các bộ khác chỉ thu được từ 1 đến 5 loài. Phạm Văn Lầm (2013) [30] trong thời gian từ năm 2006 – 2011 đã tiến hành thu thập tập hợp loài chân khớp tại các vùng trồng chè chính như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Lâm Đồng... Hàng ngàn mẫu vật đã thu thập và xác định được 166 loài chân khớp thuộc 13 bộ thuộc lớp Côn trùng và lớp hình nhện, ghi nhận 113 loài thiên địch, đã định danh được 56 loài thiên địch, 11 loài chưa rõ mối quan hệ với nương chè, có ít nhất 10 loài thiên địch được ghi nhận đầu tiên trên cây chè ở Việt Nam gồm: Cyrorhinus lividipennis Reuter; Rhinocoris fuscipes (Fabricius); Sycanus croceovittatus Dohn; Eucolliuris fuscipennis (Chaudoir); Odacantha metallica (Fairmaire); Ophionea indica (Thunberg); Leis

23

dimidiata (Fabricius); Ancylopteryx octopunctata (Fabricius); Ummeliata insecticeps (Bosenberg & Strand); Oxyopes javanus Thorell. Lê Thị Nhung (2002) [33] theo dõi tại 2 cao điểm tháng 4 và tháng 7 năm 1999 cho biết mật độ tâp hợp thiên địch tại một số huyện của Phú Thọ như sau: mật độ tập hợp thiên địch tháng 4/1999 cao nhất tại Phú Hộ (1,7 con/khay), tiếp theo đến Phú Sơn (1,6 con/khay), sau đó là Hạ Hòa (0,9 con/khay) và thấp nhất là Vân Lĩnh (0,3 con/khay). Mật độ tập hợp thiên địch tháng 7/1999 cao nhất ở Phú Hộ (1,6 con/khay), tiếp theo đến Phú Sơn (0,7 con/khay), sau đó đến Vân Lĩnh (0,2 con/khay) và không thấy xuất hiện ở Hạ Hòa (0 con/khay). Lê Thị Nhung (2002) [33] theo dõi mật độ thiên địch trong suốt 3 năm 1996 – 1998 cho biết hàng năm mật độ tập hợp thiên địch có 2 cao điểm vào tháng 6 – 8 và tháng 11, mật độ tập hợp thiên địch thấp nhất vào tháng 3 (trung bình trong 3 năm là 0,70 con/khay), sau đó tăng cao dần và đạt đỉnh cao vào tháng 6 – 8 (trung bình 3 năm lần lượt là 1,20 con/khay, 1,12 con/khay và 1,30 con/khay), sang tháng 9 giảm nhẹ (1,10 con/khay) và lại tăng trở lại vào tháng 10 và lại đạt cao điểm thứ 2 tại tháng 11 (trung bình 3 năm là 1,28 con/khay), sang tháng 12 mật độ này giảm xuống còn 0,87 con/khay. Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] nghiên cứu diễn biến mật độ của tập hợp nhện lớn bắt mồi tại Phú Hộ trong 4 năm liên tục từ 1994 – 1997 cho biết mật độ tập hợp nhện lớn bắt mồi có sự biến động qua các tháng trong năm. Chúng thấp nhất ở những tháng đầu năm (tháng 1 trung bình là 0,5 con/khay) và tăng dần ở các tháng tiếp theo (tháng 2 trung bình là 0,76 con/khay, tháng 3 trung bình là 1,05 con/khay, tháng 4 trung bình là 2,55 con/khay) và cao nhất vào tháng 5 và tháng 6 (3,39 – 3,3 con/khay), sang tháng 7 mật độ tập hợp nhện lớn bắt mồi giảm và thấp nhất vào tháng 8 (1,67 con/khay), sau đó lại tăng lên vào tháng 9 (2,47 con/khay) và duy trì mật độ từ 2,31 đến 2,94 con/khay. Phạm Văn Lầm và nnk (2005a) [24] theo dõi mật độ thiên địch trên cây chè Tân Cương, Thái Nguyên cho biết hầu hết các loài thiên địch có sự hiện diện trên cây chè thường rất thấp. Mật độ chung của tập hợp nhện lớn điều tra năm 2005 thường đạt trung bình 0,3 – 0,4 con/khay và trung bình cao nhất là 1,2 – 1,3 con/khay vào tháng 5. Mật độ bọ rùa cao nhất là 0,3 – 0,5 con/khay. Phạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2007a) [26] cho biết năm 2005, tại Tân Cương, Thái Nguyên mật độ chung của các loài nhện lớn bắt mồi cao nhất đã đạt 7,0

24

– 9,0 con/khay (từ ngày 9/7/2005 đến 16/7/2005). Năm 2006, cũng tại đó, mật độ chung của các loài nhện lớn bắt mồi cao nhất chỉ đạt 0,5 – 1,1 con/khay (từ ngày 8/6/2006 đến 20/7/2006). 1.2.2.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nhóm thiên địch bắt mồi trên các cây trồng khác như đậu tương, lạc, rau, lúa ngô… nhưng các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên cây chè thì chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu về thiên địch trên các cây trồng khác bắt đầu từ rất sớm nhưng trên cây chè mới bắt đầu vào những năm cuối thế kỉ 20, tuy nhiên chủ yếu mới bước đầu nghiên cứu về thành phần thiên địch và đề xuất phương hướng quản lý tổng hợp dịch hại chè. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, qui trình quản lý tổng hợp dịch hại chè được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu này chỉ đề xuất các biện pháp cần thực hiện trong qui trình IPM trên chè, trong đó có đề xuất biện pháp bảo vệ và thúc đẩy thiên địch trên nương chè, nhưng chưa có các công bố chi tiết về đặc điểm sinh học và phương pháp bảo vệ, sử dụng thiên địch. 1.2.2.4. Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè +) Ảnh hưởng của giống chè: Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho biết giống chè là một yếu tố sinh thái tác động đến sự phát sinh của rầy xanh, có giống là thức ăn ưa thích có giống lại không là thức ăn ưa thích của rầy xanh, các giống chè thuộc nhóm chè Shan, Assam, Trung Du ở Phú Hộ thường bị rầy xanh hại nặng hơn nhóm giống Manipua, Zectinga và Trung Quốc lá nhỏ. Tác giả cũng cho biết giống chè TRI 777 nhiễm bọ trĩ nặng nhất (2,36 con/búp, mức a), giống chè Trung du và TH3 nhiễm bọ trĩ tương đương nhau (1,94 con/búp và 2,07 con/búp, mức b), giống PH1 và Shan nhiễm bọ trĩ tương đương nhau (1,53 con/búp và 1,55 con/búp, mức c). +) Ảnh hưởng của cây che bóng, cường độ ánh sáng: Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho biết trồng cây che bóng có tán che phủ mặt đất từ 16 – 70% để giảm cường độ ánh sáng tới cây chè. Nơi có cường độ ánh sáng yếu (dưới cây che bóng) thì số lượng của rầy xanh giảm, mối quan hệ này thể hiện bởi phương trình hồi qui y = 0,5743x + 4,4949, với hệ số tương quan R = 0,93, tỷ lệ búp chè bị rầy xanh hại ở nương chè có cây che bóng thấp hơn ở nương chè không có cây che bóng từ 10 – 30%. Cũng tác giả này cho biết cây che bóng có ảnh hưởng 25

khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây chè. Cường độ ánh sáng và khối lượng búp chè có mối tương quan nghịch chặt chẽ theo phương trình hồi qui y = 0,0023x - 0,8658 (R = - 0,9756). Tác giả cũng cho biết tỷ lệ búp chè bị bọ trĩ hại cũng tương quan thuận với cường độ ánh sáng theo phương trình hồi qui y = 0,3493x + 0,5550 (R = 0,9852), cây che bóng có tác dụng hạn chế tác hại của bọ trĩ khá tốt. Theo Nguyễn Văn Hùng (2001) [13] cây che bóng sẽ điều chỉnh cường độ chiếu sáng xuống tán chè và cường độ ánh sáng có mối tương quan thuận rất chặt với tỷ lệ búp chè bị rầy xanh hại với R 0,9331 và phương trình hồi qui y = 0,5743 + 4,4949. Cường độ ánh sáng có quan hệ tỷ lệ thuận rất chặt với tỷ lệ búp chè bị hại do bọ trĩ với R 0,9852. Lê Thị Nhung (2002) [33] nghiên cứu tại Phú Thọ cho biết trên lô chè có trồng cây che bóng mát mật độ rầy xanh, bọ trĩ giảm đáng kể so với chè không có cây che bóng mát. +) Ảnh hưởng của chế độ canh tác, biện pháp chăm sóc: Lê Thị Nhung (2002) [33] cho biết ở lô chè sạch không phun thuốc trừ sâu, chỉ dùng biện pháp chăm sóc và can thiệp bằng biện pháp hái chè, bón phân đầy đủ cân đối là cho cây chè sinh trưởng khỏe, biến động của mối quan hệ giữa cây chè - sâu hại - thiên địch trong sinh quần nương chè ổn định, chúng tự điều hòa lẫn nhau, mật độ rầy xanh, bọ trĩ luôn thấp dưới ngưỡng mật độ cần phòng trừ. Ở lô chè sản xuất đại trà, mặc dù phun thuốc thường xuyên nhưng mật độ rầy xanh, bọ trĩ vẫn rất cao, đặc biệt tháng 9, mật độ rầy xanh ở lô sản xuất đại trà cao hơn lô chè không phun thuốc trên giống PH1 là 16,73 lần. Ảnh hưởng của sinh thái vùng chè: Lê Thị Nhung, 2002 [33] tiến hành điều tra trên các vùng sinh thái đồi chè khác nhau tại Phú Thọ năm 1998 cho thấy mật độ tập hợp thiên địch cao nhất ở chè rừng (3,2 con/khay), sau đó đến chè dưới tán keo (2,8 con/khay), thấp nhất là chè sản xuất (1,06 con/khay). Như vậy, về mặt đa dạng sinh học, phát triển bền vững thì thấy rõ chế độ canh tác chè của chúng ta đang có vấn đề, dẫn đến đa dạng sinh quần nương chè giảm, tập hợp thiên địch giảm nhanh về số lượng. +) Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè: Nguyễn văn Thiệp (2000) [42] cho biết hái san trật có mật độ rầy xanh cao nhất (11,87 con/khay), hái theo lứa mật độ rầy xanh thấp hơn (9,29 con/khay), hái kĩ thì thấp nhất (6,52 con/khay). Tỷ lệ búp bị rầy xanh hại ở chè hái san trật và hái theo lứa tương đương nhau và cao hơn so với hái kĩ. Ông cũng cho biết, khi hái san trật mật độ bọ trĩ cao nhất (1,73 con/búp, mức a) hái theo lứa và hái kĩ tương ứng là 1,22 con/búp và 1,39 con/búp (cùng mức b). Nguyễn Văn Hùng (2001) [13] cho biết hái kĩ làm giảm đi nhiều rầy và trứng rầy, bọ trĩ và trứng bọ trĩ, hái đi tất cả các búp nên 26

cũng giảm đi thức ăn của rầy, bọ trĩ. Vì vậy ngay sau khi hái thì mật độ rầy xanh và bọ trĩ giảm nhiều nhưng khi búp phát triển thì tỉ lệ hại lại tăng cao, khi búp chè phát triển cứng cáp thì tỉ lệ hại không tăng nhiều. +) Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè: Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36] cho biết rầy xanh hại nặng trên chè đốn đau, chè con và chè chăm sóc ít. Ông cũng cho biết đốn chè có ảnh hưởng đến số lượng rầy xanh. Công thức đốn sửa bằng có mật độ rầy xanh cao nhất, sau đó đến công thức đốn phớt xanh, đốn phớt và đốn thấp 45cm. Lê Thị Nhung (2002) [33] cũng cho biết điều tra từ tháng 12/1998 đến tháng 02/1999 thì chè đốn đau có mật độ rầy xanh (13,40 con/khay) cao hơn 3,6 lần so với rầy xanh ở chè đốn phớt (3,7 con/khay). Mật độ thiên địch ở chè đốn đau và chè đốn phớt không sai khác (cùng bằng 0,6 con/khay). Tấn Phong (1991) [34] cũng cho biết bộ lá chừa sau khi đốn càng nhiều thì búp chè sinh trưởng càng mạnh. Nguyễn Văn Thiệp, 2000 [42] cho biết đốn chè sẽ tạo cành mới, tăng cường độ tán lá, tăng búp. Chè đốn tháng 12 và chè để lưu có mật rầy trung bình từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm cao hơn chè đốn vào tháng 1 và tháng 2, từ tháng 6 trở đi mật độ rầy xanh trở về trạng thái bình thường. Tỷ lệ búp bị rầy xanh hại ở công thức chè đốn tháng 1,2 là nặng nhất tương ứng là 78,48% và 82,38%, ở công thức đốn tháng 12 là 59,87%, chè để lưu là 42,49%. Và trong giai đoạn phục hồi sau đốn, tuổi búp chè càng non thì tỷ lệ búp bị rầy xanh hại càng cao: giai đoạn 1 tôm + 1 lá cá búp chè bị hại nặng nhất là 91,96% đến 95,40%; búp chè ở giai đoạn từ 1 tôm + 1 lá thật đến 1 tôm + 2 lá thật tỷ lệ hại là 71,16% đến 75,80%; giai đoạn 1 tôm + 3 lá thật tỷ lệ bị hại là 67,33%. Lê Thị Nhung (2002) [33] cho biết chè đốn sớm bị rầy xanh gây hại nặng hơn (5,8 con/khay) đốn muộn (1,00 con/khay) và không đốn (4,33 con/khay) còn mật độ và số loài thiên địch lại thấp hơn so với lô chè đốn muộn và không đốn. Lô chè đốn đau có mật độ rầy xanh (13,40 con/khay) cao hơn đốn phớt (3,7 con/khay). +) Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến thiên địch: Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho biết hầu hết các loại thuốc thí nghiệm (Padan 95WP, Kayazion, Sherpa 40EC, Slecron 500ND, Sumicidin 10EC, Pegasus 500SC, Ofatox 400EC, Trebon 10EC) đều ảnh hưởng rõ rệt đến tập hợp nhện lớn bắt mồi trên chè, ông chưa tìm hiểu ảnh hưởng đối với nhóm côn trùng bắt mồi. Lê Thị Nhung (2002) [33] nghiên cứu hệ số tái bùng phát quần thể rầy xanh, bọ trĩ sau khi phun thuốc Sherpa 25EC tại gò Trạch, đội 25 công ty chè Phú Bền, trên giống chè PH1 cho thấy phun thuốc Sherpa 25EC sau 14 ngày đã làm tăng mật độ bọ trĩ lên 37 lần, tăng mật độ rầy xanh lên 26 lần so với công thức không phun thuốc. Tác giả cũng 27

cho rằng việc dùng thuốc có phổ tác động rộng để phun trừ sâu hại trên chè làm bùng phát dịch hại sau đó và giảm mật độ thiên địch trên chè. Phạm Văn Lầm và nnk (2005a) [24] sau nhiều năm nghiên cứu về thiên địch và sâu hại chè đã nhận định sự hiện diện của thiên địch trên cây chè phụ thuộc khá rõ vào việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Ở lô chè sau hơn 1 năm không sử dụng thuốc hóa học có số loài thiên địch xuất hiện nhiều hơn và mức độ xuất hiện phổ biến hơn, thường là mức độ hiện diện cao (+++) trong khi ở lô chè dùng thuốc hóa học thiên địch chỉ hiện diện với mức độ thấp (+). Tập hợp nhện lớn bắt mồi sau hơn 1 năm không dùng thuốc hóa học có mật độ biến động từ 1,5 – 1,7 con/khay (tháng 8/1999) đến 2,7 – 3,2 con/khay (tháng 11/1999). Trong khi mật độ này ở chè phun thuốc theo dự báo chỉ là 0,2 – 1,8 con/khay và ở chè phun thuốc định kì là 0,4 – 1,7 con/khay. Phạm Văn Lầm và nnk (2003) [23] cho biết khi phỏng vấn nông dân ở 9 xã trồng chè tại Thái Nguyên cho thấy số lần phun thuốc trong 1 năm trên cây chè rất khác nhau. Tại xã Hóa Tung, người phun ít nhất 4 lần/năm, người phun nhiều nhất là 45 lần/năm. Tại xã Vô Chanh, người phun ít nhất là 12 lần/năm, người phun nhiều nhất là 20 lần/năm. Trong đó 2/3 số người được hỏi phun dưới 15 lần/năm, 1/3 số người được hỏi phun từ 15 lần/năm trở lên, trong đó có 10,1% số người được hỏi phun trên 20 lần/năm. Phan Xuân Thanh và nnk (2005) [38] đã thử nghiệm hiệu lực của thuốc thảo mộc Sông Lam 333 phòng trừ sâu hại chè. Chế phẩm này dùng riêng rẽ hay dùng hỗn hợp với Padan, Monster đều cho hiệu lực khá tốt đối với rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ ít ảnh hưởng đến thiên địch nên được nhóm tác giả đề xuất sử dụng theo quan điểm IPM trên chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ. Phạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2007b) [27] tìm hiểu sự thay đổi mật độ nhện lớn bắt mồi và bọ rùa đỏ trên chè tại Thái Nguyên và Phú Thọ khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. Các tác giả khẳng định thuốc trừ sâu hóa học có ảnh hưởng rất lớn đến mật độ côn trùng bắt mồi, cụ thể tại bảng 1.1 và 1.2. Tiếp tục nghiên cứu vấn đề này Phạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2008) [28] nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu hóa học tại Tân Cương, Thái Nguyên trong năm 2005 và 2006. Các hộ nông dân trong mô hình được hướng dẫn sử dụng thuốc theo 4 đúng, số lần phun thuốc ít hơn ngoài mô hình 8 lần. Kết quả theo dõi sau 1 năm thực hiện mô hình có sự khác biệt rõ rệt mật độ sâu hại và thiên địch trong và ngoài mô hình. Trong năm 2005, mật độ rầy xanh trên chè ở mô

28

hình từ 0,8 đến 11,0 con/khay luôn thấp hơn ngoài mô hình 1,4 đến 12,4 con/khay. Năm 2006, rầy xanh phát sinh thấp hơn năm 2005 nhưng mật độ ngoài mô hình là 0,45 đến 5,93 con/khay luôn cao hơn trong mô hình 0,24 đến 4,33 con/khay. Tỷ lệ búp chè bị bọ trĩ hại ở trong mô hình luôn thấp hơn ngoài mô hình. Trong mô hình, tỷ lệ này năm 2005 là 0,6 – 5,0%, năm 2006 là 0,7 – 5,3%. Ngoài mô hình, tỷ lệ này năm 2005 là 2,2 – 8,0%, năm 2006 là 2,7 – 8,7%. Bên cạnh đó mật độ nhện lớn bắt mồi trong mô hình luôn cao hơn ngoài mô hình. Mật độ chung các loài nhện lớn bắt mồi đã điều tra được vào tháng 7/2005 đạt 9,0 con/khay trong mô hình và ngoài mô hình là 7,0 con/khay. Bảng 1.1. Mật độ chung của nhện lớn bắt mồi trên cây chè với số lần phun thuốc hóa học trừ sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999)

Thời gian điều Mật độ chung của nhện lớn bắt mồi ở các điều kiện phun tra thuốc hóa học trừ sâu khác nhau (con/khay) Không phun thuốc 4 lần phun thuốc 6 lần phun thuốc 10/08/1999 1,6 ± 0,06 1,0 ± 0,06 0,9 ± 0,07 20/08/1999 1,7 ± 0,23 1,0 ± 0,11 1,4 ± 0,18 30/08/1999 1,5 ± 0,16 0,7 ± 0,06 0,8 ± 0,08 10/09/1999 2,2 ± 0,11 1,0 ± 0,08 0,8 ± 0,12 20/09/1999 2,2 ± 0,23 1,1 ± 0,08 1,2 ± 0,15 30/09/1999 2,0 ± 0,23 1,2 ± 0,08 0,8 ± 0,15 10/10/1999 2,3 ± 0,19 1,8 ± 0,20 1,7 ± 0,20 20/10/1999 2,3 ± 0,19 1,5 ± 0,18 1,1 ± 0,11 30/10/1999 1,7 ± 0,12 1,5 ± 0,12 1,4 ± 0,16 10/11/1999 3,2 ± 0,32 0,2 ± 0,01 0,7 ± 0,08 20/11/1999 1,7 ± 0,28 0,5 ± 0,04 0,5 ± 0,10 30/11/1999 2,3 ± 0,30 0,8 ± 0,10 0,4 ± 0,04 10/12/1999 2,3 ± 0,11 0,6 ± 0,01 0,4 ± 0,06

Nguồn: Phạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2008) [28]

29

Bảng 1.2. Mật độ bọ rùa đỏ trên cây chè ở các điều kiện phun thuốc hóa học trừ sâu khác nhau (Phú Hộ, Phú Thọ, 1999) Thời gian điều Mật độ bọ rùa đỏ ở các điều kiện phun thuốc hóa học trừ sâu tra khác nhau (con/khay) Không phun thuốc 4 lần phun thuốc 6 lần phun thuốc 10/08/1999 0,24 ± 0,04 0 0 20/08/1999 0,20 ± 0,03 0 0 30/08/1999 0,17 ± 0,04 0 0 10/09/1999 0,20 ± 0,01 0 0,02 ± 0,02 20/09/1999 0,27 ± 0,03 0 0,04 ± 0,02 30/09/1999 0,31 ± 0,10 0 0,03 ± 0,02 10/10/1999 0,20 ± 0,05 0 0 20/10/1999 0,08 ± 0,01 0 0 30/10/1999 0,11 ± 0,07 0 0 10/11/1999 0,41 ± 0,12 0 0 20/11/1999 0,29 ± 0,03 0,10 ± 0,02 0,5 ± 0,10 30/11/1999 0,25 ± 0,26 0 0 10/12/1999 0,19 ± 0,08 0 0 Nguồn: Phạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2008) [28] +) Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái khác: Khi nghiên cứu ở nương chè chân đồi, lưng đồi và đỉnh đồi, Lê Thị Nhung (2002) [33] cho biết mật độ rầy xanh cao nhất ở chân đồi (4,61 con/khay), tiếp theo là lưng đồi và thấp nhất là đỉnh đồi (2,14 con/khay). Ngược lại mật độ bọ trĩ ở đỉnh đồi cao gấp 5 lần so với chân đồi. Thiên địch thường tập trung nhiều hơn ở chân đồi và đỉnh đồi. Mật độ rầy xanh và bọ trĩ ở hướng Tây cao hơn hướng Đông. Mật độ tập hợp thiên địch hướng Tây cao hơn ở hướng Đông. Thành phần thiên địch ở hướng Đông (5 loài/lần điều tra) lại phong phú hơn ở hướng Tây (2 loài/lần điều tra). Nguyễn Văn Thiệp (1998, 2000) [40], [42], Nguyễn Văn Thiệp và nnk (1998) [41] theo dõi số liệu từ năm 1986 đến 1997, phân tích thống kê và cho biết nhiệt độ không khí 25 – 26oC là thích hợp nhất cho rầy xanh tích lũy số lượng và phát sinh thành dịch ở vùng Phú Hộ.

30

Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36] đã chứng minh ẩm độ không khí ảnh hưởng

đến rầy xanh thông qua cây chè (thức ăn của rầy xanh). Lượng mưa tháng 1 – 2 tương quan thuận với mật độ rầy (R = 0,631). Lê Thị Nhung (2002) [33] theo dõi số liệu nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng, diễn biến mật độ sâu chích hút trên chè trong 3 năm 1996 – 1998 cho biết: trong các yếu tố thời tiết thì yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng mạnh nhất tới sự phát sinh và gây hại của rầy xanh, bọ trĩ, thể hiện ở hệ số tương quan giữa nhiệt độ trung bình ngày và mật độ rầy xanh là R = 0,64, hệ số tương quan giữa nhiệt độ trung bình ngày và mật độ bọ trĩ là R = 0,78. Độ ẩm không khí hầu như không ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ, thể hiện ở hệ số tương quan giữa ẩm độ không khí với mật độ bọ trĩ rất thấp R = 0,10. Lượng mưa hàng tháng không có quan hệ chặt chẽ với mật độ rầy xanh (R = 0,32) nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với mật độ bọ trĩ (R = 0,85). Số giờ nắng không có quan hệ chặt chẽ với mật độ rầy xanh (R =

0,17) và bọ trĩ (R = 0,42). Tác giả cũng cho biết khác với sâu hại, các loài thiên địch không bị ảnh hưởng nhiều bởi ẩm độ và lượng mưa, chỉ chịu tác động nhiều của nhiệt

độ và số giờ nắng (thiên địch trên chè đạt mật độ cao vào thời gian tháng 5 đến tháng

11 khi nhiệt độ trung bình tháng đạt 22 – 28oC và tổng số giờ nắng đạt trên 100 giờ).

Mật độ tập hợp thiên địch có quan hệ tương quan không chặt chẽ với ẩm độ (R =

0,43, y = 0,0463x – 2,6786) và lượng mưa (R = 0,45, y = 0,0011x + 0,7681) nhưng có quan hệ tương quan chặt chẽ với nhiệt độ trung bình ngày (R = 0,63, y = 0,0259x

+ 0,5302), với số nắng (R = 0,81, y = 0,0635x + 0,7681). Mật độ thiên địch trên chè tại Phú Thọ có mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ với số giờ nắng (R = 0,96, y =

0,605x + 1,2185), tương quan khá chặt với nhiệt độ (R = 0,6407, y = 0,2205x +

6,9443), lượng mưa (R = 0,6423, y = 0,0024x + 2,34) và ẩm độ (R = 0,5233, y =

0,0391x + 4,3565).

Theo Nguyễn Văn Hùng (2001) [13], nhiệt độ trung bình 25 – 26 oC là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho rầy xanh tích lũy số lượng và phát sinh thành dịch, tương

đương với nhiệt độ tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 hàng năm (hai cao điểm rầy xanh hại

31

chè hàng năm). Sự phát sinh của rầy xanh còn liên quan chặt chẽ đến ẩm độ và lượng mưa tháng 1 và 2 (R = 0,631) thông qua sự tác động của lượng mưa vào cây chè.

Mưa phùn tháng 1 và 2 làm cho thời tiết ẩm hơn, chè lại chủ yếu trồng ở trên đồi cao, phụ thuộc vào nước mưa hoàn toàn nên thời gian này cây chè phát triển tốt, ra búp nhiều hơn tạo nguồn thức ăn dồi dào cho rầy xanh tích lũy số lượng.

Theo Nguyễn Văn Thiệp, 2000 [42], Phạm Thị Vượng, Nguyễn Văn Hành

(1990) [48] thì tuổi chè lớn (chè giai đoạn sản xuất kinh doanh) có mật độ rầy xanh cao hơn tuổi chè nhỏ (chè kiến thiết cơ bản). Ngược lại, mật độ bọ trĩ trên chè con ở các giai đoạn khác nhau hầu hết đều cao hơn trên chè tuổi lớn, ở chè con mật độ bọ trĩ trung bình cả năm là 1,07 con/búp, ở chè lớn tuổi là 0,80 con/búp. Ông cho rằng chè con mới trồng, cành lá còn ít, tất cả các búp chè đều tràn đầy ánh nắng, nương chè thông thoáng, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển.

Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam

Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần côn trùng và biến

động số lượng các loài sâu hại phổ biến trên chè đã được nghiên cứu rất chi tiết bởi các tác giả Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] và Lê Thị Nhung (2002) [33]. Tuy nhiên các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi còn rất hạn chế, các kết quả đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu thành phần và diễn biến mật độ tập hợp thiên địch mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái như giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn, thời gian đốn...cũng bước đầu được nghiên cứu bởi các tác giả nói trên. Tuy nhiên các công trình đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu

ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động số lượng mật độ sâu hại chè mà chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động mật độ các loài côn trùng bắt mồi và đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đó đến mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng là sâu hại trên chè.

32

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các loài sâu hại trên chè, đặc biệt là nhóm sâu hại phổ biến như rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe, các loài sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu đo Biston suppressaria Guence, bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen, sâu cuốn búp Homona coffearia Nietner, sâu kèn ống Amatissa vaulogeri Heylaerts, sâu kèn tổ lá Acanthopsyche subera Hmb, sâu kèn ống Amatissa vaulogeri Heylaerts …)

- Các loài côn trùng bắt mồi, đặc biệt là một số loài côn trùng phổ biến trên chè như bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi trên chè, mối quan hệ giữa một số côn trùng bắt mồi phổ biến với vật mồi của chúng là sâu hại chè và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên mối quan hệ giữa chúng.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017.

Điều tra diễn biến mật độ một số loài sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè định kì 7 ngày 1 lần. Một tháng 4 kì, một năm có 48 – 50 kì điều tra, trong 3 năm liên tiếp. Điều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi: Tiến hành 1 năm 4 đợt vào 4 mùa, mỗi đợt kéo dài 4 – 5 ngày điều tra tại các điểm đại diện của 9 huyện trong tỉnh.

33

Bảng 2.1. Thời gian tiến hành thu mẫu nghiên cứu thành phần loài

Thời gian Địa điểm điều tra

điều tra Hạ Yên Thanh Tân Thanh Đoan Cẩm Thanh Phù Hòa Lập Sơn Sơn Ba Hùng Khê Thủy Ninh

Mùa 2014 10/2 10/2 11/2 11/2 13/2 13/2 14/2 14/2 15/2

Xuân 2015 6/2 6/2 7/2 7/2 8/2 8/2 9/2 9/2 10/2

2016 17/2 17/2 18/2 18/2 19/2 19/2 20/2 20/2 21/2

Mùa 2014 5/6 5/6 6/6 6/6 7/6 7/6 8/6 8/6 9/6 hè 2015 12/6 12/6 13/6 13/6 14/6 14/6 15/6 15/6 17/6

2016 10/6 10/6 11/6 11/6 12/6 12/6 13/6 13/6 14/6

Mùa 2014 10/9 10/9 11/9 11/9 12/9 12/9 13/9 13/9 14/9

thu 2015 8/9 8/9 9/9 9/9 10/9 10/9 11/9 11/9 12/9

2016 10/9 10/9 11/9 11/9 12/9 12/9 13/9 13/9 14/9

Mùa 2014 10/12 10/12 11/12 11/12 12/12 12/12 13/12 13/12 14/12

đông 2015 9/12 9/12 10/12 10/12 11/12 11/12 12/12 12/12 13/12

2016 12/12 12/12 13/12 13/12 14/12 14/12 15/12 15/12 16/12

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu của đề tài bao gồm 9 huyện vùng trọng điểm trồng chè là: Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Hạ Hòa, Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Thanh Thủy, Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ. Thực hiện các thí nghiệm tại đồi chè của nông hộ thuộc xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Riêng thí nghiệm về thuốc hóa học bảo vệ thực vật thực hiện tại Nông trường chè Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Phân loại, nuôi ấu trùng, định danh các loài sâu hại và thiên địch và các công việc liên quan tại Phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

34

Bảng 2.2. Danh sách các điểm thu mẫu ở tỉnh Phú Thọ Số Diện tích Huyện Xã TT điều tra 1 Thanh Sơn Cự Đồng 1ha 2 Tân Sơn Tân Phú 1ha 3 Thanh Ba Ninh Dân 1ha 4 Hạ Hòa Hương Xạ 1ha 5 Yên Lập Nông trường chè Phúc Khánh 1ha 6 Đoan Hùng Hùng Quan 1ha 7 Cẩm Khê Vô Chanh 1ha 8 Thanh Thủy Phượng Mao 1ha 9 Phù Ninh Phú Nham 1ha

2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng, diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống chè, cây che bóng, biện pháp chăm sóc, kĩ thuật hái chè, biện pháp đốn chè, thuốc hóa học) lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại trên chè tại địa điểm nghiên cứu. 2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu - Giống lai LDP1và LDP2: là giống chè được chọn lọc từ hạt hữu tính năm 1981 tại Phú hộ, với mẹ là Đại Bạch Trà (giống chè trung Quốc có chất lượng tốt) và bố là giống PH1 có nguồn gốc Assam, Ấn Độ (thứ Assammica) giống có năng suất cao. Giống do Viện nghiên cứu chè Phú Hộ lai tạo, được công nhận giống quốc gia năm 2002. Chống chịu sâu bệnh tốt - Giống PH1, được chọn lọc tại Viện nghiên cứu chè Phú Hộ từ quần thể Manipur lá đậm, có nguồn gốc Assam, Ấn Độ (thứ Assammica). Giống này tuy cho năng suất không cao nhưng ổn định, ít sâu bệnh và cho chất lượng chè ngon.

35

- Giống chè Trung du có nguồn gốc Trung Quốc. Giống này tuy cho năng suất không cao nhưng ổn định, ít sâu bệnh và cho chất lượng chè ngon. - TRI777: Đây là giống chè Shan ở Chồ Lồng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được viện nghiên cứu chè Phú Hộ Việt Nam gửi hạt sang Srilanka năm 1937. Quá trình chọn lọc và bình tuyển tại viện nghiên cứu chè Srilanka cây chè mang số hiệu TRI 777 được công nhận là giống quốc gia. Sau đó được nhập trở lại Việt Nam năm 1977. - Cây che bóng: Chọn cây muồng lá nhọn Indigofera teysmanni Mig. làm thí nghiệm. - Dụng cụ: Vợt côn trùng, ống hút, chổi lông, bẫy màn treo, bẫy hố, bẫy tổ, khay nhôm kích thước 35 x 25 x 5cm, dầu hỏa, dầu rửa bát. Cồn, foocmon, lọ đựng mẫu. Các dụng cụ nghiên cứu khác như sổ ghi chép, máy ảnh … 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. 2.5.1.1. Điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện Tiến hành theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật (1997) [46], Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003) [1], Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006) [15] Tại các ruộng trồng chè điều tra, tiến hành điều tra ngẫu nhiên theo hàng chè bằng vợt côn trùng đường kính 45cm, vợt ngẫu nhiên dọc theo chiều dọc của hàng chè, cứ 10 hàng vợt ngẫu nhiên 1 hàng, thu tất cả các mẫu sâu hại và côn trùng bắt mồi có trong vợt. Tiến hành điều tra trên các cây chè ở mỗi hàng đã chọn. Tại mỗi hàng chè tiến hành điều tra ở các điểm điều tra (điểm trước cách điểm sau 5m), sử dụng tay và ống hút để thu các mẫu sâu hại hoặc côn trùng bắt mồi có mặt trên cây chè, ghi chép vật mồi để xác định phổ vật mồi và chụp ảnh quá trình bắt mồi của các loài côn trùng bắt mồi trên chè. Song song với việc thu mẫu bằng vợt, tay và ống hút thì tiến hành sử dụng các bẫy hố để thu bắt một số loài bắt mồi sống ở mặt đất (như bọ chân chạy, kiến), bẫy màn treo và bẫy tổ để thu bắt đối với các loài côn trùng như các loài ong bắt mồi. Mẫu thu được đem về phòng thí nghiệm nuôi theo dõi (đối với các cá thể chưa là trưởng thành hoặc làm mẫu khô và mẫu ướt để phân loại và bảo quản (đối với trưởng thành). * Mức độ xuất hiện

36

Mức độ xuất hiện của một loài được tính bằng phần trăm số lần phát hiện thấy loài đó trên tổng số lần điều tra và được tính như sau:

Mức độ xuất hiện loài A (%) = x 100

+: ít phổ biến khi mức độ xuất hiện < 25% ++: khá phổ biến khi mức độ xuất hiện từ 25 đến 50% +++: phổ biến khi mức độ xuất hiện > 50% Bảo quản mẫu vật: Theo phương pháp của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (1992) [44] Mẫu vật được xử lý và bảo quản theo hai phương pháp bảo quản khô và bảo quản ướt tùy thuộc loài. Bọ rùa, bọ xít, kiến và ong được bảo quản khô, các sâu cánh vẩy, trứng và nhộng được bảo quản ướt. - Bảo quản khô: Dùng ghim cắm côn trùng cắm mẫu vật đảm bảo độ nguyên vẹn của mẫu, ghi nhãn, sấy ở nhiệt độ 40 – 50oC bằng tủ sấy trong 48h, sau đó chuyển vào hộp gỗ lưu mẫu. - Bảo quản ướt: Bỏ đói ấu trùng 24h để bài tiết hết phân trong cơ thể, sau đó ngâm trong cồn 70o ghi nhãn. Phân loại, giám định mẫu theo tài liệu của Bộ môn côn trùng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2004) [2] và Phòng Sinh thái côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.5.1.2. Điều tra diễn biến mật độ của một số sâu hại phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu Theo phương pháp của Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006) [15], Nguyễn Văn Thiệp, 2000 [42]. Theo đó, tại mỗi một lô chè lựa chọn tiến hành chọn 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm 1 m2. Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Mật độ tính bằng con/m2. * Điều tra rầy xanh: Dùng khay men hoặc khay nhôm có kích thước 35 x 30 x 5cm, dưới đáy khay tráng một lớp dầu hoả (hoặc dầu rửa bát), đặt khay nghiêng 45o dưới gầm, rìa tán chè. Mỗi điểm điều tra đặt khay ở 3 vị trí tạo thành hình tam giác đều cách nhau 2m, hai vị trí ở hàng chè này và 1 vị trí ở hàng chè kia để đảm bảo độ khách quan khi lấy mẫu. Tại mỗi vị trí dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập, sau đó đếm tổng số rầy có trong cả 3 khay. 37

* Điều tra bọ trĩ, rệp muội Tại mỗi điểm hái tất cả búp (1 tôm 2 lá) cho vào túi nilon đem về phòng thí nghiệm đếm tổng số bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe trên đó. * Điều tra sâu bộ cánh vẩy Điều tra mật độ tập hợp các loài sâu hại bộ cánh vẩy ăn lá chè như sau: sâu đo Biston suppressaria Guence, Bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen, sâu cuốn búp Homona coffearia Nietner, sâu kèn ống Amatissa vaulogeri Heylaerts, sâu kèn tổ lá Acanthopsyche subera Hmb. tại mỗi điểm thu mẫu. Quan sát từ gốc đến ngọn chè thu bắt tất cả các pha của sâu hại bộ cánh vẩy gồm trưởng thành, sâu non và trứng của bộ cánh vẩy thông qua đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại. Tuy nhiên nếu có nghi ngờ, vẫn thu mẫu mang về phòng tiếp tục nuôi sinh học và định loại để xác định rõ ràng. 2.5.2. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của chúng ở trên chè tại địa điểm nghiên cứu 2.5.2.1. Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi, mức độ phổ biến và vật mồi của chúng được thực hiện như điều tra thành phần sâu hại chè và mức độ phổ biến trình bày ở mục 2.5.1.1 . Xác định vật mồi bằng cách quan sát trực tiếp tại các điểm điều tra và xác định lại trong phòng thí nghiệm bằng nuôi côn trùng bắt mồi thu được trên chè với các vật mồi riêng lẻ. Sử dụng thêm bẫy hố để thu nhóm kiến bắt mồi (Theo phương pháp của hiệp hội côn trùng Amateur Entonologists, 2015) [150] và sử dụng bẫy tổ để thu nhóm ong bắt mồi (Theo phương pháp của Christophe, 2012) [58] - Kiến bắt mồi: Dựa vào tập tính di chuyển theo đường đi trên mặt đất của kiến mà sử dụng phương pháp bẫy hố để nghiên cứu thành phần và đa dạng loài của kiến bắt mồi. Bẫy hố được thiết kế và sử dụng như sau: Một bẫy được thiết kế gồm có một ống nhựa PVC cao 10cm, đường kính 5cm, một cốc nhựa cao 10cm, đường kính miệng là 5cm để đựng dung dịch foocmondehyd, tiếp theo là 3 thanh tre vót nhọn dài 30cm, một cái đĩa nhựa mỏng kích thước đủ rộng để làm mái che cho cốc nhựa, để giúp cho dung dịch trên ít bị pha loãng nếu mưa.

38

Đặt ống nhựa PVC làm khuôn Cốc chứa foocmondehyd và mái che Hình 2.1. Sử dụng bẫy hố để thu bắt mẫu kiến bắt mồi trên chè - Ong bắt mồi: sử dụng bẫy tổ để thu mẫu. Vật liệu chính được sử dụng là nứa tép. Thường chọn nứa bánh tẻ, phơi nứa khô tránh bị ẩm mốc ảnh hưởng đến việc làm tổ, đẻ trứng và phát triển của ấu trùng. Chọn nứa có đường kính từ 0,5 – 2cm. Dùng dao hoặc cưa để cưa thành từng lóng nứa có 1 đầu kín và 1 đầu hở theo chiều dài tự nhiên của mỗi lóng nứa, thường là 15cm – 20cm. Bó thành từng bó với mỗi bó gồm 20 – 25 lóng nứa, có thể tráo đầu ống nứa về khác phía rồi dùng dây dứa buộc chặt sao cho lóng nứa không bị tuột và rơi ra ngoài.

Hình 2.2. Bẫy tổ đặt trên cây che bóng ở ruộng chè

39

Bảo quản mẫu vật: Theo phương pháp của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (1992) [44]. Mẫu vật được xử lý và bảo quản theo hai phương pháp bảo quản khô và bảo quản ướt tùy thuộc loài. Bọ rùa, bọ xít, kiến và ong được bảo quản khô, các sâu cánh vẩy, trứng và nhộng được bảo quản ướt. Giám định các loài bọ rùa bắt mồi theo tài liệu của Hoàng Đức Nhuận (2007) [31], các loài bọ xít bắt mồi theo Claver và Ambrose (2002) [89] và Vennison và Ambrose (1992) [125], các loài ong bắt mồi theo Việc định tên các loài ong xã hội bắt mồi được dựa theo Nguyen et al., 2006 [102]; Nguyen et al., 2011 [103]; Nguyen and Kojima, 2014 [104]; Saito-Morooka et al., 2015 [126]. So sánh thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi với phần của các ghi nhận trước tại một số vùng chè Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 của Viện Bảo vệ thực vật (1976) [46], Phạm Văn Lầm và nnk (2007a, 2011) [26] [29], Phạm Văn Lầm (2013) [30]. 2.5.2.2. Điều tra diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Diễn biến mật độ của côn trùng bắt mồi ở trên chè tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2 (Viện bảo vệ thực vật, 1997) [46]. Đơn vị tính là con/m2. Tại các điểm điều tra quan sát bằng mắt thường, đếm số lượng các loài côn trùng bắt mồi sau: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) và đếm tất cả các loài bọ xít bắt mồi khác bắt gặp tại điểm điều tra (tập hợp bọ xít bắt mồi); bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), và đếm tất cả các loài bọ rùa bắt mồi tại điểm điều tra (tập hợp bọ rùa bắt mồi). Tại các điểm đã chọn, điều tra định kì 7 ngày 1 lần. Thực hiện điều tra tất cả các tầng, tán cây chè. Riêng bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) thì chú ý quan sát kĩ tại các kẽ lá, các búp chè, hoa chè vì kích thước chúng nhỏ và thường ẩn nấp tại các khu vực kín đáo trên ngọn chè. 2.5.3.Nghiên cứu mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chè tại địa điểm nghiên cứu Theo phương pháp xem xét mối quan hệ tương quan của Nguyễn Thanh Hải và Đỗ Tất Lực (2008) [8]. Các bước tiến hành như sau: Theo dõi diễn biến mật độ một số loại sâu hại phổ biến trên chè là rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, các loài sâu hại bộ cánh vẩy (sâu đục thân đỏ

40

Zeuzera coffea Nietner, sâu đo Biston suppressaria Guence, sâu cuốn búp Homona coffearia Nietner, sâu kèn tổ lá Acanthopsyche subera Hmb…) theo phương pháp trình bày ở mục 2.5.1.2 Theo dõi diễn biến mật độ côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè là bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius); bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), tập hợp bọ rùa bắt mồi và tập hợp bọ xít bắt mồi theo phương pháp trình bày tại mục 2.5.2.2. Nghiên cứu mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với vật mồi thông qua tỷ lệ số lượng côn trùng bắt mồi với vật mồi và hệ số tương quan giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến). Hệ số tương quan R <0 thể hiện mối tương quan nghịch và ngược lại là tương quan thuận và được chia theo các mức sau: 0,75 ≤ | |≤ 1: Thể hiện hai loài có mối tương quan rất chặt 0,5 ≤ | |< 0,75: Thể hiện hai loài có mối tương quan chặt 0,3 ≤ | |< 0,5: Thể hiện hai loài có mối tương quan yếu | |< 0,3: Hai loài có mối tương quan rất yếu 2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi trên chè và mối quan hệ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu. Tham khảo phương pháp Viện bảo vệ thực vật (1997) [46], bố trí các công thức thí nghiệm đảm bảo nguyên tắc đồng nhất các yếu tố phi thí nghiệm, các công thức chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm. 2.5.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè +) Chọn nương chè điều tra: Do cây chè là cây công nghiệp lâu năm nên việc điều tra trên được thực hiện trên các nương chè sẵn có thoả mãn yêu cầu để bố trí thí nghiệm. Chọn các nương chè trồng các giống phổ biến như sau, bố trí 5 công thức, mỗi công thức 100m2. CT1: Giống LDP1 CT2: Giống LDP2 CT3: Giống PH1 CT4: Giống Trung du CT5: TRI777 Yêu cầu: Các vị trí chè đã được chọn để thí nghiệm chỉ khác nhau về giống, các yếu tố khác như nhau: Cùng 3 tuổi, cùng có cây che bóng, cùng hướng Đông,

41

cùng lưng đồi, cùng chế độ chăm sóc, cùng hái san trật, cùng đốn sớm, không phun thuốc hóa học. +) Chỉ tiêu theo dõi: - Diễn biến mật độ các loài sâu hại phổ biến trên từng công thức: rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu cánh vẩy ăn lá chè. Mật độ tính là con/m2. - Diễn biến mật độ các loài côn trùng bắt mồi chính trên từng công thức: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa. Mật độ tính là con/m2. 2.5.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng +) Chọn nương chè điều tra Để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng và tiểu khí hậu tới sự phát sinh của sâu hại và côn trùng bắt mồi, mối quan hệ khống chế lẫn nhau của bắt mồi với sâu hại thông qua cây che bóng trồng trong nương chè, trên cơ sở các cây che bóng sẵn có tại địa điểm nghiên cứu, chọn muồng lá nhọn (Indigofera teysmanni Mig.) là đối tượng nghiên cứu. Lựa chọn 2 lô chè tương ứng 2 công thức, mỗi công thức 1000m2 - CT1: Có cây che bóng - CT2: Không có cây che bóng Yêu cầu: Các vị trí chè đã được chọn để thí nghiệm chỉ khác nhau về yếu tố cây che bóng, các yếu tố khác như nhau: Cùng 3 tuổi, cùng giống LDP1, cùng hướng Đông, cùng lưng đồi, cùng chế độ chăm sóc, cùng hái san trật, cùng đốn sớm, không phun thuốc hóa học. +) Chọn điểm điều tra Tất cả các chỉ tiêu đều được theo dõi ở vị trí giữa 4 cây che bóng đứng liền nhau. Tại vị trí này, lấy hai hàng chè ở giữa, mỗi hàng lấy 1 đoạn 1– 2m để điều tra tùy từng đối tượng.

Vị trí điều tra Vị trí cây che bóng

Hình 2.3. Vị trí điểm điều tra và vị trí cây che bóng ở công thức thí nghiệm

42

+) Chỉ tiêu theo dõi - Diễn biến mật độ các loài sâu hại phổ biến trên từng công thức: rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu cánh vẩy ăn lá chè. Mật độ tính là con/m2. - Diễn biến mật độ các loài côn trùng bắt mồi chính trên từng công thức: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nhỏ Orius sauteri (Poppius), tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa. Mật độ tính là con/m2. 2.5.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc +) Bố trí thí nghiệm: Bố trí 2 công thức, mỗi công thức 1000m2 - CT1: Chăm sóc tốt: Lượng bón cho 1 ha trên 1 năm như sau: 15 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ; 100kg phân tan chậm + 150kg NPK 30-9-9; 1.000kg Urê + 800kg Superlân + 250kg KCl; làm cỏ 2 lần, xới đất 1 lần. Cách bón: Phân chuồng, phân hữu cơ, phân lân, phân tan chậm chỉ bón một lần vào đầu năm sau khi đốn chè. Phân NPK, Ure, KCL bón sau mỗi lứa hái. - CT2: Ít chăm sóc: Lượng bón cho 1 ha trên 1năm như sau: 5 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ; 500kg phân ba màu (hỗn hợp đạm, lân và kali), 500kg ure ; làm cỏ 2 lần, không xới đất. Cách bón: Phân chuồng, phân hữu cơ, phân NPK bón vào đầu năm sau khi đốn, đạm ure bón vào tháng 7 – 8. Yêu cầu: Các vị trí chè đã được chọn để thí nghiệm chỉ khác nhau về yếu tố cây che bóng, các yếu tố khác như nhau: Cùng 3 tuổi, cùng giống LDP1, cùng hướng Đông, cùng lưng đồi, cùng chế độ chăm sóc, cùng hái san trật, cùng đốn sớm, không phun thuốc hóa học. +) Chỉ tiêu theo dõi - Diễn biến mật độ các loài sâu hại phổ biến trên từng công thức: rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu cánh vẩy ăn lá chè. Mật độ tính là con/m2. - Diễn biến mật độ các loài côn trùng bắt mồi chính trên từng công thức: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ

43

rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa. Mật độ tính là con/m2. 2.5.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè +) Bố trí 2 công thức thí nghiệm, mỗi công thức 1000m2 - CT1: Hái san trật: Trên nương chè có khoảng 30% số búp đủ tiêu chuẩn thì hái, hái 1 tôm + 2 lá thật, những búp còn lại tiếp tục sinh trưởng và hái vào đợt sau. Phương pháp này thường áp dụng cho chè non, đang giai đoạn tạo hình, thường hái bằng tay, hái được nhiều đợt trong một năm, thông thường khoảng cách giữa hai đợt hái từ 7 – 10 ngày. - CT2: Hái kĩ: Khi búp chè nở rộ trên 75% đạt tiêu chuẩn 1 tôm + 2 lá thì hái tất cả các búp đủ tiêu chuẩn và cả chưa đủ tiêu chuẩn. Yêu cầu: Các vị trí chè đã được chọn để thí nghiệm chỉ khác nhau về yếu tố phương thức hái, các yếu tố khác như nhau: Cùng 3 tuổi, cùng giống LDP1, cùng hướng Đông, cùng lưng đồi, cùng chế độ chăm sóc, cùng có cây che bóng, cùng đốn sớm, không phun thuốc hóa học. +) Chỉ tiêu theo dõi - Diễn biến mật độ các loài sâu hại phổ biến trên từng công thức: rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu cánh vẩy ăn lá chè. Mật độ tính là con/m2. - Diễn biến mật độ các loài côn trùng bắt mồi chính trên từng công thức: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa. Mật độ tính là con/m2. 2.5.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp đốn chè +) Bố trí 4 công thức thí nghiệm, mỗi công thức 1000m2 - CT1: Đốn sớm (tháng 12) - CT2: Đốn muộn (tháng 1– 2) - CT3: Đốn phớt (Đốn cao hơn vết đốn cũ 3cm) - CT4: Đốn đau (Đốn cách mặt đất 45cm) Yêu cầu: Các vị trí chè đã được chọn để thí nghiệm chỉ khác nhau về yếu tố phương thức và thời gian đốn, các yếu tố khác như nhau: Cùng 3 tuổi, cùng giống LDP1, cùng hướng Đông, cùng lưng đồi, cùng chế độ chăm sóc, cùng có cây che bóng, cùng hái san trật, không phun thuốc hóa học. 44

+) Chỉ tiêu theo dõi - Diễn biến mật độ các loài sâu hại phổ biến trên từng công thức: rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, tập hợp sâu cánh vẩy ăn lá chè. Mật độ tính là con/m2. - Diễn biến mật độ các loài côn trùng bắt mồi chính trên từng công thức: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa. Mật độ tính là con/m2. 2.5.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng thuốc trừ sâu hóc học Sử dụng ba loại thuốc trừ sâu hóa học thường được nông dân tại địa điểm nghiên cứu sử dụng là Victory 585 EC, Mopride 20WP, Actador 100WP. Trên giống chè lai LPD1 Bảng 2.3. Các loại thuốc trừ sâu và liều lƣợng sử dụng

TT Tên Hoạt chất Nhóm Liều lƣợng Con đƣờng tác thuốc độc thuốc (kg/ha) động

1 Victory Chlorpyrifos II 600-800ml Vị độc, tiếp xúc và 585 EC Ethyl + +500l nước xông hơi Cypermethrin

2 Mopride Acetamiprid, II 0,2- Thuốc nội hấp, tác 20WP 0,5kg+500l động tiếp xúc và vị nước độc

3 Actador Imidacloprid III 0,5- Tác động tiếp xúc, 100WP 0,6kg+500l vị độc, nội hấp nước mạnh, dịch chuyển hướng ngọn

Phương pháp chọn ruộng thí nghiệm: Hợp tác với người nông dân để có thông tin phun thuốc. Sử dụng chính các ruộng của nông dân để điều tra diện rộng mật độ rầy xanh và côn trùng bắt mồi.

45

Phương pháp chọn điểm điều tra: Chọn 5 điểm chéo góc Thời điểm điều tra: điều tra mật độ rầy xanh và thiên địch tại thời điểm ngay trước khi phun và 1, 3, 5, 7, 10 ngày sau khi phun. 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý và trình bày qua bảng biểu, sơ đồ, đồ thị. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Tính giá trị trung bình cộng:

Trong Microsoft Office Excel 2010, đại lượng này được tính bằng hàm AVERAGE Tính giá trị phƣơng sai mẫu:

Trong Microsoft Office Excel 2010, đại lượng này được tính tính bằng hàm VAR Tính giá trị phƣơng sai chuẩn:

Trong Microsoft Office Excel 2010, đại lượng này được tính tính bằng hàm STDEV Tính giá trị sai số chuẩn:

Trong đó: n: số lượng mẫu. Xi: giá trị mẫu thứ i của biến ngẫu nhiên X. X: giá trị trung bình cộng của biến ngẫu nhiên X. S2: phương sai mẫu. s: phương sai chuẩn. m: sai số chuẩn. Tính hệ số tƣơng quan (R): Trong Microsoft Office Excel 2010, đại lượng này được tính tính bằng hàm CORREL 2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản về cùng nghiên cứu Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, là nơi giao nhau của 3 con sông lớn gồm sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Là cửa ngõ 46

phía Tây của Hà Nội. Địa hình tỉnh Phú Thọ mang đặc điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tính chung cả tỉnh, đến năm 2016 diện tích chè khoảng 15.720ha đứng thứ 4 cả nước, tập trung ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa,… Năng suất chè đạt gần 84 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi trên 117.000 tấn. Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ. Địa hình chia thành hai vùng: Vùng đồi núi chiếm trên 80% diện tích, vùng đồng bằng ven sông khoảng 20%. Phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp huyện Sông Thao, phía Tây giáp huyện Yên lập, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái, cách trung tâm Việt Trì 70km. Tính riêng huyện Hạ Hòa, đến năm 2014, huyện có 2.500 ha chè trong tổng số 9.812 ha đất nông nghiệp chiếm 25,5%. Năng suất đạt trung bình 75tạ/ha/năm. Đất trồng chè của Hạ Hòa chủ yếu là đất đồi thấp, nghèo dinh dưỡng và chua. Đất đồi dốc hay bị rửa trôi do gặp những trận mưa lớn. Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc, chia hai mùa rõ rệt.

47

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Thành phần sâu hại chè và mức độ xuất hiện của sâu hại chè Bảng 3.1. Thành phần và mức độ xuất hiện sâu hại chè tại tỉnh Phú Thọ Mức ST Tên Việt độ Tên Khoa học Họ T Nam xuất hiện Bộ cánh cứng (Coleoptera) Câu cấu xanh + Curculiolidae 1 lớn Hypomeces squamosus Fabricius 2 Bọ hung Melolontha sp. + Scarabaeidae 3 Bọ hung Maladera orientalis Motsch. + 4 Mọt đục cành Xyleborus morstatti Haged Ipidae + Bộ hai cánh (Diptera) Ruồi hại lá + Agromyzidae 5 chè Oscinis theae Bigot Bộ cánh khác (Heteroptera) Bọ xít muỗi ++ Miridae 6 chè Helopeltis theivora Waterhouse Bọ xít nâu vai + 7 nhọn Cletus punctiger Dallas Bọ xít nâu gai + 8 vai Cletus pugnator Fabricius Coreidae Bọ xít gai vai + 9 dài Cletus trigonus Thunberg 10 Bọ xít mép Homoeocerus walkeri Kirby + 11 Bọ xít dài Leptocorisa varicornis Fabricius + 12 Bọ xít hoa Poecilocoris latus Dallas Scutelleridae + 13 Bọ xít xanh Nezara viridula (Linneaus) Pentatomidae + Bộ cánh giống (Homoptera) 14 Bọ phấn trắng Bemisia sp. + Bọ phấn gai Aleurocanthus spiniferus + Aleyrodidae 15 đen (Quainance) 16 Bọ phấn trắng Aleuroclava subindica Martin et + 48

Mound 17 Rầy xanh chè Empoasca flavescens Fabricius +++ Cicadellidae 18 Rầy hồng lớn Tettigoniella ferrugines Fabricius + Rệp muội nâu +++ Aphididae 19 đen Toxoptera aurantii Fonscolombe Rệp sáp mềm + 20 nâu hình ô van Kilifia acuminata Signoret Coccidae Rệp sáp mềm + 21 hình sao Vinsonia stellifera (Westwood) Rệp sáp bột 2 + 22 tua dài Ferrisia virgata Cockerell Pseudococcidae Rệp sáp bột + 23 nhiều tua Pseudococcus crytus Hempel Rệp sáp vảy + 24 trắng Chionaspis theae Maskell Rệp sáp vảy + Diaspididae 25 nâu dài Lepidosaphes beckii (Newman) Rệp sáp vảy 26 dài Lepidosaphes gloverii (Packard) Ve hình bướm + Flatidae 27 trắng Lawana imitata Melichar Ve hình bướm + Ricaniidae 28 nâu Ricania speculum Walker Bộ cánh bằng (Isoptera) 29 Mối Odontotermes formosanus Shiraki Termitidae + 30 Mối Coptotermes ceylonicus Holmgren Rhinotermitidae + Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) Sâu đục thân ++ Cossidae 31 đỏ Zeuzera coffeae Nietner 32 Sâu đo Biston suppressaria Guenee* Geometridae ++ Bọ nẹt xanh ++ 33 không gai Chalcocelis albigutata Snellen* 34 Bọ nẹt Parasa lepida (Cramer) + Sâu róm + Limacodidae 35 lưng vàng Euproctis scintillans (Walker) 36 Sâu róm Orvasca subnotata Walker + Sâu róm u + 37 vàng Euproctis pseudoconspersa Strand

49

38 Sâu róm 4 u Orgyia postica (Walker) + 39 Sâu róm nâu Eterusia aedea Linneaus Zygaenidae + Sâu kèn tổ ++ 40 lá Acanthopsyche subera Hmb. Sâu kèn mái + 41 chùa Pagadiella hekmeyeri Heylaerts Psychidae 42 Sâu kèn ống Amatissa vaulogeri Heylaerts ++ Sâu kèn bó + 43 củi Clania crameri Westwood 44 Sâu xếp lá Agriophora rhombata Meyrick Tineidae + Sâu cuốn ++ 45 búp Homona coffearia Nietner 46 Sâu cuốn lá Archips sp.* Tortricidae + Sâu ngài + 47 đêm Adoxophyes orana (Fischer) 48 Sâu hại búp Eumeta minuscula (Butler) + Pschylidae 49 Sâu hại lá Pagadiella hekmeyeri Heylaerts + Bộ cánh thẳng (Orthoptera) Châu chấu + 50 lúa Oxya sp. Châu chấu + 51 ngực u Trilophidia annulata (Thunberg) Châu chấu Acrididae + vân đen đốt 52 đùi Catantops acuticercus Bolivar Châu chấu + 53 cánh ngắn Pseudoxya diminuta (Walker) Brachytrupes portentosus + Gryllidae 54 Dế mèn lớn Lichtenstein 55 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burmeister Gryllotalpidae + Bộ cánh tơ (Thysanoptera) 56 Bọ trĩ hại chè Physothrips setiventris Bagnall Thripidae +++ Ghi chú: *: Loài ghi nhận mới trên cây chè ở Phú Thọ + : Ít phổ biến (mức độ xuất hiện<25%) ++ : Khá phổ biến (25% ≤ mức độ xuất hiện < 50% +++: Phổ biến (mức độ xuất hiện ≥ 50%) Tiến hành điều tra thành phần sâu hại chè tại 9 huyện của tỉnh Phú Thọ từ 2014 đến 2016, đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên cây chè thuộc 8 bộ và 30 50

họ. Trong đó Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có nhiều loài nhất có 19 loài thuộc 19 giống, 8 họ. Tiếp theo là Bộ cánh giống (Homoptera) có 15 loài thuộc 14 giống, 8 họ. Bộ cánh khác (Hemiptera) có 8 loài thuộc 6 giống, 4 họ. Bộ cánh thẳng (Orthoptera) có 6 loài thuộc 6 giống, 3 họ. Bộ cánh cứng (Coleoptera) có 4 loài thuộc 4 giống, 3 họ. Ba bộ còn lại có số loài rất ít, chỉ từ 1 đến 2 loài gồm: Bộ cánh bằng (Isoptera) có 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ; Bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ. Bộ hai cánh (Diptera) có 1 loài thuộc 1 giống, 1 họ. Căn cứ vào phương thức gây hại, chia sâu chè thành 3 nhóm cơ bản sau: (1) Nhóm chích hút: chúng chích hút dịch nhựa lá và búp, gồm 26 loài thuộc các bộ Homoptera (16 loài), Heteroptera (8 loài), Thysanoptera (1 loài) và Dipera (1 loài). Các đối tượng sâu hại gây hại chính trên chè đều thuộc nhóm này, 3 đối tượng sâu hại phổ biến là rầy xanh, bọ trĩ và rệp muội nâu đen đều thuộc nhóm này. (2) Nhóm ăn lá: gồm 23 loài như sâu cuốn búp, sâu róm, bọ nẹt, câu cấu xanh, châu chấu... ăn cả lá non và búp. Các loài này chủ yếu thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera (18 loài trừ sâu đục thân đỏ), 4 loài thuộc bộ cánh thẳng Orthoptera (Châu chấu lúa, Châu chấu ngực u, Châu chấu vân đen đốt đùi, Châu chấu cánh ngắn), 1 loài thuộc bộ cánh cứng (Câu cấu xanh) (3) Nhóm hại thân, rễ: 8 loài gồm 2 loài thuộc bộ cánh thẳng Orthoptera (Dế mèn lớn, Dế dũi), 2 loài thuộc bộ Isoptera (Mối chỉ đục phần vỏ bên ngoài, hại cả chè kiến thiết cơ bản và chè kinh doanh, 3 loài thuộc bộ cánh cứng Coleoptera (Bọ hung, Mọt đục cành, Bọ cánh cứng), 1 loài thuộc bộ cánh vẩy (sâu đục thân đỏ) So với kết quả điều tra sâu hại trên chè ở Việt Nam như Viện Bảo vệ Thực vật (1977 – 1979) [47] đã ghi nhận 37 loài sâu hại chè ở miền Bắc. Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006) [15] ghi nhận có 40 loài sâu hại chè ở Viện nghiên cứu chè Phú Hộ, Phú Thọ. Phạm Văn Lầm (2013) [30] ghi nhận có 40 loài sâu hại chè tại một số vùng chè trọng điểm trong cả nước. Kết quả nghiên cứu này trong 56 loài được ghi nhận có 3 loài sâu hại chè được ghi nhận mới cho tỉnh Phú Thọ bao gồm: Sâu đo Biston suppressaria Guence, Bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen và Sâu cuốn lá Archips sp.

51

Bảng 3.2. Số lƣợng các loài sâu hại chè đã đƣợc ghi nhận ở Phú Thọ

Stt Tên bộ côn Số lƣợng loài sâu hại chè đã phát hiện trùng 1967 -1968 1977 -1979 2006 2006 -2011 2014 -2016 (1) (2) (3) (4) (5) 1 Orthoptera 3 4 4 4 6 2 Isoptera 2 0 1 1 2 3 Homoptera 3 7 7 15 15 4 Heteroptera 7 3 6 7 8 5 Thysanoptera 0 2 1 1 1 6 Coleoptera 2 3 5 3 4 7 Lepidoptera 16 18 15 9 19 8 Diptera 0 0 1 0 1 Tổng 33 37 40 40 56

Ghi chú: (1) Viện Bảo vệ thực vật, 1976; (2) Viện Bảo vệ thực vật, 1999; (3) Nguyễn Văn Hùng và nnk., 2006; (4) Phạm Văn Lầm, 2015; (5) Kết quả của nghiên cứu này (2014-2016). Số loài côn trùng gây hại cây chè đã ghi nhận được ở nghiên cứu này so với các kết quả nghiên cứu trước đây rất khác nhau (Bảng 3.2). Sự khác biệt chủ yếu ở bộ cánh vẩy Lepidoptera và bộ cánh giống Homoptera. Theo Viện Bảo vệ thực vật (1976) [45], điều tra trong giai đoạn 1967 – 1968 số loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy là 16 trong tổng số 33 loài chiếm 48,5%, giai đoạn 1977 – 1979, số loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy là 18 trong tổng số 37 loài sâu hại trên chè chiếm 48,6%, có sự cách biệt rất lớn so với các bộ sâu hại còn lại. Nguyễn Văn Hùng (2001) [13], Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006) [15] ghi nhận có 15 loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy trong tổng số 40 loài hại trên chè chiếm 37,5%, Phạm Văn Lầm (2013) [30] trong giai đoạn 2006 – 2011 ghi nhận chỉ có 9 loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy trong tổng số 40 loài hại trên chè chiếm 22,5%. Trong khi đó số loài thuộc bộ cánh giống Homoptera và bộ cánh khác Heteroptera lại tăng lên đáng kể, đặc biệt là bộ cánh giống Homoptera. Tỷ lệ số loài thuộc bộ cánh giống Homoptera so với tổng số loài sâu hại trên chè qua các thời kì lần lượt là: 1967 – 1968 là 9%, 1977 – 1979 là 18,9%, năm 1997 là 15,38%, năm 2006 là 17,50%, giai đoạn 2006 – 2011 là 37,5%, giai đoạn 2014 – 2016 là 26,78%. Tỷ lệ số loài thuộc bộ cánh khác Heteroptera so với tổng số loài sâu hại trên chè qua các thời kì tăng nhẹ lần lượt là 1977 – 1979 là 8,10%, năm 1997 là 23,07%,

52

năm 2006 là 15,00, giai đoạn 2006 – 2011 là 17,50%, giai đoạn 2014 – 2016 lại giảm nhẹ 14,28%. Mức độ phổ biến: Đa phần các loài sâu hại chè có tần suất bắt gặp thấp (< 25%). Trong 56 loài ghi nhận được thì có 7 loài xuất hiện khá phổ biến (tần suất bắt gặp từ 25 đến 50% trong đó có 6 loài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) gồm: sâu đục thân đỏ Zeuzera coffea Nietner, sâu đo Biston suppressaria Guence, bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen, sâu cuốn búp Homona coffearia Nietner, sâu kèn ống Amatissa vaulogeri Heylaerts, sâu kèn tổ lá Acanthopsyche subera Hmb. và 1 loài thuộc bộ cánh khác (Heteroptera) là bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse. Chỉ có 3 loài sâu hại xuất hiện phổ biến (tần suất bắt gặp > 50) bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với các kết quả đã công bố trước đây ở trên cả thế giới và Việt Nam, Takfuji và Amano (2001) [55]; Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36]; Viện Bảo vệ thực vật (1999) [47]. 3.1.2. Diễn biến mật độ của một số loài côn trùng gây hại phổ biến trên chè tại Hương xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ 3.1.2.1. Diễn biến mật độ của rầy xanh Empoasca flavercens Fabricius M ật độ (con/m2) 90 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 80 70 60 50 40 30 20 10

0

Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9

Hình 3.1. Diễn biến mật độ rầy xanh Empoasca flavercens trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Rầy xanh là một trong những loài côn trùng gây hại nặng và phổ biến trên cây chè. Điều tra diễn biến mật độ của rầy xanh từ năm 2014 đến năm 2016, thu được kết quả trình bày tại hình 3.1. 53

So sánh mật độ rầy qua các năm cho thấy mật độ rầy xanh tăng dần qua các năm từ 2014 đến 2016, thấp nhất là năm 2014 (trung bình 10,43 ± 0,30 con/m2), tiếp theo là năm 2015 (trung bình 12,2 1± 0,23 con/m2) và cao nhất là năm 2016 (trung bình 14,48 ± 0,17 con/m2). Diễn biến mật độ: Trong tháng 1, mật độ rầy xanh rất thấp (trung bình cả 3 năm là 3,92 ± 0,09 con/m2), tháng 2 thì bắt đầu tăng, đến tháng 3 tăng rất nhanh và đạt cao điểm lần 1 vào tháng 4 (trung bình cả 3 năm 25,79 ± 0,33 con/m2). Sau đó mật độ rầy xanh lại giảm dần xuống và thấp nhất vào tháng 8, sau đó lại tăng nhanh và đạt cao điểm lần 2 trong năm vào tháng 10 (trung bình cả 3 năm 22,65 ± 0,45 con/m2), sau đó lại giảm dần cho đến tháng 12 thì mật độ xuống thấp chỉ còn 5,88 ± 0,27 con/m2. Trong hai cao điểm thì cao điểm 1 (tháng 4) có mật độ rầy xanh cao hơn cao điểm 2 (tháng 10). Kết quả nghiên cứu cho thấy cao điểm 1 xuất hiện sớm hơn (tháng 4) và cao điểm 2 xuất hiện muộn hơn (tháng 10) so với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho rằng tại Phú Thọ mật độ rầy xanh đều ghi nhận mỗi năm có hai đỉnh cao là vào tháng 5 và tháng 9. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho rầy xanh phát triển, trong đó yếu tố quan trọng nhất là nhiệt độ. Nhiệt độ không khí từ 25oC đến 26oC là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho rầy xanh tích lũy số lượng và phát sinh thành dịch (Nguyễn Văn Thiệp, 2000) [42]. Theo Nguyễn Văn Thiệp, trong giai đoạn từ 1993 – 1997 thì nhiệt độ trung bình tháng 5 dao động từ 25,2 – 26,3oC, nhiệt độ trung bình tháng 10 dao động từ 25,1 – 26,4oC trùng với nhiệt độ cực thuận của rầy xanh vì vậy đây chính là hai cao điểm mật độ trong năm. Nhưng trong giai đoạn 2014 đến 2016, mùa hè đến sớm hơn lại kết thúc muộn hơn, nên giai đoạn nhiệt độ trùng với khoảng nhiệt độ cực thuận của rầy xanh lại rơi vào tháng 4 và tháng 10. Kết quả khí tượng thủy văn tại Phú thọ trong 3 năm 2014 đến 2016 cho thấy nhiệt độ trung bình tháng 4 dao động từ 24,4 – 25,3oC và nhiệt độ trung bình tháng 10 dao động từ 25 – 26,8oC rất phù hợp cho rầy xanh phát triển. Trong khi đó nhiệt độ trung bình tháng 5 dao động từ 27,3 – 29,8oC và nhiệt độ tháng 9 dao động từ 27,8 – 28,7oC, quá cao so với nhiệt độ cực thuận của rầy xanh. Đây là hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng dần lên, tác động lên sự thay đổi qui luật phát sinh phát triển của rầy xanh. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự hình thành hai cao điểm mật độ rầy xanh là thức ăn. Từ tháng 1 đến tháng 3, chè trong thời kì đốn, rầy xanh không có thức ăn nên mật độ rất thấp. Từ tháng 4 trở đi, búp chè bắt đầu phát triển kéo theo mật độ rầy xanh tăng lên, tích lũy số lượng và đạt cao điểm vào tháng 5, sau đó theo qui luật cân bằng quần thể khi mật độ đạt đỉnh cao sẽ dẫn đến sự tự giảm số lượng vào tháng 6 và 7, tăng trở lại vào tháng 8 và 9 và đạt cao điểm thứ 2 vào tháng 10. Yếu tố thứ 3 ảnh hưởng đến sự hình

54

thành cao điểm mật độ của rầy xanh là thiên địch. Theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [21] cho biết thiên địch phát triển song song với sâu hại nhưng cao điểm mật độ của thiên địch luôn ở sau cao điểm của sâu hại. Như vậy từ sau tháng 5, thiên địch đã góp phần làm giảm số lượng rầy xanh. 3.1.2.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris Bagnall So sánh mật độ bọ trĩ qua các năm: mật độ bọ trĩ có xu hướng ngày càng tăng. Thấp nhất là năm 2014 (trung bình 19,74 ± 1,20 con/m2), tiếp theo là năm 2015 (trung bình 23,74 ± 1,60 con/m2) và cao nhất là năm 2016 (trung bình 31,44 ± 0,80 con/m2). Diễn biến mật độ bọ trĩ: Bọ trĩ có mặt quanh năm trên nương chè, nhưng mật độ của chúng thay đổi qua các tháng trong năm. Có 1 cao điểm mật độ vào tháng 7 hàng năm. Tháng 1, khi nhiệt độ thấp thì mật độ bọ trĩ thấp nhất trong năm (trung bình 3 năm là 5,97 ± 0,10 con/m2) tăng dần qua các tháng 2, 3, 4, 5. Từ tháng 6, khi nhiệt độ không khí tăng cao thì mật độ bọ trĩ tăng rất nhanh và mật độ cao vào các tháng 6 – 10, cao nhất là tháng 7 (trung bình 3 năm là 61,86 ± 0,50 con/m2) sau đó mật độ lại giảm dần và lại giảm xuống thấp vào tháng 12 hàng năm (trung bình 3 năm là 5,36 ± 0,80 con/m2). Trong khoảng thời gian từ tháng 6 – 10 thường xuyên xảy ra các đợt phá hại nặng, đặc biệt khi thời tiết nhiệt độ cao cùng độ ẩm hanh khô thì sự phá hại của bọ trĩ càng nặng nề hơn. Mật độ (con/m2) 90 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 80 70 60 50 40 30 20 10

0

Tháng1 Tháng8 Tháng Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng9 Tháng Tháng

10 11 12

Hình 3.2. Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Theo nghiên cứu này thì trong năm bọ trĩ có 1 cao điểm mật độ rơi vào khoảng tháng 7. Về số lượng cao điểm mật độ thì hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu 55

trước đây của Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] và Lê Thị Nhung (2002) [33] nhưng về thời gian xuất hiện mật độ cao điểm thì xảy ra sớm so với kết quả nghiên cứu giai đoạn 1993 – 1994 của Nguyễn Văn Thiệp [42], giống các kết quả nghiên cứu sau giai đoạn này (Nguyễn Văn Thiệp, 2000) [42] và (Lê Thị Nhung, 2002) [33]. Theo Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42]. Theo đó tại Phú Hộ, trong các năm từ 1993, 1994 thì cao điểm mật độ bọ trĩ rơi vào tháng 8 với cao điểm mật độ lần lượt là 6,60 con/búp và 4,62 con/búp nhưng từ năm 1995 đến 1997 thì cao điểm mật độ bọ trĩ lại rơi vào tháng 7 và cao điểm mật độ lần lượt là 3,92 con/búp, 6,16 con/búp và 4,29 con/búp. Theo Lê Thị Nhung (2002) [33], thì tại Phú Thọ năm 1998, đỉnh cao mật độ bọ trĩ rơi vào tháng 7 với mật độ 3,11 con/búp. Trung bình mật độ bọ trĩ tại các tháng trong năm 2014 – 2016 đều cao hơn so với cùng kì của các năm 1993 –1998. Như vậy càng về sau thì mật độ bọ trĩ càng tăng và cao điểm xuất hiện sớm hơn. Điều này liên quan đến sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết tại khu vực này sau nhiều năm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển và hình thành cao điểm mật độ của bọ trĩ, trong đó yếu tố ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất. Bọ trĩ ưa ánh sáng mạnh (Mkwaila et al, 1982) [61]. Nghiên cứu tại Phú Thọ tác giả Nguyễn Văn Thiệp, 2000 [42] cho biết tổng số giờ chiếu sáng trong tháng trong khoảng từ 138 đến 159 là thích hợp nhất cho bọ trĩ phát triển. Đối chiếu với số liệu khí tượng tại Phú Thọ thì tổng số giờ nắng tháng 7 của năm 2014 là 120 –150, của năm 2015 là 145 – 159, của năm 2016 là 144 – 156, trùng với khoảng cực thuận của bọ trĩ nên cao điểm xuất hiện vào tháng này . 3.1.2.3. Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe

120 2 Mật độ (con/m ) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 100 80 60 40 20

0

Tháng2 Tháng11 Tháng1 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng12

Hình 3.3. Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii trên chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ So sánh mật độ rệp muội nâu đen qua các năm từ 2014 đến 2016: Mật độ rệp muội nâu đen càng ngày càng cao qua các năm, năm 2014 (trung bình 27,51 ± 1,4 56

con/m2), năm 2015 (trung bình là 38,2 ± 0,6 con/m2) và năm 2016 có mật độ cao nhất (trung bình 43,03 ± 1,2 con/m2). Nhưng trong mỗi năm thì diễn biến mật độ rệp muội nâu đen có sự khác biệt rõ rệt giữa mùa hè và mùa đông. Trong mùa đông (Từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 8 đế tháng 12) thì mật độ rệp muội nâu đen tăng dần quan các năm từ 2014 đến 2016. Nhưng trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7 thì mật độ rệp muội nâu đen diễn biến phức tạp, năm 2014 có mật độ thấp nhất, tiếp theo là năm 2016 và mật độ cao nhất lại rơi vào năm 2015. Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen: Chúng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên chúng gây hại nặng từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau. Năm 2014, 6 tháng đầu năm mật độ rệp muội nâu đen cao (từ 11,00 đến 40,45 con/m2, cao nhất là tháng 4 (40,45 ± 1,75 con/m2). Từ tháng 7 đến tháng 9 mật độ giảm xuống rất thấp (từ 10,20 đến 28 con/m2), bắt đầu tháng 10 thì lại tăng trở lại và đạt cao điểm vào tháng 12 (101,46 ± 1,19 con/m2). Năm 2015, 4 tháng đầu năm mật độ rệp muội nâu đen rất cao từ 48,2 đến 87,88 con/m2, cao nhất là tháng 1 (87,88 ± 1,29 con/m2). Sang tháng 5 mới bắt đầu giảm dần và đạt thấp nhất ở tháng 10 (8,32 ± 0,05 con/m2), sang tháng 11 lại tăng trở lại và tháng 12 đạt mật độ 57,35 ± 1,2 con/m2. Năm 2016, 3 tháng đầu năm mật độ rệp muội nâu đen rất cao lần lượt là 68,16 ± 1,95 con/m2, 73,27 ± 1,15 con/m2, 80,05 ± 1,35 con/m2, sang tháng 4 đã bắt đầu giảm cho đến tận tháng 9 (Từ 20,85 đến 36,76 con/m2), sáng tháng 10 thì mật độ tăng lên và cao nhất trong năm là tháng 12 (92,08 ± 1,15 con/m2). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của rệp muội nâu đen trong đó yếu tố nhiệt độ và lượng mưa là 2 yếu tố quan trọng nhất. Sự phát sinh phát triển của rệp muội nâu đen ở 3 năm không giống nhau bởi vì diễn biến nhiệt độ và lượng mưa của 3 năm trên không giống nhau. Năm 2014, lượng mưa trung bình tháng từ tháng 1 đến hết tháng 6 chỉ dao động vài chục mm, có tháng chỉ 1 – 3 mm, bắt đầu từ tháng 6 lượng mưa tăng lên hơn 200 mm và cao nhất vào tháng 8 lượng mưa là 500 mm. Vì vậy từ tháng 1 đến tháng 6 mật độ cao, từ tháng 7 đến tháng 9 mật độ giảm xuống rất thấp, bắt đầu tháng 10 nhiệt độ thấp dần, lượng mưa giảm còn 100 – 200 mm thì rệp lại tăng trở lại và đạt cao điểm vào tháng 12 (101,47 ± 1,19 con/m2) khi này lượng mưa chỉ có 10 – 20 mm, nhiệt độ thấp 15,5 – 16,8 oC làm rệp phát triển mạnh. Năm 2015, từ tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chỉ từ 26 đến 70 mm, nhiệt độ từ 17 đến 21 oC, thích hợp cho rệp muội nâu đen phát triển, sang tháng 5 lượng mưa tăng đột biến lên đến 300 mm mật độ chúng giảm đáng kể cho đến tận tháng 10, sang tháng 11–12 lượng mưa giảm còn 90 –100mm, nhiệt độ 17 – 18 oC thì 57

mật độ chúng mới cao trở lại. Năm 2016, chỉ 3 tháng đầu lượng mưa ít dao động 32 – 105 mm, nhiệt độ thấp 15 – 16 oC thuận lợi cho rệp muội nâu đen phát triển, từ tháng thứ 4 mưa tăng cao lên đến 200 mm/tháng, duy trì đến tận tháng 9, từ tháng 10 đến tháng 12 lượng mưa giảm còn 3 – 20 mm, nhiệt độ 19 – 20 oC nên phù hợp cho chúng phát triển. 3.1.2.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy

Mật độ (con/m2 ) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2 1,8 1,6 1,4 1,2 1 0,8 0,6 0,4 0,2

0

Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Hình 3.4. Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy hại chè LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Trong giai đoạn 2014 – 2016, đã ghi nhận 19 loài sâu hại thuộc bộ cánh vẩy trên chè tại Phú Thọ. Tuy nhiên đa số các loài đều xuất hiện ở mức ít phổ biến (+), chỉ có 6 loài xuất hiện ở mức phổ biến (++) gồm: Sâu đục thân đỏ (Zeuzera coffeae Nietner), sâu đo (Biston suppressaria Guenee), bọ nẹt xanh không gai (Chalcocelis albigutata Snellen), sâu kèn tổ lá (Acanthopsyche subera Hmb.), Sâu kèn ống (Amatissa vaulogeri Heylaerts), sâu cuốn búp (Homona coffearia Nietner). So sánh mật độ tập hợp sâu cánh vẩy qua các năm: Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy tăng dần qua các năm. Năm 2014 có mật độ thấp nhất (trung bình là 1,07 ± 0,06 con/m2) , tiếp đó đến năm 2015 (trung bình 1,26 ± 0,04 con/m2) và cao nhất là năm 2016 (trung bình 1,38 ± 0,09 con/m2).

58

Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy: Tại từng thời điểm có loài mật độ thấp, có loài có mật độ cao, nhưng do theo dõi cả tập hợp mật độ sâu cánh vẩy nên tổng số lượng sâu cánh vẩy duy trì khá đều đặn quanh năm, mật độ giảm nhẹ vào các tháng đầu năm (tháng 1 – 2) (trung bình tháng 1 trong 3 năm là 0,97 ± 0,02 con/m2) khi đốn chè, sau đó tăng nhẹ không thấy xuất hiện cao điểm, mật độ sâu cánh vẩy dao động từ 1,08 đến 1,45 con/m2. Sâu cánh vẩy (như sâu xếp lá, sâu kèn, sâu đo, bọ nẹt…) gây hại cả lá non và lá bánh tẻ nên việc đốn chè vào cuối năm làm giảm mật độ sâu cánh vẩy không đáng kể. Nghiên cứu này ghi nhận 19 loài sâu hại bộ cánh vẩy trên chè nhiều hơn rất nhiều các công bố trước đây như Phạm Văn Lầm (2013) [30] ghi nhận 9 loài, Nguyễn Văn Hùng và nnk (1998) [11] ghi nhận 15 loài, Viện bảo vệ thực vật (1967 – 1968) [45] ghi nhận 16 loài. Các tác giả nói trên đều chưa đi sâu nghiên cứu diễn biến mật độ nhóm sâu hại bộ cánh vẩy trên chè, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Làm cơ sở đánh giá mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và sâu cánh vẩy. 3.2. Thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Hƣơng Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ 3.2.1. Thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện Bảng 3.3. Thành phần côn trùng bắt mồi vật mồi của chúng và mức độ xuất hiện trên chè tại Phú Thọ (2014 – 2016) Mức S Tên Việt độ T Tên khoa học Họ Vật mồi Nam xuất T hiện Bộ cánh cứng (Coleoptera) 1 Bọ cánh Eucolliuris Sâu non cánh + cứng bắt fuscipennis (Chaud vẩy mồi oir) 2 Bọ chân Odacantha metallica Carabidae Rệp, Sâu non + chạy đen cổ (Fairmilie) cánh vẩy dài 3 Bọ chân Ophionea Rệp, trứng và +

59

chạy ba nigrofasciata sâu non cánh khoang bắt (Schmidt-Goebel) vẩy mồi 4 Bọ ba Ophionea indica Rệp, trứng và + khoang (Thunberg) sâu non cánh vẩy 5 Bọ cánh Paederus fuscipes Rệp, sâu non và + cứng cộc Curtis nhộng cánh vẩy chân nâu vàng 6 Bọ cánh Paederus tamulus Staphylinidae Rệp, sâu non và + cứng cộc Erichson nhộng cánh vẩy chân xanh đen 7 Bọ cánh cộc Oligota sp. + 8 Bọ rùa nhỏ Chilocorus gressitti + Miyat. 9 Bọ rùa Leis dimidiata + (Fabricius) 10 Bọ rùa 6 vằn Menochilus Rệp, rầy, trứng +++ sexmaculatus bộ cảnh vẩy (Fabricius) 11 Bọ rùa đen Stethorus sp. + Coccinellidae nhỏ

12 Bọ rùa chữ Coccinella Rệp, sâu non + nhân transversalis cánh vẩy Fabricius 13 Bọ rùa 8 Harmonia Rệp, rầy + chấm octomaculata (Fabricius) 14 Bọ rùa 2 Lemnia biplagiata Rệp, rầy + chấm đỏ (Swartz)

60

15 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Rệp, rầy +++ (Fabricius) 16 Bọ rùa vàng Scymnus hoffmanni Rệp, rầy + Weise 17 Bọ rùa Nhật Propylea japonica Rệp, trứng ++ Bản Thunberg Bộ hai cánh (Diptera) 18 Ruồi ăn rệp Asarcina aegota Rệp + Fabricius 19 Ruồi ăn rệp Episyrphus balteatus Rệp + (de Geer) 20 Ruồi ăn rệp Ischiodon scutellaris Syrphidae Rệp + (Fabricius) 21 Ruồi ăn rệp Clythia sp. Rệp + 22 Ruồi giả Paragus crenulatus Rệp + ong Thom. Bộ cánh da (Dermaptera) 23 Bọ đuôi kìm Prorenus sp Trứng, sâu non, + nâu Carcinophor nhộng của bộ idae cánh vẩy, rệp, rầy Bộ cánh khác (Heteroptera) 24 Bọ xít mù Cyrtorhinus Rầy, sâu non bộ + Miridae xanh lividipennis Reuter* cánh vẩy 25 Bọ xít cổ Coranus fuscipennis Sâu non bộ cánh ++ ngỗng nâu Reuter vẩy 26 Bọ xít cổ Coranus spiniscutis Sâu non bộ cánh + ngỗng nâu Reuter vẩy Reduviidae nhỏ 27 Bọ xít cổ Sycanus Rầy, bọ nẹt, sâu +++ ngỗng đen croceovittatus non bộ cánh bắt mồi Dohrn vẩy, bọ xít xanh

61

28 Bọ xít bắt Poliditus peramatus Sâu cuốn lá, sâu + mồi hai gai Uhler* đo 29 Bọ xít nâu Andrallus spinidens Sâu non bộ cánh + viền trắng Fabricius* vẩy, rầy xanh 30 Bọ xít nâu Orius sauteri Trứng sâu bộ +++ đen nhỏ bắt (Poppius)* Anthocoridae cánh vẩy, bọ trĩ mồi 31 Bọ xít hoa Eocanthecona Sâu non bộ cánh + Pentatomidae furcellata (Wolff) vẩy 32 Bọ xít giả Nabis capsiformis Sâu non bộ cánh ++ bắt mồi Germar Nabidae vẩy, trứng sâu hại Bộ cánh màng (Hymenoptera) 33 Ong bầu đất Polistes gigas Sâu bộ cánh vẩy + (Kirby) 34 Ong vàng Polistes olivaceus Sâu bộ cánh vẩy + (de Geer) 35 Ong vằn Polistes japonicus Sâu bộ cánh vẩy + de Saussure

36 Ong lửa Polistes sagittarius Sâu bộ cánh vẩy + de Saussure 37 Ong vằn Polistes communalis Sâu bộ cánh vẩy + Vespidae vàng Nguyen, Vu & Carpenter ** 38 Ong mặt Ropalidia stigma Sâu bộ cánh vẩy + vàng (Smith) 39 Ong bụng Vespa affinis Sâu bộ cánh vẩy + vàng (Linnaeus) 40 Ong đen Allorhynchium Sâu bộ cánh vẩy + argentatum (Fabricius)

62

41 Ong bụng Delta Sâu bộ cánh vẩy + thắt eo pyriformepyriforme (Fabricius) 42 Ong vằn nâu Rhynchium Sâu bộ cánh vẩy + brunneum (Fabricius) 43 Kiến đen Aenictus binghamii Rệp + lớn Forel 44 Kiến đỏ Anoplolepis Rệp + gracilipes (Smith) 45 Kiến đen Camponotu sp. Rệp + nhỏ Formicidae 46 Kiến đen Polyrhachis proxima Rệp + Roger 47 Kiến vàng Pheidologeton Rệp + divers (Jerdon) 48 Kiến lưng Odontoponera Rệp + dài denticulata (Smith) Bộ bọ ngựa (Mantoptera) 49 Bọ ngựa Hierodula saussurei Sâu bộ cánh vẩy + Mantidae Kirby Bộ cánh mạch (Neuroptera) 50 Bọ cánh Micromus sp. Sâu bộ cánh vẩy + Hemerobiidae mạch nâu 51 Bọ mắt vàng Chrysopa sp. Chrysopidae Sâu bộ cánh vẩy +

Ghi chú: *: Loài ghi nhận mới trên cây chè ở Phú Thọ; **: Loài mới cho khoa học + : Ít phổ biến (mức độ xuất hiện<25%) ++ : Khá phổ biến (25% ≤ mức độ xuất hiện < 50%) +++:Phổ biến (mức độ xuất hiện ≥ 50%) Tiến hành điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên chè tại 9 huyện của tỉnh Phú Thọ từ 2014 đến 2016, đã ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên 7 bộ và 15 họ. 63

Trong đó Bộ cánh cứng (Coleoptera) có nhiều loài nhất, 17 loài thuộc 15 giống, 3 họ. Tiếp theo là Bộ cánh màng (Hymenoptera) có 16 loài thuộc 12 giống, 2 họ. Tiếp theo là Bộ cánh khác (Heteroptera) gồm 9 loài thuộc 9 giống, 5 họ. Tiếp theo là Bộ hai cánh (Diptera) gồm 5 loài thuộc 5 giống, 1 họ. Bộ cánh mạch (Neuroptera) gồm 2 loài thuộc 2 giống, 2 họ. Các Bộ cánh da (Dermaptera), Bộ bọ ngựa (Mantoptera) đều chỉ có 1 loài. Kết quả điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên chè cho thấy trên chè thành phần côn trùng bắt mồi không phong phú bằng trên các cây trồng khác như trên cây ăn quả phát hiện 81 loài (Viện Bảo vệ thực vật, 1999) [47]. Tuy nhiên, thành phần côn trùng bắt mồi trên chè ở nước ta phong phú hơn 1 số nước trong khu vực: Tại Chieng Mai (Thái Lan) năm 2001 – 2002 phát hiện được 17 loài thiên địch trên cây chè và tại Ấn Độ phát hiện được 13 loài thiên địch trên cây chè (Borthakur et al., 1993) [52]. Bảng 3.4. Số lƣợng các loài côn trùng bắt mồi đã đƣợc ghi nhận trên chè tại Phú Thọ Số lƣợng loài côn trùng bắt mồi trên nƣơng chè đã đƣợc Tên bộ côn ghi nhận Stt trùng 1994-1997 1995-1999 2006-2011 2013-2016 (1) (2) (3) (4) 1 Orthoptera 1 1 0 0 2 Isoptera 0 0 0 0 3 Homoptera 0 0 0 0 4 Heteroptera 1 1 6 9 5 Thysanoptera 0 1 1 0 6 Coleoptera 3 17 16 17 7 Diptera 1 2 4 5 8 Mantoptera 1 2 0 1 9 Neuroptera 1 1 3 2 10 Hymenoptera 1 12 6 16 11 Odonata 2 2 0 0 12 Dermaptera 0 0 0 1 Tổng 11 39 37 51

Ghi chú: (1) Nguyễn Văn Thiệp, 2000;(2) Lê Thị Nhung, 2002; (3) Phạm Văn Lầm, 2015; (4) Kết quả của nghiên cứu này.

64

Số lượng loài côn trùng bắt mồi trên cây chè ở các giai đoạn khác nhau là rất khác nhau. Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] điều tra từ 1994 đến 1999 tại Phú Thọ phát hiện 22 loài thiên địch sâu hại chè, trong đó chỉ có 11 loài côn trùng bắt mồi, 8 loài nhện bắt mồi, còn lại là kí sinh và động vật ăn thịt khác. Giai đoạn 1995 – 1999, Lê Thị Nhung (2002) [33] đã ghi nhận 39 loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ, số lượng loài chênh lệch chủ yếu nằm ở bộ Coleoptera và Hymenoptera. Phạm Văn Lầm (2013) [30] trong năm 2006–2011 ghi nhận 37 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở một số vùng trồng chè trọng điểm trong cả nước như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình, Nghệ An, Lâm Đồng... So với kết quả nghiên cứu này, đã ghi nhận 51 loài trong đó có 3 bộ côn trùng bắt mồi chiếm số lượng ưu thế là Bộ cánh cứng (Coleoptera) có 18 loài chiếm 35,29%, Bộ cánh cánh màng (Hymenoptera) có 16 loài chiếm 31,37%, Bộ cánh khác (Heminoptera) có 9 loài chiếm 17,65% (Bảng 3.5). Trong 51 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận mới 4 loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ gồm: Bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, Bọ xít bắt mồi hai gai Poliditus peramatus Uhler, Bọ xít nâu viền trắng Andrallus spinidens Fabricius và Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), 1 loài được mô tả mới cho khoa học là loài Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017.

Loài Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017 có thể phân biệt với các loài khác cùng nhóm bởi các đặc điểm như: Má nhìn nghiêng rộng hơn mắt một chút, chiều dài của mảnh gốc môi dọc theo mắt kép bằng 0.7 lần đường kính của gốc ăng ten, đốt ăng ten thứ nhất dài gấp 3 lần chiều rộng (nơi rộng nhất), cơ thể bao phủ bởi các lỗ to và thô, cơ thể có màu nâu; cánh màu vàng nhạt ngoại trừ chấm màu tối ở đỉnh cảnh trước. Cơ thể con cái dài 10,1 – 12,7mm (mẫu chuẩn: 12,3mm), độ dài cánh trước từ 9,8 – 12,4mm (mẫu chuẩn: 12,1mm), màu sắc cơ thể con cái loài Polistes communalis có màu đen, các phần sau màu vàng, mép dưới của mảnh gốc môi, một dải hẹp nhạt màu dọc theo mắt kép kéo dài từ phía dưới của trán đến hết mép cong của mắt kép; hai dải ngắn và hẹp ở mép trên của mảnh lưng ngực sau, hai sọc hẹp dọc trên mặt sau của propodeum, dải ngang ở mép dưới của mảnh lưng đốt bụng thứ nhất (hai bên kép dài đến mép trên của mảnh), sọc mảnh dọc theo đốt chuyển của chân sau, các phần sau màu nâu tối, đầu bao gồm mặt dưới của ăng ten, mảnh lưng ngực trước, hai chấm lớn trên mảnh mesepisternum, hai dải xiên trên

65

mảnh lưng ngực giữa, ngực sau, hai đốm mờ trên mảnh lưng của đốt bụng 1, một dải ở mép dưới của mảnh lưng đốt bụng 4 – 6, sọc ở mặt ngoài của tất cả đốt đùi và đốt ống và tất cả đốt bàn của các chân. Cơ thể con đực dài 10,7mm – 11,5mm, độ dài cánh trước từ 10,5mm – 11,3mm. Màu sắc con đực gần giống với con cái, nhưng có nhiều phần màu đen hơn như sau: mép trên và dưới của mảnh gốc môi, trán, má ngoại trừ một dải hẹp màu nâu dọc theo mắt kép, hàm, mảnh lưng ngực giữa, mảnh lưng ngực sau ngoại trừ hai dải ngắn hẹp màu vàng ở phía gốc, mảnh lưng đốt bụng 1 (Hình 3.5).

Hình 3.5. Hình thái ngoài của loài Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017 (13- Mảnh gốc môi; 14- mặt sau của propodeum; 15- Má nhìn nghiêng; 16- Cơ thể nhìn nghiêng). Thước tỉ lệ: 1mm.

66

Bảng 3.5. Số lƣợng và tỷ lệ của giống, loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ

Tên họ côn trùng Giống Loài Stt bắt mồi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bộ cánh khác (Heteroptera) 1 Miridae 1 2,22 1 1,96 2 Reduviidae 5 11,11 5 9,80 3 Anthocoridae 1 2,22 1 1,96 4 Pentatomidae 1 2,22 1 1,96 5 Nabidae 1 2,22 1 1,96 Bộ cánh cứng (Coleoptera) 6 Carabidae 3 6,67 4 7,84 7 Staphylinidae 2 4,44 3 5,88 8 Coccinellidae 11 24,44 11 21,57

Bộ cánh mạch (Neuroptera) 9 Hemerobiidae 1 2,22 1 1,96 10 Chrysopidae 1 2,22 1 1,96 Bộ hai cánh (Diptera) 11 Syrphidae 4 8,89 4 7,84 Bộ cánh màng (Hymenoptera) 12 Vespidae 6 13,33 10 19,61 13 Formicidae 6 13,33 6 11,76 Bộ bọ ngựa (Mantoptera) 14 Mantidae 1 2,22 1 1,96 Bộ cánh da (Dermaptera) 15 Carcinophoridae 1 2,22 1 1,96 Tổng 45 100 51 100 Ở bậc phân loại cấp giống, trong 45 giống đã được xác định, thì họ Coccinellidae có số lượng giống nhiều nhất với 11 giống (chiếm 24,44% tổng số giống), tiếp theo là 2 họ Vespidae và Formicidae với 6 giống (cùng chiếm 13,33% tổng số giống), tiếp theo là họ Reduviidae với 5 giống (chiếm 11,11% tổng số giống), tiếp theo là họ Syrphidae với 4 giống (chiếm 8,89% tổng số giống), tiếp theo là họ Carabidae với 3 giống (chiếm 6,67% tổng số giống), tiếp theo là họ Staphylinidae với 2 giống (cùng chiếm 4,44% tổng số giống), các họ còn lại gồm Miridae, 67

Anthocoridae, Pentatomidae, Nabidae, Hemerobiidae, Chrysopidae, Mantidae và Carcinophoridae chỉ gồm duy nhất 1 giống (cùng chiếm 2,22% tổng số giống). Ở bậc phân loại cấp loài, họ Coccinellidae có số lượng loài nhiều nhất với 11 loài (chiếm 21,57% tổng số loài). Tiếp theo là họ Vespidae có 10 loài (chiếm 19,61% tổng số loài). Tiếp theo là họ Formicidae có 6 loài (chiếm 11,76% tổng số loài). Tiếp theo là họ Reduviidae có 5 loài (chiếm 9,80% tổng số loài). Tiếp theo là 2 họ Carabidae và Syrphidae có 4 loài (chiếm 7,84% tổng số loài). Tiếp theo là họ Staphylinidae có 3 loài (chiếm 5,88% tổng số loài). Tiếp theo là các họ Miridae, Anthocoridae, Pentatomidae, Nabidae, Hemerobiidae, Chrysopidae, Mantidae và Carcinophoridae đều chỉ có 1 loài (cùng chiếm 1,96% tổng số loài). Mức độ phổ biến: Mức độ phổ biến của 51 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận trên chè không giống nhau, có 4 loài xuất hiện phổ biến trên chè ở Phú Thọ gồm bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius). Các loài còn lại xuất hiện phổ biến và ít phổ biển. 3.2.2. Diễn biến mật độ loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại Hương xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ 3.2.2.1. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn

Mật độ (con/m2) 1,4 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1,2 1 0,8 0,6 0,4 0,2

0

Tháng7 Tháng Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng Tháng

10 11 12

Hình 3.6. Diễn biến mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus) trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ

68

Trong khoảng thời gian 2014 đến 2016 điều tra tại Hạ Hòa, Phú Thọ thì mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi tăng dần theo năm, thấp nhất là năm 2014 mật độ trung bình là 0,39 ± 0,02 con/m2, năm 2015 mật độ trung bình tăng nhẹ 0,43 ± 0,05 con/m2 và cao nhất là năm 2016 mật độ trung bình là 0,61 ± 0,01 con/m2. Qua 3 năm liên tục điều tra thì mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi thường cao nhất vào tháng 6. Điều tra trong năm 2014, tháng 1 mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi rất thấp (trung bình 0,40 ± 0,14 con/m2), tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 và đạt cao nhất vào tháng 6 (trung bình 0,73 ± 0,08 con/m2), sau đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12 (trung bình 0,20 ± 0,06 con/m2). Năm 2015, tháng 1 mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi rất thấp (trung bình 0,43 ± 0,15 con/m2), tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 và đạt cao nhất vào tháng 6 (trung bình 0,95 ± 0,09 con/m2), sau đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12 (trung bình 0,35 ± 0,09 con/m2). Năm 2016, tháng 1 mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi cũng rất thấp (trung bình 0,60 ± 0,11 con/m2), tăng dần từ tháng 2 đến tháng 5 và đạt cao nhất vào tháng 6 (trung bình 1,15 ± 0,05 con/m2), sau đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12 (trung bình 0,46 ± 0,06 con/m2) (Hình 3.6). Có nhiều lý do ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi nhưng quan trọng nhất là yếu tố nhiệt độ và thức ăn. Theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [22] nhiệt độ thích hợp nhất cho bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi sinh sản là 28 – 30oC. Theo số liệu khí tượng thủy văn tại Phú Thọ trong 3 năm 2014 – 2016 [165] thì nhiệt độ trung bình tháng 6 là 29 – 31,2 oC, phù hợp cho loài bọ xít bắt mồi này sinh sản và phát triển và đạt cao điểm mật độ vào tháng 6 hàng năm. Cũng theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [21] thì thức ăn ưa thích nhất của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi là sâu non bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và mật độ loài bắt mồi tăng lên theo sự gia tăng số lượng của vật mồi, thường đạt cao điểm mật độ sau cao điểm mật độ của vật mồi một thời gian. Theo số liệu điều tra trong 3 năm 2014 – 2016 thì thấy rằng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè đạt cao điểm mật độ vào tháng 4 hàng năm, cung cấp một lượng thức ăn dồi dào cho bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi tăng trưởng, tích lũy số lượng và đạt cao điểm mật độ vào tháng 6. Bên cạnh đó, khi không phun thuốc hóa học thì mật độ sâu hại ngày càng cao làm cho mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi cũng ngày càng cao trong 3 năm nghiên cứu (2014 –2016). Chúng sẽ tạo nên một trạng thái cân bằng sinh học động trên nương chè. 3.2.2.2. Diễn biến mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) Đây là một loài bắt mồi có kích thước nhỏ bé, nhưng lại hoạt động linh hoạt, thường cư trứ ở các kẽ lá, kẽ búp và vật mồi ưu thích nhất của chúng là bọ trĩ. 69

Mật độ (con/m2) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2,5

2

1,5

1

0,5

0

Tháng3 Tháng1 Tháng2 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Hình 3.7. Diễn biến mật độ loài bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi qua các năm: Trong giai đoạn 2014 đến 2016 thì mật bọ xít nâu nhỏ bắt mồi tăng dần, thấp nhất là năm 2014 (0,81 ± 0,07 con/m2), năm 2015 tăng lên là 1,10 ± 0,12 con/m2 và cao nhất nhất là năm 2016 (1,30 ± 0,03 con/m2). Diễn biến mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi: Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi xuất hiện quanh năm trên chè với mật độ dao động từ 0,36 đến 2,27 con/m2. Hàng năm có hai cao điểm vào tháng 5 và tháng 10. Hàng năm, tháng 1 mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi thấp nhất (trung bình là 0,51 ± 0,01 con/m2), từ tháng 2 đến tháng 4, mật độ chúng tăng dần và đạt đỉnh cao thứ nhất trong năm vào tháng 5 (trung bình là 1,99 ± 0,04 con/m2), sau đó mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi lại giảm và thấp nhất vào tháng 8 (trung bình là 0,92 ± 0,11 con/m2), tháng 9 chúng tăng cao trở lại và đạt đỉnh cao thứ 2 trong năm vào tháng 10 (trung bình là 2,01 ± 0,09 con/m2), bước sang tháng 11 chúng giảm dần và mật độ của chúng tại tháng 12 chỉ còn trung bình 0,72 ± 0,04 con/m2 (Hình 3.7). 3.2.2.3. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi Trong giai đoạn 2014 – 2016 tại Phú Thọ, ghi nhận 9 loài bọ xít bắt mồi trên chè (Hemiptera). Trong tổng số các loài côn trùng bắt mồi được phát hiện trên chè trong nghiên cứu này thì số lượng các loài thuộc bộ Hemiptera chiếm vị trí thứ 3. 70

Đây là bộ côn trùng bắt mồi có vai trò quan trọng trong việc khống chế sâu hại chè. Do số lượng loài lớn như vậy nên không thể theo dõi và xử lý thống kê chi tiết từng loài mà theo dõi riêng một số loài phổ biến (bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius)), còn lại theo dõi tập hợp tất cả các loài bọ xít bắt mồi đã bắt gặp trong quá trình điều tra. Mật độ (con/m2) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 8 7 6 5 4 3 2 1

0

Tháng11 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng12

Hình 3.8. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ So sánh mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi qua các năm: Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi ngày càng tăng qua các năm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2014 – 2016. Năm 2014 mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình là 2,94 ± 0,07 con/m2, năm 2015 tăng lên là 3,48 ± 0,12 con/m2 và năm 2016 là 3,98 ± 0,01 con/m 2. Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi: Trong suốt 3 năm theo dõi, mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi có 1 cao điểm vào tháng 7 – 8. Tháng 1 – 3 hàng năm chè vừa được đốn và bắt trải qua thời kì ngủ nghỉ, các loài sâu hại giảm mạnh dẫn đến mật độ các loài bọ xít bắt mồi cũng thấp nhất trong năm (trung bình từ 1,93 đến 2,68 con/m2). Đến tháng 4, mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi lại tăng nhẹ (trung bình 2,97 ± 0,05 con/m2), tiếp tục tăng mạnh ở tháng 5 và tháng 6 (trung bình từ 3,36 đến 5,08 con/m2). Sau đó đạt đỉnh cao vào tháng 8 (trong năm 2014 với mật độ 4,74 ± 0,13 con/m2) hoặc đạt đỉnh cao vào tháng 7 (trong năm 2015 với mật độ là 4,76 ± 0,09 con/m2 và năm 2016 với mật độ là 6,49 ± 0,11 con/m2) (Hình 3.8).

71

Nhóm bọ xít bắt mồi rất phong phú về loài, theo kết quả điều tra côn trùng năm 1967–1968 trên các cây trồng lâu năm ở miền Bắc Việt Nam [45] đã ghi nhận 97 loài bọ xít bắt mồi, trong đó đã xác định tên 65 loài còn 32 loài chưa xác định được tên. Theo kết quả điều tra cơ bản động vật ở miền Bắc Việt Nam (1977-1979) [47] đã ghi nhận được 81 loài bọ xít bắt mồi, trong đó đã xác định được tên của 53 loài, còn 28 loài chưa xác định được tên. Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [21] đã khẳng định sự phong phú này giúp cho sự cân bằng sinh thái và làm giảm đáng kể số lượng sâu hại trên đồng ruộng. 3.2.2.4. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius Bọ rùa đỏ là một loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên nương chè, chúng thường xuất hiện trên búp chè và cả những cây bụi xung quanh nương chè, hoạt động nhanh nhẹn. Thức ăn ưa thích nhất của chúng là rệp, ngoài ra chúng còn sử dụng cả rầy và trứng các loài sâu cánh vẩy làm thức ăn.

Mật độ (con/m2) 10 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 9 8 7 6 5 4 3 2 1

0

Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Hình 3.9. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor trên chè chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ So sánh mật độ bọ rùa đỏ qua các năm: Quan 3 năm điều tra liên tiếp từ 2014 đến 2016, kết quả ghi nhận tại phụ lục và hình 3.9 cho thấy, mật độ bọ rùa đỏ tăng dần qua các năm. Năm 2014 mật độ bọ rùa đỏ trung bình là 2,99 ± 1,05 con/m2, năm

72

2015 tăng lên là 3,73 ± 1,12 con/m2, đến năm 2016, mật độ trung bình là 5,63 ± 0,96 con/m2. Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ: Chúng xuất hiện quanh năm trên nương chè, nhưng mật độ khác nhau ở các tháng, có 2 cao điểm mật độ vào tháng 6 hàng năm và tháng 11 hàng năm, cao điểm thứ nhất có mật độ cao hơn cao điểm thứ 2. Tháng 1, mật độ bọ rùa đỏ thấp, trung bình trong 3 năm là 2,92 ± 0,59 con/m2. Sang tháng 2 bắt đầu tăng nhẹ, trung bình 3 năm là 3,55 ± 0,89 con/m2. Tháng 3, mật độ bọ rùa đỏ tăng rất mạnh lên, trung bình 3 năm là 4,31 ± 1,14 con/m2. Tiếp tục tăng ở tháng 4 (trung bình 3 năm là 4,06 ± 0,95 con/m2) và tháng 5 (trung bình 3 năm là 4,82 ± 0,85 con/m2). Đạt cao điểm mật độ thứ nhất trong năm vào tháng 6 (trung bình 3 năm là 6,78 ± 0,05 con/m2). giảm nhẹ ở tháng 7 (trung bình 3 năm là 6,06 ± 0,14 con/m2), sang tháng 8 mật độ lại tiếp tục giảm mạnh (trung bình 3 năm còn 4,50 ± 0,75 con/m2), tiếp tục giảm cho đến tháng 10 (trung bình 3 năm là 2,69 ± 0,99 con/m2), sang tháng 11 lại tăng lên và đạt cao điểm mật độ thứ 2 trong năm (trung bình 3 năm là 4,08 ± 1,07 con/m2) sau đó lại giảm vào tháng 12 (trung bình 3 năm chỉ còn 1,86 ± 0,15 con/m2) (Hình 3.9). Nguyên nhân thứ nhất dẫn đến diễn biến mật độ bọ rùa đỏ như trên là do nguồn thức ăn. Bọ rùa đỏ là sinh vật bậc tiêu thụ bậc 2 trong hệ sinh thái nương chè, thức ăn ưa thích nhất là rệp, khi không có rệp chúng ăn cả rầy và các loài sâu hại khác. Theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [21], số lượng bọ xít bắt mồi thường tăng tỷ lệ thuận với sự gia tăng số lượng vật mồi của nó và đạt đỉnh cao mật độ sau đỉnh cao vật mồi của nó một thời gian. Trong tất cả các loài rệp gây hại trên cây chè tại Phú Thọ thì rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe là loài phổ biến nhất. Trong thời gian nghiên cứu, rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe có mật độ cao vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 12, rầy xanh có cao điểm mật độ vào tháng 4 và tháng 10, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho bọ rùa đỏ sinh trưởng, phát triển và tích lũy số lượng để đạt cao điểm mật độ vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Nguyên nhân thứ 2 là do yếu tố khí hậu thời tiết, theo Phạm Văn Lầm (2005b) [25] thì ở điều kiện miền Bắc Việt Nam bọ rùa đỏ có hai mùa sinh sản rõ rệt là tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10, tạo điều kiện cho chúng tích lũy số lượng và đạt cao điểm vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. 3.2.2.5. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius Bọ rùa 6 vằn là một loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè, không những thế loài này còn phổ biến trên nhiều loài cây trồng khác như cây họ đậu, cây rau họ hoa thập tự, cây ăn quả, cây công nghiệp. So sánh mật độ bọ rùa 6 vằn qua các năm: Qua 73

3 năm điều tra liên tiếp từ 2014 đến 2016, kết quả ghi nhận tại phụ lục và hình 3.10 cho thấy mật độ bọ rùa 6 vằn tăng dần qua các năm. Năm 2014 mật độ bọ rùa đỏ trung bình là 0,84 ± 0,15 con/m2, năm 2015 tăng nhẹ lên 1,15 ± 0,22 con/m2, đến năm 2016 là 1,48 ± 0,20 con/m2. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn: mật độ bọ rùa 6 vằn trong suốt 3 năm 2014 đến 2016, không có sự biến động nhiều giữa các tháng trong năm, không phát triển cao điểm, thấp điểm rõ ràng mà chúng luôn duy trì quần thể ở mật độ thấp từ 0 đến dưới 8 con/m2. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, mật độ bọ rùa 6 vằn thấp dưới 3 con/m2. Từ tháng 5 đến tháng 11 mật độ cao hơn (trong khoảng từ 3 đến 7 con/m2), tháng 12 mật độ bọ rùa 6 vằn giảm xuống thấp nhất trong năm (trung bình 3 năm là 1,60 ± 0,81 con/m2). Mật độ (con/m2) 9 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 8 7 6 5 4 3 2 1

0

Tháng7 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Hình 3.10. Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Năm 2014, suốt 4 tháng đầu năm, mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius rất thấp (0,72 đến 2,10 con/m2). Sang tháng 5, mật độ bọ rùa 6 vằn bắt đầu tăng và đạt cao nhất ở tháng 9 (6,28 ± 0,07 con/m2). Sang tháng 10 lại giảm dần và đạt thấp nhất vào tháng 12 (chỉ còn 0,32 ± 0,02 con/m2). Năm 2015, suốt 4 tháng đầu năm, mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius rất thấp (0,90 đến 2,61 con/m2). Sang tháng 5, mật độ bọ rùa 74

6 vằn bắt đầu tăng và đạt cao nhất ở tháng 7 (6,61 ± 0,06 con/m2). Sang tháng 8 lại giảm dần và đạt thấp nhất vào tháng 12 (chỉ còn 0,58 ± 0,03 con/m2). Năm 2016, suốt 3 tháng đầu năm, mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius rất thấp (0,85 đến 1,52 con/m2). Sang tháng 4, mật độ bọ rùa 6 vằn bắt đầu tăng và đạt cao nhất ở tháng 11 (7,95 ± 0,85 con/m2). Sang tháng 12 lại giảm xuống thấp (3,90 ± 0,02 con/m2). 3.2.2.6. Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè tại Phú Thọ

Mật độ (con/m2) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 7 6 5 4 3 2 1

0

Tháng7 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Hình 3.11. Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Trong giai đoạn 2014 –2016, tại Phú Thọ, đã phát hiện 8 loài bọ rùa bắt mồi. Do số lượng loài lớn như vậy nên khó theo dõi và xử lý thống kê chi tiết từng loài mà theo dõi riêng một số loài phổ biến như trình bày ở trên và tập hợp tất cả các loài bọ rùa bắt mồi bắt gặp trong quá trình điều tra. So sánh mật độ tập hợp bọ rùa qua các năm: Qua 3 năm điều tra liên tiếp từ 2014 đến 2016, kết quả ghi nhận tại phụ lục và hình 3.11 cho thấy mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi tăng dần qua các năm, năm 2014 là 3,08 ± 0,15 con/m2, năm 2015 tăng lên là 3,38 ± 0,34 con/m2 và cao nhất là năm 2016 với mật độ 4,49 ± 0,30 con/m2. Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè: Trong suốt 3 năm theo dõi mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi có 1 cao điiể vào tháng 9 hàng năm. Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm, mật độ bọ rùa 6 vằn rất thấp (Từ 0,76 đến 3,89 con/m2). Sang

75

tháng 4, mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi tăng nhẹ càng ngày càng tăng mạnh và đạt đỉnh cao vào tháng 9 (trung bình đạt 5,29 ± 0,24 con/m2). Sang tháng 10, mật độ của chúng lại giảm dần và đến tháng 12 chỉ còn trung bình 2,22 ± 0,12 con/m2.

3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi chính với vật mồi (Sâu hại chè chính) tại Hƣơng Xạ, Hạ Hòa, Phú Thọ Một số cặp loài bắt mồi có ý nghĩa trong ứng dụng quản lý dịch hại chè và con mồi là các loài sâu hại phổ biến trên chè đã được lựa chọn để tìm hiểu khả năng khống chế các loài sâu hại trên chè của các loài côn trùng bắt mồi thông qua đánh giá mồi quan hệ giữa chúng biểu hiện bằng mối tương quan được tính hệ số tương quan (R). 3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè Tiến hành đánh giá hệ số tương quan của 2 loài bọ xít bắt mồi: bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) với vật mồi của chúng trên chè là bọ trĩ và tập hợp sâu cánh vẩy. Tập hợp bọ xít bắt mồi có mối tương quan nghịch với rầy xanh, bọ trĩ và sâu cánh vẩy ở cả 3 năm nghiên cứu với các mức độ khác nhau. Trong đó, tương quan chặt nhất với rầy xanh năm 2014 có R = -0,88, năm 2015 có R = -0,77, năm 2016 có R = - 0,86. Tập hợp bọ xít bắt mồi có mối tương quan yếu với sâu bộ cánh vẩy ở cả 3 năm nghiên cứu, năm 2014 có R = -0,36, năm 2015 có R = -0,32, năm 2016 có R = -0,34, và tương quan rất yếu với bọ trĩ ở cả 3 năm nghiên cứu, năm 2014 có R = -0,27, năm 2015 có R = -0,44, năm 2016 có R = -0,31. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với một số loài sâu hại phổ biến trên chè: chúng có mối tương quan nghịch, rất chặt với bọ trĩ ở cả 3 năm nghiên cứu, năm 2014 có R = -0,69, năm 2015 có R = -0,89, năm 2016 có R = -0,92. Điều đó có nghĩa loài bọ xít bắt mồi này có vai trò quan trọng trong khống chế mật độ bọ trĩ hại chè, cần chú ý tạo mọi điều kiện cho chúng phát huy tối đa vai trò của chúng trong quản lý tổng hợp dịch hại chè. Nhưng bọ xít nâu nhỏ bắt mồi có mối tương quan nghịch rất yếu với rầy xanh, năm 2014 có R = -0,20, năm 2015 có R = -0,20, năm 2016 có R = -0,22 và có mối tương quan nghịch yếu hoặc rất yếu với sâu cánh vẩy, năm 2014 có R = -0,27, năm 2015 có R = -0,11, năm 2016 có R = -0,45. Về mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với một số loài sâu hại phổ biến trên chè: chúng có mối tương quan nghịch, rất chặt với sâu non bộ cánh vẩy ở cả 3 năm nghiên cứu, năm 2014 có R = -0,86, năm 2015 có R = -0,89, năm 2016 có R = 76

-0,62. Điều đó có nghĩa loài bọ xít bắt mồi này có vai trò quan trọng trong khống chế mật độ sâu cánh vẩy hại chè. Nhưng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi có mối tương quan nghịch rất yếu với rầy xanh, năm 2014 có R = -0,26, năm 2015 có R = -0,21, năm 2016 có R = -0,11 và có mối tương quan nghịch rất yếu với bọ trĩ, năm 2014 có R = 0,35, năm 2015 có R = -0,21, năm 2016 có R = 0,52. Bảng 3.6. Hệ số tƣơng quan giữa bọ xít bắt mồi và vật mồi của chúng trên chè tại Phú Thọ Hệ số tƣơng quan (r) Côn trùng bắt mồi Bọ xít nâu đen Bọ xít cổ ngỗng đen Năm nhỏ bắt mồi bắt mồi Sycanus Vật mồi Ornius sauteri croceovittatus Rầy xanh Empoasca flavescens -0,20 -0,26 2014 Bọ trĩ Physothrips setiventris -0,69 0,35 Tập hợp sâu cánh vẩy -0,27 -0,86 Rầy xanh Empoasca flavescens -0,20 -0,24 2015 Bọ trĩ Physothrips setiventris -0,89 -0,21 Tập hợp sâu cánh vẩy hại chè -0,11 -0,89 Rầy xanh Empoasca flavescens -0,22 -0,11 2016 Bọ trĩ Physothrips setiventris -0,92 0,52 Tập hợp sâu cánh vẩy -0,45 -0,62

Ghi chú: Tiến hành điều tra trên giống chè lai LDP1, 3 tuổi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. (-) âm thể hiện mối tương quan nghịch, (+) dương thể hiện mối tương quan thuận. Như vậy qua bảng 3.6 cho thấy có 3 cặp côn trùng bắt mồi và vật mồi thể hiện mối quan hệ chặt và rất chặt là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Ornius sauteri (Poppius) với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn và tập hợp sâu cánh vẩy. Tuy nhiên theo Trương Xuân Lam và Vũ Quang Côn (2004) [21] mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi là một mối quan hệ rời rạc, không liên tục, ở từng thời điểm khác nhau trong năm mối quan hệ giữa chúng có sự thay đổi rất khác nhau. Do vậy để đánh giá chi tiết về 3 mối quan hệ trên, chúng tôi tiến hành xem xét chi tiết từng mối quan hệ ở các tháng khác nhau trong năm.

77

3.3.1.1. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall Mỗi giai đoạn điều tra khác nhau thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall thể hiện khác nhau (hình 3.12). Bảng 3.7. Hệ số tƣơng quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri với vật mồi (Bọ trĩ Physothrips setiventris) qua các giai đoạn điều tra trên chè Hệ số tương quan (R) qua các giai đoạn điều tra Các giai đoạn điều tra Tháng 1 đến 3 Tháng 4 đến 9 Tháng 10 đến 12 Năm 2014 0,33 -0,69 0,17 Năm 2015 0,37 -0,89 -0,22 Năm 2016 0,42 -0,92 0,39 Ghi chú: Tiến hành điều tra trên giống chè lai LDP1, 3 tuổi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. (-) âm thể hiện mối tương quan nghịch, (+) dương thể hiện mối tương quan thuận. Ở giai đoạn đầu, trước khi hình thành cao điểm mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ hại chè thể hiện rất thấp (| | từ 0,33 đến 0,42). Giai đoạn giữa, khi mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi cao (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm) loài bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi thể hiện rõ vai trò kìm hãm bọ trĩ hại chè thể hiện ở mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014 hệ số tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ hại là là R = -0,69, phương trình tương quan y = - 0,0782x + 6,1662. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2015 hệ số tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ hại là là R = -0,89, phương trình tương quan y = - 0,0722x + 7,5474. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2016 hệ số tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ hại là R = -0,92, phương trình tương quan y = -0,0567x + 8,1122. Giai đoạn cuối, sau cao điểm mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi (từ tháng 11 đến tháng 4 năm kế tiếp) thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ hại chè rất thấp (| | từ 0,17 đến 0,39).

78

8 8 8 y = -0,0782x + 6,1662 y = -0,0722x + 7,5474 y = -0,0567x + 8,1122 R² = 0,85 (R=-0,92) 6 R² = 0,48 (R=-0,69) 6 R² = 0,79 (R=-0,89) 6 4 4 4 2 2 2 0 0 0 0 20 40 60 0 20 40 60 80 0 20 40 60 80 100

80 70 Bọ trĩ P. setiventris Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri 60 50 40

30 Mật độ (con/m2) độ Mật 20 R = - 0,89 10 R = - 0,69 R = - 0,92

0

Tháng1 Tháng4 Tháng7 Tháng10 Tháng1 Tháng4 Tháng7 Tháng10 Tháng1 Tháng4 Tháng7 Tháng10 Tháng2 Tháng3 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng11 Tháng12 Tháng2 Tháng3 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng11 Tháng12 Tháng2 Tháng3 Tháng5 Tháng6 Tháng8 Tháng9 Tháng11 Tháng12

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 3.12. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè tại Phú Thọ

79

3.3.1.2. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn với tập hợp sâu cánh vẩy hại chè Mỗi giai đoạn điều tra khác nhau thì mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn với tập hợp sâu cánh vẩy hại chè thể hiện khác nhau (hình 3.13). Bảng 3.8. Hệ số tƣơng quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus với vật mồi (tập hợp sâu cánh vẩy) qua các giai đoạn điều tra trên chè Hệ số tương quan (R) qua các giai đoạn điều tra Các giai đoạn điều tra Tháng 1 đến 3 Tháng 4 đến 9 Tháng 10 đến 12 Năm 2014 -0,17 -0,86 0,45 Năm 2015 0,10 -0,89 -0,34 Năm 2016 -0,27 -0,62 0,04

Ghi chú: Tiến hành điều tra trên giống chè lai LDP1, 3 tuổi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. (-) âm thể hiện mối tương quan nghịch, (+) dương thể hiện mối tương quan thuận. Ở giai đoạn đầu, khi mật độ sâu hại bộ cảnh vẩy và mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi đều thấp (tháng 1 đến tháng 4) mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và tập hợp sâu cánh vẩy hại chè thể hiện rất thấp (| | từ 0,10 đến 0,27). Giai đoạn giữa, khi mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi cao (từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm) loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi thể hiện rõ vai trò kìm hãm sâu bộ cánh vẩy hại chè thể hiện ở mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2014 hệ số tương quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với sâu hại bộ cánh vẩy là R = -0,86, phương trình tương quan y = -1,4695x + 2,0179. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2015 hệ số tương quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với sâu hại bộ cánh vẩy là R = -0,89, phương trình tương quan y = -6,9444x + 8,876 Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2016 hệ số tương quan giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với sâu hại bộ cánh vẩy là R = -0,62, phương trình tương quan y = -1,7654x + 2,9665. Giai đoạn cuối (từ tháng 9 đến tháng 11) thì mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen và tập hợp sâu cánh vẩy hại chè thể hiện rất thấp (| | từ 0,04 đến 0,45).

80

1,5 1,5 1,5 y = -1,4695x + 2,0179 y = -6,9444x + 8,676 y = -1,7654x + 2,9665 R² = 0,73 (R=-0,86) R² = 0,80 (R=-0,89) R² = 0,3844 (R=-0,62) 1 1 1

0,5 0,5 0,5

0 0 0 0 0,5 1 1,5 1,1 1,15 1,2 1,25 1,2 1,25 1,3 1,35 1,4 1,45

1,8 Mật độ (con/m2) Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy Bọ xít cổ ngỗng đen S. croceovittatus 1,6 1,4 1,2 1 0,8 R = - 0,62 R = - 0,89 0,6 R = - 0,86 0,4 0,2

0

Tháng5 Tháng1 Tháng9 Tháng5 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 3.13. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và tập hợp sâu hại cánh vẩy trên chè tại Phú Thọ

81

3.3.2. Mối quan hệ giữa một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe Họ bọ rùa bắt mồi chiếm số lượng đông đảo (11 loài, chiếm 21,57% tổng số loài thu được ở địa điểm nghiên cứu). Trong 11 loài được ghi nhận trên chè tại Phú Thọ thì có 2 loài phổ biến là bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc khống chế rệp hại chè. Bảng 3.9. Hệ số tƣơng quan giữa mật độ bọ rùa bắt mồi phổ biến với mật độ rệp muội hại trên cây chè ở các giai đoạn điều tra tại Phú Thọ

Hệ số tƣơng quan (R)

Bọ rùa đỏ Bọ rùa 6 vằn Micraspis Menochilus Năm Giai đoạn điều tra discolor với rệp sexmaculatus với muội nâu đen rệp muội muội nâu Toxoptera đen Toxoptera aurantii aurantii Từ tháng 1- tháng 3 -0,24 0,11 2014 Từ tháng 4 - tháng 7 -0,93 -0,81 Từ tháng 8 - tháng 12 -0,34 -0,41 Từ tháng 1- tháng 3 0,17 -0,26 2015 Từ tháng 4 - tháng 7 -0,81 -0,92 Từ tháng 8 - tháng 12 -0,37 -0,41 Từ tháng 1- tháng 3 -0,19 -0,13 2016 Từ tháng 4 - tháng 7 -0,83 -0,85 Từ tháng 8 - tháng 12 -0,29 -0,33 Ghi chú: Tiến hành điều tra trên giống chè lai LDP1, 3 tuổi, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. (-) âm thể hiện mối tương quan nghịch, (+) dương thể hiện mối tương quan thuận. Bọ rùa là nhóm côn trùng bắt mồi có vai trò quan trọng trong việc khống chế mật độ rệp muội nâu đen hại búp chè. Trong suốt thời gian dài điều tra liên tục từ 2014 đến 2016 và xử lý thống kê cho thấy tập hợp bọ rùa bắt mồi có mối tương quan nghịch rất chặt chẽ trong suốt thời gian theo dõi ở các mức độ khác nhau. Cụ thể năm 2014, mối quan hệ này tại thời kì tương quan chặt có R = -0,89, năm 2015 có R = - 0,90 và năm 2016 có R = -0,77. Chọn hai loài có xuất hiện phổ biến trên đồi chè để xem xét vai trò của chúng trong việc khống chế rệp muội nâu đen là bọ rùa đỏ và bọ rùa 6 vằn, cho kết quả như sau:

82

Về vai trò của bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen hại trên nương chè: Bọ rùa đỏ có mối tương quan nghịch rất chặt chẽ với rệp muội nâu đen hại chè. Cụ thể năm 2014, tại thời điểm tương quan chặt có hệ số R = -0,93, năm 2015 có R = -0,81, năm 2016 có R = -0,83. Sức ăn mồi của bọ rùa đỏ trong điều kiện nuôi nhân tạo rất cao: cả giai đoạn tuổi 1 trung bình tiêu thụ 38,27 ± 1,83 con rệp, cả giai đoạn tuổi 2 trung bình tiêu thụ 71,33 ± 2,47 con rệp, cả giai đoạn tuổi 2 tiêu thụ trung bình 92,05 ± 2,88 con rệp, cả tuổi 4 tiêu thụ trung bình 170,50 ± 6,96 rệp, cả giai đoạn trưởng thành tiêu thụ trung bình 172,80 ± 6,66 con rệp (Nguyễn Quang Cường, 2014) [6]. Về vai trò của bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen hại trên nương chè: Bọ rùa 6 vằn có mối tương quan nghịch rất chặt chè với rệp muội nâu đen hại chè. Cụ thể năm 2014 tại thời tương quan chặt có hệ số tương quan R = -0,81, năm 2015 có R = - 0,92, năm 2016 có R = -0,85. Sức ăn mồi của loài bọ rùa này trong điều kiện nuôi nhân tạo rất cao: cả giai đoạn tuổi 1 trung bình tiêu thụ 18,42 ± 1,36 con rệp, cả giai đoạn tuổi 2 tiêu trung bình tiêu thụ 28,43 ± 3,44 con rệp, cả giai đoạn tuổi 2 tiêu thụ trung bình 58,30 ± 3,43 con rệp, cả tuổi 4 tiêu thụ trung bình 73,65 ± 2,07 con rệp, cả giai đoạn trưởng thành tiêu thụ trung bình 98,57 ± 2,57 con rệp (Nguyễn Quang Cường, 2014) [6]. 3.3.2.1. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe Mỗi giai đoạn điều tra khác nhau thì mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) với rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe trên chè thể hiện khác nhau (hình 3.14). Ở giai đoạn đầu năm, khi mật độ bọ rùa đỏ thấp (tháng 1 đến tháng 3) mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) với rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe trên chè thể hiện rất yếu (| | từ 0,17 đến 0,24). Giai đoạn giữa năm, khi mật độ bọ rùa đỏ tăng cao (từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm) bọ rùa đỏ thể hiện rõ vai trò kìm hãm rệp muội hại nâu đen chè thể hiện ở mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014 hệ số tương quan giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,93, phương trình tương quan y = -0,2233x + 9,3484. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2015 hệ số tương quan giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,81, phương trình tương quan y = -0,066x + 7,4048. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2016 hệ số tương quan giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,83, phương trình tương quan y = -0,116x + 4,217. Giai đoạn cuối năm (từ tháng 8 đến tháng 12) mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè thể hiện rất yếu (| | từ 0,29 đến 0,37). (Bảng 3.9).

83

10 10 8 y = -0,2233x + 9,3484 y = -0,066x + 7,4048 8 R² = 0,8597 (R=-0,93) 8 R² = 0,6528 (R=-0,81) 6 6 6 4 4 4 y = -0,1163x + 4,217 2 2 2 R² = 0,6893 (R = -0,83)

0 0 0 0 20 40 0 20 40 60 0 20 40 60

120 Mật độ: con/m2 Rệp muội hại chè Bọ rùa đỏ M. discolor 100

80 R = - 0,81 60 R= - 0,83 40 R= - 0,93

20

0

Tháng6 Tháng1 Tháng8 Tháng11 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng12

Năm 2014 Năm 2016 Năm 2015 Hình 3.14. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen tại Phú Thọ

84

3.3.2.2. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe Mỗi giai đoạn điều tra khác nhau thì mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) với rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe trên chè thể hiện khác nhau (hình 3.15). Ở giai đoạn đầu năm, khi mật độ bọ rùa 6 vằn thấp (tháng 1 đến tháng 3) mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen hại chè thể hiện rất yếu (| | từ 0,11 đến 0,26). Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm khi mật độ bọ rùa 6 vằn tăng cao bọ rùa 6 vằn thể hiện rõ vai trò kìm hãm rệp muội nâu đen hại chè thể hiện ở mối quan hệ tương quan rất chặt chẽ. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014 hệ số tương quan giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,81, phương trình tương quan y = -0,1279x + 6,1768. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2015 hệ số tương quan giữa bọ 6 vằn với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,92, phương trình tương quan y = -0,0812x + 7,601. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2016 hệ số tương quan giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen hại chè là R = - 0,85, phương trình tương quan y = -0,4057x + 12,148. Giai đoạn cuối năm năm (từ tháng 8 đến tháng 12) mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen hại chè thể hiện yếu (| | từ 0,33 đến 0,41). (Bảng 3.10).

85

8 y = -0,4057x + 12,148 y = -0,1279x + 6,1768 8 y = -0,0812x + 7,601 8 R² = 0,7391 (R=-0,85) 6 R² = 0,6575 (R=-0,81) R² = 0,8626 (R=-0,92) 6 6 4 4 4 2 2 2

0 0 0 0 20 40 60 0 20 40 60 0 10 20 30

120 Mật độ (Con/m2) Rệp muội nâu đen Bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus 100

80 R = - 0,92 60 R = - 0,85 R = - 0,81 40

20

0

Tháng1 Tháng8 Tháng3 Tháng11 Tháng6 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 Tháng1 Tháng2 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng12 Tháng1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 3.15. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ 6 vằn bắt mồi với rệp muội nâu đen tại Phú Thọ

86

3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ 3.4.1. Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến 3.4.1.1. Anh hưởng của giống chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến Giống chè là một yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển cá thể và quần thể của các sâu hại và côn trùng bắt mồi trên chè. Hiện nay, sử dụng giống chống chịu đã được coi là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong các chương trình quản lý tổng hợp nhiều loại cây trồng đảm bảo sản xuất bền vững, bảo vệ đa dạng sinh thái môi trường. Trong 5 giống chè thường được trồng ở Phú Thọ thì mức độ nhiễm bọ trĩ của giống Trung Du (Nguồn gốc Trung Quốc) là nặng nhất, sau đó đến giống PH1 (Nguồn gốc Assam) và TRI777 (Giống địa phương), 2 giống lai LDP1 và LDP2 nhiễm nhẹ nhất. Cụ thể mật độ trung bình qua các tháng theo dõi, từ tháng 6 đến tháng 10 (đây là thời gian mật độ bọ trĩ cao nhất trong năm) của giống Trung Du cao nhất là 64,30 ± 0,70 con/m2, tiếp theo là giống PH1 là 60,00 ± 1,40 con/m2 và thấp nhất là giống LDP1 có mật độ là 51,70 ± 1,30 con/m2. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Du Pasquier (1932) [107]. Ông cho biết rằng giống chè có ảnh hưởng đến mật độ bọ trĩ, các giống có nguồn gốc Trung Quốc bị hại nặng hơn giống có nguồn gốc Assam và Manipur. Mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Ornius sauteri) cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau. Trong 5 giống chè thì mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi trên giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc) là cao nhất (1,53 ± 0,06 con/m2), sau đó đến giống PH1 (nguồn gốc Assam) với mật độ 1,10 ± 0,07 con/m2) và TRI777 (giống địa phương) với mật độ 1,15 ±0,09 con/m2), mật độ thấp nhất trên giống lai LDP1 (0,57 ± 0,01 con/m2). Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi có sự sai khác là do thức ăn mà ở đây chủ yếu là bọ trĩ hại chè. Trên các giống bị bọ trĩ gây hại nặng tức là nguồn thức ăn của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi nhiều làm cho mật độ của bọ xít nâu nhỏ bắt mồi cũng tăng cao. Tuy nhiên ảnh hưởng của các giống chè tới bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ không chỉ làm sai khác mật độ mà còn làm sai khác tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi: số lượng bọ trĩ. Trên giống Trung Du, tỷ lệ này là 1:42, tiếp theo giống TRI777 (1:48), giống PH1 (1:54), giống LDP2 (1:68). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ cao nhất ở giống lai LDP1 (1:90) (Bảng 3.10).

87

Bảng 3.10. Ảnh hƣởng của các giống chè đến mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (Orius sauteri) và vật mồi (bọ trĩ Physothrips setiventris) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016

Tên côn trùng bắt mồi Mật độ trên từng giống chè (con/m2) LSD Thời gian và vật mồi (0,05%) theo dõi LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777

Tháng 6 0,51 0,55 0,75 1,05 0,78 Tháng 7 0,45 0,59 0,81 1,11 0,87 Bọ xít nâu đen nhỏ bắt Tháng 8 0,28 0,61 0,67 1,29 0,94 mồi Orius sauteri Tháng 9 0,59 0,70 1,59 1,96 1,53 Tháng 10 1,04 1,34 1,67 2,23 1,62 Trung bình 0,57c ±0,01 0,76c ±0,11 1,10b ±0,07 1,53a ±0,06 1,15b ±0,09 0,25 Tháng 6 42,50 43,10 45,50 53,80 52,80 Tháng 7 65,70 64,50 70,50 74,10 73,40 Bọ trĩ Physothrips Tháng 8 60,00 60,60 69,40 73,40 61,90 setiventris Tháng 9 51,60 51,80 57,60 61,60 52,50 Tháng 10 38,90 39,70 57,10 58,60 39,90 Trung bình 51,70c ±1,30 51,90c ±0,80 60,00b ±1,40 64,30a ±0,70 56,10b ±0,50 4,00 Tỷ lệ côn trùng bắt mồi:vật mồi 1:90 1:68 1:54 1:42 1:48

Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo dòng ở mức 0,05% (ANOVA). Thời gian theo dõi từ tháng 6 đến tháng 10.

88

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của giống chè đến mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus) và vật mồi (tập hợp sâu hại cánh vẩy) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016

Tên côn trùng bắt mồi Mật độ trên từng giống chè (con/m2) LSD Thời gian và vật mồi (0,05%) theo dõi LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777

Tháng 6 0,93 0,9 1,19 1,18 0,93 Tháng 7 0,81 0,55 1,05 0,75 0,81 Bọ xít cổ ngỗng đen Tháng 8 0,29 0,90 0,83 1 0,81 Sycanus croceovittatus Tháng 9 0,38 0,53 1,15 1,18 2,21 Tháng 10 0,33 0,50 1,24 0,95 1,04 Trung bình 0,55b±0,04 0,68b±0,09 1,09a±0,02 1,01a±0,07 1,16a±0,12 0,23 Tháng 6 2,46 1,99 2,55 2,82 2,91 Tháng 7 2,42 2,53 2,47 2,73 2,65

Tháng 8 1,38 1,52 1,30 1,74 1,42 Tập hợp sâu bộ cánh Tháng 9 1,18 1,18 1,20 1,35 1,23 vẩy Tháng 10 1,30 1,24 1,26 1,50 1,32 Trung bình 1,75b±0,07 1,69b±0,09 1,76b±0,02 2,03a±0,13 1,91a±0,05 0,13 Tỷ lệ côn trùng bắt mồi:vật mồi 1:3 1:3 1:2 1:2 1:2

Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo dòng ở mức 0,05% (ANOVA). Thời gian theo dõi từ tháng 6 đến tháng 10

89

Trong 5 giống chè nghiên cứu thì mật độ sâu hại bộ cánh vẩy trên giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc) và giống TRI777 (giống địa phương) là cao nhất, sau đó là 2 giống lai LDP1, LDP2 và PH1(nguồn gốc Assam). Cụ thể mật độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 của giống Trung Du cao nhất là 2,03 ± 0,13 con/m2 và TRI777 là 1,91 ± 0,05 con/m2 , tiếp theo là giống PH1 có mật độ 1,76 ± 0,02 con/m2, giống LDP1 có mật độ 1,75 ± 0,07 con/m2 và giống LDP2 có mật độ là 1,69 ± 0,09 con/m2.

Bên cạnh đó, mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus) cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau. Trong 5 giống chè thì mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi trên 3 giống TRI777, PH1 và Trung Du là cao hơn trên 2 giống lai LDP1 và LDP2. Cụ thể mật độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 của giống TRI777 là 1,16 ± 0,12 con/m2, của giống PH1 là 1,09 ± 0,02 con/m2 và của giống Trung Du là 1,01 ± 0,07 con/m2 cao hơn trên 2 giống lai LDP2 với mật độ là 0,68 ± 0,09 con/m2 và giống LDP1 với mật độ là 0,55 ± 0,04 con/m2.

Cũng giống như đối với bọ trĩ và bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi, các giống chè không những tác động đến mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và tập hợp sâu cánh vẩy mà còn làm sai khác tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : tập hợp sâu cánh vẩy. Trên 3 giống Trung Du, PH1 và TRI777, tỷ lệ này là 1:2. Trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 thì tỷ lệ này là 1:3. (Bảng 3.11).

90

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của các giống chè đến mật độ của tập hợp bọ xít bắt mồi và vật mồi (rầy xanh Empoasca flavescens) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 Tên côn trùng bắt mồi Mật độ trên từng giống chè (con/m2) LSD Thời gian và vật mồi (0,05%) theo dõi LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777

Tháng 6 4,09 4,57 4,11 6,46 5,98 Tháng 7 3,87 3,15 3,05 4,32 4,00 Tháng 8 2,88 3,18 3,45 3,92 3,53 Tập hợp bọ xít bắt mồi Tháng 9 3,93 3,01 4,74 4,85 6,01 Tháng 10 3,66 3,65 4,83 4,22 4,24 Trung bình 3,69b±0,12 3,51b±0,08 4,04b±0,20 4,75a±0,17 4,77a±0,13 0,59 Tháng 6 41,40 43,80 50,76 57,36 42,48 Tháng 7 37,32 36,12 70,56 60,72 46,68 Rầy xanh Empoasca Tháng 8 37,92 44,64 49,44 59,04 45,6 flavescens Tháng 9 109,2 112,2 66,60 135,6 129,6 Tháng 10 57,60 58,56 39,84 83,04 60,48 Trung bình 56,70c±0,19 59,10c±0,21 55,40c±0,15 79,20a±0,27 65,00b±0,22 5,40 Tỷ lệ THBX bắt mồi: rầy xanh 1:15 1:17 1:14 1:17 1:14

Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo dòng ở mức 0,05% (ANOVA). Thời gian theo dõi từ tháng 6 đến tháng 10

91

Trong 5 giống chè thường được trồng ở Phú Thọ thì mật độ rầy xanh cao nhất ở giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc), sau đó đến giống TRI777 (giống địa phương), thấp nhất trên 2 giống LDP1, LDP2 và PH1 (có nguồn gốc Assam). Mật độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 của giống Trung Du cao nhất là 79,2 ± 0,27 con/m2, tiếp theo là giống TRI777 là 65,00 ± 0,22 con/m2 và thấp nhất là giống PH1 có mật độ là 55,40 ± 0,15con/m2. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], tác giả cho biết tại Phú Hộ, Phú Thọ, giống TRI777 bị nhiễm rầy xanh nặng nhất và giống PH1 nhiễm rầy xanh ít nhất trong các giống đang trồng phổ biến tại đây. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36] cho rằng ở Phú Hộ, Phú Thọ các giống chè thuộc nhóm chè Shan, Assam, Trung Du thường bị rầy xanh hại nặng hơn nhóm giống Manipua, Zectinga và Trung Quốc lá nhỏ. Trong 5 giống nghiên cứu thì ngoài giống Trung Du thì TRI777 là giống địa phương được viện nghiên cứu chè Phú Hộ chọn tạo cũng có nguồn gốc Trung Du. Mật độ của tập hợp bọ xít bắt mồi trên các giống chè khác nhau cũng khác nhau rõ rệt. Trong 5 giống chè thì mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi cao nhất trên 2 giống Trung Du (có nguồn gốc Trung Quốc với mật độ 4,75 ± 0,17 con/m2) và TRI777 (giống địa phương với mật độ 4,77 ± 0,13 con/m2). Sau đó đến PH1 (nguồn gốc Assam) có mật độ là 4,04 ± 0,20 và 2 giống lai LDP1 (3,69 ± 0,12 con/m2), LDP2 (3,51 ± 0,08 con/m2). Giống ảnh hưởng đến mật độ bọ xít bắt mồi một cách gián tiếp thông qua vật mồi (là sâu hại trên chè) của chúng. Trong 5 giống nghiên cứu thì 2 giống Trung Du và TRI777 bị rầy xanh, bọ trĩ, sâu cánh vẩy hại nặng hơn các giống lại. Các loài sâu hại này đều là thức ăn của nhóm bọ xít bắt mồi nên dẫn đến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên 2 giống Du và TRI777 cũng cao hơn 3 giống còn lại. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi: số lượng rầy xanh cao nhất 2 giống Trung Du và LDP2 (cùng là 1:17), tiếp theo là trên giống LDP1 (cùng là 1:15), thấp nhất là trên 2 giống PH1 và TRI777 (cùng là 1:14). (Bảng 3.12).

92

Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của giống chè đến mật độ của một số loài bọ rùa bắt mồi với vật mồi (rệp muội Toxoptera theicola) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 Tên bọ rùa bắt mồi và Mật độ trên từng giống chè (con/m2) Thời gian vật mồi LSD theo dõi LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777 (0,05%) Tháng 6 2,75 2,95 1,65 1,15 1,95 Tháng 7 2,05 1,85 1,55 0,95 1,03 Bọ rùa đỏ Micraspis Tháng 8 1,33 1,36 1,41 1,40 1,00 discolor Tháng 9 1,51 1,61 1,22 2,03 1,49

Tháng 10 1,54 1,38 1,31 2,28 1,83 Trung bình 1,84a±0,04 1,83a±0,09 1,43c±0,05 1,56b±0,12 1,46c±0,08 0,13 Tỷ lệ bọ rùa đỏ: rệp muội nâu đen 1: 23 1:22 1:24 1:24 1:23 Tháng 6 1,68 1,45 0,58 1,89 0,60 Tháng 7 1,55 1,37 0,64 1,93 0,47 Bọ rùa 6 vằn Tháng 8 1,95 1,42 1,70 1,00 1,12 Menochilus Tháng 9 1,35 1,43 1,46 1,26 1,64 sexmaculatus Tháng 10 1,13 1,59 1,51 0,74 1,91 Trung bình 1,53a±0,08 1,45a±0,04 1,18c±0,03 1,36b±0,07 1,15c±0,06 0,08 Tỷ lệ bọ rùa sáu vằn: rệp muội nâu 1:27 1:28 1:29 1:27 1:29 đen

93

Tháng 6 4,50 4,50 3,46 3,12 2,85 Tháng 7 4,47 3,35 3,05 3,19 3,15 Tháng 8 3,69 3,38 3,71 2,99 2,93 Tập hợp bọ rùa bắt mồi Tháng 9 3,78 3,64 3,29 3,78 3,53 Tháng 10 3,79 3,57 3,42 3,5 4,14 Trung bình 4,05a±0,19 3,69a±0,17 3,39b±0,16 3,32b±0,15 3,32b±0,10 0,15 Tỷ lệ tập hợp bọ rùa: rệp muội nâu đen 1:10 1:11 1:10 1:11 1:10 Tháng 6 40,50 33,50 9,00 15,00 7,50 Tháng 7 22,00 22,50 13,00 5,50 10,50 Rệp muội nâu đen Tháng 8 61,00 58,50 53,00 67,00 58,50 Toxoptera aurantii Tháng 9 45,00 46,50 51,00 52,00 47,00 Tháng 10 41,50 40,00 43,50 45,00 42,00 Trung bình 42,00a±0,01 40,20a±0,04 33,90c±0,02 36,90b±0,07 33,10c±0,06 2,05

Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo dòng ở mức 0,05% (ANOVA). Thời gian theo dõi từ tháng 6 đến tháng 10

94

Bọ rùa là nhóm bắt mồi phổ biến trên nương chè, có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ vững trạng thái cân bằng sinh thái tự nhiên. Thức ăn ưa thích nhất của nhóm bọ rùa là rệp muội Toxoptera aurantii Fonscolombe. Trong 5 giống chè được theo dõi thì mật độ bọ rùa đỏ cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, sau đó đến giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc), thấp nhất trên 2 giống PH1(nguồn gốc Assam) và TRI777 (giống địa phương). Mật độ trung bình qua các tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10) của giống LDP1 là 1,84 ± 0,04 con/m2 và giống LDP2 là 1,83 ± 0,09 con/m2 , tiếp theo là giống Trung Du có mật độ 1,56 ± 0,12 con/m2 và thấp nhất là giống TRI777 có mật độ là 1,46 ± 0,08 con/m2 và giống PH1 có mật độ là 1,43 ± 0,05 con/m2. Mật độ bọ rùa 6 vằn cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 sau đó đến giống Trung Du (có nguồn gốc Trung Quốc), thấp nhất trên 2 giống PH1(có nguồn gốc Assam) và TRI777 (giống địa phương). Mật độ trung bình qua từ tháng 6 đến tháng 10 của giống LDP1 là 1,53 ± 0,08 con/m2 và giống LDP2 là 1,45 ± 0,04 con/m2 , tiếp theo là giống Trung Du có mật độ 1,36 ± 0,07 con/m2 và thấp nhất là giống TRI777 có mật độ là 1,15 ± 0,06 con/m2 và giống PH1 có mật độ là 1,18 ± 0,03 con/m2. Mật độ tập hợp bọ rùa cao nhất ở 2 giống lai LDP1 và LDP2, sau đó đến 3 giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc), PH1 (nguồn gốc Assam) và TRI777 (giống địa phương). Cụ thể mật độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 của giống LDP1 là 4,05 ± 0,19 con/m2 và giống LDP2 là 3,69 ± 0,17 con/m2 . Tiếp theo là giống PH1 có mật độ 3,39 ± 0,16 con/m2, giống Trung Du có mật độ 3,32 ± 0,15 con/m2 và giống TRI777 có mật độ là 3,32 ± 0,10 con/m2. Mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau. Mật độ của rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao nhất, sau đó đến giống Trung Du (nguồn gốc Trung Quốc), thấp nhất trên 2 giống PH1 (nguồn gốc Assam) và TRI777 TRI777 (giống địa phương). Cụ thể mật độ trung bình qua các tháng theo dõi, từ tháng 6 đến tháng 10 của giống LDP1 là 42,0 ± 0,01con/m2 và giống LDP2 là 40,2 ± 0,04 con/m2 , tiếp theo là giống Trung Du có mật độ 36,9 ± 0,07 con/m2 và thấp nhất là giống PH1 có mật độ là 33,9 ± 0,02 con/m2 và giống TRI777 có mật độ là 33,1 ± 0,06 con/m2.

95

Trên các giống khác nhau, mật độ bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và rệp muội nâu đen khác nhau, dẫn đến tỷ lệ số lượng giữa chúng cũng khác nhau. Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống PH1 và Trung Du (cùng là 1:24), tiếp theo trên giống TRI777 và LDP1 (cùng là 1:23), thấp nhất trên giống LDP2 (1:22) (Bảng 3.13). Tỷ lệ số lượng bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đem cao nhất trên giống TRI777 và PH1 (cùng là 1:29), tiếp theo trên giống LDP2 (1:28), cuối cùng là trên giống LDP1 và Trung Du (cùng là 1:27) (Bảng 3.13). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ rùa bắt mồi : rệp muội nâu đen trên 2 giống LDP2 và Trung Du là 1:11, trên 3 giống LDP1, PH1, TRI777 là 1:10 (Bảng 3.13). 3.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giống chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Quan hệ giữa côn trùng bắt Hệ số tƣơng quan trên từng giống chè (R) TT mồi với vật mồi (sâu hại phổ LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777 biến) Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi 1. -0,89 -0,97 -0,84 -0,81 -0,62 với bọ trĩ Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi 2. -0,82 -0,76 -0,80 - 0,42 -0,86 với tập hợp sâu cánh vẩy Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy 3. -0,65 -0,59 0,14 -0,32 -0,57 xanh Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu 4. -0,97 -0,89 -0,37 -0,38 -0,96 đen Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu 5. -0,75 -0,81 -0,03 -0,49 -0,99 đen Tập hợp bọ rùa bắt mồi với 6. -0,85 -0,85 -0,20 -0,67 -0,98 rệp muội nâu đen

Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau cũng phụ thuộc vào các giống. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên 5 giống chè trồng phổ biến tại Phú Thọ cho thấy: Trên giống lai (LDP1, LDP2) và giống TRI777 thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ

96

ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Các mối tương quan yếu thể hiện ở các giống như giống PH1 có quan hệ tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh thể hiện R = 0,14, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen tương ứng có R = -0,37, R = 0,03 và R = -0,20. Giống Trung du có quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, quan hệ tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen và quan hệ bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen có quan hệ nghịch và yếu thể hiện ở hệ số tương quan R = 0,32 - 0,49. Cụ thể thì mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy chặt chẽ nhất trên giống TRI777 (R = -0,86), sau đó đến giống LDP1 (R = - 0,82), tiếp theo là giống PH1 (R = - 0,80) và LDP2 (R = -0,76) , yếu nhất trên giống Trung Du (R = -0,46). Mối quan hệ giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ chặt chẽ nhất trên giống LDP2 (R = -0,97), tiếp theo là giống LDP1 (R = -0,89), giống PH1 (R = -0,84), giống Trung du (R = -0,81) và yếu nhất trên giống TRI777 (R = -0,62). Mối quan hệ giữa tâp hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh chặt chẽ nhất trên giống LDP1(R = -0,65), sau đó đến giống LDP2 (R = -0,59) và giống TRI777 (R = -0,57), tiếp theo là giống Trung du (R = -0,32) và yếu nhất trên giống PH1 (R = 0,14). Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ và rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất trên giống LDP1 (R = - 0,97), sau đó đến TRI777 (R = -0,96), tiếp theo là giống LDP2 (R = -0,89) và yếu nhất trên 2 giống PH1 (R = -0,37) và Trung du (R = -0,38). Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn và rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất trên giống TRI777 (R = -0,99), sau đó đến giống LDP2 (R = -0,81), tiếp theo là giống LDP1 (R = -0,75) và giống Trng du (R = -0,49), yếu nhất trên giống PH1 (R = -0,03). Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa với rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất trên giống TRI777 (R = -0,98), sau đó đến 2 giống LDP1 và LDP2 (cùng R = -0,85), tiếp theo là giống Trung du (R = -0,67) và yếu nhất trên giống PH1 (R = -0,20). Một trong các lý do là giống LDP1, LDP2, PH1, Trung du và TRI777 có mức độ nhiễm bọ trĩ cao, tại thời điểm mối tương quan giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ bắt đầu được hình thành thì mức độ nhiễm bọ trĩ cao của 5 giống là điều kiện tốt để cho quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ được thiết lập chặt chẽ. Điều tương tự cũng xảy ra với các giống LDP1, LDP2 và giống TRI777 đối với mối 97

quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen. Tuy nhiên, ở các giống PH1 và giống Trung du quan hệ tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen và bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen rất thấp do mật độ của rầy xanh, rệp muội nâu đen không đủ để cho mối quan hệ với tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ và bọ rùa 6 vằn được thiết lập chặt chẽ. 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ Mật độ (con/m2) qua từng tháng điều Mật Tên côn trùng bắt Công tra trong năm 2016 độ mồi/vật mồi thức trung 6 7 8 9 10 bình CCB 1,72 0,95 0,79 1,33 1,63 1,28a Bọ xít nâu đen nhỏ KCB 1,32 0,85 0,77 0,65 1,03 0,92b bắt mồi Orius sauteri LSD0,05 0,15 CCB 21,50 50,50 57,70 47,60 36,80 42,80b Bọ trĩ Physothrips KCB 32,40 61,60 60,40 52,70 39,30 49,30a setiventris LSD0,05 3,20 Tỷ lệ bọ xít nâu đen CCB 1:33 nhỏ bắt mồi : bọ trĩ KCB 1:53 Bọ xít cổ ngỗng đen CCB 1,36 1,13 0,75 1,18 1,16 1,12a bắt mồi Sycanus KCB 1,48 1,69 0,61 0,83 0,80 1,08a

croceovittatus LSD0,05 0,7 CCB 3,36 2,88 4,08 3,69 4,14 3,63a Tập hợp sâu cánh vẩy KCB 2,43 3,81 4,14 3,24 4,11 3,55a hại chè LSD0,05 0,91 Tỷ lệ Bọ xít cổ ngỗng CCB 1:3 đen:Tập hợp sâu cánh KCB 1:3 vẩy Tập hợp bọ xít bắt CCB 3,28 2,26 3,44 2,64 3,02 2,93a 98

mồi KCB 3,06 2,71 2,13 2,54 3,25 2,74b

LSD0,05 0,11 CCB 57,84 45,36 43,20 75,84 93,00 63,05b Rầy xanh Empoasca KCB 63,24 51,96 54,60 100,80 81,60 70,44a flavescens LSD0,05 3,31 Tập hợp bọ xít bắt CCB 1:22 mồi : Rầy xanh KCB 1:26

Bọ rùa đỏ Micraspis CCB 1,96 1,41 0,91 1,56 1,66 1,50a discolor KCB 1,58 1,23 0,90 1,37 1,40 1,30b

LSD0,05 0,12 Bọ rùa 6 vằn CCB 1,27 1,56 0,66 1,31 1,27 1,21a Menochilus KCB 0,68 0,59 0,71 1,54 1,37 0,98b

sexmaculatus LSD0,05 0,14 CCB 3,33 3,05 1,98 2,97 3,33 2,93a Tập hợp bọ rùa bắt KCB 2,42 1,93 2,51 3,12 3,17 2,63b mồi LSD0,05 0,20 CCB 28,00 21,00 79,00 69,00 50,50 49,50a Rệp muội nâu đen KCB 15,50 12,50 65,50 56,00 44,00 38,70b Toxoptera aurantii LSD0,05 2,11 Tỷ lệ Bọ rùa đỏ:Rệp CCB 1:33 muội nâu đen KCB 1:30 Tỷ lệ Bọ rùa 6 vằn : CCB 1:41 Rệp muội nâu đen KCB 1:40 Tỷ lệ tập hợp bọ rùa CCB 1:17 bắt mồi:Rệp muội KCB 1:15 nâu đen

Ghi chú: CCB - Có che bóng, KCB - Không che bóng. Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo cột ở mức 0,05% (ANOVA). Cây che bóng làm thay đổi các yếu tố tiểu khí hậu khu vực đồi chè (cường độ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió) và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát sinh của quần thể sâu hại và các loài côn trùng bắt mồi trên chè. Đồng thời cây che bóng còn

99

có tác dụng chống xói mòn đất, cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất nhất là cây che bóng họ đậu. Theo Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], cây che bóng làm thay đổi cường độ chiếu sáng tới cây chè, ánh sáng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống thực vật nên gián tiếp ảnh hưởng đến côn trùng ăn thực vật. Hạn chế ánh sáng bằng cây che bóng giảm được tác hại của rầy xanh, bọ trĩ nhưng cường độ ánh sáng cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất của búp chè. Để đánh giá một các tổng quát về ảnh hưởng của cây che bóng đến sâu hại chè, tiến hành điều tra trong 5 tháng liên tiếp từ tháng 06 đến tháng 10 diễn biến mật độ các loài sâu hại chè ở hai điều kiện có cây che bóng và không có cây che bóng, xử lý thống kê để so sánh, kết quả được ghi lại tại bảng 3.15.

Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) trung bình trên nương chè có cây che bóng (1,28 con/m2) cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (0,92 con/m2). Một trong những nguyên nhân gây nên sự sai khác này là do tập tính sợ ánh sáng trực xạ của loài bọ xít này, chúng thường hoạt động dưới tán cây che bóng hơn là không có cây che bóng. Mật độ của bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall cũng có sự sai khác ở chè có cây che bóng và chè không có cây che bóng. Cụ thể là mật độ bọ trĩ trung bình trên chè có cây che bóng (42,8 con/m2) thấp hơn nương chè không có cây che bóng (49,3 con/m2). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho rằng tại Phú Hộ, Phú Thọ cường độ ánh sáng và tỷ lệ búp chè bị bọ trĩ hại có mối tương quan thuận rất chặt chẽ với R = 0,98, trên chè sản xuất cũng cho thấy cây che bóng giảm được tỷ lệ hại của bọ trĩ. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của tác giả Mkwaila et al. (1979) [59] cho rằng cây che bóng làm giảm tác hại của bọ trĩ. Do cây che bóng có ảnh hưởng khác nhau đến mật độ các loài bắt mồi và vật mồi nên cũng làm sai khác tỷ lệ số lượng giữa chúng. Trên chè có cây che bóng tỷ lệ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi: bọ trĩ là 1:33 và trên chè không có cây che bóng là 1:53.

Sự sai khác mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trên chè có cây che bóng và chè không có cây che bóng không có ý nghĩa thống kê. Cụ thể từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016, mật độ S. croceovittatus trung bình trên chè có cây che bóng là 1,12 con/m2 và trên chè không có cây che bóng là 1,08 con/m2; mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trên chè có cây che bóng là 3,63 con/m2 và trên chè không có cây che bóng là 3,55 con/m2. Do vậy

100

tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè có cây che bóng và chè không có cây che bóng cũng giống nhau, cùng là 1:3. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016, trên nương chè có cây che bóng là 2,93 con/m2 cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (2,74 con/m2). Một trong những nguyên nhân làm tăng mật độ của tập hợp bọ xít bắt mồi trên công thức chè có cây che bóng là do sự đóng góp rất lớn số lượng của loài bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), loài này ưa ánh sáng tán xạ (dưới cây che bóng), sợ ánh sáng trực xạ. Cũng trong khoảng thời gian này, mật độ rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius cũng có sự sai khác ở chè có cây che bóng và chè không có cây che bóng. Cụ thể là mật độ rầy xanh trung bình trên nương chè có cây che bóng là 63,05 con/m2 thấp hơn trên nương chè không có cây che bóng (70,44 con/m2). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho rằng tại Phú Hộ, Phú Thọ ở nương chè có cây che bóng mật độ rầy xanh thấp hơn nơi không có cây che bóng, tỷ lệ búp bị hại thấp hơn nơi không có cây che bóng từ 10-30%, trung bình khoảng 18-20%. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh khác nhau trên các công thức thí nghiệm. Trên chè có cây che bóng tỷ lệ này là 1:22 và trên chè không có cây che bóng là 1:26. Bọ rùa bắt mồi và vật mồi của ưa thích của nó là rệp muội nâu đen cũng có mạt độ khác nhau ở hai công thức thí nghiệm. Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) trung bình ở công thức có cây che bóng là 1,50 con/m2 cao hơn ở công thức không có cây che bóng (1,30 con/m2). Mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) ở công thức có cây che bóng là 1,21 con/m2 cao hơn ở công thức không có cây che bóng (0,98 con/m2). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức có cây che bóng là 2,93 con/m2 cao hơn ở công thức không có cây che bóng (2,63 con/m2). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe cũng có sự sai khác ở chè có cây che bóng và chè không có cây che bóng. Cụ thể là mật độ rệp muội nâu đen trung bình qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016) trên chè có cây che bóng là 49,5 con/m2 cao hơn ở công thức không có cây che bóng (38,7 con/m2). Theo nhóm tác giả bộ môn côn trùng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2004) [2] thì rệp muội nâu đen thường tập trung tại một vị trí nhất định mặt dưới lá, ưa ánh sáng tán xạ, điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên này. Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:33 và trên chè không có cây che bóng là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:41và trên chè không có cây che bóng là

101

1:40. Tỷ lệ tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:17 và trên chè không có cây che bóng là 1:15. Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Hệ số tƣơng quan (R) Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật STT Có che Không che mồi bóng bóng 1. Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,91 -0,52 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh 2. -0,47 -0,42 vẩy 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,80 -0,45 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,90 -0,97 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,92 -0,91 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,95 -0,95 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng cho thấy: Trên chè có cây che bóng thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè có cây che bóng chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng, hệ số tương quan giữa chúng trên chè có cây che bóng là R = -0,91và trên chè không có cây che bóng là R = -0,52. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu bộ cánh vẩy trên chè có cây che bóng chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng, hệ số tương quan giữa chúng trên chè có cây che bóng là R = -0,47 và trên chè không có cây che bóng là R = -0,42. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè có cây che bóng chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng, hệ số tương quan giữa chúng trên chè có cây che bóng là R = -0,80 và trên chè không có cây che bóng là R = -0,45. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen biểu hiện rất khác nhau trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng. Nếu như mối quan hệ giữa bọ xít bắt mồi với vật mồi của nó trên chè có cây che bóng chặt chẽ hơn trên

102

chè không có cây che bóng như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng lại ít chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng ít chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng, hệ số tương quan giữa chúng trên chè có cây che bóng là R = -0,90 và trên chè không có cây che bóng là R = -0,97. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng ít chặt chẽ hơn trên chè không có cây che bóng, hệ số tương quan giữa chúng trên chè có cây che bóng là R = -0,92 và trên chè không có cây che bóng là R = -0,91. 3.4.3. Ảnh hƣởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến Biện pháp chăm sóc sẽ gây nên những biến đổi trong hệ sinh thái đồi chè cũng như đối với đời sống của côn trùng. Sự biến đổi đó có thể là có lợi với một số loài nhưng lại có thể là có hại đối với một số loài khác. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc đến sự phát sinh, phát triển quần thể của một số loài sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè là rất cần thiết, làm cơ sở đề xuất qui trình quản lý dịch hại tổng hợp sâu hại chè. Bảng 3.17. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 Mật độ (con/m2) theo tháng điều tra Mật Tên côn trùng bắt Công độ mồi/vật mồi thức 6 7 8 9 10 trung bình Bọ xít nâu đen nhỏ bắt CT1 1,32 0,91 1,06 1,37 1,63 1,26b mồi Orius sauteri CT2 1,62 0,78 1,46 1,59 1,71 1,43a

LSD0,05 0,07 Bọ trĩ Physothrips CT1 22,60 47,50 36,80 27,50 29,80 32,80b setiventris CT2 30,40 58,30 48,20 38,50 38,00 42,70a

LSD0,05 1,50 Tỷ lệ bọ xít nâu đen nhỏ CT1 1:26 bắt mồi:Bọ trĩ CT2 1:30 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt CT1 1,32 1,06 0,64 0,63 0,2 0,77b mồi Sycanus CT2 1,28 1,14 0,75 1,55 1,59 1,26a

croceovittatus LSD0,05 0,08 Tập hợp sâu cánh vẩy hại CT1 2,50 2,16 2,56 1,80 2,10 2,22b

103

chè CT2 1,86 2,58 3,12 2,80 3,20 2,71a

LSD0,05 0,12 Tỷ lệ bọ xít cổ ngỗng đen CT1 1:3 bắt mồi : Tập hợp sâu CT2 1:2 cánh vẩy Tập hợp bọ xít bắt mồi CT1 2,95 2,16 3,13 3,54 3,7 3,10b CT2 3,16 2,27 3,44 3,82 4,02 3,34a

LSD0,05 0,16 Rầy xanh Empoasca CT1 55,44 43,92 41,40 75,60 45,60 52,4b flavescens CT2 64,56 54,36 55,80 103,20 60,96 67,8a

LSD0,05 3,50 Tỷ lệ Tập hợp bọ xít bắt CT1 1:17 mồi : Rầy xanh CT2 1:20 Bọ rùa đỏ Micraspis CT1 1,76 1,61 0,73 0,99 1,08 1,23b discolor CT2 1,68 1,31 1,25 1,70 1,72 1,53a

LSD0,05 0,05 Bọ rùa 6 vằn Menochilus CT1 0,74 0,82 1,01 1,47 1,55 1,12b sexmaculatus CT2 1,21 1,36 1,33 1,63 1,63 1,43a

LSD0,05 0,06 Tập hợp bọ rùa bắt mồi CT1 3,13 2,98 2,24 2,96 3,13 2,89b CT2 3,00 2,8 2,98 3,73 3,75 3,26a

LSD0,05 0,18 Rệp muội nâu đen CT1 18,00 16,00 55,50 48,50 38,50 35,30b Toxoptera aurantii CT2 30,50 42,50 77,50 64,00 49,00 52,70a

LSD0,05 2,50 Tỷ lệ bọ rùa đỏ : Rệp CT1 1:19 muội nâu đen CT2 1:34 Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : Rệp CT1 1:32 muội nâu đen CT2 1:37 Tỷ lệ tập hợp bọ rùa bắt CT1 1:12 mồi : Rệp muội nâu đen CT2 1:16 Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo cột ở mức 0,05% (ANOVA). 104

Kết quả theo dõi từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016 và xử lý thống kê được ghi lại tại bảng 3.17 cho thấy: Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) trung bình trên nương chè chăm sóc tốt (1,26 con/m2) thấp hơn trên nương chè chăm sóc ít (1,43 con/m2). Mật độ vật mồi ưa thích của loài bọ xít này (bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall) cũng có sự sai khác ở chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít. Cụ thể là mật độ bọ trĩ trung bình trên chè chăm sóc tốt (32,8 con/m2) thấp hơn nương chè chăm sóc ít (42,7 con/m2). Một trong những nguyên nhân đó là tập quán canh tác của nông dân. Người trồng chè thường vì lợi ích kinh tế trước mặt mà cắt giảm phân bón, đặc biệt là phân bón hữu cơ, tăng sử dụng thuốc trừ cỏ và trừ sâu hóa học để tiêu diệt tức thời sâu hại nhưng chúng lại bùng phát trở lại rất nhanh. Vòng luẩn quẩn đó nhanh chóng phá vỡ hệ sinh thái nương chè, dẫn đến canh tác không bền vững. Cây chè khi được chăm sóc đầy đủ, bón phân cân đối sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, tăng số lứa, giảm thời gian giữa hai lứa làm giảm bớt lượng sâu hại theo từng lứa hái. Ngược lại chè ít được chăm sóc sẽ sinh trưởng kém, sức chống chịu sâu kém, ra ít búp, lâu được thu hoạch làm cho nương chè có nhiều thời gian tích lũy số lượng. Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi: số lượng bọ trĩ trên chè chăm sóc tốt là 1:26 và trên chè chăm sóc ít là 1:33. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn trung bình trên chè chăm sóc tốt là 0,77 con/m2 thấp hơn trên chè chăm sóc ít (1,26 con/m2). Trong khi đó, mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy cũng có sự sai khác ở hai chế độ chăm sóc. Cụ thể mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có chăm sóc tốt là 2,22 con/m2 thấp hơn mật độ này trên chè chăm sóc ít (2,71 con/m2). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy. Trên chè chăm sóc tốt tỷ lệ này là 1:3 và trên chè chăm sóc ít là 1:2. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè chăm tốt là 3,10 con/m2 thấp hơn trên nương chè ít chăm sóc (3,34 con/m2). Mật độ rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius cũng có sự sai khác ở chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít. Mật độ rầy xanh trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 52,4 con/m2 thấp hơn trên nương chè chăm sóc ít (67,8 con/m2). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh. Trên chè chăm sóc tốt tỷ lệ này là 1:17 và trên chè chăm sóc ít là 1:20. Đối với bọ rùa bắt mồi và vật mồi ưa thích của nó cũng bị ảnh hưởng rõ rệt của chế độ chăm sóc chè. Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Poppius) trung bình 105

ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,23 con/m2 thấp hơn ở công thức chè chăm sóc ít (1,53 con/m2). Mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Poppius) trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,12 con/m2 thấp hơn ở công thức chè chăm sóc ít (1,48 con/m2). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 2,89 con/m2 thấp hơn ở công thức chè chăm sóc ít (3,26 con/m2). Trong khi đó, đối với mật độ của rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe cũng có sự sai khác ở chè chăm sóc tốt và chăm sóc ít. Cụ thể là mật độ rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 35,3 con/m2 thấp hơn ở công thức không chè ít chăm sóc (52,7 con/m2). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:19 và trên chè chăm sóc ít là 1:34. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:32 và trên chè chăm sóc ít là 1:37. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè chè chăm sóc tốt là 1:12 và trên chè chăm sóc ít là 1:16. Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật Hệ số tƣơng quan (R) mồi CT1 CT2 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,86 -0,68 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,78 -0,71 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,74 -0,38 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,80 -0,96 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,85 -0,85 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,93 -0,91

Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít cho thấy: Trên chè chăm sóc tốt thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy thể hiện là tương quan nghịch, rất chặt và cao hơn trên chè chăm sóc ít. Trên chè chăm sóc ít mối quan hệ giữa 2 loài bọ rùa bắt mồi và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, rất chặt và cao hơn trên chè chăm sóc tốt. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa chúng trên chè 106

chăm sóc tốt là R = -0,86 và trên chè chăm sóc ít là R = -0,68. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu bộ cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa chúng trên chè chăm sóc tốt là R = - 0,78 và trên chè chăm sóc ít là R = -0,71. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa chúng trên chè chăm sóc tốt là R = -0,74 và trên chè chăm sóc ít là R = -0,38. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen biểu hiện rất khác nhau trên chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít. Nếu như mối quan hệ giữa bọ xít bắt mồi với vật mồi của nó trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên 2 công thức lại không theo qui luật nào. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt ít chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa chúng trên chè chăm sóc tốt là R = -0,80 và trên chè chăm sóc ít là R = -0,96. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt không sai khác trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa trên chè chăm sóc tốt và chè chăm sóc ít đều là R= -0,85. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt lại chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít, hệ số tương quan giữa chúng trên chè chăm sóc tốt là R = -0,93 và trên chè chăm sóc ít là R = -0,91. 3.4.4. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến Đa số các loài sâu hại phổ biến trên chè đều là nhóm gây hại và cư trú trên búp chè (rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội nâu đen). Vì vậy hái chè sẽ loại ra khỏi nương chè một số lượng lớn nguồn sâu (bao gồm cả trứng, ấu trùng và trưởng thành). Nguồn sâu hại thay đổi kéo theo các loài côn trùng bắt mồi sử dụng sâu hại chè làm thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Chúng đã theo dõi ảnh hưởng của phương thức thu hái đến sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng. Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] và Nguyễn Văn Hùng (2001) [13] đều khẳng định trên nương chè hái san trật có mật độ và tỷ lệ rầy xanh, bọ trĩ cao hơn ở nương chè hái kĩ, tuy nhiên chưa tác giả nào tìm hiểu ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè đến mật độ rệp và các loài sâu cánh vẩy và các loài côn trùng bắt mồi.

107

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Mật độ (con/m2) theo tháng điều tra Mật Tên côn trùng bắt độ mồi/vật mồi Công thức 6 7 8 9 10 trung (con/m2) bình Bọ xít nâu đen nhỏ Hái san trật 1,22 0,86 1,08 1,25 0,80 1,04b bắt mồi Orius Hái kĩ 1,52 1,13 1,20 2,31 2,93 1,82a

sauteri LSD0,05 0,07 Bọ trĩ Physothrips Hái san trật 21,70 43,90 48,30 40,00 38,50 38,50a setiventris Hái kĩ 32,40 52,10 36,90 22,40 20,50 32,90b

LSD0,05 1,32 Tỷ lệ bọ xít nâu đen Hái san trật 1:37 nhỏ bắt mồi : Bọ trĩ Hái kĩ 1:18 Bọ xít cổ ngỗng đen Hái san trật 1,17 1,08 0,42 0,78 0,45 0,78b bắt mồi Sycanus Hái kĩ 1,24 1,18 0,83 1,23 1,10 1,12a

croceovittatus LSD0,05 0,04 Tập hợp sâu hại chè Hái san trật 2,50 2,16 3,64 3,30 3,80 3,08a bộ cánh vẩy Hái kĩ 1,86 2,58 2,36 1,70 1,72 2,04b

LSD0,05 0,12 Tỷ lệ bọ xít cổ Hái san trật 1:4 ngỗng đen bắt mồi : Hái kĩ tập hợp sâu bộ cánh 1:2 vẩy Tập hợp bọ xít bắt Hái san trật 2,66 2,33 3,13 2,55 2,47 2,63b mồi Hái kĩ 3,58 2,43 3,44 4,35 4,02 3,56a

LSD0,05 0,15 Rầy xanh Empoasca Hái san trật 51,84 41,04 63,60 82,20 57,60 59,30a flavescens Hái kĩ 62,16 49,56 47,40 58,20 39,36 51,30b

LSD0,05 3,26 Tỷ lệ Tập hợp bọ xít Hái san trật 1:23 bắt mồi : Rầy xanh Hái kĩ 1:14 Bọ rùa đỏ Micraspis Hái san trật 1,69 1,55 0,98 1,02 1,60 1,37b 108

discolor Hái kĩ 1,63 1,38 1,18 1,15 1,77 1,42a

LSD0,05 0,05 Bọ rùa 6 vằn Hái san trật 0,82 0,95 0,79 0,79 1,28 0,93b Menochilus Hái kĩ 1,26 1,38 1,30 1,61 1,62 1,43a

sexmaculatus LSD0,05 0,06 Tập hợp bọ rùa bắt Hái san trật 3,03 2,76 2,17 2,71 3,28 2,79b mồi Hái kĩ 3,11 2,90 2,98 3,26 3,29 3,11a

LSD0,05 0,15 Rệp muội hại chè Hái san trật 28,00 46,00 79,50 68,00 58,00 55,90a Toxoptera aurantii Hái kĩ 21,50 32,00 50,00 44,00 35,00 36,50b

Fonscolombe LSD0,05 1,68 Tỷ lệ Bọ rùa đỏ : Hái san trật 1:41 Rệp muội nâu đen Hái kĩ 1:26 Tỷ lệ Bọ rùa 6 vằn : Hái san trật 1:60 Rệp muội nâu đen Hái kĩ 1:25 Tỷ lệ tập hợp bọ rùa Hái san trật 1:20 : Rệp muội Hái kĩ 1:12 Ghi chú: Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo cột ở mức 0,05% (ANOVA).

Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016 trên nương chè hái san trật (1,04 con/m2) thấp hơn trên nương chè hái kĩ (1,82 con/m2). Sở dĩ lại có hiện tượng trên vì tập tính và vị trí đẻ trứng của côn trùng bắt mồi và sâu hại trên chè khác nhau. Nếu như rầy xanh, bọ trĩ, rệp, sâu cánh vẩy hại chè đều cư trú và đẻ trứng trên các búp chè là chính và bị biện pháp hái kĩ mang theo rất nhiều nguồn sâu ra khỏi đồng ruộng thì côn trùng bắt mồi lại ngược lại. Schellhorn và Andow, 1999 [95] cho biết bọ rùa Coleomegilla maculata thường đẻ trứng ở xa nguồn thức ăn, ở nơi kín đáo để tránh bị các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt khác ăn trứng. Trên ngô các ổ trứng Coleomegilla maculata thường được tìm thấy ở nửa dưới thân cây ngô. Cottrell và Yeargan (1998) [130] cho biết trứng của bọ rùa Coleomegilla maculata còn được tìm thấy nhiều trên cỏ dại ở các cánh đồng ngô, ấu trùng mới nở ra từ ổ trứng sẽ phân tán bằng cách rơi xuống đất và bò đến cây trồng lân cận (Cottrell và Yeargan, 1998 [130]; Seagraves và Yeargan, 2006) [93]. Theo quan sát trên nương chè thì bọ xít cũng thường đẻ trứng ở 109

các lá già, lá bánh tẻ chứ ít khi bắt gặp chúng đẻ trứng trên búp chè. Vì vậy quá trình hái chè không mang đi trứng bọ xít và bọ rùa bắt mồi và việc hái chè không làm giảm đi mật độ các loài này trên nương chè. Mặt khác trưởng thành các loài côn trùng bắt mồi thường hoạt động nhanh nhẹn, việc hái chè san trật (5 - 7 ngày một lần hái) tác động lên nương chè liên tục làm cho con trưởng thành bọ xít và bọ rùa bắt mồi bị xua đuổi bay sang các nương chè bên cạnh. Vì vậy mật độ của chúng trên nương chè hái san trật luôn thấp hơn ở nương chè hái kĩ. Mật độ của bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall cũng có sự sai khác ở chè hái san trật và chè hái kĩ. Cụ thể là mật độ bọ trĩ trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016 trên chè hái san trật (38,5 con/m2) cao hơn nương chè hái kĩ (32,9 con/m2). Một trong những nguyên nhân đó là hái san trật tạo nên tính liên tục thức ăn cho bọ trĩ và sự tích lũy số lượng bọ trĩ trên nương chè. Khi hái san trật chỉ hái những búp đủ tiêu chuẩn (khoảng 30%), các búp chè còn lại tiếp tục phát triển làm cho nguồn thức ăn của sâu hại được nối tiếp trên nương chè là điều kiện thuận lợi cho sâu hại phát triển. Đồng thời 70% còn để lại sau khi hái chứa rất nhiều nguồn sâu hại bao gồm cả trứng, ấu trùng và trưởng thành của sâu hại chè. Hái kĩ ngoài làm giảm mật độ sâu hại chè mà còn phù hợp với phương thức hái máy, chăm sóc và sản xuất chè thâm canh theo qui mô lớn. Như vậy hái kĩ đều đặn 30 - 40 ngày một lứa cũng là một biện pháp phòng trừ sâu hại chè có hiệu quả. Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi: số lượng bọ trĩ trên chè hái san trật là 1:37 chênh lệch rất nhiều so với trên chè hái kĩ (1:18). Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn trung bình trên chè hái san trật là 0,78 con/m2 thấp hơn mật độ này trên chè hái kĩ (1,12 con/m2). Đối với mật độ vật mồi ưa thích của chúng (tập hợp sâu cánh vẩy) cũng có sự sai khác ở chè hái san trật và chè hái kĩ. Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè hái san trật là 3,08 con/m2 cao hơn mật độ này trên chè hái kĩ (2,04 con/m2). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè hái san trật là 1:4 và trên chè hái kĩ là 1:2. Theo dõi tổng số các loài bọ xít bắt mồi bắt gặp trên chè tại đểm nghiên cứu cho thấy mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè hái san trật là 2,63 con/m2 thấp hơn trên nương chè hái kĩ (3,56 con/m2). Bên cạnh đó, mật độ rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius cũng có sự sai khác ở chè hái san trật và chè hái kĩ. Mật độ rầy xanh trung bình trên nương chè hái san trật là 59,3 con/m2 cao hơn trên nương chè hái kĩ (51,3 con/m2). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy 110

xanh có chênh lệch rất lớn trên hai công thức thí nghiệm. Trên chè hái san trật tỷ lệ này là 1:23 và trên chè hái kĩ là 1:14. Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor trung bình từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016 ở chè hái san trật là 1,37 con/m2 thấp hơn ở chè hái kĩ (1,42 con/m2). Mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trung bình chè hái san trật là 0,93 con/m2 thấp hơn ở chè hái kĩ (1,43 con/m2). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở chè hái san trật là 2,79 con/m2 thấp hơn ở chè hái kĩ (3,11 con/m2). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe cũng có sự sai khác ở chè hái san trật và chè hái kĩ. Cụ thể là mật độ rệp muội nâu đen trung bình trên chè hái san trật là 55,9 con/m2 cao hơn ở công thức hái kĩ (36,5 con/m2). Tỷ lệ vật bắt mồi và con mồi trên chè hái san trật và hái kĩ rất khác nhau. Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:41 và trên chè hái kĩ là 1:26. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:60 và trên chè hái kĩ là 1:25. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:20 và trên chè hái kĩ là 1:12. Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật Hệ số tƣơng quan (R) STT mồi Hái san trật Hái kĩ 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,61 -0,79 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu 2. -0,75 -0,82 cánh vẩy 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,54 -0,49 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,78 -0,88 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,74 -0,87 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,87 -0,92 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè hái san trật và chè hái kĩ. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè hái san trật và chè hái kĩ cho thấy: Trên chè hái kĩ thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch rất chặt. Trên chè hái san trật các mối tương quan thể hiện yếu hơn. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè hái san trật ít chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ, hệ số tương quan giữa chúng trên chè hái san trật là R = -0,61 và trên chè hái kĩ là R = -0,79. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng 111

đen bắt mồi với tập hợp sâu bộ cánh vẩy trên chè hái san trật ít chặt chẽ hơn trên chè hái san trật, hệ số tương quan giữa chúng trên chè hái san trật là R = -0,75 và trên chè hái kĩ là R = -0,82. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen biểu hiện rất khác nhau trên chè hái san trật và chè hái kĩ. Nếu như mối quan hệ giữa bọ xít bắt mồi với vật mồi của nó trên chè hái san trật chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ như đã nói ở trên thì mối quan hệ giữa bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè hái san trật lại ít chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè hái san trật ít chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ, hệ số tương quan giữa chúng trên chè hái san trật là R = -0,78 và trên chè hái kĩ là R = -0,88. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen trên chè hái san trật ít chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ, hệ số tương quan giữa chúng trên chè hái san trật là R = -0,74 và trên chè hái kĩ là R = -0,87. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè hái san trật ít chặt chẽ hơn trên chè hái kĩ, hệ số tương quan giữa chúng trên chè hái san trật là R = -0,87 và trên chè hái kĩ là R = -0,92. 3.4.5. Ảnh hưởng của kĩ thuật và thời gian đốn lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến 3.4.5.1. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn Bảng 3.21. Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 Mật độ (con/m2) theo tháng điều tra Mật Tên côn trùng Công độ bắt mồi/vật thức điều 1 2 3 4 5 6 trung mồi tra bình Bọ xít nâu đen Đốn đau 1,87 1,81 1,55 1,23 1,19 2,24 1,65b nhỏ bắt mồi Đốn phớt 2,56 2,48 2,40 1,50 1,60 2,40 2,16a Orius sauteri LSD0,05 0,09 Bọ trĩ Đốn đau 6,40 9,50 22,60 38,50 27,70 26,20 21,80a Physothrips Đốn phớt 4,10 6,50 9,00 35,20 22,40 20,50 16,30b setiventris LSD 0,05 0,85

Tỷ lệ bọ xít Đốn đau 1:13 nâu đen nhỏ Đốn phớt 1:8 bắt mồi:Bọ trĩ Bọ xít cổ Đốn đau 0,59 0,72 0,67 0,53 0,69 0,49 0,62b ngỗng đen bắt Đốn phớt 0,77 0,85 0,90 0,76 0,91 0,83 0,84a mồi Sycanus LSD 0,05 0,04 croceovittatus

112

Tập hợp sâu Đốn đau 1,46 1,30 1,20 1,48 1,58 1,88 1,48a hại chè bộ Đốn phớt 1,14 1,11 1,06 1,10 1,28 1,26 1,16b

cánh vẩy LSD0,05 0,06 Tỷ lệ bọ xít cổ Đốn đau 1:3 ngỗng đen : Đốn phớt Tập hợp sâu 1:2 cánh vẩy Tập hợp bọ xít Đốn đau 4,15 4,29 4,15 3,48 3,03 3,45 3,76b bắt mồi Đốn phớt 4,42 4,62 4,62 3,94 3,65 4,43 4,28a

LSD0,05 0,21 Rầy xanh Đốn đau 24,48 36,84 49,80 62,40 71,40 44,40 48,22a Empoasca Đốn phớt 15,36 23,16 35,40 58,08 65,40 39,00 39,40b

flavescens LSD0,05 1,56 Tỷ lệ Tập hợp Đốn đau 1:13 bọ xít bắt Đốn phớt 1:9 mồi:Rầy xanh Bọ rùa đỏ Đốn đau 1,39 1,03 0,45 1,17 1,71 1,74 1,25b Micraspis Đốn phớt 2,56 3,95 2,06 2,43 3,32 2,54 2,81a

discolor LSD0,05 0,10 Bọ rùa 6 vằn Đốn đau 1,60 1,30 0,53 1,17 1,71 1,68 1,33b Menochilus Đốn phớt 2,56 2,20 2,52 3,07 3,00 3,13 2,75a sexmaculatus LSD0,05 0,12 Tập hợp bọ rùa Đốn đau 3,39 2,73 1,37 2,74 3,82 3,82 2,98b bắt mồi Đốn phớt 5,62 6,65 5,08 6,00 6,82 6,17 6,06a

LSD0,05 0,22 Rệp muội nâu Đốn đau 48,20 58,50 48,20 16,20 19,50 41,70 38,72a đen Toxoptera Đốn phớt 9,00 14,20 28,40 12,20 8,20 7,50 13,32b

theicola LSD0,05 0,68 Tỷ lệ Bọ rùa Đốn đau 1:31 đỏ:Rệp muội Đốn phớt 1:5 nâu đen Tỷ lệ Bọ rùa 6 Đốn đau 1:29 vằn:Rệp muội Đốn phớt 1:5 nâu đen Tỷ lệ tập hợp Đốn đau 1:13 bọ rùa:Rệp Đốn phớt 1:2 muội nâu đen Ghi chú: Chè đốn tháng 12 năm 2015. Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo cột ở mức 0,05% (ANOVA).

113

Đốn chè là một kĩ thuật cơ bản trong sản xuất chè. Đốn chè sẽ tạo ra cành mới, tăng cường bộ tán lá, tạo hình, năm sau thu hoạch được nhiều búp hơn. Thông thường đốn chè được thực hiện một lần trong năm, đôi khi cũng thực hiện theo chu kì 3 – 4 năm một lần. Ở Phú Thọ, chè thường được đốn một lần mỗi năm từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Một số địa phương, theo yêu cầu của thị trường, một phần diện tích chè được đốn theo phương pháp rải vụ để có chè thu hoạch trong các tháng mùa đông và mùa xuân. Tùy thuộc vào mục đích tạo hình chè mà có các kĩ thuật đốn khác nhau (đốn đau và đốn phớt). Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã điều tra mật độ sâu hại, côn trùng bắt mồi và tính mối hệ số tương quan giữa chúng ở các phương thức và thời gian đốn khác nhau trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016. Kết quả được ghi lại tại bảng 3.21, cụ thể như sau:

Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) trung bình trên nương chè đốn đau (1,65 con/m2) thấp hơn trên nương chè đốn phớt (2,16 con/m2). Một trong những nguyên nhân gây nên sự sai khác này là do đốn chè làm thay đổi khu vực cư trú, vị trí đẻ trứng của côn trùng bắt mồi nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mật độ của côn trùng bắt mồi. Trong 6 tháng sau khi đốn thì mật độ các giống côn trùng bắt mồi (bọ xít nâu nhỏ bắt mồi, bọ xít cổ ngỗng, tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và tập hợp bọ rùa) ở nương chè đốn đau luôn thấp hơn ở nương chè đốn phớt. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về sinh thái nơi ở và tập tính đẻ trứng. Côn trùng bắt mồi luôn có xu hướng đẻ trứng ở nơi kín đáo như cây rậm rạp, gốc thân, kẽ lá…. Khi đốn đau làm tán lá chè bị giảm đi đáng kể, côn trùng bắt mồi lập tức di chuyển đi nơi khác để cư trú và sinh sản. Mặc dù ở nương chè đốn đau có mật độ sâu hại cao có nghĩa là thức ăn của côn trùng bắt mồi dồi dào. Nhưng các loài côn trùng bắt mồi thường không ở lại quá lâu tại nơi chúng bắt mồi. Đa số các loài côn trùng bắt mồi đều là các loài di chuyển xa và nhanh nhẹn nên chúng vẫn đến ăn mồi tại nương chè đốn đau nhưng không lưu trú lâu tại đây. Khi điều tra sẽ thấy mật độ côn trùng bắt mồi ở nương chè đốn đau thấp hơn ở nương chè đốn phớt. Corbet (1973) [122] theo dõi tập tính của bọ rùa Cycloneda limbifer (Say) cho biết trưởng thành bọ rùa bắt mồi thường không ở lại quá lâu nơi chúng bắt mồi, nếu không đẻ trứng, chúng sẽ di chuyển hoặc bay đi sau vài phút, dài nhất ghi nhận chúng lưu lại 1 tiếng.

114

Bên cạnh đó, đối với mật độ của bọ trĩ (Physothrips setiventris) cũng có sự sai khác ở chè đốn đau và chè đốn phớt. Cụ thể là mật độ bọ trĩ trung bình trên chè đốn đau (21,8 con/m2) cao hơn nương chè đốn phớt (16,3 con/m2). Kết quả của nghiên cứu này phù hợp kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tiến (1986) [36] cho rằng rầy xanh hại nặng trên chè đốn đau, chè con và chè chăm sóc ít và của Lê Thị Nhung (2002) [33] công bố điều tra từ tháng 12/1998 đến tháng 02/1999 thì chè đốn đau có mật độ rầy xanh là 13,40 con/khay cao hơn 3,6 lần so với rầy xanh ở chè đốn phớt (3,7 con/khay). Sở dĩ như vậy vì các loài sâu hại chủ yếu sống và đẻ trứng ở búp chè. Đốn khác với hái, nếu hái thì chỉ mang đi phần búp chè thì đốn dù đốn đau hay đốn phớt đều mang đi toàn bộ búp chè khỏi ruộng và một phần bộ cành, tán già tùy theo mức độ đốn đau hay đốn phớt. Như vậy hai hình thức đốn nêu trên đều loại bỏ khỏi nương chè một lượng sâu hại tương đương nhau. Lúc này yếu tố gây nên sự khác biệt về mật độ chủ yếu nằm ở chính sức đề kháng của cây chè. Đỗ Ngọc Quĩ (1989) [35] cũng cho biết bộ lá chừa sau khi đốn càng nhiều thì búp chè sinh trưởng càng mạnh. Như vậy chè đốn phớt sẽ sinh trưởng mạnh hơn, có sức đề kháng tốt hơn với các loài sâu hại. Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ rất khác nhau ở các kĩ thuật đốn chè khác nhau. Trên chè đốn đau tỷ lệ này là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:8.

Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn trung bình trên chè đốn đau là 0,62 con/m2 thấp hơn so mật độ này trên chè đốn phớt (0,84 con/m2). Mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy hại chè cũng có sự sai khác ở chè đốn đau và chè đốn phớt. Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè đốn đau là 1,48 con/m2 cao hơn trên chè đốn phớt (1,16 con/m2). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè đốn đau là 1:3 và trên chè đốn phớt là 1:2.

Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè đốn đau là 3,76 con/m2 thấp hơn trên nương chè đốn phớt (4,28 con/m2). Mật độ rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius cũng có sự sai khác ở chè đốn đau và chè đốn phớt. Mật độ rầy xanh trung bình trên nương chè đốn đau là 48,22 con/m2 cao hơn trên nương chè đốn phớt (39,40 con/m2). Tư đó, kĩ thuật đốn chè cũng làm sai khác tỷ lệ số lượng giữa chũng. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:9.

115

Đối với nhóm bọ rùa bắt mồi và vật mồi của chúng cũng xảy ra điều tương tự. Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius) trung bình ở công thức chè đốn đau là 1,25 con/m2 thấp hơn ở công thức chè đốn phớt (2,81 con/m2). Mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) trung ở công thức chè đốn đau 1,33 con/m2 thấp hơn ở công thức chè đốn phớt (2,75 con/m2). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức chè đốn đau là 2,98 con/m2 thấp hơn ở công thức chè đốn phớt (6,06 con/m2). Và vật mồi của bọ rùa là rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe cũng có sự sai khác mật độ ở chè đốn đau và đốn phớt. Mật độ rệp muội nâu đen trung bình trên chè đốn đau là 38,32 con/m2 cao hơn ở công thức chè đốn phớt (13,32 con/m2). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:31 và trên chè đốn phớt là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:29 và trên chè đốn phớt là 1:5. Tỷ lệ tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:2.

Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của kĩ thuật đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với Hệ số tƣơng quan (R) vật mồi Đốn đau Đốn phớt 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,49 -0,71 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,81 -0,83 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,29 -0,71 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,47 -0,92 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,63 -0,79 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,65 -0,89

Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè đốn đau và chè đốn phớt. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè đốn đau và đốn phớt cho thấy : Trên chè đốn phớt thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch chặt và rất chặt. Trên chè đốn đau các mối tương quan thể hiện yếu hơn. 116

Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,49 và trên chè đốn phớt là R = -0,71. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu bộ cánh vẩy trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,81 và trên chè đốn phớt là R = -0,83. Mối quan hệ giữa tâp hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,29 và trên chè đốn phớt là R = -0,71. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,47 và trên chè đốn phớt là R = -0,92. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,63 và trên chè đốn phớt là R = -0,79. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè đốn đau ít chặt chẽ hơn trên chè đốn phớt, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,65 và trên chè đốn phớt là R = -0,89.

Trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật đốn đến sâu hại thì phù hợp nhưng kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của kĩ thuật đốn đến thiên địch thì khác với kết quả của Lê Thị Nhung (2000) [33] nghiên cứu về ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè đến mật độ sâu hại và tập hợp thiên địch. Tác giả điều tra tháng 2/1999 tại Phú Thọ ghi nhận kĩ thuật đốn có ảnh hưởng đến mật độ sâu hại nhưng không ảnh hưởng đến mật độ thiên địch, trên chè đốn đau và chè đốn phớt có mật độ thiên địch như nhau, đều bằng 0,60 con/khay, số loài thiên địch/số lần điều tra trên chè đốn đau là 2,30 loài sai khác không có ý nghĩa với trên chè đốn phớt (2,20 loài).

3.4.5.2. Ảnh hưởng của thời gian đốn

Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42] cho biết đốn chè sẽ tạo cành mới, tăng cường độ tán lá, tăng búp. Chè đốn tháng 12 và chè để lưu có mật độ rầy trung bình từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm cao hơn chè đốn vào tháng 1 và tháng 2 từ tháng 6 trở đi mật độ rầy xanh trở về trạng thái bình thường. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã bố trí thí nghiệm, theo dõi, xử lý thống kê, kết quả được ghi lại tại bảng 3.23 và 3.24.

117

Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của thời gian đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ trong năm 2016 Mật độ (con/m2) theo tháng điều tra Tên côn trùng bắt Công thức Trung bình từ Trung bình từ mồi/vật mồi điều tra 1 2 3 4 5 6 tháng 1- 3 tháng 4 - 6 Bọ xít nâu đen nhỏ bắt Đốn sớm 2,57 2,46 2,11 2,38a 1,41 1,90 2,34 1,88a mồi Orius sauteri Đốn muộn 1,96 1,90 1,63 1,83b 1,27 1,69 2,16 1,71a

LSD0,05 0,23 0,35 Bọ trĩ Physothrips Đốn sớm 3,80 7,00 17,40 9,40a 37,90 25,20 22,90 28,70a setiventris Đốn muộn 1,90 5,10 18,40 8,50b 36,30 26,00 24,00 28,80a

LSD0,05 0,45 0,28 Tỷ lệ Bọ xít nâu nhỏ bắt Đốn sớm 1:4 1:15 mồi:Bọ trĩ Đốn muộn 1:5 1:17 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt Đốn sớm 1,28 1,10 0,91 1,10a 0,77 0,61 0,55 0,64a mồi Sycanus Đốn muộn 1,00 0,99 0,75 0,91b 0,45 0,36 0,85 0,65a

croceovittatus LSD0,05 0,02 0,36 Tập hợp sâu hại chè bộ Đốn sớm 1,84 2,06 2,56 2,15a 3,16 3,60 3,66 3,47a cánh vẩy Đốn muộn 1,68 1,60 2,36 1,88b 2,92 3,50 3,68 3,37a

LSD0,05 0,20 0,32 Tỷ lệ Bọ xít cổ ngỗng Đốn sớm 1:2 1:5 đen bắt mồi : Tập hợp Đốn muộn 1:2 1:6 sâu cánh vẩy Tập hợp bọ xít bắt mồi Đốn sớm 5,01 5,00 4,26 4,76a 3,55 3,18 3,70 3,48a Đốn muộn 4,12 4,02 4,02 4,05b 3,44 2,56 3,44 3,15a

LSD0,05 0,33 0,49 Rầy xanh Empoasca Đốn sớm 12,48 41,64 46,80 33,64a 60,96 67,20 45,60 57,92a

118

flavescens Đốn muộn 6,72 20,04 45,00 23,92b 61,92 69,00 45,00 58,64a

LSD0,05 5,62 3,82 Tỷ lệ Tập hợp bọ xít bắt Đốn sớm 1:7 1:17 mồi :Rầy xanh Đốn muộn 1:6 1:19 Bọ rùa đỏ Micraspis Đốn sớm 5,78 5,60 2,95 4,78a 2,45 3,68 3,73 3,29a discolor Đốn muộn 1,38 1,01 0,89 1,09b 1,03 1,67 1,74 1,48b

LSD0,05 1,54 1,17 Bọ rùa 6 vằn Menochilus Đốn sớm 8,53 5,25 3,63 5,80a 3,09 3,46 4,66 3,74a sexmaculatus Đốn muộn 1,58 1,25 0,97 1,27b 0,89 1,50 1,75 1,38b

LSD0,05 2,15 1,37 Tập hợp bọ rùa bắt mồi Đốn sớm 14,81 11,35 7,08 11,08a 6,03 7,64 8,89 7,52a Đốn muộn 3,36 2,66 2,26 2,76b 2,32 3,57 3,89 3,26b

LSD0,05 3,58 2,10 Rệp muội nâu đen Đốn sớm 45,50 72,50 146,00 88,0a 71,50 47,00 38,00 52,17a Toxoptera theicola Đốn muộn 31,50 57,50 114,00 67,67b 79,00 46,00 38,50 54,50a

LSD0,05 6,80 3,67 Tỷ lệ Bọ rùa đỏ:Rệp 1:18 1:16 muội nâu đen 1:62 1:37 Tỷ lệ Bọ rùa 6 vằn:Rệp Đốn sớm 1:15 1:14 muội nâu đen Đốn muộn 1:53 1:39 Tỷ lệ tập hợp bọ rùa:Rệp Đốn sớm 1:8 1:7 muội nâu đen Đốn muộn 1:25 1:17 Ghi chú: Đốn sớm (tháng 12); đốn muộn (tháng 1-2). Các chữ số khác nhau thể hiện sự sai khác theo cột ở mức 0,05% (ANOVA).

119

Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius) trung bình trong 3 tháng đầu năm 2016 trên nương chè đốn sớm (2,38 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (1,83 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đốn sớm là 1,88 con/m2 và đốn muộn là 1,71 con/m2. Một trong những nguyên nhân đó là côn trùng bắt mồi luôn có xu hướng đẻ trứng ở nơi kín đáo như cây rậm rạp, gốc thân, lá già, lá bánh tẻ, hoặc không đẻ trứng ở cây kí chủ mà đẻ trên các cây trồng xen, cỏ dại… Khi đốn phớt chè thì mang đi một lượng lớn trứng và ấu trùng sâu hại chè nhưng không ảnh hưởng nhiều đến trứng và ấu trùng côn trùng bắt mồi. Như vậy khi mật độ ban đầu như nhau thì nơi nào có nhiều thức ăn hơn thì nơi đó sẽ có mật độ côn trùng bắt mồi cao hơn. Theo kết quả ghi lại tại bảng 3.23 thì mật độ sâu hại trên chè đốn sớm trong 3 tháng đầu năm đều cao hơn ở chè đốn muộn. Vì vậy mật độ côn trùng bắt mồi (bọ xít cổ ngỗng, bọ xít đầu tròn, tập hợp bọ xít bắt mồi, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn, tập hợp bọ rùa) ở chè đốn sớm, trong 3 tháng đầu năm đều cao hơn trên chè đốn muộn, từ tháng 4 trở đi không có sự sai khác. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nhung (2002) [33] theo dõi mật độ tâp hợp thiên địch trong tháng 1/1999 cho biết mật độ tập hợp thiên địch trên chè đốn sớm (0,52 con/khay) cao hơn trên chè đốn muộn (0,40 con/khay). Đối với bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 tháng đầu năm mật độ này trên nương chè đốn sớm (9,4 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (8,5 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đốn sớm là 28,7 con/m2 và đốn muộn là 28,8 con/m2. Một trong những nguyên nhân đó là nguồn thức ăn của chúng. Chè đốn tháng 12 (đốn sớm) thì sang tháng 1 cây chè đang trong giai đoạn phục hồi, búp chè bắt đầu phát triển nên kéo theo sâu hại phát sinh và tăng dần mật độ theo sự gia tăng của búp chè. Trong khi đó chè đốn tháng 1-2 (đốn muộn) thì phải sang tháng 3 cây chè mới bắt đầu ra búp mới kéo theo sự phát sinh của sâu hại từ tháng 3. Đồng thời bản thân công việc đốn chè đã mang đi một lượng lớn nguồn sâu hại nên phải có một thời gian để sâu hại phục hồi quần thể. Vì vậy từ tháng 1 đến tháng 3, mật độ sâu hại trên nương chè đốn sớm sẽ cao hơn ở 120

nương chè đốn muộn. Từ tháng 4 trở đi, tốc độ phát triển của búp chè và tốc độ phục hồi quần thể sâu hại ở nương chè đốn muộn đã theo kịp nương chè đốn sớm nên mật độ sâu hại giữa hai nương chè không còn sự sai khác. Theo Lê Thị Nhung (2002) [33] điều tra tháng 1-2/1999 tại Phú Thọ, tức là giai đoạn 3 tháng sau đốn thì mật độ rầy xanh trên chè đốn sớm trung bình là 5,80 con/khay cao hơn trên chè đốn muộn (1,00 con/khay). Tuy nhiên, giai đoạn sau đó thì ngược lại, theo Nguyễn Văn Thiệp (2000) [42], trong cao điểm rầy tháng 5-6 thì mặc dù mật độ rầy ở hai công thức là như nhau nhưng tỷ lệ búp bị rầy hại ở công thức đốn muộn cao hơn ở công thức đốn sớm. Tỷ lệ búp bị rầy xanh hại ở công thức chè đốn tháng 1,2 là nặng nhất tương ứng là 78,48% và 82,38%, ở công thức đốn tháng 12 là 59,87%, chè để lưu là 42,49%. Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi: số lượng bọ trĩ có sự phân khúc thành hai giai đoạn rõ rệt là giai đoạn 3 tháng đầu năm và giai đoạn từ 3 tháng tiếp theo. Trong 3 tháng đầu năm, tỷ lệ này không khác nhau nhiều, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:4 và trên chè đơn muộn là 1:5. Nhưng từ tháng thứ 4 trở đi tỷ lệ này có sự chệnh lệch ngày càng rõ rệt, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:15 và trên chè đốn muộn là 1:17. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn trung bình trong 3 tháng đầu năm trên nương chè đốn sớm (1,10 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (0,91 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đốn sớm là 0,64 con/m2 và đốn muộn là 0,55 con/m2. Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016 mật độ này trên nương chè đốn sớm (2,15 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (1,88 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đốn sớm là 3,47 con/m2 và đốn muộn là 3,37 con/m2. Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy không khác nhau ở giai đoạn 3 tháng đầu năm mà chỉ khác nhau ở 3 tháng tiếp theo. Từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:2 và trên chè đốn muộn là 1:2. Từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:5 và trên chè đốn muộn là 1:6. 121

Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trong 3 đầu năm 2016 trên nương chè đốn sớm (4,76 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (4,05 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê, mật độ này trên chè đốn sớm là 3,48 con/m2 và đốn muộn là 3,15 con/m2. Mật độ rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 đầu năm mật độ này trên nương chè đốn sớm (33,64 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (23,92 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đốn sớm là 57,92 con/m2 và đốn muộn là 58,64con/m2. Tuy nhiên, thời gian đốn lại làm tỷ lệ số lượng giữa chúng khác nhau ở cả hai giai đoạn. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:7 và trên chè đốn muộn là 1:6. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:17 và trên chè đốn muộn là 1:19. Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor Dohrn, bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và tập hợp bọ rùa bắt mồi trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể mật độ bọ rùa đỏ trung bình trong 3 đầu năm trên nương chè đốn sớm là 4,78 con/m2, trên nương chè đốn muộn là 1,09 con/m2. Và trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này trên chè đốn sớm là 3,29 con/m2, trên chè đốn muộn là 1,48 con/m2. Mật độ bọ rùa 6 vằn trong 3 đầu năm trên nương chè đốn sớm là 5,80 con/m2, trên nương chè đốn muộn là 1,27 con/m2. Và trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này trên chè đốn sớm là 3,74 con/m2, trên chè đốn muộn là 1,38 con/m2. Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trong 3 đầu năm trên nương chè đốn sớm là 11,08 con/m2, trên nương chè đốn muộn là 2,76 con/m2. Và trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này trên chè đốn sớm là 7,52 con/m2 cũng cao hơn trên chè đốn muộn (3,26 con/m2). Ngược lại, mật độ của rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe thì chia thành 2 giai đoạn. Trong 3 đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016) mật độ này trên nương chè đốn sớm (88,0 con/m2) cao hơn trên nương chè đốn muộn (67,67 con/m2). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2016) thì mật độ này không khác nhau có ý nghĩa thống kê trên hai công thức, mật độ này trên chè đố sớm là 52,17 con/m2 và đốn muộn là 54,50 con/m2. Tỷ lệ số 122

lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen có sự chênh lệch rất rõ khi thời gian đốn chè khác nhau. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:18 và trên chè đốn muộn là 1:62. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:16 và trên chè đốn muộn là 1:37. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:15 và trên chè đốn muộn là 1:53. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:14 và trên chè đốn muộn là 1:39. Tỷ lệ tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:8 và trên chè đốn muộn là 1:25. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:7 và trên chè đốn muộn là 1:17. Bảng 3.24 . Ảnh hƣởng của thời gian đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với Hệ số tƣơng quan (R) vật mồi Đốn sớm Đốn muộn 2 Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi - bọ trĩ -0,84 -0,78 1 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi - tập hợp sâu cánh vẩy -0,95 -0,93 3 Tập hợp bọ xít bắt mồi- rầy xanh -0,72 -0,56 5 Bọ rùa đỏ - rệp muội nâu đen -0,75 -0,64 6 Bọ rùa 6 vằn – rệp muội nâu đen -0,76 -0,53 7 Tập hợp bọ rùa bắt mồi - rệp muội nâu đen -0,72 -0,62

Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè đốn sớm và chè đốn muộn. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè đốn sớm và chè đốn muộn cho thấy : Trên chè đốn sớm thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Trên chè đốn muộn các mối tương quan thể hiện yếu hơn.

123

Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn sớm là R = -0,84 và trên chè đốn muộn là R = -0,71. Mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu bộ cánh vẩy trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn sớm là R = -0,95 và trên chè đốn muộn là R = -0,93. Mối quan hệ giữa tâp hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn sớm là R = -0,72 và trên chè đốn phớt là R = -0,56. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn đau là R = -0,75 và trên chè đốn muộn là R = -0,64. Mối quan hệ giữa bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn sớm là R = -0,76 và trên chè đốn phớt là R = -0,53. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè đốn sớm chặt chẽ hơn trên chè đốn muộn, hệ số tương quan giữa chúng trên chè đốn sớm là R = -0,72 và trên chè đốn muộn là R = -0,62. 3.4.6. Ảnh hưởng của của một số thuốc trừ rầy thường dùng đến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Yên Lập, Phú Thọ Theo dõi mật độ rầy xanh ở các nương chè sau khi phun 1, 3, 5, 7 và 10 ngày cho thấy khi phun thuốc Victory 585 EC thì mật độ rầy giảm mạnh nhất tại thời điểm 7 ngày sau phun (Mật độ rầy xanh trước khi phun thuốc là 28,2 con/m2 giảm xuống còn 3,39 con/m2 sau khi phun 7 ngày). Đồng nghĩa hiệu lực trừ rầy xanh của Victory 585 EC cao nhất ở 7 ngày sau phun. Mặt khác Victory 585 EC là một thuốc trừ sâu phổ rộng, thuộc nhóm độc II. Kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc này có hiệu lực kéo dài trên 10 ngày. Vì vậy thời gian cách ly dài, chỉ phù hợp khi sử dụng cho chè hái máy. Đối với chè hái tay, thời gian thu hái liên tục, vì vậy cần sử dụng các loại thuốc có hiệu lực ngắn, thời gian cách ly càng ngắn càng tốt.

124

Bảng 3.25. Mật độ trung bình của rầy xanh ở các công thức phun thuốc khác nhau tại nông trƣờng chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ

Tên Mật độ trung bình rầy xanh (con/m2) LSD T Liều công Trƣớc 0,05 T lƣợng/ha 1NSP 3NSP 5NSP 7NSP 10NSP thức phun 600-

Victory 800ml 28,20 23,40 22,41 9,78 3,39 20,19 1 1,95 585 EC +500l ± 2,40 ±2,70 ±0,15 ±3,00 ±2,70 ± 2,10 nước 0,2- Mopride 25,17 20,19 17,01 4,20 9,39 26,04± 2 0,5kg+50 1,55 20WP ±3,30 ±1,80 ±2,40 ±1,08 ±2,40 1,80 0l nước 0,5- Actador 28,80 20,19 17,01 11,79 5,19 16,41 3 0,6kg+50 1,35 100WP ±3,90 ±3,60 ±2,70 ±3,60 ±3,30 ±2,70 0l nước

Ghi chú: NSP- ngày sau phun

Khi phun thuốc Mopride 20WP thì mật độ rầy xanh giảm mạnh tại thời điểm 5 ngày sau phun (Mật độ rầy xanh trước khi phun thuốc là 25,17 con/m2 giảm xuống còn 4,2 con/m2 sau khi phun 5 ngày). Đồng nghĩa hiệu lực trừ rầy xanh của Mopride 20WP đạt cao nhất lúc 5 ngày sau phun. Mặt khác thời gian tác động của thuốc này ngắn hơn Victory 585 EC. Đến ngày thứ 10 sau khi phun hiệu lực thuốc rất yếu, rầy xanh lại bắt đầu có dấu hiệu phục hồi quần thể. Với thời gian tác động ngắn như vậy loại thuốc này có thể sử dụng cho cả chè hái tay và hái máy.

Khi phun thuốc Actador 100WP thì mật độ rầy xanh giảm mạnh nhất tại thời điểm 7 ngày sau phun (Mật độ rầy xanh trước khi phun thuốc là 28,8 con/m2 giảm xuống còn 5,19 con/m2 sau khi phun 7 ngày). Đồng nghĩa hiệu lực trừ rầy xanh của Actador 100WP cao nhất ở 7 ngày sau phun. Mặt khác, thời gian tác động của thuốc kéo dài trên 10 ngày. Như vậy khi sử dụng loại thuốc này thời gian cách ly dài, chỉ phù hợp với chè hái máy.

125

Bảng 3. 26. Ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ rầy thƣờng dùng đến tập hợp bọ rùa bắt mồi tại nông trƣờng chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ Mật độ (con/m2) và tỷ lệ (%) tập hợp bọ rùa bắt mồi sau phun thuốc Mật độ Loại thuốc Lƣợng dùng/ha trƣớc 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 10 ngày phun MĐ TL MĐ TL MĐ TL MĐ TL MĐ TL

Victory 585 EC 600-800ml +500l nước 3,00 2,01 66,70 1,20 40,00 0,39 13,30 0,39 13,30 0,21 6,67

Mopride 20WP 0,2-0,5kg+500l nước 3,39 3,00 88,20 0,99 29,40 0,60 17,60 0,39 11,80 0,39 11,8

Actador 100WP 0,5-0,6kg+500l nước 3,36 2,19 61,10 1,41 38,90 0,60 16,70 0,21 5,56 0,39 11,1 Bảng 3. 27. Ảnh hƣởng của một số loại thuốc trừ rầy thƣờng dùng đến tập hợp bọ xít bắt mồi tại nông trƣờng chè Phúc Khánh, Yên Lập, Phú Thọ Mật Mật độ (con/m2) và tỷ lệ (%) tập hợp bọ xít bắt mồi sau phun thuốc độ Loại thuốc Lƣợng dùng/ha 1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 10 ngày trƣớc phun MĐ TL MĐ TL MĐ TL MĐ TL MĐ TL Victory 585 EC 600-800ml +500l nước 3,50 2,20 62,86 1,40 40,00 0,40 11,43 0,20 5,71 0,20 5,71

Mopride 20WP 0,2-0,5kg+500l nước 3,20 2,80 87,50 1,20 37,50 0,60 18,75 0,40 12,50 0,20 6,25

Actador 100WP 0,5-0,6kg+500l nước 3,60 2,40 66,67 1,60 44,44 0,40 11,11 0,20 5,55 0,20 5,56

Ghi chú: MĐ – Mật độ, TL – Tỷ lệ

126

Thuốc trừ sâu hóa học có hiệu quả phòng sâu hại trừ rất cao và rất nhanh, nhưng đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến mật độ côn trùng bắt mồi trên nương chè. Kết quả ghi lại tại bảng 3.26 và 3.27 và cho thấy mật độ, tỷ lệ tập hợp bọ rùa bắt mồi và bọ xít bắt mồi trên nương chè giảm mạnh sau khi phun thuốc. Đến thời điểm 5-10 ngày sau phun mật độ giảm xuống rất thấp chỉ bằng 5-20% so với trước khi phun. Vậy IPM trên chè trong phạm vi bảo vệ thực vật là phải làm sao giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa hiệu lực trừ sâu hại và tác hại đến quần thể thiên địch. Tùy từng giai đoạn và tình hình cụ thể để quyết định các biện pháp sinh học hay biện pháp hóa học hoặc kết hợp nhiều biện pháp, lưu ý lựa chọn các loại thuốc ít độc với thiên địch để đảm bảo cân bằng sinh thái, sản xuất bền vững, sản phẩm an toàn.

127

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận 1. Tại Phú Thọ đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên chè thuộc 8 bộ và 3 họ. Trong đó ghi nhận mới 3 loài sâu hại chè cho tỉnh Phú Thọ gồm: Sâu đo Biston suppressaria Guence, Bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen và Sâu cuốn lá Archips sp. Có 3 loài gây hại xuất hiện phổ biến là rầy xanh E. flavescens, bọ trĩ P. setiventris, rệp muội nâu đen T. aurantii. Rầy xanh có 2 cao điểm là tháng 5 và tháng 9. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 8. Rệp muội xuất hiện nhiều vào mùa khô và không có cao điểm rõ ràng. 2. Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15 họ. Trong đó, có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài bắt mồi ghi nhận mới trên chè tại Phú Thọ gồm C. lividipennis Reuter, P. peramatus Uhler, A. spinidens Fabricius, O. sauteri (Poppius). Có 4 loài xuất hiện phổ biến gồm Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ M. discolor (Fabricius). 3. Mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi thường cao nhất vào tháng 6, sau đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi xuất hiện quanh năm trên chè, có hai điểm cao vào tháng 5 và tháng 10 và mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi có 1 điểm cao vào tháng 7 và 8. Bọ rùa đỏ xuất hiện quanh năm trên nương chè với mật độ khác nhau, có 2 điểm cao vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Bọ rùa 6 vằn không có sự biến động nhiều giữa các tháng trong năm, chúng luôn duy trì quần thể ở mật độ không cao và đạt mật độ lớn hơn ở các tháng cuối năm và tập hợp bọ rùa bắt mồi có 1 đỉnh cao vào tháng 9 hàng năm 4. Trong 3 năm nghiên cứu, từ tháng 5 đến tháng 10 bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri có mối tương quan nghịch rất chặt với bọ trĩ (R từ -0,69 đến -0,92), từ tháng 4 đến tháng 9 bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus có mối tương quan nghịch rất chặt với sâu cánh vẩy (R từ -0,62 đến -0,89) và tập hợp bọ xít bắt mồi có mối tương quan rất chặt với rầy xanh (R từ -0,77 đến –0,88). Từ tháng 4 đến tháng 7, bọ rùa đỏ M. discolor có mối tương quan nghịch rất chặt với rệp muội nâu đen (R từ - 0,81 đến -0,93), bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus có mối tương quan nghịch rất chặt với rệp muội nâu đen (R từ -0,81 đến -0,92). 5. Các yếu tố giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn chè, thời gian đốn và thuốc hóa học có tác động đến mật độ côn trùng gây hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè. Mật độ 2 loài bọ xít bắt mồi O. sauteri và S. croceovittatus trên giống

128

Trung Du, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt là cao nhất. Mật độ O. Sauteri trên chè có cây che bóng cao hơn trên chè không có cây che bóng nhưng mật độ S. Croceovittatus không có sự sai khác. Đối với 2 loài bọ rùa bắt mồi, mật độ M. Discolor và M. Sexmaculatus trên giống lai (LDP1, LDP2), trên chè có cây che bóng, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt là cao nhất. Mật độ cả 4 loài bắt mồi trên đều có sự khác nhau ở 3 tháng đầu năm nhưng không khác nhau ở 3 tháng tiếp theo trên chè đốn sớm và đốn muộn. 6. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt trên giống lai (LDP1, LDP2), giống TRI777, trên chè có cây che bóng, trên chè chăm sóc tốt, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt và trên chè đốn sớm. Trên chè không có cây che bóng, chè chăm sóc ít, chè hái san trật, chè đốn đau và trên chè đốn muộn các mối tương quan này thể hiện không chặt và yếu.

Đề nghị Đề nghị tiếp tục nghiên cứu biện pháp khích lệ, nhân nuôi, thả bổ sung một số loài côn trùng có vai trò quan trọng trong khống chế sâu hại chè như bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus Dohrn), bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius).

129

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

+ Ghi nhận mới 3 loài sâu hại trên chè ở Phú Thọ. Lần đầu tiên thống kê thành phần loài côn trùng bắt mồi và ghi nhận mới 5 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở Việt Nam, trong đó mô tả 1 loài mới cho khoa học là Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017

+ Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên mối quan hệ này tại điểm nghiên cứu. Bổ sung một số dẫn liệu mới về biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè.

130

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên. Nghiên cứu bước đầu thành phần bọ rùa, bọ xít bắt mồi và mối quan hệ giữa một số loài bắt mồi phổ biến với sâu hại trên cây chè ở Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, trang 1712 – 1718. 2. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Bùi Ngân Tâm. Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi, sâu hại chính trên chè và mối quan hệ giữa bọ rùa với rệp hại chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7, trang 1949 – 1953. 3. Lien Thi Phuong Nguyen, Thuong Thi Vu, John X. Q. Lee and James M. Carpenter. Taxonomic notes on the Polistesstigma group (Hymenoptera, Vespidae: Polistinae) from continental Southeast Asia, with descriptions of three new species and a key to species. Raffles bulletin of Zoology Journal. No. 65: 269 – 279. 4. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Hoàng Gia Minh. Hiệu quả phòng trừ rầy xanh của một số thuốc trừ sâu thường dùng và ảnh hưởng của chúng đến tập hợp thiên địch trên chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng quốc gia lần thứ 9, trang 710 – 714. 5. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam. Diễn biến mật độ một số côn trùng bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2016. Tạp chí bảo vệ thực vật số 6, trang 28 – 31. 6. Vu Thi Thuong, Hoang Gia Minh, Truong Xuan Lam, Nguyen Thi Phuong Lien. Effect of Tea Cultivar on Density of some Predatory and their Preys 3 in Phu Tho Province, . Biological Forum Journal. No. 10(1): 33 – 36. 7. Vũ Thị Thương, Hoàng Gia Minh, Lưu Thị Uyên, Bùi Ngân Tâm, Phạm Tiến Duật (2018). Đánh giá khả năng khống chế rệp muội nâu đen của một số loài bọ rùa bắt mồi phổ biến trên chè tại Phú Thọ thông qua hệ số tương quan và phương trình hồi qui. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3.

131

8. Hoang Gia Minh, Vu Thi Thuong (2018). Community composition of predatory bugs (Hemiptera) and their relationship with major pests on green Tea ( sinensis L.) plantation in Phu Tho province. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3.

132

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003). Tiêu chuẩn ngành TCN10. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 2-7. 2. Bộ môn côn trùng trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2004). Giáo trình chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 30-60. 3. B ộ môn chuẩn đoán giám định dịch hại Viện BVTV (2006). Kết quả điều tra côn trùng hại cây trồng các tỉnh phía Nam năm 1977-1979. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-30. 4. Vũ Quang Côn và Trương Xuân Lam (1994). Các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu tương ở Miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-216. 5. Vũ Quang Côn, Trương Xuân Lam (2002). Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài bọ xít hại và lợi trên một số cây trồng tại vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo (Mê Linh - Vĩnh Phúc). Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr. 115 - 121. 6. Nguy ễn Quang Cường (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tập tính bắt mồi của 3 loài bọ rùa bắt mồi Menochilus sexmaculatus Fabricius, Propylea japonica Thunberg và Lemnia biplagiata Swartz. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tr. 1-100. 7. Nguy ễn Văn Đĩnh (2001). Nhện hại cây trồng và biện pháp phòng chống chúng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-50. 8. Nguy ễn Thanh Hải và Đỗ Tất Lực (2008). Xử lý dữ liệu thống kê Nông nghiệp với phần mềm Excel. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-55. 9. Hi ệp hội chè Việt Nam (2000). Ngành chè Việt Nam. Tạp chí người làm chè, số 26. Tr. 35-42. 10. Nguy ễn Văn Hùng (1988). Kết quả điều tra côn trùng 1967 - 1988. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 6. Tr. 30-36. 11. Nguy ễn Văn Hùng, Đoàn Hùng Tiến, Nguyễn Khắc Tiến (1998). Sâu bệnh, cỏ dại hại chè và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 5- 25.

133

12. Nguy ễn Văn Hùng (1998). Phương pháp quan trắc theo dõi thí nghiệm bảo vệ thực vật chè, Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè (1988 – 1997), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-30. 13. Nguy ễn Văn Hùng (2001). Phòng trừ tổng hợp rày xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít muỗi hại chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 20-50. 14. Hà Quang Hùng, Bùi Thanh Hương (2002). Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ xít Orius sauteri Poppius (Hemiptera : Anthocoridae) khi được nuôi trên bọ trĩ Thrips palmi Karny và trứng ngài gạo Corcyra cephalonica STN. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr. 210 - 214. 15. Nguy ễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006). Quản lý cây chè tổng hợp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 10-30. 16. Hà Quang Hùng (2006). Giáo trình Biện pháp sinh học, Tài liệu giảng dạy cao học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Tr. 10-40. 17. Nguy ễn Đức Khiêm (1996). Kết quả nghiên cứu sâu xếp lá chè Brachmia sp. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 3. Tr. 15-22. 18. Đ ặng Đức Khương, Trương Xuân Lam (2001). Bước đầu xác định các loài bọ xít ăn thịt thuộc giống Sycanus Amy. & Serv. thuộc họ Reduviidae (Heteroptera) ở Việt Nam. Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái học và tài nguyên sinh vật (1996 - 2000). Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr. 299 - 304. 19. Trương Xuân Lam, 2001. Thành phần bọ xít ăn thịt và đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài phổ biến trong hệ sinh thái nông nghiệp ở một số điểm miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ Khoa Học Sinh Học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tr. 1-50. 20. Trương Xuân Lam (2002). Bước đầu nghiên cứu sinh học của loài bọ xít cổ ngỗng đỏ ăn thịt Sycanus falleni Stal (Heteroptera, Reduviidae, Harpactorinae). Tạp chí Sinh Học số 24. Nhà xuất bản Khoa Học và Công Nghệ, Hà Nội. Tr. 7 - 13. 21. Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn (2004). Bọ xít bắt mồi trên một số cây trồng ở Miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 3-220

134

22. Trương Xuân Lam (2008). Khả năng nhân nuôi loài bọ xít ăn sâu Sycanus falleni bằng sâu khoang Spodoptera litura và ngài gạo Corcyra cephalonica trong phòng thí nghiệm. Báo cáo khoa học Hội nghị côn trùng học toàn quốc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. Tr. 591 - 596. 23. Ph ạm Văn Lầm, Nguyễn Văn Liêm, Bùi Hải Sơn, Nguyễn Thành Vĩnh, Nguyễn Thị Kim Hoa, Trương Thị Lan (2003). Góp phần nghiên cứu qui trình sản xuất chè an toàn. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển II, tr. 399-404 24. Ph ạm Văn Lầm, Nguyễn Kim Hoa, Trương Thị Lan (2005a). Một số dẫn liệu về thiên địch của sâu hại chè. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển II, tr. 170-176 25. Ph ạm Văn Lầm (2005b). Nhận dạng và bảo vệ những thiên địch chính trên ruộng lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 32 26. Ph ạm Văn Lầm, Trương Thị Lan (2007a). Kết quả bước đầu thu thập và xác định thiên địch của sâu hại chè tại một số nơi ở phía Bắc. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển III, tr. 55-60 27. Ph ạm Văn Lầm, Trương Thị Lan (2007b). Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến tập hợp chân đốt là thiên địch trên cây chè. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển III, tr. 221-228 28. Ph ạm Văn Lầm và Trương Thị Lan (2008). Một số dẫn liệu bước đầu về sự đa dạng loài của tập hợp chân khớp trên chè ở miền Bắc. Công trình nghiên cứu khoa học về côn trùng, quyển III, tr. 255-261. 29. Ph ạm Văn Lầm, Quách Thị Ngọ, Lê Thị Tuyết Nhung, Trương Thị Lan, Thế Trường Thành, Bùi Văn Dũng (2011). Thành phần côn trùng và nhện nhỏ hại trên một số cây trồng chính ở Việt Nam điều tra năm 2006-2010. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển III, tr. 113-117. 30. Ph ạm Văn Lầm (2013). Thành phần chân khớp đã phát hiện trên cây chè tại Việt Nam. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr 530-537. 31. Hoàng Đức Nhuận (2007). Bọ rùa, tập 1, Tr. 1-168

135

32. Lê Thị Nhung, Nguyễn Thái Thắng (1996). Một số kết quả nghiên cứu phòng trừ tổng hợp sâu hại chè. Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, số 8. Tr. 20-27. 33. Lê Thị Nhung (2002). Nghiên cứu nhóm chích hút hại chè và vai trò thiên địch trong việc hạn chế số lượng chúng ở Phú Thọ. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tr. 1-120. 34. Tấ n Phong (1991). Một số vấn đề về phát triển chè ở nước ta. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, số 7. Tr. 15-20. 35. Đ ỗ Ngọc Quỹ (1989). Những nghiên cứu về cây chè ở trạm nghiên cứu chè Phú Hộ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 18-24. 36. Nguy ễn Khắc Tiến (1986). Kết quả nghiên cứu bước đầu về rày xanh hại chè và biện pháp phòng chống. Kết quả nghiên cứu cây Công nghiệp, Cây ăn quả 1980-1984. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-40. 37. Nguy ễn Khắc Tiến (1994). Kết quả điều tra về thành phần nhện hại và phương pháp phòng trừ. Tuyển tập nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về cây chè 1989-1993. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Tr. 1-60. 38. Phan Xuân Thanh, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Văn Lầm (2005). Kết quả bước đầu sử dụng chế phẩm thảo mộc trừ một số sâu hại chính trên chè. Công trình nghiên cứu khoa học về Côn trùng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, quyển II, tr. 410-415. 39. Nguy ễn Thái Thắng (2001). Nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc hoá học để phòng trừ rầy xanh và nhện đỏ hại chè vùng Trung du Bắc bộ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Tr. 1-90. 40. Nguy ễn Văn Thiệp (1998). Góp phần nghiên cứu thành phần sâu hại chè và một số yếu tố ảnh hưởng đến biến động số lượng một số loài chính ở Phú Hộ. Tuyển tập các công trình nghiên cứu về chè 1988-1997. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 40-48. 41. Nguy ễn Văn Thiệp, Nguyễn Công Thuật, Nguyễn Văn Hùng (1998). Một số nghiên cứu bước đầu về thiên địch sâu hại chè ở Phú Hộ. Tạp chí nông - công nghiệp thực phẩm, số 8. Tr. 35-41. 42. Nguy ễn Văn Thiệp (2000). Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ rầy xanh và bọ trĩ hại chè ở Phú Thọ. Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật

136

nông nghiệp Việt Nam. Tr.1-110. 43. Ph ạm Thị Thùy (2004). Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tr. 1-322. 44. Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (1992). Phương pháp điều tra phát hiện và dự tính dự báo. Tạp chí Bảo vệ Thực vật, số 5. Tr. 1-3 45. Vi ện bảo vệ thực vật (1976). Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968. Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội. Tr. 5-25. 46. Vi ện bảo vệ thực vật (1997). Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Tr. 1-40. 47. Vi ện bảo vệ thực vật (1999). Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền Nam 1977-1979. Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội. Tr. 10-30. 48. Ph ạm Thị Vượng, Nguyễn Văn Hành (1990). Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về sâu hại chè ở vùng Sông Cầu, Bắc Thái và biện pháp phòng trừ. Thông tin bảo vệ thực vật, số 1. Tr. 10-17.

Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài 49. A. B. Mahfuj, J. Mahbuba, M. N. Bari, M. H. Mofazzel and N. Afsana (2002). Potentiality of Micraspis discolor (F.) as a Biocontrol Agent of Nilaparvata lugens (Stal). Journal of Biological Sciences, No. 2: 630-632, 50. A. Babu, A. R. Kumar, K. Perumalsamy and S.P. James (2008). New record of a predator of red spider mite. Newsletter - UPASI Tea Research Foundation,No. 18: 1- 4. 51. A. Borthakurn, S. C. Das (1992). Studies on acarrine predators of phytophagous mites on tea in North - East Indian. International Journal of Tea Science, No. 34: 21-24. 52. A. Borthakurn, M. Sarmah, A. Rahman and N. N. Kakoty (1993). Population dynamics of tea pest and their natural enemy complex in relation to various agromanagemment. Journal of Tea tech, Calcutta, No. 12: 158-165. 53. A. Kawai (1997). Prospects in integrated pest management in tea cultivation in . The Journal of Japan agricultural research quarterly (JARQ), Vol. 31: 213-217. 54. A. Maiti, A. K. Pal and G. P. Samanta (2008). Usefulness of Biocontrol of Pests

137

in Tea: A Mathematical Model. Produced by Department of Mathematics Kolkata-700073, , No. 4: 96-113. 55. A. Takafuji, H. Amano (2001). Control of multiple pests of tea and spider mites in Greenhouse - Biologycal control of insect pests in Japan. Produced by Food and fertilizer technology center, Extension Bulletin : 499.-505. 56. B. Banerjee (2004). How effective are predators of tea pests? - A prespertive. International Journal of Tea Science, Vol. 3: 46-49 57. B. C. Barboka (1994). Pest of tea North - East India and their control. Printed in The Bulletin association tea India: 30-45. 58. B. Christophe (2012). Nest Trapping, a simple method for gathering information on life histories of solitary bees and wasps, Bionomics of 21 species of solitary aculeate in . Journal of Hong Kong Entomolgical Socciety. No. 4: pp. 3-8. 59. B. Mkwaila, P. S. Rattan, W. J. Grice (1979). Tea thrips incidence, crop loss and control measure. The Journal of Quarterty Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No 53, Jan.:4-10. 60. B. Mkwaila (1981). The life cycles of tow important tea pest. The Journal of Quarterty Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No. 61: 11-14. 61. B. Mkwaila (1982). The occurrence of tea thrips: a review. The Journal of Quarterty Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No. 66, Apr.: 7-11. 62. C. C. Ho (1990). Preliminary study on biologycal control of tetranychus kanjawai in Tea filed by Amblyseiidae. Journal of Agricultural research of , No. 36: 217 - 219. 63. D. Dhanapati, R. Varatharajan (2007). Prey - predator relations with reference to tea aphid, Toxoptera aurantii (Boyer de Fonscolombe) and syrphid predators. Journal of Biology control, No. 21(Special Issue): 125-128. 64. D. Dhanapati, M. Shyam and R. Varatharajan (2010). Density, diversity and differential feeding potentials of aphidophagous insects in the tea ecosystem. Journal of Biopesticides, No. 3 (Special Issue): 58 - 61 65. D. Dhanapati, K. Nishikanta and R. Varatharajan (2016). Diversity and density of tea pests in the tea gardens of Manipur. Journal of Plantation Crops, 2016, No. 44: 47 - 51.

138

66. D. F. Waterhouse (1993). Description and key to the genera of the nymphs of British Woodland Typhlocybinae (Homoptera). The Journal of systematic Entomology, No. 3: 75-90. 67. D. S. Hill, J. M. Waller (1998). Tea pests and diseases of tropical crops - hand book of pests and diseases. Produced by Longman Group Ldt in Hong Kong, Vol. 2: 50-60. 68. D. Wyniger và P. Duelli (2000). Development of the Heteropteran fauna after an experimental forest fire in a chestnut forest in the southern part of Switzerland (Ticino). Mitteilungen der Deutschen Gesellschaft fur allgemeine und angewandte Entomologie. No. 12: 425-428 69. F. Cerutin, J. Baumgartner, V. Delucchi (1990). Research on the grrapvine ecosystem in Ticino: III. Biology and mortality factors affecting Empoasca vitis Goeth (Homoptera, Cicadellidae, Typhlocybinae). Journal of Biocontrol science and technology, No. 3: 43-54. 70. F. Cerutin, J. Baumgartner, V. Delucchi (1991). The dynemics of the grape leafhopper Empoasca vitis Goeth population in Southern Swirtzerland and the implications for habitat managemant. Journal of Biocontrol science and technology, No. 1: 177-194. 71. F. Cerutin, J. Baumgartner, V. Delucchi (1992). Research on grapevine ecosytem in ticino: IV. Modelling the population dynamics of Empoasca vitis Goeth (Homoptera, Cicadellidae, Typhlocybinae). Journal of Biocontrol science and technology, No. 6: 179-200. 72. F. Ossiannilsson (1981). The Auchenorrhyncha (Homoptera) of fenoscandia and Denmarka, Volume 2 Families Cicadidae, Cercopidae, Membracidae and Cicadellidae (excl. Deltocephalinae. Brill publishing House, English: 5-45. 73. F . Zukova, L. A. Aksystova, G.V. Gusev (1982). Estimation of the influence of Entomophagous species on numbers of the cabbage Aphid (Brevicoryne brassicae) in the Amur region. Review of applied Entomology, No: 12: 879-883. 74. G.N. Rao, R. Padmanaban (1975). Thrips and their control in tea. The Journal of the UPASI Tea scientific Dept, Cinchona (India): No. 5: 10-20. 75. H. P. Streibert (1981). A standardized laboratory rearing and testing method for the effects of pesticides on the predatory miite Amblyseius fallacis (Gaiman). The Journa of Entomology, US. Coppyright, No. 92: 121-127.

139

76. H. T. Chen (1988). Tea mite biological control in field. The Journal of Tea Resreach Bulletin, No. 7: 15-25. 77. H. T. Chen and H. K. Tseng (1998). Field tests of several new chemicals for control of tea green leaf hopper, Kanzawai spider mite and tea tortrix. The Journal of Taiwan Tea Resreach Bulletin, No.7: 1-14. 78. J. Cheazeau (1993). Tow predator of Tetranychidea in new Guinea: Stethorus exspectatus sp. and Stethorus sultabilis sp. (Col: Coccinellidea). The Journal of Entomophaga, No. 28: 373-378. 79. J. J. Wang, J. H. Tasai (2001). Development, survival and reproduction of black citrus aphid, Toxoptera aurantii (Hemiptera: Aphididae), as a function of temperature. Journal of Bull Entomol Res, No. 91: 477 - 481. 80. J.W. Zhang, Y.J. Wang, J.S (1992). Eco-control of the tea green leaf hopper (Homoptera: Empoasca vitis) and rational use of pesticides. Journal of Tea science, No. 12: 139-141. 81. K. A. Yuliadhi, I.W. Supartha, I.N. Wijaya, Pudjianto (2015). Characteristic Morphology and Biology of Sycanus aurantiacus Ishikawa et Okajima, sp. nov. (Hemiptera: Reduviidae) on the Larvae of Tenebrio molitor L. (Coleoptera: Tenebrionidae.Journal of Biology Agriculture and Heathcare. No. 5, pp. 15-24 82. K. Nagai and E. Yano (1999). Effect of temperature on the development and reproduction of Orius sauteri (Poppius), a predator of Thrips palmi Karny. Journal of Entomological and Zoology No. 34, pp. 223-339 83. K. S. Nitin, P. Shivarama, T.N. Raviprasad and K. Vanitha (2017). Biology, Behaviour and predatory efficiency of Sycanus galbanus Distant. Hemiptera: Reduviidae: Harpactorinae recorded in Cashew plantations. Journal of Entomology and Zoology Studies, No. 5: 524-530. 84. K. Yang, L. Zhang, F. Guo, Y. Long, Y. Wang, X. Wan (2016). Reidentification of Sex Pheromones of Tea Geometrid Ectropis obliqua Prout (Lepidoptera: Geometridae). Journal of Econ Entomol, Volume 109 (1), pp. 163 - 171. 85. L. A. Mound and J. M. Palmer (1981). Identification, distribution and host- plants of the pest species of Scirtothrips. Printed in Bull. Ent. Res. of The British museum, London: 30-37. 86. L. K. Hazarika and Puzari (1998). Biocontrol Potential and Its Exploitation in

140

Sustainable Agriculture.Printed in the United States of America, Vol. 2: 171-175. 87. L. K. Hazarika, M. Bhuyan, B. N. Hazarika (2009). Insect pests of tea and their management. The Journal of Annu Rev Entomol, No. 54: 267-284. 88. L. Shengjie, L. Zhipeng, S. Yi, A. Douglas, P. Schaefer, O. Alele, J. Chen, Y. Xiaodong (2015). Spider foraging strategies dominate pest suppressionin organic tea plantations. The Joournal international Organization for Biological Control (IOBC), No. 10: 839-847. 89. M. A. Claver, D. P. Ambrose (2002). Prey Stage Preference of the Predator, Rhynocoris kumarii Ambrose and Livingstone (Heteroptera, Reduviidae). Three Selected Convergence Vol. 4, No. 1 - 4: 35 - 38. 90. M. Cheng (1991). Prediction of the start of the peak of Empoasca pirisuga by Cpmputer. Journal of Agriculture Science (china), No. 1: 181-183. 91. M. F. Claridge, M. R. Wilson (1976). Diversity and distribution patterns of temprate woodland canopy. Journal of Ecological Entomology, No. 1: 231-250. 92. M. Mochizuki, M. Ohtaishi, K. Honma (1991). Yellow sticky trap of lat type is useful for monittoring the occurrence of tea greenleafhopper Empoasca onukii Matsuda in tea filed - Bul. The Journal of the National Reseach Insstitute Vegetables, ornamental plants tea, No.7: 29-36. 93. M. P. Seagraves and K.V. Yeargan (2006). Selection and evaluation of a companion plant to augment densities of Coleomegilla maculata (Coleoptera: Coccinellidae) in sweet corn. Journal Environmental Entomology, No. 35: 1334-1341. 94. M. S. Mohammad and A. Mustak (2011). Integrated pest management in tea prospects and future strategies in Bangladesh. The Journal of Plant Protection Sciences, No. 3, December: 1-13. 95. N. A. Schellhorn, D. A. Andow (1999). Cannibalism and interspecific predaton: role of oviposition behavior. Speccial forum “natural enemy food webs”. Journal Ecological Applications, No. 9: 418-428. 96. N. Mureleedharan, C. Kandaswamy (1980). Tea thrips and their control. Planter's Chronicle printed in India, Vol. 45: 34-41. 97. N. Muraleedharan, B. Radhakrishnan (1986). Syrphid predators of the tea aphid, Toxoptera aurantii (Boyer de Fons) in the Anamallais Indian. The Journal of Agri science, No. 56: 307-312.

141

98. N. Mureleedharan, R. Varadharan (1986). Synthetic Pyrethroids for the control of flushworm and thrips infesting tea. Planter's Chronicle printed in India, Vol. 81: 15-25. 99. N. Muraleedharan, B. Radhakrishnan (1988). Natural enemies of certain tea pest occurring in Southern Indian- Insect science and its Application (Kenya). Kenya publishing House, Vol. 9: 647-654. 100. N. Muraleedharan (1992a). Pest control in Asia. In Tea Cultivation to Consumption, Eds, produced by Willson & Clifford, Chapman & Hall, London: 375-412.. 101. N. Mureleedharan (1992b). Bioecology and management of tea pest in Southern India. The Journal of plantation crops (India), No. 20: 27-38. 102. N. T. P. Lien, F. Saito, J. Kojima, J. M. Carpenter (2006). Vespidae (Hymenoptera) of Viet Nam 3. Synoptic key to Vietnamese species of the polistine genus Ropalidia, with notes on and distribution. Entomological Science, No.9: 93-100 103. N. T. P. Lien, J. Kojima, F. Saito (2011). Polistes (Polistella) wasps (Hymenoptera: Vespidae: Polistinae) from mountainous areas of northern Vietnam, with description of five new species. Zootaxa 3060: 1-30. 104. N. T. P. Lien, J. Kojima (2014). Distribution and nests of paper wasps of Polistes (Polistella) in northeastern Vietnam, with description of a new species (Hymenoptera, Vespidae, Polistinae). ZooKeys 368: 45–63. 105. N. Gireesh, R. Eswara and S. Adarsh (2014). Science of Tea Technology. Publisher Scientific Publishers (India): 317-333. 106. P. A. Oomen (1982). Studies on population dynamies of scalet mite Brevipalpus phoenicis a pest of tea in Indonesia. Doctor's dissertation, save in Indonesia nation library: 1-88. 107. P. Du (1932). Principales maladies parasitares du thesier et du caféiser en extrême Orient. Bulletin économique de L'Indochine: 20-40. 108. P. Lester, R. Harmsen (2002). Functional and numerical responses not always indicate the most effective predator for biological control: an analysis of two predators in a two-prey system. Journal of Applied Ecology, Vol 39: 455-468. 109. P. Narisara, S. Yukie, K. Natsuko, K. Yooichi (2016). Oviposition preference for leaf age in the smaller tea tortrix Adoxophyes honmai (Lepidoptera: Tortricidae) as related to performance of neonates. Journal of applied

142

Entomology and Zoology. No. 51: 363 - 371.

110. P. Sivapalan, N. C. Gnanapragasam (1980). Effect of saponi and nonsteroidal amino on the development of Homoma cofferia in vitro. The Journal of Entomology Exp. Et., No. 27: 30-40. 111. P. Sivapalan and K. A. D. W. Seneratne (1997a). Some aspects of the biology of the tea termite Glyptotermes dilatatus.The Journal of Tea quarterly, No. 23: 9-21.

112. P. Sivapalan, K. A. D. W. Seneratne and A.A.C.K. Karunaratne (1997b). Observation on the occurrence and behaviour oflive wood termites (Glyptotermes dilatatus) in low country tea fields. he Journal of Tea quarterly, No. 23: 5-8. 113. P. S. Rattan (1988). Cultura and insecticide control of thrips. The Journal of Quarterty Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No. 91: 15-25. 114. P. S. Rattan (1989). Thiodan for the control of mosduito bug. The Journal of Quarterty Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No. 95, Jul.: 27-29. 115. P. S. Rattan (1992). Pest and disease control in Africa.Chapman. & Hall Publishing House, London: 331-352 116. R. Buitenhuis, G. Murphy, G. Ferguson, L. Shipp (2015). Amblyseius swirskii in greenhouse production systems: a floricultural perspectiv. The Journal of Experimental and Applied Acarology. No.1: 55-65. 117. R. L. Jeppson, H. Hartfor (1975). Mites injurious to Economic Plant. Produced by University of California Press, Berkeley Los Angerles London: 55-63. 118. R. Somnath, A. Mukhopadhyay, S. Das and G. Gurusubramanian (2010). Bioefficacy of coccinellid predators on major tea pests. Journal of Biopesticides, No. 3: 033-036. 119. R. Somnath and A. Rahman (2014). A study on the comparative predatory efficiency and development of Micraspis discolor (F.) and Menochilus sexmaculatus (F.) on tea aphid Toxoptera aurantii (Boyer de Fons.). Journal of Zoology and Ecology, No. 24, pp. 25-33. 120. R. Somnath, R. Azizur (2014). A study on the comparative predatory efficiency and development of Micraspis discolor (F.) and Menochilus sexmaculatus (F.) on tea aphid Toxoptera aurantii (Boyer de Fons.). Journal Zoology and Ecology, No. 24: 285-287. 121. R. T. Elliis, P. S. Rattan (1977). Yellow tea thrips. The Journal of Quarterty

143

Newsl TRF of Central Africa (Malawi), No.45, Jan: 25-30. 122. S. A. Corbet (1973). Ovipossition pherromone in laval mandibular glands of Ephestia kuehniella. Journal of Nature No. 243: 537-53 123. S. C. Das, N. N. Kakoty (1991). Cold weather practices for reducing pest incidence on tea. International Journal of Tea Science, No. 38: 9-12 124. S. G. Khoo (1990). Use of natural enemies to control agricultural pests in Malaysia. The Journal of Extension Bulletin (ASPAC/FFTC), No.304: 12-22. 125. S. J. Vennison, D. P. Ambrose, 1992; Biology, Behaviour and Biocontrol Efficiency of a Reduviid Predator, Sycanus reclinatus Dohrn (Heteroptera: Reduviidae) Mitt. Zool. Mus. Berl. 68 (1): 143 - 156. 126. S. Morooka F., N. T. P. Lien, J. Kojima (2015). Zootaxa 3947 (2): 215-235. 127. S. P. Chowdhury, M. A. Ahad, M. R. Amim (2008). Bean Aphid Predation Efficiency of Lady Bird Beetle Micraspis discolor F. (Coleoptera: Coccinellidae). Journal Soil Nature, No. 2: 40-45. 128. S. Sannigrahi and A. Mukhopadhyay(1992). Laboratory evaluation of predatory efficiency of Geocoris ochropterus Fieber (Hemiptera: Lygaeidae) on. Some common tea pest. Srilanka Journal of tea science, No. 61: 39-44. 129. T. Eden (1958). Entomological Knowledge in Tea Great Britain. Published by Wiley-Blackwell: 5-15. 130. T. E. Cottrell and K. V. Yeargan (1998). Infuence of a native weed, Acalypha ostryaefolia (Euphorbiacease), on Coleomegilla maculata (Coleoptera: Coccinellidae) population density, predation and cannibalism in eweet corn. Journal Environmental Entomology, No. 27: 1375-1385. 131. T. N. Ananthakrishnan (1984). Bioecology of thrips, Oak park, Michigan, USA. India publishing House: 1- 233. 132. T. Visser (1961). Interplanting in tea - Tea Quart. The Jour of the TRI of Ceylon, Vol. 32, part 2:69-79. 133. V. Duraikannu, B. Azariah (2013). Life table and efficacy of Mallada desjardinsi (Chrysopidae: Neuroptera), an important predator of tea red spider mite, Oligonychus coffeae (Acari: Tetranychidae). Journal of Experimental and Applied Acarology, Vol. 61: 43-52. 134. V. J. Vora, R. K. Bharodia, M. N. Kapadia (1984). Pests of oilseed crops and their control. The Journal of India pesticides, No. 11: 3-5.

144

135. V. J. Rahman, A. Babu, A. Roobakkumar, K. Perumalsamy, D. Vasanthakumar, M. S. R. Subramaniam (2012). Efficacy, prey stage preference and optimum predator-prey ratio of the predatory mite, Neoseiulus longispinosus Evans (Acari: Phytoseiidae) to control the red spider mite, Oligonychus coffeae Nietner (Acari: Tetranychidae) infesting tea. The Journal Archives of Phytopathology and Plant Protection, No. 45: 699-706 136. V. Sudoi (1985). The effects of rainfall and shade on the incidence of yellow tea thrips (S. kenyensis) in Kenya. The Journal of Tea (Kenya), No. 6, Dec.: 7-12.

137. V. Sudoi (1987). Thrips: Their indentification, spatial distribution and biocontrol agents with reference to genus Scirtothrips Shull: a review. The Journal of Tea (Kenya), No. 8, Jul.: 33-36. 138. W. Lu, Y. F. Lou (2016). Forecasting the first peak of tea green leafhopper by simplifying classic statistics. Produced by China Tea, Vol. 16: 30-31. 139. Y. F. Chen (1992). A survey on spiders in the tea plantations of the Mountainous region of Zhejiang province. Chinese Journal of Biologycal Control, No. 8: 68-71. 140. Y. Fan, F. L. Peptitt (1994). Biological control of broad mite Polyphagotarsonemus latus (Bank) by Neoseiulus barkeri Hughes on papper - Bological control. The Journal of Experimental & Applied Acarology, No. 4: 395-410. 141. Y.H. Bao, H. Z. Qing, A. B. John (2012). Attraction of the tea aphid, Toxoptera aurantii, to combinations of volatiles and colors related to tea plants. Journal Entomologia Experimentalis et Applicata, Volume 144, Issue 3, pp. 258–269 142. Y. H. Bao, X. W Meng, Z. C. Ying, Q. N. Yu, P. Cheng, C. Lin, R. C. Kamlesh, H. Z. Qing (2014). Sex pheromone of the tea aphid, Toxoptera aurantii (Boyer de Fonscolombe) (Hemiptera: Aphididae). Journal of Chemoecology, No. 24: 179 - 187. 143. Z. Chen and X. Chen (1989). An analysis of world tea fauna. The Journal of Tea Science, No. 9: 13-22. 144. Z. Chen (1994). Tea Science in the year 2000 with special reference to China. In roc. Of the Inter. Seminar on “ Intergrated crop Managemnet in tea: Towarsd higher productivity”. Conlombo, Srilanka, Apr. 26-27, 1994: 51-57. 145. Z. Chen (1995a). Tea in 21st century. Proc. Of ’95 International Tea – Qualiy – Human heathly symposium. The International Seminar on "Integrate crop Management in tea, Nov., 7-10th, Shanghai, China, : 3-6.

145

146. Z. Chen (1995b). Tea Science in the year 2000 with special reference to China. In Proc. The International Seminar on "Integrate crop Management in tea: Towards Higher productivity". Colombo, Srilanka, Apr. 26-27, 1994: 55-62. 147. Z. J. Gutierre, O. Bonato (1994). The Tetranychidae mites attacking cassava in the Congo and some their predators. The Journal of Afican Zoology, No. 108: 20-28. 148. Z.L. Xie (1993). Predation of Chrysilla verrsicolor spiders on tea leafhoppers. The Journal of Tea, Guandong, No. 1: 41-44. 149. Z. Xie, S. Dai, P. Cao, S. Lai, F. Zeng, L. Shengjie, L. Seng (1991). A study on succcession in insect communities in tea plantations not treatesd whit pesticides on the Leizhou Peninsula. Journal of Tea Science, No. 11: 111-117. Tài liệu Internet 150 https://www.amentsoc.org/insects/glossary/terms/pitfall-trap. Amateur Entonologists Society. Pitfall trap. Cập nhật 20-10.2015. 151 CAB International (1997). Crop protection compendium, Training manual, Module 1. http://www.Cabicompendium.org/namestists/cpc/Full 152 Agroviet.com.vn. Hồ sơ ngành chè. Cập nhật 10.11.2016 153 http://nongnghiep.vn/nhan-nuoi-va-su-dung-thien-dich-post29233.html. Nhân nuôi và sử dụng thiên địch. Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh. Cập nhật 1.9.2009. 154 California Environmental Protection Agency Department, 2010. https://www3.epa.gov/myenv/MyEnvReports.html 155 http://www.tnmtphutho.gov.vn. Dữ liệu khí tượng thủy văn.

.

146

PHỤ LỤC Bảng 1. Thành phần và mức độ xuất hiện sâu hại chè tại tỉnh Phú Thọ Mức độ Số lần xuất hiện STT Tên loài bắt gặp (%) 1 Oxya sp. 2 10 2 Trilophidia annulata (Thunberg) 1 5 3 Catantops acuticercus Bolivar 2 10 4 Pseudoxya diminuta (Walker) 3 15 5 Brachytrupes pertentosus Lichtenstein 2 10 6 Gryllotalpa orientalis Burmeister 1 5 7 Physothrips setiventris Bagnall 14 70 8 Bemisia sp. 3 15 9 Aleurocanthus spiniferus (Quainance) 2 10 10 Aleuroclava subindica Martin et Mound. 1 5 11 Empoasca flavescens Fabricius 12 60 12 Tettigoniella ferrugines Fabricius 1 5 13 Toxoptera aurantii Fonscolombe 11 55 14 Kilifia acuminata Signoret 2 10 15 Vinsonia stellifera (Westwood) 3 15 16 Ferrisia virgata Cockerell 1 5 17 Pseudococcus crytus Hempel 1 5 18 Chionaspis theae Maskell 2 10 19 Lepidosaphes beckii (Newman) 4 20 20 Lepidosaphes gloverii (Packard) 3 15 21 Lawana imitata Melichar 2 10 22 Ricania speculum Walker 1 5 23 Helopeltis theivora Waterhouse 6 30 24 Cletus punctiger Dallas 3 15 25 Cletus pugnator Fabricius 2 10 26 Cletus trigonus Thunberg 1 5 27 Homoeocerus walkeri Kirby 2 10

28 Leptocorisa varicornis Fabricius 4 20 29 Leptocorisa oratorius (Fabricius) 2 10 30 Poecilocoris latus Dallas 1 5 31 Nezara viridula Linneaus 3 15 32 Hypomeces squamosus Fabricius 2 10 33 Melolontha sp. 2 10 34 Maladera orientalis Motsch. 1 5 35 Xyleborus morstatti Haget 3 15 36 Zeuzera coffea Nietner 5 25 37 Biston suppressaria Guence 6 30 38 Chalcocelis albigutata Snellen 6 30 39 Parasa lepida Cramer 2 10 40 Euproctis scintillans Walker 2 10 41 Orvasca subnotata Walker 3 15 42 Euproctis pseudoconspersa Strand* 4 20 43 Orgyia postica Walker 1 5 44 Eterusia aedae Linneaus 1 5 45 Acanthopsyche subera Hmb. 6 30 46 Pagodia hekeyeri Heylaerts 1 5 47 Amatissa vaulogeri Heylaerts 5 25 48 Clania crameri Westwood 2 10 49 Agriphora rhombata Meyrick 1 5 50 Homona coffearia Nietner 6 30 51 Archips sp. 2 10 52 Adoxophyes orana (Fischer) 1 5 53 Eumeta minuscula Butler 2 10 54 Pagadiella hekmeyeri Heylaerts 3 15 55 Odontotermes formosanus Shiraki 1 5 56 Coptotermes ceylonicus Holmgren 2 10 Tổng số lần điều tra = 20

Bảng 2: Diễn biến mật độ rầy xanh Empoasca flavercens Fabricius trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ

Mật độ rầy rầy xanh Empoasca flavercens Fabr. (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 3,75 4,62 0,90 23,76 16,35 7,05 7,80 8,70 18,90 20,55 7,80 5,01 10,43 Năm 2015 2,88 1,74 4,35 24,96 20,1 14,55 11,70 9,48 20,52 21,15 9,45 5,67 12,21 Năm 2016 3,84 5,80 6,51 28,65 23,76 17,70 13,56 11,70 21,96 26,25 7,05 6,96 14,48 TB tháng 3,49 4,05 3,92 25,79 20,07 13,10 11,02 9,96 20,46 22,65 8,10 5,88

Bảng 3: Diễn biến mật độ bọ trĩ Physothrips sentiventris Bagnall trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ

Mật độ rầy bọ trĩ Physothrips sentiventris Bagnall (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 3,20 4,07 6,12 12,05 16,81 26,80 47,36 42,15 39,45 22,35 12,24 4,27 19,74 Năm 2015 6,60 6,87 7,70 13,05 19,76 27,05 60,56 51,75 41,40 28,88 14,40 6,90 23,74 Năm 2016 8,12 9,53 12,00 14,72 14,90 49,40 77,65 67,60 62,64 36,76 19,00 4,92 31,44 TB tháng 5,97 6,82 8,61 13,27 17,16 34,42 61,86 53,83 47,83 29,33 15,21 5,36

Bảng 4: Diễn biến mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 11,00 15,93 32,72 40,45 28 17,95 17,7 11,32 10,2 31,1 12,24 101,46 27,51 Năm 2015 87,88 58,53 48,20 56,60 53,52 37,05 14,9 12,24 9,00 8,32 14,8 57,35 38,20 Năm 2016 68,16 73,27 80,05 20,48 20,85 25,2 15,12 20,3 22,95 36,76 41,1 92,08 43,03 TB tháng 55,68 49,24 53,66 39,18 34,12 26,73 15,91 14,62 14,05 25,39 22,71 83,63

Bảng 5: Diễn biến mật độ tập hợp sâu cánh vẩy hại chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ tập hợp sâu cánh vẩy (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 0,54 1,10 1,31 1,14 1,02 0,89 1,18 1,12 1,13 1,24 1,39 0,73 1,07 Năm 2015 1,12 1,44 1,43 1,22 1,18 1,13 1,21 1,16 1,18 1,25 1,38 1,45 1,26 Năm 2016 1,24 1,57 1,52 1,40 1,34 1,24 1,34 1,26 1,26 1,28 1,57 1,52 1,38 TB tháng 0,97 1,37 1,42 1,25 1,18 1,09 1,24 1,18 1,19 1,26 1,45 1,23

Bảng 6. Thành phần côn trùng bắt mồi và mức độ xuất hiện trên chè tại Phú Thọ Mức độ Số lần bắt STT Tên loài xuất hiện gặp (%) 1 Cytorrhinus lividipennis Reuter 1 5 2 Coranus fuscipennis Reuter 3 15 3 Coranus spiniscutis Reuter 2 10 4 Sycanus croceovittatus Dohrn 12 60 5 Poliditus peramatus Uhler 1 5 6 Andrallus spinidens Fabricius 3 15 7 Orius sauteri (Poppius) 11 55 8 Eocanthecona furcellata (Wolff) 2 10 9 Nabis capsiformis Germar 5 25 Eucolliuris fuscipennis fuscipennis 10 1 5 (Chaudoir) 11 Odacantha metallica (Fairmilie) 2 10 12 Ophionea nigrofasciata (Schmidt-Goebel) 2 10 13 Ophionea indica (Thunberg) 1 5 14 Paederus fuscipes Curtis 2 10 15 Paederus tamulus Erichson 3 15 16 Oligota sp. 2 10 17 Chilocorus gressitti Miyat. 1 5 18 Leis dimidiata (Fabricius) 2 10 19 Menochilus sexmaculatus (Fabricius) 13 65 20 Stethorus sp. 3 15 21 Coccinella transversalis Fabricius 2 10 22 Harmonia octomaculata (Fabricius) 2 10 23 Lemnia biplagiata (Swartz) 2 10 24 Micraspis discolor (Fabricius) 13 65 25 Scymnus hoffmanni Weise 2 10 26 Propylea japonica Thunberg 6 30

27 Micromus sp. 3 15 28 Chrysopa sp. 2 10 29 Asarcina aegota Fabricius 1 5 30 Episyrphus balteatus (De Geer) 2 10 31 Ischiodon scutellaris (Fabricius) 2 10 32 Clythia sp. 1 5 33 Paragus crenulatus Thom. 1 5 34 Polistes gigas (Kirby) 1 5 35 Polistes olivaceus (DeGeer) 2 10 36 Polistes japonicus de Saussure 3 15 37 Polistes sagittarius de Saussure 1 5 Polistes communalis Nguyen, Vu & 38 Carpenter, 2017 3 15 39 Ropalidia stigma (Smith) 2 10 40 Vespa affinis (Linnaeus) 2 10 41 Allorhynchium argentatum (Fabricius) 1 5 42 Delta pyriformepyriforme (Fabricius) 3 15 Rhynchium brunneum brunneum 43 (Fabricius) 1 5 44 Aenictus binghamii Forel 1 5 45 Anoplolepis gracilipes (Smith) 3 15 46 Camponotu ssp. 3 15 47 Polyrhachis proxima Roger 2 10 48 Pheidologeton divers (Jerdon) 2 10 49 Odontoponera denticulata (Smith) 2 10 50 Hierodula saussurei Kirby 1 5 51 Prorenus sp 2 10 Tổng số lần điều tra = 20

Bảng 7: Diễn biến mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 0,40 0,29 0,65 0,27 0,43 0,73 0,23 0,54 0,38 0,30 0,26 0,20 0,39 Năm 2015 0,43 0,58 0,27 0,36 0,48 0,95 0,20 0,52 0,38 0,33 0,35 0,35 0,43 Năm 2016 0,60 0,68 0,58 0,54 0,67 1,15 0,54 0,65 0,41 0,53 0,47 0,46 0,61 TB tháng 0,47 0,52 0,50 0,39 0,53 0,94 0,32 0,57 0,39 0,38 0,36 0,34

Bảng 8: Diễn biến mật độ loài bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 0,36 0,20 0,22 0,40 1,65 1,02 0,96 0,50 1,45 1,67 0,73 0,56 0,81 Năm 2015 0,50 0,66 0,50 0,62 2,04 1,70 1,21 1,10 1,43 2,10 0,59 0,70 1,10 Năm 2016 0,67 0,85 0,92 1,11 2,27 1,81 1,31 1,17 1,55 2,27 0,76 0,89 1,30 TB tháng 0,51 0,57 0,55 0,71 1,99 1,51 1,16 0,92 1,48 2,01 0,69 0,72

Bảng 9: Diễn biến mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ độ tập hợp bọ xít bắt mồi (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 2,93 1,41 2,01 2,77 2,69 4,65 4,14 4,74 2,19 2,76 2,01 3,03 2,94 Năm 2015 2,96 2,07 2,23 2,31 3,75 4,65 4,76 5,03 3,73 3,16 3,16 3,94 3,48 Năm 2016 2,15 2,33 2,29 3,84 3,63 5,96 6,49 5,68 3,93 3,66 3,94 3,85 3,98 TB tháng 2,68 1,94 2,18 2,97 3,36 5,09 5,13 5,15 3,28 3,19 3,04 3,61

Bảng 10: Diễn biến mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor trên chè chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ bọ rùa đỏ Micraspis discolor (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 2,10 2,34 3,30 2,25 3,45 5,97 4,71 4,89 2,73 1,14 1,47 1,47 2,99 Năm 2015 3,24 4,92 4,50 4,77 2,73 4,89 6,54 2,73 3,18 2,73 3,57 0,90 3,73 Năm 2016 3,42 3,39 5,13 5,16 8,28 9,48 6,93 5,88 5,31 4,20 7,20 3,21 5,63 TB tháng 2,92 3,55 4,31 4,06 4,82 6,78 6,06 4,50 3,74 2,69 4,08 1,86

Bảng 11: Diễn biến mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus trên chè lai LDP1, 3 tuổi tại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 0,72 1,10 2,01 0,75 3,19 2,60 4,86 4,76 6,28 2,88 0,75 0,32 2,52 Năm 2015 2,55 0,90 1,98 2,61 4,02 4,00 6,61 5,85 7,64 4,02 4,75 0,58 3,79 Năm 2016 1,52 0,85 0,98 4,56 2,22 2,38 6,31 7,47 7,62 5,70 7,95 3,90 4,29 TB tháng 0,75 0,95 1,66 2,64 3,14 2,99 5,93 6,03 7,18 4,20 4,48 1,60

Bảng 12: Diễn biến mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè lai LDP1, 3 tuổitại Hạ Hòa, Phú Thọ Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi (con/m2) TB năm Năm Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2014 0,76 1,93 3,89 3,49 3,48 3,37 3,62 3,49 4,68 3,28 3,22 1,75 3,08 Năm 2015 2,80 3,50 2,65 2,59 3,41 3,32 4,13 3,69 4,98 3,79 3,63 2,12 3,38 Năm 2016 3,07 3,65 3,12 3,56 4,22 5,47 5,50 6,04 6,13 4,36 5,96 2,80 4,49 TB tháng 2,21 3,03 3,22 3,21 3,70 4,06 4,42 4,41 5,26 3,81 4,27 2,22

Bảng 13: Mật độ 1 số loài bọ xít bắt mồi và vật mồi của chúng trên chè tại Phú Thọ

Mật độ bọ xít Bọ xít cổ Mật độ bọ trĩ Mật độ tập nâu đen nhỏ ngỗng đen bắt Năm Tháng Physothrips hợp sâu bắt mồi Orius mồi Sycanus sentiventris cánh vẩy sauteri croceovittatus

2014 Tháng 1 3,20 0,36 0,54 0,40 Tháng 2 4,07 0,20 1,10 0,29 Tháng 3 6,12 0,22 1,31 0,65 Tháng 4 12,05 0,40 1,14 0,27 Tháng 5 16,81 1,65 1,02 0,43 Tháng 6 26,8 1,02 0,89 0,73 Tháng 7 47,36 0,96 1,18 0,23 Tháng 8 42,15 0,50 1,12 0,54 Tháng 9 39,45 1,45 1,13 0,38 Tháng 10 22,35 1,67 1,24 0,30 Tháng 11 12,24 0,73 1,39 0,26 Tháng 12 4,27 0,56 0,73 0,20 2015 Tháng 1 6,6 0,50 1,12 0,43 Tháng 2 6,87 0,66 1,44 0,58 Tháng 3 7,7 0,50 1,43 0,27 Tháng 4 13,05 0,62 1,22 0,36 Tháng 5 19,76 2,04 1,18 0,48 Tháng 6 27,05 1,70 1,13 0,95 Tháng 7 60,56 1,21 1,21 0,20 Tháng 8 51,75 1,10 1,16 0,52 Tháng 9 41,4 1,43 1,18 0,38 Tháng 10 28,88 2,10 1,25 0,33 Tháng 11 14,4 0,59 1,38 0,35 Tháng 12 6,9 0,70 1,45 0,35 2016 Tháng 1 8,12 0,67 1,24 0,60 Tháng 2 9,53 0,85 1,57 0,68 Tháng 3 12 0,92 1,52 0,58 Tháng 4 14,72 1,11 1,40 0,54 Tháng 5 14,9 2,27 1,34 0,67 Tháng 6 49,4 1,81 1,24 1,15 Tháng 7 77,65 1,31 1,34 0,54 Tháng 8 67,6 1,17 1,26 0,65 Tháng 9 62,64 1,55 1,26 0,41 Tháng 10 36,76 2,27 1,28 0,53 Tháng 11 19,00 0,76 1,57 0,47 Tháng 12 4,92 0,89 1,52 0,46 Ghi chú: Mật độ là con/m2

Bảng 14: Mật độ 1 số loài bọ rùa bắt mồi và rệp muội trên chè tại Phú Thọ

Bọ rùa Rệp muội Bọ rùa 6 vằn đỏ bắt hại chè bắt mồi Tập hợp bọ Năm Tháng mồi Toxoptera Menochilus rùa bắt mồi Micraspis aurantii sexmaculatus discolor 2014 Tháng 1 11,00 2,10 0,72 2,82 Tháng 2 15,93 2,34 1,10 5,79 Tháng 3 32,72 3,30 2,01 8,67 Tháng 4 30,45 2,25 0,75 4,46 Tháng 5 28,00 3,45 3,19 10,44 Tháng 6 17,95 5,97 2,60 10,11 Tháng 7 17,70 4,71 4,86 10,87 Tháng 8 11,32 4,89 4,76 7,48 Tháng 9 10,20 2,73 6,28 11,03 Tháng 10 11,10 1,14 2,88 7,02 Tháng 11 12,24 1,47 0,75 6,67 Tháng 12 101,47 1,47 0,32 5,24 2015 Tháng 1 87,88 3,24 2,55 8,41 Tháng 2 58,53 4,92 0,90 7,50 Tháng 3 48,20 4,50 1,98 7,95 Tháng 4 56,60 4,77 2,61 7,38 Tháng 5 53,52 2,73 4,02 10,24 Tháng 6 37,05 4,89 4,00 10,98 Tháng 7 14,90 6,54 6,61 13,14 Tháng 8 12,24 2,73 5,85 11,08 Tháng 9 9,00 3,18 7,64 14,93 Tháng 10 8,32 2,73 4,02 11,38 Tháng 11 14,80 3,57 4,75 10,89 Tháng 12 57,35 0,90 0,58 3,36 2016 Tháng 1 68,16 3,42 1,52 6,21 Tháng 2 73,27 3,39 0,85 7,95 Tháng 3 80,05 5,13 0,98 9,36 Tháng 4 20,48 5,16 4,56 7,68 Tháng 5 30,85 8,28 2,22 9,66 Tháng 6 45,20 9,48 2,38 8,85 Tháng 7 15,12 6,93 6,31 13,23 Tháng 8 20,30 5,88 7,47 13,35 Tháng 9 22,95 5,31 7,62 12,00 Tháng 10 36,76 4,20 5,70 12,00 Tháng 11 41,10 7,20 7,95 15,15 Tháng 12 92,08 3,21 3,90 4,50 Ghi chú: Mật độ là con/m2