TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ^ VIỆN NGÔN NGỮ - VĂN HÓA - QUAN HỆ QUỐC TẾ

BARIA VUNGTAU UNIVERSITY C a p Sa in t Ja c q u e s

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN ’ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ K h á c b iệ t

Trình độ đào tạo: Đại học Chính quy Ngành: Đông Phương học Chuyên Ngành: Ngôn ngữ Nhật Bản

Giảng viên hướng dẫn: TS Lương Minh Chung Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Ánh MSSV: 13030563 Lớp: DH13NB

Vũng Tàu, ngày 4 tháng 7 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài khóa luận “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” là do chính tôi thực hiện. Các thông tin, dữ liệu thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài đều trung thực, không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu nào.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên.

Sinh viên

Lê Ngọc Ánh LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhờ những kiến thức và sự động viên trong suốt quá trình học tập trên giảng đường đại học, em đã sẵn sàng hành trang để bước vào con đường riêng của mình. Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Đông phương học, đặc biệt là thầy Lương Minh Chung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em giải quyết những khó khăn trong quá trình làm khóa luận này. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do kiến thức còn nhiều hạn chế và có nhiều điểm thiếu sót nên quý thầy cô có kiến đóng góp để em có thể khắc phục. Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Ngọc Ánh DANH MỤC HÌNH Ả N H ...... iii

LỜI MỞ ĐẦU...... 1 1. Lý do chọn đề tài...... 1 2. Mục đích nghiên cứu...... 4 3. Lịch sử nghiên cứu...... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...... 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu...... 6 6. Phương pháp nghiên cứu...... 6 7. Các kết quả đạt được...... 6 8. Cấu trúc của khóa luận...... 7

CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN...... 8 1.2. Giá trị nội dung...... 10 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên ...... 10 1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống...... 14 1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước...... 19 1.3. Giá trị nghệ thuật...... 25 1.3.1. Giai điệu...... 25 1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn...... 28 1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Nhật Bản...... 30 1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - m ỹ...... 30 1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng...... 35

CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN...... 39 2.1. Tính chất dân gian ...... 39 2.2. Tính chất cổ điển...... 44 2.2.1. Quá trình phát triển của và Nhã nhạc cung đình Huế 45 2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế..... 50 2.3. Tính chất giao lưu và khu vực ...... 56 2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của và đàn tranh...... 56 2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn...... 61

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN...... 67 3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản...... 67 3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản...... 70

KẾT LUẬN...... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO...... 81 Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi ...... 1 Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với m úa ...... 1 Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản...... 1 Hình 2.4. Ca trù Việt Nam...... 1 Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX...... 1 Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017...... 1 Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku...... 1 Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto...... 1 Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 6...... 0 1 Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937...... 1 Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto...... 1 Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt Nam...... 1 Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải) ...... 1 Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn ...... 1 Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu...... 1 1. Lý do chọn đề tài A. Tầm quan trọng của đề tài Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 19731, Nhật Bản luôn dành cho Việt Nam sự hỗ trợ ưu ái trong hợp tác kinh tế, chính trị, đào tạo nguồn nhân lực. Quan hệ Việt - Nhật ngày càng được mở rộng, phát triển trên mọi lĩnh vực. Vì thế, việc tìm hiểu về đất nước, con người Nhật Bản giúp chúng ta có kinh nghiệm quý báu trong quá trình phát triển. Đặc biệt là ngôn ngữ và nghệ thuật. Việc giao thoa giữa hai nước về văn hóa - nghệ thuật như chiếc cầu kết nối mối ngoại giao giữa hai nước. Sự hiểu biết về âm nhạc truyền thống hai nước sẽ góp phần bồi dưỡng vốn văn hóa làm thỏa mãn nhu cầu của con người trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa toàn cầu.

Âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người. Âm nhạc gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru thuở ban đầu, những bài đồng dao khi khôn lớn, những bài hát giao duyên, tỏ tình khi trưởng thành, những bài ca sinh hoạt, xuất trận, những bài hát trong lao động học tập và khúc hát tiễn đưa con người trở về với cát bụi.

Âm nhạc luôn là nguồn sống hạnh phúc cho tất cả mọi người. Không có âm nhạc, thế giới thực sự rất buồn tẻ. Âm nhạc luôn gắn với con người ở mọi nơi. Cho dù học tập hay làm việc mệt mỏi chỉ cần nghe hay hát theo một đoạn nhạc vui tươi sẽ xua tan đi mọi mệt mỏi. Nó còn là phương tiện truyền tải cảm xúc một cách trọn vẹn, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách

1 Ngày 21 tháng 9 năm 1973, ông Võ Văn Sung - Đại sứ Việt Nam tại Pháp, người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với Đại sứ Nhật Bản tại Pháp là ông Yoshihiro Nakayama ký và trao đổi thư chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước. sâu thẳm nhất của tâm hồn.

Nếu nói đến âm nhạc truyền thống, chắc hẳn giới trẻ hiện nay ít có hứng thú với nó. Truyền thống âm nhạc cũng có nét đặc sắc riêng và không phải ai cũng hiểu hết được mọi giá trị của nó. Đặc biệt là nền âm nhạc rất phong phú của Việt Nam và Nhật Bản.

Khóa luận này giúp các bạn trẻ hiểu sâu hơn về âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam cũng như học hỏi cái hay, cái hấp dẫn của nền âm nhạc truyền thống của đất nước Nhật Bản. Từ đó chúng ta có thể tìm hiểu nền âm nhạc giữa hai nước có những điểm tương đồng và khác biệt như thế nào, nhằm góp phần bổ trợ cho khối lượng kiến thức về ngôn ngữ của sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản.

B. Ý nghĩa của khóa luận Đối với mỗi quốc gia, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống và khoa học kỹ thuật đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa, âm nhạc dân tộc cổ truyền với những giá trị nhân văn mang tính bản sắc của một dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Âm nhạc dân tộc truyền thống ra đời và tồn tại như một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa dân gian của thế giới nói chung và các nước châu Á nói riêng. Âm nhạc dân tộc gắn bó với mỗi con người từ thuở lọt lòng, trong những câu hát được truyền từ đời này sang đời khác. Âm nhạc dân tộc cổ truyền là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của nền âm nhạc mới. C. Lý do chọn khóa luận Trên thực tế, ngôn từ của những ca khúc nhạc trẻ hiện nay khá dễ hiểu, thị trường âm nhạc hiện tại chỉ dựa vào các cung bậc cảm xúc của một bộ phận giới trẻ nên được nhiều người đón nhận. Phần lớn sinh viên hiện nay cũng không còn hứng thú với các loại hình âm nhạc truyền thống kể cả ở Việt Nam và Nhật Bản.

Âm nhạc truyền thống là cái hồn của dân tộc, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, những nét đặc trưng truyền thống mang bản sắc dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Kể từ thời kì Đổi mới2, nền âm nhạc đã bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường. Thói quen nghe nhạc của giới trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo trào lưu, không quan tâm nhiều đến giá trị bản sắc dân tộc. Việc “nhập cư” của các thể loại nhac hiện đại vào thị trường âm nhạc ngày càng mạnh, phát triển không ngừng. Đó là nguyên nhân làm cho nền âm nhạc truyền thống ngày càng bị rơi vào lãng quên. Âm nhạc dân tộc vẫn được lưu giữ và phát triển trong dân gian bằng các phương pháp truyền miệng, truyền nghề bởi các nghệ nhân. Âm nhạc dân tộc được bảo tồn bởi các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp ở các đoàn ca múa nhạc dân tộc, các viện nghiên cứu, các khoa âm nhạc tại các trường sư phạm... “Tuy nhiên, công việc gìn giữ, bảo tồn âm nhạc dân tộc trong cơ chế thị trường hiện nay là cực kỳ khó khăn”[91]. Đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống và cuối cùng là vấn đề kinh phí. Mặt khác, âm nhạc dân tộc chúng ta luôn luôn có tính dị bản, do lưu truyền bằng phương thức truyền miệng, làn điệu không có tác giả, tác phẩm cụ thể. Lối kí âm trong nhạc dân

2 Đổi Mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi Mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sảng Việt Nam lần VI năm 1986 tộc đến nay vẫn làm sản sinh ra các ca khúc, ca từ mới. Hơn nữa, chúng ta chưa khai thác hết ý nghĩa của các bài nhạc dân tộc. Đây cũng chính là lý do mà tôi muốn tìm hiểu để góp phần giữ gìn bản sắc, văn hóa của dân tộc.

2. Mục đích nghiên cứu

Khóa luận này giúp cho không chỉ riêng sinh viên mà còn toàn bộ thế hệ trẻ nắm bắt được cái hay, cái đẹp của hai nền văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, từ đó có ý thức gìn giữ, quảng bá nhằm thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Khóa luận giúp cho người đọc hiểu được khái niệm đơn giản về âm nhạc truyền thống, những nét đặc trưng tiêu biểu của âm nhạc truyền thống, hiểu được sự tác động của âm nhạc truyền thống vào đời sống con người từ xưa đến nay.

Khóa luận này cũng giúp người đọc hiểu tầm quan trọng của những giá trị nhân văn của âm nhạc cổ truyền, đồng thời góp phần bổ trợ thêm một vài nội dung nghiên cứu học tập cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, cũng như sự cần thiết của âm nhạc truyền thống trong đời sống hiện đại.

3. Lịch sử nghiên cứu

Trong thời đại hiện nay, rất dễ có thể tìm ra các bài nghiên cứu về âm nhạc truyền thống không chỉ riêng về Việt Nam mà còn có cả Nhật Bản. Nhưng vẫn chưa tìm được chủ đề so sánh về âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Tại Việt Nam, Cố Giáo sư Trần Văn Khê - nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam. Ông đã có công quảng bá nền âm nhạc Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Ông đã đưa hình ảnh của chiếc đàn tranh Việt Nam và đàn Koto Nhật Bản tái hiện lại nhiều làn điệu dân ca độc đáo. Để từ đó, người thưởng thức có thể hiểu rõ nét riêng mà hai loại đàn này mang lại. Trần Văn Khê là người đã đưa âm nhạc Việt Nam và Nhật Bản lại gần nhau.

Sau Duy tân Minh Trị (1866-1869), âm nhạc phương Tây đã du nhập vào Nhật Bản và sớm trở nên nổi tiếng ở Nhật. Hai thể loại âm nhạc được phát triển trong thời kỳ này là shoka được sáng tác để mang âm nhạc phương Tây vào trường học, gunka là hành khúc kết hợp với vài yếu tố của nước Nhật Bản.

Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như chưa có nghiên cứu nào nói về việc so sánh nền âm nhạc truyền thống giữa Việt Nam và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau. Do đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của nước ngoài lẫn trong nước, chúng tôi mong rằng khóa luận“Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt" sẽ góp một phần nhỏ cho nền âm nhạc của nước nhà, cũng như tác dụng giáo dục đối với giới trẻ về những văn hóa truyền thống của đất nước mình và các nước khác.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên đối tượng là âm nhạc truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích về nội dung và hình thức nghệ thuật, chỉ ra những tương đồng và khác biệt, những giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống.

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi giới hạn vấn đề nghiêm cứu trong phạm vi sau:

- Phạm vi thời gian: chúng tôi tìm hiểu khóa luận này trong 16 tuần.

- Phạm vi không gian: âm nhạc truyền thống Việt Nam, âm nhạc truyền thống Nhật Bản, các nhạc cụ điển hình. - Phạm vi nội dung: khóa luận tập trung vào những điểm đặc sắc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam và Nhật Bản, các bản nhạc hay hình ảnh có trong khóa luận làm dẫn chứng để người đọc hiểu hơn về âm nhạc truyền thống và các nhạc cụ đặc trưng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hai nền âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản, chúng tôi chỉ ra những giá trị cơ bản về mặt nội dung, cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt nghệ thuật. Đề tài không bao quát toàn bộ nền âm nhạc truyền thống, mà chỉ đi vào một số bài dân ca tiêu biểu, các nhạc cụ tiêu biểu, cắt nghĩa những nét văn hóa nổi trội kết tinh được nhân dân chọn lọc và gìn giữ qua thời gian. Điển hình lấy các bài dân ca của hai dân tộc làm dẫn chứng nhằm phân tích, chứng minh và khái quát những nét tương đồng và khác biệt.

6. Phương pháp nghiên cứu

> Thống kê phân loại: lựa chọn những phạm trù thẩm mỹ lặp lại phổ biến trong âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản.

> Phân tích: chỉ ra tính hai mặt của các hình ảnh, biểu tượng, những nét tương đồng, khác biệt dựa trên giá trị nghệ thuật.

> So sánh: các thể loại nhạc hay các nhạc cụ truyền thống

7. Các kết quả đạt được

Nghệ thuật âm nhạc mang tính trừu tượng cao khi phản ánh hình tượng nghệ thuật. Ngôn ngữ âm nhạc hay cấu trúc các âm thanh trong âm nhạc có sự hòa hợp với nhau biểu đạt thế giới cảm xúc của con người. Khóa luận này nhằm giúp mọi người hiểu được những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà âm nhạc truyền thống mang lại cho đời sống tinh thần của con người. Nền âm nhạc truyền thống mỗi đất nước mang một sắc thái riêng, một phong cách riêng được phản ánh thông qua những giá trị tinh thần và vật chất cụ thể, đó là bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc đó.

Những kết quả nghiên cứu sẽ là những thông tin quan trọng góp phần vào việc giáo dục, quảng bá văn hóa truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Xác định nhóm đối tượng hướng tới không chỉ ở quá khứ, hiện tại mà còn ở tương lai để duy trì những nét đặc sắc của dân tộc.

Nghiên cứu không dựa vào khảo sát thị trường mà dựa vào lịch sử để hiểu hơn về cái truyền thống đặc trưng của dân tộc đó, nêu lên được quan điểm cá nhân, tuy không sắc sảo nhưng cũng góp phần hiểu thêm về nền âm nhạc của nước Việt Nam cũng như đất nước Nhật Bản.

8. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, thư mục hình ảnh, tài liệu tham khảo, khóa luận với đề tài “Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản - Sự tương đồng và khác biệt” gồm có 3 chương:

Chương 1: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản

Chương 2: Những nét tương đồng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản

Chương 3: Những khác biệt trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản CHƯƠNG 1: NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN

1.1. Khái quát về âm nhạc truyền thống

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của mỗi dân tộc, mang đậm bản sắc của dân tộc. Âm nhạc truyền thống là phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn minh nhân loại.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay âm nhạc truyền thống Nhật Bản có truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ xưa con người đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ, âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Riêng về âm nhạc Việt Nam, trong quá trình phát triển, người dân đã sáng tạo ra rất nhiều loại nhạc cụ và các thể loại nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động và chiến đấu, cao hơn là giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha về đạo lý làm người.

Trải qua bao thăng trầm của xã hội, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ lại rất nhiều những nhạc cụ truyền thống từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế và đặc sắc. Con người có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc kịch truyền thống... Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cá tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại dân ca nhưng ở mỗi vùng miền có một phương thức biểu diễn, truyền đạt và âm điệu riêng biệt. Chẳng hạn điệu hát ru của dân tộc Kinh khác với bản nhạc ru của dân tộc Mường, Tày hay ở Chơ Ro... Ở Tây Nguyên có nơi dùng lời ca tiếng hát để ru trẻ nhỏ, có nơi dùng tiếng đàn, tiếng sáo.

Ngày nay, âm nhạc truyền thống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ được quan tâm ở một vài thể loại tiêu biểu. Năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là từ khi đất nước mở cửa với chính sách Đổi mới, các giá trị văn hoá dân tộc đặc biệt được chú trọng dưới góc độ xã hội hoá trong đó có âm nhạc. Âm nhạc truyền thống vẫn được lưu trữ và phát triển trong dân gian bằng các phương thức truyền khẩu, truyền nghề của các nghệ nhân. Tuy nhiên, công việc bảo tồn giá trị truyền thống của âm nhạc trong cơ chế trị trường hiện nay là cực kì khó khăn, đặc biệt trên nhiều phương diện như trình độ chuyên môn, sự tâm huyết, gắn bó với âm nhạc truyền thống.

Không chỉ riêng về âm nhạc Việt Nam, âm nhạc Nhật Bản cũng vậy. Những nét truyền thống trong âm nhạc Nhật Bản vẫn còn hiện diện cho đến thời nay là một sự cố gắng bảo tồn, phát triển và duy trì mạnh mẽ. Những thể loại nhạc kịch truyền thống như Nou, Kabuki hay Bunraku...kịch truyền thống mà Nhật Bản tự hào với thế giới là hồn dân tộc của Nhật Bản, nét văn hóa truyền thống lâu đời của đất nước mặt trời mọc.

Mọi sự tồn tại đều có quy luật vận động riêng và đặc thù của nó. Đối với âm nhạc, một loại hình nghệ thuật luôn gợi mở trí tưởng tượng phong phú của con người, vì bản chất âm nhạc là khi âm thanh vang lên đúng với cả m xúc và tâm thức của dân tộc, phù hợp với nhận thức tình cảm của con người, thì cái hay của âm nhạc đi thẳng vào trái tim của con người mà không cần phải qua bất kì khâu trung gian xúc tác, đối tượng thưởng thức như đắm mình trong không gian nghệ thuật của âm nhạc. 1.2. Giá trị nội dung 1.2.1. Tình yêu thiên nhiên

Âm nhạc vốn là sự hợp nhất giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc.

Hình tượng thiên nhiên được tái hiện trong các tác phẩm âm nhạc của các nghệ sĩ thường mang tính khái quát. Vì vậy, khi nghe một tác phẩm không ai có thể đưa ra một cách cụ thể là những câu nhạc nào đang diễn tả một hình ảnh thiên nhiên cụ thể mà chỉ có thể bao quát chung toàn tác phẩm để thấy tinh thần của thiên nhiên trong đó. Nhìn chung, chỉ nhạc sĩ sáng tác mới có thể nói chính xác được những hình tượng thiên nhiên trong các tác phẩm của mình. Đôi khi cũng có những tác phẩm của các nhạc sĩ sau này được người khác đặt tên hoặc gắn nó với một vẻ đẹp nào đó trong thiên nhiên.

Trong hầu hết những tác phẩm âm nhạc, các nhà soạn nhạc đã đưa những âm thanh trong thiên nhiên vào tác phẩm của mình thông qua việc khai thác triệt để tính năng ưu việt của các nhạc cụ để mô phỏng và bắt chước những âm thanh tự nhiên, hoặc tài năng hơn nữa là xây dựng hình tượng thiên nhiên trong bút pháp sáng tác âm nhạc. Tuy nhiên, với sự vận động, phát triển, biến đổi của vũ trụ và vạn vật, trong đó có con người thì nhu cầu nghe nhạc cũng như quan điểm về thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng đa dạng. Đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân để các tác phẩm âm nhạc ra đời đáp ứng thị hiếu âm nhạc khác nhau của công chúng yêu nhạc. Khi sống gần gũi với thiên nhiên, con người luôn có những cảm xúc mạnh mẽ, tìm được sức mạnh của chính mình cùng những ý tưởng và sự sáng tạo tinh tế trong nghệ thuật. Các tác phẩm âm nhạc gắn liền với thiên nhiên luôn mang lại sự mới lạ và thư giãn tinh thần, hoặc có những tác phẩm lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng để miêu tả nội tâm sâu thẳm của con người.

Có thể nói, từ xa xưa con người đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.

Người Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận với thiên nhiên. Tín ngưỡng người Việt phản ánh rất rõ những đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Bởi vậy, khi nói đến những tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng về cây lúa, người ta không thể không nói đến những hiện tượng thiên nhiên có liên quan tới đời sống cây lúa. Nền văn hóa nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống của dân tộc Việt Nam đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt, lao động. Trải qua bao thế hệ tổ tiên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và dự báo những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió rét, bão lụt có ảnh hưởng đến mùa màng, thời vụ. Những kinh nghiệm máu xương của bao đời được tích lũy trong những câu tục ngữ, ca dao, những bài hát về nghề nông. Đây chính là bài học quý giá mà người nông dân Việt Nam xưa kia truyền lại cho các thế hệ sau.

Theo tín ngưỡng thờ Thần đạo3 của người Nhật, thế giới trong Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp... tất cả đều có thể là linh hồn, nhất là với những vật hoặc hiện tượng có phần kì lạ và nổi bật.

Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn

3 X Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuât hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên. Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người.

“Thần đạo nhấn mạnh và đề cao sự thuần khiết và ngay thẳng. Trẻ con được dạy phải lắng nghe trái tim mình; kính trọng tổ tiên, bậc trên dạy dỗ mình và quý trọng thế giới tự nhiên; tôn kính các thần - những linh hồn đã nuôi nấng và phù hộ cho ta. Đó là tinh thần của Thần đạo'" [78]

Nằm trong cái nôi văn hoá phương Đông, cả Nhật Bản và Việt Nam đều mang trong mình những điều bí ẩn, đặc biệt là trong nền văn hoá cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà tư duy người Nhật Bản và người Việt Nam thời sơ khai cũng có những nét giống nhau. Điểm xuất phát của sự giống nhau ấy chính là do nền kinh tế nông nghiệp. Thời xa xưa, người nông dân thường phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên để mong có một vụ mùa bội thu nên cả người nông dân Nhật Bản lẫn người nông dân Việt Nam đều nhận thức rõ rằng, họ không những phải đấu tranh với thiên nhiên, mà còn phải biết chung sống hài hoà, biết tôn trọng thiên nhiên. Thêm vào đó, tư duy đa thần của người Nhật và người Việt đã cho ra đời Thần đạo và những tín ngưỡng dân gian Việt cổ.

Từ đó có thể nói, để sáng tác ra một bài hát dù truyền thống hay không, những nghệ sĩ luôn lấy cảm hứng từ những thứ gần gũi nhất như thiên nhiên, đất trời để có thể cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quý trọng tự nhiên, sự gắn kết của thiên nhiên qua từng câu chữ, từng lời hát. Khi chìm trong giai điệu của một bài hát, tâm trí ta như quên hết mọi thứ xung quanh, hòa mình vào làn điệu của bài hát để có thể cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của bài hát đó.

1.2.2. Tình yêu con người và cuộc sống

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống.

Âm nhạc là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc đã gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta.

Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm.

Nhắc tới những bài hát ru là nhắc tới lòng bao dung, nhân hậu, khát vọng được sống hoà bình hạnh phúc, lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên ấm trong sự chở che của cuộc đời. Những bài hát ru dân gian thể hiện tình yêu giữa mẹ và con, tình yêu giữa người và người thời chiến. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ hiền. Các bài hát ru phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến như: Con cò mà đi ăn đêm, Công cha như núi Thái Sơn,

Trích lời bài hát “Con cò bay lả bay laa ’[31, tr. 93-95]:

Con cò bay lả lả lả bay la Rằng có biết biết hay chăng, Bay từ cửa phủ rằng có nhớ là nhớ hay chăng? bay ra cánh đồng Năm quan đổi lấy miệng cười Tình tính tang là tang tính tình Mười quan anh chẳng tiếc, Anh chàng rằng anh chàng ơi Tiếc người có duyên, Rằng có biết biết hay chăng, Tình tính tang, tang tính tình, rằng có nhớ là nhớ hay chăng? Cô mình rằng, cô mình ơi, Mình về có nhớ ta chăng, Rằng có biết biết hay chăng, Ta về ta nhớ rằng có nhớ là nhớ hay chăng?

Hàm răng cô mình cười, Đâu vì gác tía lầu vàng, Tình tính tang, tang tính tình, Phải duyên phải kiếp, Cô mình rằng, cô mình ơi, Thì chàng em theo, Tình tính tang, tang tính tình, Anh chàng răng, anh chàng ơi, răng có nhớ là nhớ hay chăng? Rằng có biết biết hay chăng,

Phần lớn các câu trong bài hát ru được ấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các đoạn thơ, hò dân gian được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hay những bài hát ru truyền thống của đất nước Nhật Bản

như: Takeda no komoriuta4, Itsuki no komoriuta5, Komoriuta Edo6 ... Bản chất của các làn điệu dân ca này đều xuất phát từ gốc nông nghiệp. Từ thời xa xưa, con người ta không được học chữ nhiều như thời nay, chỉ gắn bó với công việc làm nông vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì là thời nông nghiệp hóa nên các làn điệu truyền thống gắn với thiên nhiên, đất trời. Với quan hệ gần gũi, thân thuộc, họ nương tựa vào cộng đồng và niềm tin để tự trấn an bản thân. Một đất nước mỗi năm phải hứng chịu sự phá hủy khủng khiếp của động đất, núi lửa, sóng thần. Gần như bất cứ lúc nào, con người của đất nước mặt trời mọc cũng phải đối mặt với nguy cơ thiên tai xảy ra. Người Nhật với cái cách mà người dân được giáo dục, được tuyên truyền, và cách mà họ đối xử với nhau trong những tình huống đầy nguy hiểm đã giúp họ có thêm nghị lực vững vàng khi đứng trước thiên tai. Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng đạo lí cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng yêu thương, tình đoàn kết thì con người sẽ không thể chinh phục thiên nhiên để tồn tại. Vì khi đối mặt trước những khó khăn, con người mới biết thế nào là lòng kiên định, vững vàng, ý chí chiến đấu quyết tâm, đồng sức đồng lòng cùng nhau

4 Bài hát ru nổi tiếng ở vùng Kyoto và Osaka 5 Bài hát ru được người Nhật biết đến rộng rãi bắt nguồn từ làng Itsuki của tỉnh Kumamoto của Nhật Bản 6 Bài hát ru truyền thống của người Nhật, có nguồn gốc từ Edo, được truyền bá đến các khu vực khác và được cho là gốc rễ của những bài hát ru của người Nhật vượt qua mọi khó khăn. Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Trong mọi hoàn cảnh, người Nhật luôn gạt bỏ cái tôi để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Thế nên tinh thần tập thể lúc nào cũng được đề cao trong đời sống của người Nhật.

Nói về đất nước Việt Nam, một số tác giả cho rằng con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau.

“Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như ”phép vua thua lệ làng”, ”một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” thì khó có thể chấp nhận được. ”[79].

Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Một đất nước cũng phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt thiên tai hằng năm, con người Việt Nam hay gọi một cách trìu mến hơn là đồng bào Việt Nam đã chung tay khắc phục những hậu quả sau thiên tai. Là con Rồng cháu Tiên, “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng chung một nguồn gốc. Và vì cùng chung một giống nòi, chung một đất nước, con người Việt Nam luôn đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.

Từ rất lâu lắm, từ thời xa xưa ấy, khi mà loài người còn sống trong thời kỳ đồ đá, loài người cổ đã biết kết hợp lại với nhau để họ mạnh hơn. Họ đã nhận ra sự kết hợp là sức mạnh. Vậy là tinh thần đoàn kết đã có từ rất xưa rồi và ngày nay nó vẫn được duy trì bởi sự cần thiết của nó trong cộng đồng. Những bài hát về tình đoàn kết dân tộc có thể kể đến như: Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Ta tự hào đi lên! Ôi Việt Nam (Chu Minh & Hoàng Trung Thông), Tiến quân ca (Văn Cao)...

Đoàn kết là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất gắn kết với nhau. Sự kết hợp ấy chắc chắn sẽ đạt được thắng lợi và cũng sẽ gặt hái được nhiều thành công. Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng hỗ trợ lẫn nhau sẽ tìm được điểm chung. Câu chuyện “bó đũa” đã nêu rõ sức mạnh của sự đoàn kết. Ngoài ra, để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người khác. Âm hưởng của các bài hát cũng bắt nguồn từ sức mạnh của con người, tình yêu con người và cuộc sống, biết thương yêu con người và quý trọng bản thân. Sự thể hiện mãnh liệt từ các bản nhạc thời xưa hay các bài hát dân gian làm cho con người thêm yêu đời, biết trân trọng cuộc đời, đồng tâm hợp lực với các cá nhân để tạo thành một tập thể hùng mạnh sẽ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để có thêm nhiều sáng tác hay in sâu vào lòng người.

1.2.3. Tình yêu quê hương đất nước

Âm nhạc không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Âm nhạc đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là tuyên truyền những chính sách của giai cấp, tạo động lực sức mạnh cho nhân dân. Cụ thể, khi Tổ quốc có chiến tranh các ca khúc: Em vẫn đợi anh về (Thái Bảo), Tình em (Huy Du), Vòng tay cầu hôn (Trần Tiến) ...gợi lên những tấm lòng thủy chung của người yêu ở quê nhà nhắn gửi làm ấm lòng người ở nơi tiền tuyến. Còn nhiều ca khúc như những bản tráng ca mang tính kêu gọi, khơi dậy ý thức tự tôn dân tộc như: Lá xanh (Hoàng Việt), Hãy cho tôi lên đường (Hoàng Hiệp), Đường chúng ta đi (Huy Du), Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) ... luôn là động lực to lớn, là sức mạnh lay động đến muôn triệu trái tim, là những “Tiếng hát át tiếng bom” và là sự tất yếu của Cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công. Nội dung của các ca khúc cách mạng này luôn toát lên một ý chí, một sức mạnh tạo động lực thêm cho ý chí của các chiến sĩ. Có thể nói, âm nhạc như một lời thề chính trị tượng trưng cho chí khí, cho tinh thần của một dân tộc.

Bác Hồ đã dạy: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận và anh, chị, em nghệ sĩ chính là chiến sĩ trên mặt trận ấy”[26, tr.368]. Không chỉ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước mà văn hóa nghệ thuật còn có trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật, xã hội...

Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn xây dựng và phát triển hết sức phong phú của âm nhạc Việt Nam trong một điều kiện lịch sử đặc biệt vừa chiến đấu vừa xây dựng đất nước, vừa có cuộc sống đời thường, vừa có cuộc sống thời chiến. Công việc xây dựng một nền văn hóa mới với nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa và tính chất dân tộc đã trở thành nhiệm vụ trung tâm trong các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, trong đó có âm nhạc. Hoạt động âm nhạc trong sáng tác cũng như trong việc truyền bá âm nhạc đã luôn bám sát định hướng: vì Tổ quốc, vì sự nghiệp thống nhất đất nước, từng bước đưa ngành âm nhạc đi vào con đường chính quy hiện đại trên một quy mô lớn và một chất lượng không ngừng được nâng cao nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Các văn nghệ sĩ Việt Nam, trong đó có các nhạc sĩ, cũng đã đi theo phương hướng sáng tác mà Đảng đề ra như Dân tộc - Khoa học - Đại chúng, dân tộc - hiện đại, nội dung Xã Hội Chủ Nghĩa, tính chất dân tộc, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc..., đã có những tác phẩm xuất sắc phục vụ cho hai cuộc kháng chiến, cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc. Quan điểm sáng tác của các nghệ sĩ Việt Nam với mục tiêu cơ bản là ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Phương pháp sáng tác hiện thực Xã Hội Chủ Nghĩa chính là phương pháp sáng tác với những yêu cầu cơ bản về tính Đảng, tính nhân dân, là những phương hướng đã bao hàm ngay trong nội dung những phương hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu ra cho sáng tác, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh như sau:

“...Đảng vẫn tôn trọng quyền lựa chọn phương pháp sáng tác của các văn nghệ sĩ. Đảng chủ trương khuyến khích mọi cố gắng sáng tạo, tìm tòi, phản đối những biện pháp hạn chế một cách độc đoán những chủ đề, hình thức và phương pháp sáng tác khác nhau, nhưng đòi hỏi mọi tác phẩm văn nghệ của ta phải có tính đảng, phải phục vụ đường lối chính sách và không được đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. [34,” tr. 138-139]

Ca khúc cách mạng thời kỳ này mang dấu ấn của nền âm nhạc cổ truyền dân tộc, dòng ca khúc hướng về lịch sử. Ca khúc cách mạng đã thể hiện đúng bản chất văn hóa hai chiều của con người Việt Nam: một chiều tiếp nhận từ văn hóa truyền thống, một chiều tiếp nhận từ văn hóa âm nhạc nước ngoài.

Trong giai đoạn lịch sử này, mọi hoạt động nền văn nghệ kháng chiến đều hướng tới phương châm: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng. Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến, âm nhạc đã được coi là mũi nhọn xung kích của Đảng trên mặt trận văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, chủ đề và đề tài của các ca khúc cách mạng Việt Nam đã được mở rộng. Có rất nhiều ca khúc về Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tôn trọng nhất, nhưng rất đỗi gần gũi, thân thương với nhân dân - đó là vị cha già dân tộc trong ca khúc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao). Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng của Tổ quốc, phấp phới tung bay trong ánh bình minh của ngày mới và hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong nhiều ca khúc mang ý nghĩa cách mạng.

Hình ảnh người phụ nữ ở nông thôn trong kháng chiến cũng hiện lên đậm nét và mang tính điển hình. Người phụ nữ miền núi mặc dù lần đầu tiên được khắc họa trong ca khúc, nhưng qua đó cũng thấy được tấm lòng với Đảng, với cách mạng. “Pì noọng ơi” (Văn Chung) diễn tả một niềm vui của chị em phụ nữ Tày trong những chuyến đi dân công phục vụ hỏa tuyến. Trích lời bài hát “Pì noọng ơi”[33, tr.171]:

Trùng trùng điệp điệp từng dòng người ra đi tiếp tế Việt Bắc đang tưng bừng ca mừng chiến thắng Nơi đây dân miền xuôi phai màu nâu đen sờn vai áo Với Mán, Mường đỏ trắng bên Nùng, Thổ in nền chàm xanh Ríu ra ríu rít, tíu ta tíu tít, kĩu ca kĩu kịt Trèo qua đèo, lội theo suối Băng rừng leo núi, đêm ngày cơm muối, chiếu cỏ màn sương Thi đua đi dân công là đi giết giặc lập công.

Dù phải trải qua bao nhiêu gian khổ nhưng họ vẫn tin tưởng ở thắng lợi ngày mai. Các bản nhạc đã làm người nghe rung động bởi tấm lòng rộng mở và cái tính nhẫn nại, âm thầm hy sinh của họ.

Nhật Bản không chỉ đặc biệt bởi nét văn hóa truyền thống của dân tộc mà còn đặc biệt bởi nét văn hóa âm nhạc. Âm nhạc chính là một trong những yếu tố khiến cho nền văn hóa Nhật Bản đa dạng hơn. Đại diện cho nền âm nhạc Nhật Bản thời chiến - Enka là cái tên quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thuật ngữ Enka được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về tự do và hành động đúng đắn của con người trong thời Meiji (từ năm 1868 đến năm 1912) với ý nghĩa là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính trị. Enka một loại hình nghệ thuật có công không nhỏ trong việc bồi đắp sự phát triển của nền âm nhạc Nhật Bản cho đến thời điểm bây giờ. Enka là một trong nhiều thể loại âm nhạc nổi tiếng ở Nhật. Nhạc Enka hiện đại có liên quan đến một loại nhạc mới, phát sinh từ khung cảnh của một cuộc đàn áp ngay sau chiến tranh, là một loại nhạc không dùng nhạc cụ để biểu diễn đầu tiên trong nền văn hóa âm nhạc Nhật Bản và đi theo đường lối chủ nghĩa dân tộc. Điển hình là nhạc phẩm Jidai (B#í^) của nữ ca sĩ Nakajima Miyuki rất được giới yêu nhạc hâm mộ với tài năng sáng tác nổi bật và giọng ca cũng không kém phần thu hút đặc biệt. Vào những năm đầu thập niên 60, người trình diễn nhạc Enka được yêu thích nhất và được biết đến là “Nữ hoàng enka” là Hibari Misora (1937-1989). Từ năm 1955 đến năm 1959 là bước đệm cho nhạc Enka hiện đại. Bài hát ra đời vào năm 1955 và được xem như một bài nhạc enka thực sự. Có điều, bài hát bị ảnh hưởng bởi vần điệu của nhạc tango. Theo ToruFunamura 7, nhạc tango có xuất thân giống như nhạc Enka. Đến thập niên 90, nhạc Enka bị mất định nghĩa trong việc buôn bán và các loại nhạc hiện đại dần trở nên nổi tiếng hơn. Nhạc Enka truyền thống không còn được giới trẻ Nhật đánh giá cao, nhưng vẫn còn được nhiều người yêu thích thể loại nhạc này ủng hộ. Thể loại nhạc Enka vẫn còn được lưu giữ tới ngày hôm nay nhờ có những người nghệ sĩ, trải qua bao năm tháng vẫn giữ được nét cổ kính của nó.

7 Nhà soạn nhạc Enka nổi tiếng ở Nhật Bản Trích lời bài hát Jidai [58, tr.361]: Lời Nhật Tạm dịch ^n^xừxpềx< xmh Dù cho thời đại hôm nay thương đau Ẵ t t Lệ héo, tủi cay, ngậm cười Thế nào cũng có ngày vui h bx^tmMxnf^xxb h Chắc rằng sẽ có nụ cười cùng ta ừ x x x Vì vậy đừng quá lo ra XXfX^Whb^X^-1 Hôm nay hãy để phong ba thổi ầm Thời đại con tạo xoay vần hXừ^íXhh^xut Niềm vui nỗi khổ cũng tuần hoàn Ề o t ^ o t theo tcfrb^Bte< x < x X ừ x x x&òx&òxmxn^ò ^ n m x x < ^ M x Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội "tiếng hát át tiếng bom". Hay trong những hoàn cảnh khác, âm nhạc như muốn nói lên nỗi thống khổ của những con người đã trải qua trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Như vậy có thể nói âm nhạc là đại diện cho tiếng nói của con người, đại diện cho tiếng lòng yêu nước của người dân trong thời đại hỗn loạn của những cuộc đàn áp đòi lại sự hòa bình cho đất nước.

1.3. Giá trị nghệ thuật

1.3.1. Giai điệu

Âm nhạc là một loại hình đặc biệt gắn liền với đời sống của con người. Âm nhạc truyền tải những tư tưởng thẩm mỹ của dân tộc. Các nhạc khí hay nói cách khác là giai điệu âm nhạc chính là những thang âm phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Âm nhạc gắn liền với đời sống loài người, hiện diện suốt cả một vòng xoay quanh cuộc sống của con người và những bài hát đồng dao khắc vào tâm can bài học đầu đời về kĩ năng sống, từ tiếng hát giao duyên tuổi yêu đương và những bài ca hòa theo nhịp điệu lao động, cho đến những khúc hát bản đàn gắn với sinh hoạt tập thể, tế lễ, thờ cúng, ma chay...

Âm nhạc làm giàu đời sống tinh thần, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, đưa con người ta lại gần với nhau hơn trong sự đồng cảm và hướng thiện. Âm nhạc, nhất là tác phẩm không lời, là ngôn ngữ đối thoại toàn cầu, không cần phiên dịch. Âm nhạc khiến con người thấy yêu đời, khích lệ con người vượt lên những cản trở tưởng như không thể vượt qua, giúp chế ngự nỗi sợ hãi, sự cô đơn để vươn tới điều kì diệu. Sức mạnh kì diệu của âm nhạc được tôn vinh trong rất nhiều truyền thuyết. Ở một đất nước chiến tranh liên miên như Việt Nam hay Nhật Bản hay các nước khác, con người có sức mạnh tinh thần, sức mạnh đồng đội để từ đó âm nhạc được vận dụng tối đa và viết lên những bản anh hùng ca. Chiến binh cần tiếng trống, tiếng kèn xung trận. Người tù cách mạng cần tiếng hát lạc quan. Trong chiến tranh vệ quốc, khi miền Bắc cất cao “tiếng hát át tiếng bom”, thì miền Nam tha thiết “Tôi hát cho đồng bào tôi nghe”. Biết bao kỉ niệm chiến trường khắc sâu trong đời những người làm nhạc. Những tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật và nhân văn là yếu tố quyết định làm nên môi trường âm nhạc tốt, và một môi trường âm nhạc tốt chính là điều kiện tốt để nuôi dưỡng nhân cách. Âm nhạc khơi gợi và phát triển trí tưởng tượng đầy sáng tạo vốn có ở trẻ thơ. Âm nhạc rèn dũa tính kiên trì và tinh thần kỷ luật. Một nguyên tắc bắt buộc tuân thủ khi hòa tấu là mọi thành viên đều phải biết nghe nhau, thấu hiểu và tôn trọng nhau. Âm nhạc còn truyền tải những bài học lịch sử, nhất là những tác phẩm mang tính sử thi. Tác phẩm âm nhạc là phương tiện hữu ích để giáo dục những tâm hồn trẻ, giáo dục tinh thần công dân, tình yêu cộng đồng và niềm tự hào dân tộc. Tác phẩm âm nhạc mang đậm tính dân tộc là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là lời khẳng định bản sắc của một quốc gia trước thế giới. Bản sắc truyền thống của cộng đồng nhỏ làm nên sự sống còn của nền văn hóa cộng đồng đó trước các cộng đồng lớn hơn. Mỗi dân tộc thiểu số, mỗi địa phương góp thêm tính đặc thù riêng trong sự đa dạng của văn hóa một quốc gia. Mỗi quốc gia nhỏ lại góp thêm nét độc đáo trong sự đa sắc của văn hóa nhân loại.

Sự cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm âm nhạc, trước hết phải thông qua giá trị nghệ thuật. Nếu ở văn học, giá trị nghệ thuật được xây dựng bởi trực quan sinh động và điển hình thì trong âm nhạc, giá trị nghệ thuật được xây dựng bằng cảm quan sinh động và trừu tượng. Với đặc điểm đó, người nhạc sĩ phải nắm bắt được đặc trưng biểu hiện của âm nhạc. Trong đó, khả năng tưởng tượng của nhạc sĩ phải thật sự phong phú, cùng với sự so sánh tương đối giữa hiện thực khách quan với hình tượng mà nhạc sĩ muốn tạo dựng trong tác phẩm âm nhạc của mình. Sử dụng đặc thù giai điệu cũng là một cơ sở đảm bảo để nhạc sĩ xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc của mình. Để giá trị nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc được nổi bật, có sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, thì nghệ thuật phối khí cũng đóng một vai trò đáng kể. Chúng ta từng biết, những tiếng vang và âm sắc của các lọai nhạc cụ trong dàn nhạc, có khả năng tạo được những hiệu quả đa dạng, phong phú như: một cuộc chiến dữ dội, một khung cảnh thiên nhiên sinh động, hoặc một nội tâm day dứt, một niềm vui sướng hân hoan... Và điều lớn lao hơn cả của nghệ thuật phối khí đối với việc xây dựng hình tương nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, là cùng lúc nói lên được những nội dung mang tính tổng hợp, tính quân chúng sâu sắc, vĩ đại. Nếu đặc thù giai điệu vẽ nên một hình tượng nghệ thuật nhất định, thì khối âm thanh khổng lồ của dàn nhạc thông qua nghệ thuật phối khí sẽ diễn đạt được một nhóm hình tượng nghệ thuật hoặc nhiều hình tượng nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, tác phẩm âm nhạc phối cho dàn nhạc có khả năng tạo nên một bức tranh toàn cảnh của hiện thực sinh động, đồng thời, làm nổi bật được những nội dung tư tưởng mang ý nghĩa thời đại. Để hiểu được hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, trước hết cần phải nhận thức rằng, bản thân nghệ thuật âm nhạc với tính trừu tượng và tính khái quát của nó không phải bao giờ cũng có thể xây dựng được một chân dung mang tính cụ thể, sống động. Đặc trưng cơ bản của nghệ thụât âm nhạc là đưa đến cho người nghe một cảm xúc chung nhất về không khí và bối cảnh của hiện thực. Những bản nhạc có lời lại có điều kiện thuận lợi hơn để người nghe cảm nhận được nội dung mà nhạc sĩ muốn phản ánh. Ở đây có sự kết hợp tinh tế giữa nhạc và lời. Có thể nói, trong tất cả thể loại âm nhạc, ca khúc tỏ ra có một lợi thế mà nhạc sĩ dùng để phản ánh trực tiếp và nhanh nhạy hiện thực sinh động của cuộc sống. Nghệ thụât âm nhạc ngày một phát triển và sẽ đạt tới đỉnh cao. Trong tác phẩm âm nhạc của mình, ngày nay các nhạc sĩ đã sáng tạo thêm nhiều phương pháp biểu biện mới mẻ. Việc xây dựng hình tượng nghệ thuật không chỉ dừng lại ở những cách thức trên, nó rất phức tạp và đa dạng. Tuy nhiên, dù âm nhạc phát triển đến mức độ nào đi nữa thì cái cốt lõi nhất của sự biểu hiện tác phẩm vẫn là giá trị nghệ thuật. Không xây dựng được giá trị nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc rơi vào tính giải trí đơn thuần, nhiều khi không mang lại chức năng giáo dục tình cảm và thẩm mỹ.

Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển và tiến bộ nhất của thế giới ngày nay. Bên cạnh những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc, âm nhạc đã luôn luôn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến nền văn hóa đa dạng của đất nước này. Âm nhạc của Nhật Bản có nhiều đặc tính đa dạng của riêng đất nước đó. Âm nhạc Nhật Bản được làm giàu với các thể loại thú vị khác nhau. Có hai loại âm nhạc truyền thống Nhật Bản: âm nhạc dân gian và âm nhạc nghệ thuật. Các giai đoạn khác nhau trong lịch sử Nhật Bản đã cho ra đời các phong cách âm nhạc cũng như các giai điệu âm nhạc khác nhau.

1.3.2. Nghệ thuật biểu diễn

Về nghệ thuật biểu diễn trong âm nhạc truyền thống, âm nhạc của sân khấu truyền thống theo nguyên tắc co giãn, linh hoạt nhằm phục vụ cho hát và diễn xuất của diễn viên để tạo ra sức hấp dẫn khán giả. Khi diễn viên cần diễn tả tâm trạng đau khổ của nhân vật, cần hát dài ra hoặc ngắn lại, âm nhạc cũng phải co giãn theo diễn viên trên sân khấu. Trong sân khấu truyền thống, có hai loại ngôn ngữ: văn học và động tác múa, ngôn ngữ văn học tức là nói và hát, còn động tác múa là ngôn ngữ diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Do đó, âm nhạc cũng phải diễn tả thật khớp với hai loại ngôn ngữ trên. Âm nhạc càng hay thì diễn xuất của diễn viên càng gây xúc động cho khán giả. Muốn có sự tinh tế ấy, nhạc công ngoài kĩ năng điêu luyện về kĩ thuật chơi nhạc cụ, còn phải thông thạo bài bản, và còn phải thuộc cả từng vai diễn trên sân khấu. Chỉ khi tập trung vào bản nhạc và đôi tay điều khiển của người chỉ huy thì nhạc công của sân khấu truyền thống phải luôn luôn hướng về sàn diễn, luôn luôn giao lưu với người diễn viên, đồng cảm với nhân vật để cùng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Điển hình như trong nghệ thuật nhạc kịch Nou nổi tiếng của Nhật Bản, loại hình nhạc kịch nghệ thuật cổ xưa nhất của Nhật Bản với lịch sử hàng trăm năm. Một yếu tố quan trọng trong kịch Nou là nhịp điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Nou giống như tiếng mưa rơi từ mái hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có thể đảo ngược vai trò. Các động tác trong kịch Nou mang tính cách điệu hoá và tính gợi tả cao với mục đích và ý nghĩa nhất định. Động tác trong Nou có khi mạnh mẽ, đầy sinh lực khi lại khoan thai, sự kìm nén. Người diễn viên, ca sĩ hay nhạc công trong khi biểu diễn đều phải theo sát cảm xúc của nhau để thể hoàn thành phần biểu diễn một cách hoàn hảo. Hay thể loại Chèo của Việt Nam, một loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch củaBắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là Nou thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là Chèo. Sân khấu Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tốdân ca , dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng.

Nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phương tiện trình diễn trước công chúng, mang tính tổng hợp cao. Trong một tác phẩm sân khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa... Tất cả đều lấy hiện thực cuộc sống để phản ánh, tạo nên một vở kịch đặc sắc thu hút hàng triệu người dân. Nếu sân khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành động sân khấu qua ngôn ngữ - người diễn viên, thì nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên những hình thức hành động, những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạo nên ngữ nghĩa cho một tác phẩm sân khấu. Hát trong kịch hát chủ yếu sử dụng bài bản ông cha sáng tạo và phát triển từ vốn dân ca dân tộc. Tính đa dạng trong sắc thái tình cảm và hành động đòi hỏi sự đa dạng hình thức ngôn ngữ thể hiện. Vốn bài bản ca hát trong kịch hát khá phong phú, để đáp ứng đòi hỏi đó của kịch hát, kết nối người hát với người nghe. Đây chính là điểm mấu chốt trong giá trị nghệ thuật về đặc thù của âm nhạc truyền thống.

1.4. Vai trò của âm nhạc truyền thống trong đời sống tinh thần của người Việt Nam - Nhật Bản 1.4.1. Hướng về giá trị chân - thiện - mỹ

Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khoa học kỹ thuật đang chứa đựng trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa nói chung và âm nhạc cổ truyền dân tộc nói riêng là khẳng định sự tồn tại một cách ý nghĩa nhất của quốc gia, dân tộc đó. Chính vì thế, trong âm nhạc cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa thiết thực đặc biệt là ở giá trị chân - thiện - mỹ. Đây là ba khía cạnh tạo nên sự toàn diện của cuộc sống, ba khía cạnh này có quan hệ mật thiết với nhau.

Khía cạnh thứ nhất, âm nhạc luôn có một dòng chảy văn hóa dân gian của dân tộc trong các ca khúc. Từ khi âm nhạc mới ra đời đến nay, ở bất cứ giai đoạn nào, các nhạc sĩ luôn có ý thức khai thác những yếu tố dân gian để đưa vào ca khúc. Tuy nhiên trong các yếu tố đó cũng có sự khác nhau đó là người thì tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, âm hưởng, chất liệu âm nhạc, nhưng có người lại ở góc độ cốt truyện. Mục đích cuối cùng là đem cho người nghe một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, mang tính thẩm mỹ dân tộc. Âm nhạc cổ truyền dân tộc thời gian qua cũng đã chứng minh được những giá trị mang tính bản sắc của mình. Những làn điệu dân ca, dân vũ đã không chỉ vang lên nơi thôn quê, giữa các phòng hòa nhạc, mà hơn thế, đã đến và làm say lòng bè bạn năm châu bốn bể. Là người Việt Nam, dù ở nơi đâu người Việt cũng luôn nhớ và tự hào về di sản văn hóa âm nhạc truyền thống dân tộc mà cha ông đã để lại.

Ngôn ngữ của âm nhạc có tính trừu tượng cao, vốn là một thế mạnh trong việc gợi lên hình tượng nghệ thuật và làm cho hình tượng nghệ thuật đi thẳng vào con tim, trước khi nó “chạy” lên trí óc của người thưởng thức. Trước đây, người ta thường coi tính trừu tượng đó là hạn chế của nghệ thuật âm nhạc khi phản ánh thế giới. Song, cho đến nay đã có thể khẳng định: chính tính trừu tượng cao của nghệ thuật âm nhạc khi biểu hiện hình tượng nghệ thuật lại là một trong những thế mạnh riêng. Người sáng tác tổ chức các âm thanh nhạc một cách chặt chẽ theo một hệ thống lô gíc để phản ánh sự đa dạng, phong phú của cuộc sống cũng như đời sống nội tâm của con người: niềm vui sướng và nỗi đau thương, sự say mê lao động và niềm hạnh phúc, cuộc đấu tranh sống còn và tâm tư thầm kín, những bức xúc xã hội và những ước mơ, hoài bão cao đẹp... Hệ thống ngôn ngữ ấy được sống dậy trong âm điệu và nhịp điệu thông qua biểu diễn của người nghệ sĩ, phản ánh một cách lành mạnh hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm con người, đồng thời luôn tạo nên sự đồng điệu với về văn hoá của người thưởng thức âm nhạc, hướng họ vào thế giới nội tâm, vào lý tưởng, tình cảm trong sáng, vào tâm hồn cao thượng để vươn tới tương lai tươi đẹp. Nói về “chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Đây cũng có thể được coi là tính chân thật của âm nhạc thể hiện qua các chi tiết trên, phản ánh hiện thực những vấn đề đang hiện hữu giữa mối liên hệ của âm nhạc trong đời sống tinh thần của con người. Còn về chân lý, sự có mặt của chân lý trong nghệ thuật được thể hiện rõ ở tính đa chức năng của nó, nghĩa là nghệ thuật không chỉ mang bản chất và chức năng giá trị mà còn có cả bản chất và chức năng nhận thức. Cho nên nghệ thuật không chỉ đánh giá mà còn nhận thức hiện thực và như vậy có nghĩa trong nội dung nghệ thuật không chỉ chứa đựng các giá trị được nó tạo dựng mà còn có những tri thức đúng đắn về hiện thực. Trong đời sống của người Nhật, “người có khát vọng vươn lên sẽ nghĩ về cách tạo ra cho mình một chiếc thang” - đây chính là chân lý sống của con người Nhật Bản. Âm nhạc là minh chứng thiết thực nhất để con người có thể cảm nhận được đời sống của mình thông qua âm nhạc. Trong một nhạc phẩm chân chính, các yếu tố nội dung cũng như các chức năng khác nhau (chẳng hạn chức năng giá trị và chức năng nhận thức) không đơn giản tồn tại độc lập bên nhau, chúng tác động lẫn nhau, chuyển hóa cho nhau như một chỉnh thể thống nhất. Cho nên ở đây không thể tách cái gọi là chân lý khoa học hay chân lý nghệ thuật.

Khía cạnh thứ hai về tính “thiện” trong âm nhạc, từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu truyền và bảo tồn nhiều phong tục. Trong xã hội hiện nay tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: Sân khấu, Điện ảnh, Mỹ thuật, Múa, Điêu khắc...mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực, đời sống con người theo phương thức riêng và âm nhạc cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Âm nhạc là một môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm của con người. Nó có những đặc thù riêng mà nhiều môn khoa học khác không có như tính thời gian, tính trực g iác,. Tính thời gian ở đây thể hiện như sự nhắc lại nhiều lần một nốt nhạc với mục đích diễn đạt tình cảm của tác giả hay thể hiện tính chất của một tác phẩm âm nhạc. Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, quân dân Việt Nam đã bị giặc liên tục uy hiếp bằng nhiều cách khác nhau như dùng cả âm thanh của tiếng máy bay với mục đích làm những người chiến sĩ nao núng tinh thần. Đó cũng chính là điều thể hiện tính trực giác trong âm nhạc. Âm nhạc của mỗi thời kì một khác nhau, bởi âm nhạc có thể phản ánh lịch sử của thời kì đó. Điều này thể hiện khá rõ khi nghe các tác phẩm cổ điển, hay nghe các tác phẩm sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, thời kì chống Mỹ.

Âm nhạc có mặt trong mọi nền văn hóa trên thế giới. Âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu được của cuộc sống con người đến nỗi nhiều cá nhân, tổ chức không ngừng nghiên cứu về tác động của âm nhạc đến con người. Sự định hướng vào âm nhạc có nhiều tác động đối với đời sống con người. Âm nhạc giúp người hiểu người, người hiểu vật, thấu hiểu được nỗi lòng của con người, thấu hiểu nỗi lòng của thiên nhiên xung quanh. Mỗi một con người là một thế giới bao la và phức tạp, rất riêng. Ở người Nhật, họ sống bởi lòng kính trọng. Phật Giáo và Thần đạo của người Nhật đã đem đến đời sống văn minh tiến bộ, trật tự ngăn nắp đến mức hoàn hảo. Người Nhật luôn bày tỏ lòng kính trọng thiêng liêng với Thần đạo và cả Phật giáo.

Khía cạnh thứ ba về tính “mỹ” trong âm nhạc, tính thẩm mỹ trong nghệ thuật âm nhạc thể hiện trước hết trong giai điệu, ca từ. Nếu như nhạc sĩ là người sáng tạo nên tác phẩm âm nhạc thì ca sĩ chính là người mang đến sức sống cho tác phẩm âm nhạc ấy. Để thể hiện hết toàn bộ nội dung mà bài hát muốn hướng tới, người trình diễn bài hát đó phải nhập tâm vào bài hát, hiểu được bài hát đó muốn nói gì, ý nghĩa ra sao và giọng hát phải phù hợp với giai điệu của bài hát thì mới có thể truyền cảm hứng cho người nghe. Một sáng tác có được công chúng yêu mến hay không phụ thuộc phần lớn vào tính thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn của ca sĩ, từ giọng hát đến phong cách, sự biểu cảm.

Tính thẩm mỹ trong âm nhạc còn thể hiện trong những yếu tố khách quan như việc âm nhạc vay mượn các yếu tố văn hóa khác mà không hoàn toàn là của riêng đất nước đó và xu hướng đời thường hóa nội dung truyền tải trong các tác phẩm âm nhạc. Đây là dấu hiệu tích cực để âm nhạc gần hơn với cuộc sống đương đại. Tuy nhiên, ở một phương diện nào đó, sẽ là đi ngược lại quy chuẩn thẩm mỹ. Bởi sự vay mượn quá đà sẽ dẫn đến hình thành những tác phẩm cóp nhặt theo kiểu giống nhau về mặt nội dung, sự đời thường hóa quá đà cũng sẽ dẫn đến việc coi trọng những yếu tố nhìn nhiều hơn nghe trong nghệ thuật biểu diễn. Cuộc sống liên tục thay đổi theo một quỹ đạo không nhất định, những quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ nói chung và quy chuẩn thẩm mỹ trong nghệ thuật biểu diễn nói riêng vì thế cũng có nhiều thay đổi để phù hợp thời đại. Tuy nhiên, dù thời thế có thay đổi đến đâu thì yếu tố sáng tạo cũng cần bảo đảm quy chuẩn thẩm mỹ, mà quy chuẩn ấy nằm trong sự cho phép của những yếu tố thuộc về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của dân tộc. Tính thẩm mỹ đặc trưng mà âm nhạc thu hút tất cả mọi người khi lắng nghe giai điệu đó là âm hưởng bản sắc dân tộc có trong bản nhạc đó. Nó làm mọi người nhận ra rằng hình ảnh, văn hóa của một đất nước nằm trong từng lời ca của bài hát, để người ta có thể biết rằng bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ thể hiện ở con người của đất nước đó mà nó còn thể hiện ở các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa điển hình là âm nhạc.

1.4.2. Khát vọng tự do, bình đẳng

Âm nhạc góp phần không nhỏ trong cuộc sống của con người vì âm nhạc là phương tiện diễn tả cảm xúc của con người: vui vẻ, buồn bã, cô đơn... Hay những bản nhạc mang âm hưởng cách mạng, dân gian, biểu lộ lòng yêu nước, niềm đam mê thông qua những bài hát. Âm nhạc ca ngợi đời sống hòa bình, ca ngợi đất nước, ca ngợi tình yêu trong sáng, quê hương tươi đẹp. Mặt khác lại phản ảnh tâm tư nguyện vọng của con người, tình yêu đau khổ, than thân trách phận, biểu hiện sự rụt rè, tuyệt vọng. Âm nhạc gắn liền với con người trong mọi khoảnh khắc, là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh thế giới, các hiện tượng tự nhiên, trình độ phát triển đời sống xã hội hay gần nhất là những nét riêng trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ.

Đất nước nào ở thời “bom đạn rơi như mưa đá” đều muốn dân tộc nhanh chóng được hòa bình, yên ổn. Nhưng để có thể đạt tới nguyện vọng ấy, con người ai cũng đều phải trải qua những ác mộng khủng khiếp nhất. Sự khát khao một dân tộc được hòa bình đang rạo rực trong lòng mỗi con người. Con người ai cũng như ai, ai cũng mong đất nước được tự do để có thể nhanh chóng trở về với mái nhà thân thuộc của mình. Nhưng cuộc sống thời chiến tranh rất tàn khốc, sống hôm nay không biết được ngày mai có thể bước chân đi hay là gục ngã tại mặt trận.

Chiến tranh đã để lại biết bao đau thương cho con người ngay từ thuở khởi đầu của nhân loại cho đến hôm nay. Song, con người đã nhận rõ được những tội ác khủng khiếp do chiến tranh gây ra. Và cũng từ đó, đã có nhiều người, nhiều bộ lạc, nhiều quốc gia và nhân loại đã suy nghĩ, bàn bạc trao đổi trong nhiều hội nghị, để cùng thống nhất đưa ra được những Luật lệ, Hiến pháp,...giúp việc sống chung giữa các công dân trong một nước, và các quốc gia với nhau bớt xung đột, ngăn chăn thảm họa chiến tranh.

Từ ngàn xưa, và tận đến hôm nay, tự do bình đẳng là những khát vọng chính đáng của con người.

“Đặc biệt hơn cả là trong 600 ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ đã làm rung động hàng triệu trái tim con người không những ở Việt Nam, mà còn ở cả thế giới. Ông đã nói nên sự khủng khiếp, dã man và tàn ác của chiến tranh: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi đứng nghe... Hàng vạn chuyến xe claymore lựu đạn. Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành, từng vùng thịt xương có mẹ có em ... " Ông cũng đã nói lên sự khao khát, mong ước sự tự do sớm trở lại trên quê hương thân yêu: “Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm, tôi sẽ đi thăm nhiều nghĩa địa buồn, đi xem mộ bia nhiều như nấm. Khi đất nước tôi không còn chiến tranh. Mẹ già lên núi tìm xương con mình...Khi đất nước tôi không còn giết nhau...Mọi người ra phố mời rao nụ cười... ”[90]

Độc lập, tự do là khát vọng ngàn đời của dân tộc. Độc lập, tự do bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống, lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Từ thuở vua Hùng dựng nước đến Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Khát vọng độc lập, tự do đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh rút gọn trong câu nói nổi tiếng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống.

Trong âm nhạc không phải là kỹ thuật mà là cái tình khi thể hiện tác phẩm mới là điều dễ chạm đến trái tim người nghe. Âm nhạc vẫn chưa thể hiện được nhiều khía cạnh về quyền bình đẳng của con người. Quyền bình đẳng là quyền mà con người trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Quyền bình đẳng của các tầng lớp nông dân thời đô hộ phong kiến, bị áp bức bóc lột bởi địa chủ. Quyền bình đẳng cho người phụ nữ bị đối xử như nô lệ, phân biệt giới tính, sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Số phận của những con người ấy lúc nào cũng lận đận, đầy trắc trở. Chính vì thế trong thời kì đổi mới, những số phận ấy cần phải được quan tâm nhiều hơn. Hình ảnh của họ là tấm gương cho bao thế hệ theo sau, là điểm nhấn trong nội dung các bài hát mà những người nghệ sĩ cần hướng tới. Tóm lại, chúng ta có thể hiểu được khái quát về những giá trị đặc trưng của âm nhạc. Giá trị nội dung của âm nhạc điển hình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người và cuộc sống, tình yêu đất nước. Cùng với sự dung hòa của giá trị nghệ thuật về giai điệu và nghệ thuật biểu diễn, tất cả đã tạo nên những giá trị đặc sắc cho nền âm nhạc Việt Nam - Nhật Bản hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và khát vọng tự do bình đẳng cho nền văn hóa âm nhạc của hai nước. CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN

2.1. Tính chất dân gian

Âm nhạc truyền thống với những giá trị nhân văn mang tính bản sắc đóng vai trò như “tấm thẻ căn cước” của một dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu. Âm nhạc truyền thống là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa ở mỗi quốc gia. Trong mỗi thời đại, các nghệ sĩ đều tìm đến giá trị truyền thống và kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng cho mình một ngôn ngữ âm nhạc, một phong cách âm nhạc mang hơi thở dân gian. Ngày nay, khi âm nhạc giải trí tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố như tiết tấu, hòa thanh, nguồn âm của điện tử thì âm nhạc dân tộc cổ truyền đứng trước sức ép vô cùng lớn, nên không có điều kiện thể hiện hết những giá trị dân tộc và hiện đại trong thể loại của mình. Kéo theo đó, phần lớn các thế hệ trẻ sẽ chạy theo xu hướng âm nhạc hiện đại thay vì đi theo truyền thống. Chính vì thế mà âm nhạc truyền thống đang dần mai một và quên lãng.

Âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản được sinh ra trong nền kinh tế nông nghiệp và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền âm nhạc chuyên nghiệp từ trước đến nay. Trong quá trình xây dựng nền âm nhạc, các nghệ sĩ luôn luôn coi nền âm nhạc truyền thống là kho tàng quý giá để xây dựng ngôn ngữ âm nhạc cho tác phẩm của mình. Họ thường sử dụng những nhân tố hoặc hình tượng mang bản sắc dân tộc bằng cách chắt lọc chất liệu từ âm nhạc dân gian như: giai điệu, thang âm, điệu thức, tiết tấu... để tạo nên đường nét độc đáo, điển hình mang tính dân tộc trong các tác phẩm của mình.

Ở Nhật, những bài hát dân ca luôn luôn là một phần trong phong đời sống của người dân. Có rất nhiều các bài hát dân gian được sáng tác bởi những người nghệ sĩ tài năng làm giàu thêm cho kho tàng âm nhạc Nhật. Ở các tỉnh và các vùng ở Nhật có các bài hát dân gian khác nhau dựa trên các sự kiện như: đi câu cá, làm nông, lao động hay bất kỳ sự kiện tôn giáo nào. Hình thức nhạc này được phân ra thành nhiều loại:

- Bài hát tôn giáo

- Bài hát lao động

- Bài hát sự kiện

- Bài hát của trẻ em

Mỗi hoạt động hay lễ hội truyền thống của Nhật Bản thì không thể thiếu sự góp mặt của các bài hát dân gian trong đó. Ví dụ như trong các lễ hội truyền thống, các bài hát dân gian có giai điệu rất dễ nghe và mang đậm nét đặc trưng của vùng miền sản sinh ra nó. Dưới đây là một số bài dân ca nổi tiếng ở Nhật Bản được lưu truyền rộng rãi.

Ecchu Owara Bushi (M 'i^ fc ^ Ä p ): Đây là bài hát mà người bản xứ sẽ biểu diễn trong lễ hội Bon. Từ thế kỉ XVIII, bài hát Ecchu Owara Bushi đã được hát bởi những người phụ nữ khi họ hái lá dâu tằm, kéo sợi và dệt vải. Sau đó thì nó được biến đổi dần, có thêm những điệu múa để vui tươi hơn. Đàn ông thì mặc áo khoác ngắn Happi và phụ nữ thì mặc áo Kimono. Họ sẽ đội mũ rơm rồi nhảy múa qua các đường phố. Hình 2.1. Vũ công biểu diễn trên nền nhạc Ecchu Owara Bushi [66]

Yasugi Bushi (S ^ tp ) : Yasugi Bushi là một bài dân ca từ thị trấn Yasugi thuộc địa phận quận Shimane, đây là bài hát về những người ngư dân khi đánh bắt cá. Khi xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, nó đã trở nên phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước Nhật Bản. Và kèm theo bài hát là một điệu nhảy rất hài hước của những vũ công nam được gọi là “vũ điệu cá trích”.

Hình 2.2. Ca sĩ trình diễn bài dân ca Yasugi Bushi kết hợp với múa [67] Koinobori ): Bài hát được biểu diễn nhân dịp ngày lễ trẻ em tại đất nước Nhật Bản ngày 5/5 hàng năm. Những chú cá chép tượng trưng cho sự cầu chúc cho trẻ em. Theo như lời bài hát, chiếc cờ cá chép lớn nhất màu đen tượng trưng cho người cha, mang đến cảm giác an toàn, còn chiếc cờ lớn thứ hai màu đỏ là biểu tượng của sự ấm áp, bao bọc của người mẹ. Từ đó, những chiếc cờ sẽ nhỏ dần, đến chiếc nhỏ nhất là đứa con trai út trong nhà. Nếu bạn đã tận mắt trông thấy Koinobori ở Nhật Bản, phía trên đỉnh có dải cờ màu sắc tượng trưng cho hình dấu riêng của gia đình. Koinobori mang ý nghĩa tượng trưng cho sự ấm áp gia đình.

Hình 2.3. Hình ảnh lồng đèn cá chép tượng trưng cho ngày Tết trẻ em ở Nhật Bản [68]

Và còn nhiều lễ hội tiêu biểu khác đại diện cho tính dân gian trong văn hóa âm nhạc cổ truyền Nhật Bản. Những nét văn hóa trải dài theo dòng lịch sử và đến nay vẫn còn tồn tại thì có thể nói Nhật Bản giữ gìn và tôn trọng nền văn hóa của đất nước họ. Ở Việt Nam cũng vậy, dân tộc Việt Nam hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ nước, bao gồm nhiều thành phần, ít nhiều khác nhau về phong tục tập quán, nhưng họ đều là con một gốc, đều thuộc vào chủng tộc Nam Á như đất nước Nhật Bản. Trong đời sống của nhân dân lao động tồn tại loại hình nghệ thuật dân gian đó là sáng tác nghệ thuật của nhân dân lao động trong suốt chiề u dài lịch sử. Cuộc sống của nhân dân lao động là đề tài chính trong cái “dân gian” của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Từ chính hình ảnh đó đã xây dựng nên nề n tảng âm nhạc Việt Nam - Âm nhạc mang bản chất xã hội. Nó là sản phẩm của số đông trong xã hội. Nó phản ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của người lao động, nảy sinh ra ngay trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội của họ. Ta có thể thấy rõ tính dân tộc và tính nhân dân trong âm nhạc dân gian. Âm nhạc dân gian bày tỏ những quan điể m lành mạnh, trong sáng, song nó c ũng phản ánh cả những định kiến lịch sử của người lao động.

Hình 2.4. Ca trù Việt Nam [69] Nhưng dù cho âm nhạc có gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội chặt chẽ đến đâu đi nữa, nó vẫn không phải là chính những hoạt động đó. Âm nhạc không sao chép cuộc sống, mà phản ánh, miêu tả cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua phương tiện diễn tả của mình là âm điệu và nhịp điệu. Do đó âm nhạc truyền thống là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Sở dĩ gọi như vậy vì nó là loại nghệ thuật có mang tính thực tiễn xã hội như đã nói ở trên. Nó còn là nghệ thuật đặc biệt ở chỗ nó không xuất hiện với tư cách một nghệ thuật đơn lập, mà nó thường được sáng tác và trình diễn trong mối quan hệ với các nghệ thuật dân gian khác, trước hết là với các nghệ thuật có đặc trưng nhịp điệu như thơ ca và múa dân gian.

Một bài dân ca có phần lời là thơ ca dân gian và phần giai điệu, mang đậm nét dân gian truyền thống. Với Việt Nam, chúng ta sử dụng chất liệu nghệ thuật dân gian để xây dựng tác phẩm khí nhạc. Đất nước Việt Nam có kho tàng âm nhạc dân gian phong phú nên khai thác chất liệu âm nhạc dân gian luôn là những sáng tạo mới cho tác phẩm. Có thể kể đến như Ca trù, Cải lương, Chèo hay các lễ hội âm nhạc ở các dân tộc vùng đồng bào miền núi... Mỗi người sáng tác vận dụng và xử lý chất liệu âm nhạc dân gian một khác. Âm nhạc dân gian Việt Nam trong tác phẩm khí nhạc mới vừa thể hiện sự kết hợp ngôn ngữ âm nhạc phương Đông với phương Tây, vừa thể hiện bản sắc văn hoá riêng, sự sáng tạo nghệ thuật riêng của các nhạc sĩ Việt Nam.

2.2. Tính chất cổ điển

Nhã nhạc cung đình Nhật Bản đã có sự giao lưu với Nhã nhạc cung đình Huế Việt Nam từ thế kỷ thứ VIII, khi nhà sư Phật Triết của nước Lâm Âp (Miền Trung Việt Nam hiện nay) sang kinh đô Nara Nhật Bản giao lưu Phật Giáo, tu tập tại chùa Đại An. Các điệu nhạc, điệu múa và nhạc cụ do nhà sư Phật Triết giới thiệu được lưu truyền trong giới Phật giáo và được Hoàng cung Nhật Bản hấp thu vào trong Nhã nhạc cung đình.

Gagaku (nhã nhạc cung đình Nhật Bản) là loại hình âm nhạc cung đình của Nhật Bản, đối lập với Zokugaku (âm nhạc dân gian). Thuật ngữ Gagaku được tiếp thu từ Trung Hoa cùng với sự tiếp nhận một bộ phận các khí nhạc bài bản từ hệ thống âm nhạc cung đình phong phú và đặc sắc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và giàu truyền thống văn hóa. Gagaku liên quan đến việc sử dụng các công cụ như trống, sáo và đàn tam thập lục và được thực hiện tại các đền chùa, miếu. Điều này không liên quan đến bất kì hoạt động thanh nhạc nào khác.

2.2.1. Quá trình phát triển của Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế

Gagaku có một lịch sử lâu đời, phát triển hoàn thiện vào khoảng thế kỷ X dưới thời Heian (794-1191). Đây là một hợp thể của nhiều loại hình âm nhạc và múa có nguồn gốc từ nghệ thuật truyền thống bản địa và góp phần vào đó là sự ảnh hưởng không nhỏ từ các nước Châu Á. Sự giao lưu và tiếp thu các yếu tố âm nhạc đến từ các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Ấn Độ, Champa... đặc biệt vào thời kỳ của thế kỉ thứ VIII, cung đình Nhật Bản đã có sẵn hệ thống âm nhạc nghi lễ bản địa là âm nhạc mang “tính chất” Thần Đạo nên họ chỉ tiếp thu loại hình âm nhạc giải trí từ cung đình Trung Hoa, đó là Yến nhạc. Nhưng thuật ngữ mà họ vay mượn lại là Nhã nhạc, tức âm nhạc nghi lễ Khổng giáo của Trung Hoa. Theo giáo sư Hisao Tanabe (1883-1984) người chuyên nghiên cứu về âm nhạc Nhật Bản cho rằng sự nhầm lẫn này là do vào năm 701, khi âm nhạc Trung Quốc tràn vào nước Nhật, Nhật Bản đã cho thành lập một cơ quan chuyên phụ trách âm nhạc cung đình, cơ quan này được đặt tên là Gagakuryo ( ^ ^ Ễ i) mô phỏng theo tên gọi của tổ chức âm nhạc tương tự trong cung đình Trung Hoa. Sau thời kỳ mở rộng giao lưu âm nhạc với các nước khác, vào cuối thời kỳ Heian, Nhật Bản bắt đầu tái thiết và bản địa hóa các yếu tố ngoại lai trong Gagaku. Các dàn nhạc được sắp xếp lại, một số nhạc cụ nước ngoài bị loại bỏ, nhiều bản âm nhạc được sáng tác mới... Nhờ đó, Gagaku thời kỳ này mang đậm sắc thái cung đình Nhật Bản. Từ thế kỷ XII, dưới sự chuyên chế của các Shogun (n#§) bấy giờ nắm hết quyền lực trong tay, Thiên hoàng bị yếu thế, cô lập, đời sống triều đình không còn phong phú như xưa. Nhã nhạc cung đình Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái. Trong suốt những thế kỷ tiếp theo, nhờ có sự quan tâm của một số vị Thiên hoàng và Shogun, Gagaku đã dần được phục hồi, truyền thống vẫn được tiếp nối. Cũng trong giai đoạn này, một số thành tựu nghiên cứu công phu về Gagaku được biên soạn, có thể kể đến bộ sách Gakkaroku của Abe Suehisa (1622-1708) là bộ sách đồ sộ về Gagaku mang toàn bộ tinh thần của nước Nhật thời cổ xưa.

Dưới thời Minh Trị Thiên Hoàng (1868-1912), một ông vua cầu tiến đã thực hiện nhiều cuộc cải cách khiến cho nước Nhật gần như thay đổi hoàn toàn và phát triển về văn hóa nghệ thuật nói chung và Gagaku nói riêng. Tuy nhiên vào giữa thế kỷ XX, khi nước Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng, Gagaku lại bị suy thoái nghiêm trọng. Mãi cho đến khi nền kinh tế đất nước được phục hưng vài thập kỷ sau đó, Gagaku mới được trở lại vị trí vốn có của nó. Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Shinto giáo. Phong cách âm nhạc đặc biệt của Gagaku đã được truyền bá đi nhiều nơi và trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác mới của nhiều nhạc sĩ hiện đại.

Gagaku là một trong các thể loại âm nhạc truyền thống tiêu biểu của Nhật Bản. Thuật ngữ Gagaku xét theo ý nghĩa văn học với Ga: thanh lịch, Gaku: âm nhạc. Các đặc điểm về âm nhạc của Gagaku được hiểu ở lĩnh vực nhạc khí, thanh nhạc và múa. Nhìn một cách tổng quát Gagaku có thể xếp theo hai hệ thống: thanh nhạc và khí nhạc... Gagaku nghĩa là âm nhạc trang nhã, loại âm nhạc cổ xưa nhất còn sót lại đến ngày nay của Nhật Bản, được thành lập ở trong Cung đình cách đây khoảng 1200 năm, hiện diện trong Cung đình, và một số đền chùa. Ngày nay, các nhạc mục Gagaku bao gồm cả bốn yếu tố: hòa tấu nhạc khí, nhạc múa, các bài hát, âm nhạc tôn giáo và các nghi lễ Thần đạo. Thuật ngữ Gagaku còn được hiểu là hình thức Kangen. Kangen là một loại dàn nhạc hòa tấu khí nhạc cổ truyền, đại diện cho tổ chức âm nhạc thuần túy, thuộc bộ phận âm nhạc cung đình Nhật Bản. Ở góc độ này đã giúp ta hiểu hơn về Gagaku, với ý nghĩa bao trùm cả nhạc mục thanh nhạc, khí nhạc và múa của âm nhạc cung đình Nhật Bản, Gagaku xuất hiện là một thuật ngữ âm nhạc được dùng phổ biến và có nét tương đồng với thuật ngữ Nhã nhạc của Việt Nam.

Nhạc cung đình là một bộ môn âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Nhã Nhạc Huế đã có giá trị rất cao về phương diện lịch sử lẫn nghệ thuật. Tuy được sử dụng ở chốn cung đình, nhưng việc sáng tạo và biểu diễn hầu hết đều do những nghệ sĩ xuất thân từ trong dân gian, nhờ có tay nghề cao mà được vào cung để phục vụ cho triều đình. Đây là một bộ môn âm nhạc vô cùng phong phú mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của nó. Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhạc cung đình là một bộ môn duy nhất được ghi vào sử sách từ xa xưa, trải qua bao thăng trầm của các triều đại, bao biến thiên của thời cuộc mà vẫn còn lưu lại được một di sản đáng kể đáng tự hào. Đây là loại hình âm nhạc chính thống mang 3 yếu tố: nhạc, múa và hát, trong đó nhạc và múa chiếm tỉ lệ cao hơn, được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

“Nhã nhạc - Ầm nhạc cung đình Việt Nam bắt đầu được đưa vào hoạt động ở triều Lý (1010-1225), định hình ở đời Trần (1226-1400), hoạt động một cách quy củ vào thời Lê (1427-1788) và phát triển rực rỡ nhất tại cung đình Huế dưới triều Nguyễn (1802-1945) ”[78].

Âm nhạc cung đình Huế chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỉ XIX.

“ Vào thời này, Triều đình nhà Nguyễn quy định 7 thể loại âm nhạc, gần giống với các thể loại của triều Lê, bao gồm: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc, Cung trung nhạc. Dưới thời Nguyễn, Nhã nhạc được dùng trong các lễ tế đại triều 2 lần trong 1 tháng, thường triều 4 lần trong 1 tháng: Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Tùy theo từng cuộc tế lễ mà có các thể loại khác nhau, như đại triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đán, Ban sóc ... Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần... Cung trung nhạc biểu diễn trong các cung hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu... Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa ... Ngũ tự nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông... ”[79] Hình 2.5. Đội Nữ Nhạc cung đình đầu thế kỷ XIX [86]

Có thể nói, nhã nhạc cung đình Huế là một bước chuyển tiếp của nhã nhạc cung đình các triều đại trước đó để đi tới sự hoàn mỹ. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX, khi đất nước lâm vào nạn ngoại xâm, vai trò của triều đình mờ dần, thì âm nhạc cung đình cùng các lễ nghi cũng giảm và mờ dần. Vào cuối thời Nguyễn, Nhã nhạc cung đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và tiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, địch, tam âm, phách tiền). Ngoài ra, triều đình cho du nhập dàn Quân nhạc của phương Tây, làm cho vai trò của Nhã nhạc càng mờ nhạt thêm. Sau năm 1945, Nhã nhạc đã mất không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. Ngày nay, Nhã nhạc đã và đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, dần khôi phục lại vẻ truyền thống hiếm có và là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam. 2.2.2. Các thể loại nhạc trong Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình của Việt Nam, Nhật Bản đều bắt nguồn từ Trung Hoa. Tuy vậy, mỗi nước đã tiếp thu ở Trung Hoa vào những thời kỳ khác nhau.

Nhật Bản tiếp thu từ Nhã nhạc thời Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ VII, có sự kết hợp với âm nhạc của ba nước Triều Tiên cổ (Tam Hàn) cùng với âm nhạc Phật giáo Ấn Độ, đã dần dần Nhật Bản hóa và trở thành Nhã nhạc Nhật Bản (Gagaku), bao gồm 5 thể loại:

- Hòa nhạc: nhạc Nhật Bản chính thống, không pha trộn với bất kì một loại nhạc nào khác

- Đường nhạc: tiếp thu từ nhạc cung đình nhà Đường của Trung Quốc

- Kỹ nhạc: tiếp thu từ Trung Quốc, thể loại âm nhạc này kết hợp với múa trên sân khấu

- Cao ly nhạc: tiếp thu từ Triều Tiên cổ

- Lâm Ấp nhạc: có nguồn gốc từ âm nhạc Phật giáo của Ấn Độ

Hiện nay, Gagaku vẫn được biểu diễn trong hoàng cung và các ngôi đền Thần Đạo với 3 hình thức diễn xướng hoàn toàn mới: Kangen (Khí nhạc): là dàn nhạc chuyên diễn tấu các bản khí nhạc. Kangen gồm các nhạc cụ hơi và dây, ngoài ra còn có thêm các nhạc cụ gõ đảm nhiệm phần tiết tấu. * Nhạc cụ Hơi: Shou (M): là nhạc cụ giống như Khèn của Việt . Hichiriki ( ^ ^ ): một loại kèn có dăm kép, tương tự như kèn Bóp của Việt . Ryuteki (® ^ ): một loại sáo có 7 lỗ bấm. * Nhạc cụ Dây: Biwa (^h^): nhạc cụ hình quả lê có 4 dây, giống như Pipa của Trung Hoa và Tỳ bà của Việt . Koto (^ ): hình dáng tương tự như đàn Tranh của Việt , có 13 dây. * Nhạc cụ Gõ: Kakko (ặỗ^): một loại trống đặt nằm ngang như trống Cơm Việt , dùng dùi

Hình 2.6. Dàn nhạc công biểu diễn Gagaku trên sân khấu cùng với khí nhạc tại Hội trường Trung tâm Hội nghị quận Meguro, Tokyo, 2017 [87] gõ vào hai mặt. ( ^ ^ ) : trống lớn nhất được đặt chính giữa ở trung tâm khi biểu diễn Gagaku Shouko (® ^ ): cồng được làm bằng đồng.

Âm nhạc do dàn Kangen diễn tấu thường có tính chất chậm rãi, trang trọng và đầy tính triết lý.

Bugaku (Vũ nhạc): là loại hình âm nhạc đi kèm với múa. Bugaku gồm có 3 loại: - Kuniburinomai ( S ^ ^ ^ ^ ) : là những điệu múa và âm nhạc có nguồn gốc cổ xưa trong văn hoá bản địa Nhật Bản. Các điệu múa này có động tác và trang phục tương đối đơn giản, nhưng cũng rất uyển chuyển và nhịp nhàng. - Sanomai ( Ế ^ ^ ) : gọi là Múa Bên Trái vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên trái sân khấu. Múa Bên Trái mang tính Dương, có hình ảnh mặt trời làm biểu tượng, vũ công mặc áo màu đỏ. Đệm cho loại múa này là dàn nhạc Togaku, với các loại hình âm nhạc đến từ Trung Hoa và các nước Trung Á, Ân Độ, Ba Tư thông qua con đường Trung Hoa. - Unomai ( ^ (D^): gọi là Múa Bên Phải vì khi trình diễn những điệu múa này, vũ công xuất hiện từ phía bên phải sân khấu. Múa Bên Phải mang tính Âm, biểu tượng là hình ảnh mặt trăng, vũ công mặc trang phục màu xanh lục. Loại âm nhạc đệm cho Múa Bên Phải là Komagaku, tức âm nhạc ảnh hưởng từ Triều Tiên, bao gồm cả âm nhạc vùng Mãn Chu (phía đông bắc Trung Quốc). Hình 2.7. Bugaku - một trong các thể loại diễn xướng của Gagaku [73]

Kayou (Thanh nhạc): hai bản nhạc tiêu biểu trong Kayou là Saibara và Rouei. - Saibara (f#M ^): là những bài hát dân gian được cung đình hoá và trở thành hình thức thanh nhạc phục vụ cho nhu cầu giải trí của hoàng gia và giới quí tộc nói chung. Khác với các thể loại Khí nhạc, Vũ nhạc phải do các nhạc công chuyên nghiệp biểu diễn, các bài hát Saibara được giới quí tộc tự trình diễn và thưởng thức với nhau, và cũng chính họ là người đã duy trì truyền thống Saibara qua nhiều thế kỷ. - Rouei ( ^ ^ ) : là những bài hát có tính chất ngâm ngợi dựa trên các lời thơ Trung Hoa nhưng được phát âm theo tiếng Nhật. Suốt các thời đại Nara và Heian, các lối thơ của Trung Hoa rất thịnh hành ở Nhật, từ đó, hình thành nên hình thức nhạc hát Rouei. Cũng như Saibara, Rouei được lưu truyền và gìn giữ bởi các gia đình quí tộc. Về sau, dưới thời Meiji, các nhạc công cung đình tiếp nhận các bài bản Rouei từ giới quí tộc, đồng thời, họ cũng sáng tạo thêm nhiều bài bản mới để bổ sung và làm phong phú thêm hệ thống nhạc mục của Rouei. Hình 2.8. Bản nhạc Saibara kết hợp với điệu múa Batto [74]

Trong Nhã nhạc cung đình Việt Nam, sử sách của triều Nguyễn ghi lại có đến 12 cuộc lễ, mỗi cuộc lễ đều có ghi đầy đủ các bài ca chương và có 126 bài ca chương ghi đầy đủ lời ca nguyên gốc và bản dịch. Phần nhạc khí được quy định gồm 6 loại dàn nhạc. Đó là các dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xuý đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Các dàn nhạc trên đều có các nhạc khí cụ thể và không dưới 30 chủng loại với số lượng trên hàng trăm nhạc khí. Dàn Đại nhạc có 42 nhạc cụ trong 4 loại khí nhạc của 2 bộ gõ và hơi. Riêng bộ gõ có 20 trống. Hình 2.9. Dàn đại nhạc của Nhã nhạc cung đình vào những năm 60 [75]

Hình 2.10. Đội tiểu nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế biểu diễn tại cung Diên Thọ của Hoàng Hậu Nam Phương năm 1937 [76] Về bài bản cũng rất phong phú. Thể loại Tiểu nhạc và Đại nhạc có các bài bản như sau:

- Tiểu nhạc: Có 15 bài bản gồm 10 Bản Ngự Thập, Ngự Thủ, Ngự Liên, Ngự Hoàn và 5 bản Ngũ Đối Thượng, Ngũ Đối Hạ, Long Đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc.

- Đại nhạc có các bài bản: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn cung đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục, Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam, Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.

Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí, bài bản âm nhạc, ca chương... đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài ba nhất thực hiện. Âm nhạc đã trở thành một cặp song sinh với các đại lễ, trở thành tiếng nói có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đó cũng chính là những giá trị vô giá và trường tồn của dân tộc. Nhã nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” ẩn chứa những nguyên lý cấu trúc, những tư tưởng văn hoá triết lý phương Đông.

2.3. Tính chất giao lưu và khu vực

2.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Koto và đàn tranh

Cùng với những dàn nhạc lớn của Nhã nhạc cung đình Huế và Gagaku là sự góp mặt của các nhạc khí góp phần tạo nên những âm thanh tinh tế mang đậm nét truyền thống của nước. Nổi bật nhất là cây đàn tranh của Việt Nam và cây đàn Koto của Nhật Bản. Hai loại đàn này đều mang hình dạng tương đồng nhau nhưng âm sắc của chúng mang hai vẻ khác nhau thể hiện linh hồn của hai đất nước riêng biệt. Hàng ngàn năm trước, cùng với việc mở rộng lãnh thổ, việc thông thương buôn bán hàng hóa giữa các nước Châu Á ngày càng phát triển. Theo chân các đoàn thương nhân mang hàng hóa đi trao đổi với các nước khác, người Trung Quốc cũng đem văn hóa của mình đến với các dân tộc trên con đường thương mại của mình. Trong số đó, những nhạc khí của người Trung Quốc sáng tạo hay nhạc khí được vay mượn từ các nước khác đều được các xứ sở mới ưa chuộng như: đàn nhị, đàn tỳ bà... Trong quá trình giao lưu văn hóa, các dân tộc đã đón nhận và biến đổi chúng thành nhạc khí mang sắc thái của dân tộc mình, tạo cho chúng những thang âm đặc thù riêng biệt. Có thể kể đến như đàn tranh của Việt Nam và đàn Koto của Nhật Bản đều có nguồn gốc từ đàn Zheng của Trung Quốc. Các loại đàn này là các loại nhạc khí phổ biến góp mặt trong nghệ thuật Nhã nhạc cung đình và vẫn còn tồn tại đến nay.

Tương tự như đàn tranh nhưng âm sắc của đàn Koto có đặc trưng riêng biệt khác hẳn so với đàn tranh. Nguồn gốc đàn tranh Việt Nam là đàn tranh giống như đàn Zheng từ Trung Quốc truyền sang nước Việt, có thể từ đời Trần hay trước nữa, dùng trong dân dã dưới dạng đàn 9 dây, 15 dây, 16 dây và từ xưa đến giờ thay đổi kích thước, số dây, từ dây tơ sang dây cước đến dây thép. Nhưng qua khoảng 7 thế kỷ, người Việt dùng đàn và tạo cho đàn một phong cách đặc thù trong thủ pháp, ngón đàn, tay nhấn nhá, trong thang âm điệu thức, trong bài bản. Đàn tranh đã thành nhạc cụ hoàn toàn mang tính dân tộc Việt Nam vì đã được người Việt ưa dùng, truyền từ đời này đến đời kia hàng trăm năm, phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của người Việt và thể hiện rất rõ ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam.

Đàn tranh (còn được gọi là đàn thập lục) có thùng đàn dài 100 đến 110cm. Mặt âm bảng làm bằng cây ngô đồng hình cầu vồng. Thành đàn làm bằng gỗ trắc và đáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba cái lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để buộc dây đàn; lỗ hình chữ nhật ở giữa đáy đàn dùng để cầm đàn, và lỗ nhỏ cuối đàn dùng để treo đàn. Ở phía đầu cây đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là cầu đàn dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép. Các con nhạn đỡ dây đàn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây đàn theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai, Đảo, Oán...

Đàn Koto là nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản, thường làm bằng cây pawlonia8, mười ba dây tơ căng dài trên mặt âm bảng, đỡ dây đàn là các con nhạn hình chữ A có thể di chuyển được. Người chơi đàn đeo móng gảy đàn vào ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn và dùng ba ngón tay trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái mang móng đeo để ấn hoặc khảy dây. Âm điệu từ tiếng đàn Koto trầm, cứng, mạnh mẽ và cô độc hơn so với đàn tranh ViệtNam và Trung Quốc. Loại đàn này có thể đàn độc tấu, tam tấu với đàn Shamisen9, ống tiêu 10, đàn trong dàn nhạc cổ đ iển .

Koto là đàn tranh của Nhật, tương tự như đàn tranh của Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng đàn Koto thường chỉ có 13 dây, thay vì 16 dây như đàn tranh Việt (thập lục huyền cầm) hay đôi khi lên đến 36 dây ở Trung quốc (tam thập lục huyền cầm). Koto có chiều dài khoảng 160cm và khoảng 20 cm chiều ngang. Người chơi đàn đeo móng đàn vào ba ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải để gảy đàn. Để tạo hiệu ứng khác nhau, tay

8 Cây pawlonia (cây hông) là giống cây gỗ lớn lá rộng, sinh trưởng nhanh, tán lá thưa, lá dễ phân giải có tác dụng cải tạo đất tốt, rễ phân bố sâu 50 - 80cm dưới mặt đất nên ít cạnh tranh với các loài cây ngắn ngày, ít cong vênh, có phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam, là loại cây sống lâu năm và cũng được sử dụng trong mục đích trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - bảo vệ môi trường. 9 là loại đàn truyền thống của Nhật Bản, đàn chỉ có 3 dây, đi kèm với miếng khảy đàn gọi là bachi. Khi chơi đàn, người chơi dùng bachi đánh lên thân đàn giống như đàn ghi ta

10 Shakuhachi là loại sáo của Nhật được làm bằng tre, dài gần 55 cm được sử dụng bởi các nhà sư Hội Phật giáo. trái ép xuống dây đàn để căng chỉnh. Ban đầu đàn chỉ có 5 dây, sau tăng dần lên thành 12 dây, và bây giờ là 13 dây. Đàn Koto được du nhập vào Nhật Bản vào thời kỳ Nara (710-794). Ban đầu, đàn Koto được chơi cùng các loại nhạc cụ dây và nhạc cụ gió khác. Nhưng sau đó đàn được độc tấu hoặc chơi cùng với hai nhạc cụ là Shamisen và Shakuhachi.

Vào thời cổ đại, Cây đàn Koto nguyên bản vốn có từ thời cổ ở Nhật gọi là Wagon (fp # - Hòa cầm) hoặc gồm có 6 dây và được tìm thấy trong những di tích khai quật từ thời Yayoi đến thời Nara, hiện tại được sử dụng trong biểu diễn Nhã nhạc. Đến thời Heian thì nó được dùng như một nhạc cụ biểu diễn phụ trợ trong một loại nhạc khúc Nhã nhạc gọi là Saibara (ffi ,^ ^ ) (loại ca khúc biểu diễn có kèm nhạc cụ thổi và nhạc cụ dây, kết hợp giữa điệu dân ca truyền thống ở địa phương với Nhã nhạc, thứ âm nhạc du nhập từ Trung Hoa đại lục sang). Tuy nhiên, trong thời hiện tại thì Wagon không được sử dụng trong Saibara. Wagon còn là nhạc khí được sử dụng trong nghi lễ lên đồng của các cô đồng ở Osore núi 11, nơi được coi là vẫn còn truyền giữ lại nguyên hình thức âm nhạc cổ đại đến tận ngày nay. Ngoài ra, người Ainu (dân tộc thiểu số sống ở quần đảo Nhật Bản) còn có loại nhạc cụ gọi là có cấu tạo giống với Wagon nhưng chỉ có 5 dây. Cây đàn tranh được truyền từ Trung Hoa đại lục sang Nhật Bản kể từ thời Nara có khởi nguyên từ nhân vật Mông Điềm thời nhà Tần (thế kỷ thứ III Trước Công Nguyên), nhưng đây chỉ là truyền thuyết và không có cơ sở về mặt lịch sử.

11 Là một ngọn núi lửa còn hoạt động tại tỉnh Aomori , nơi địa hình khá cằn cỗi và mặt đất bị cháy đen. Osore nằm bên bờ một dòng nước độc, có mùi lưu huỳnh và rất lạnh vào mùa đông. Dù vậy, nó vẫn là một điểm du lịch nổi tiếng, theo truyền thuyết Nhật Bản Osore được coi như là cửa vào địa ngục Đàn tranh có lẽ là cây đàn được nhiều người Việt biết tới nhiều nhất hiện nay. Đàn tranh xuất xứ từ bên Trung Quốc. Chữ “Tranh” có nghĩa là “tranh luận”. Đàn tranh là nhạc khí phổ biến ở Việt Nam. Đàn tranh xuất hiện vào thời kỳ nào, chưa ai có thể xác định rõ nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định đàn tranh có xuất xứ từ đàn Zheng của Trung Quốc. Dưới đời nhà Trần, vào thế kỉ VIII, đàn Tranh được sử dụng trong dàn Đại nhạc trong Cung đình và dàn Tiểu nhạc dùng trong dân gian.

“Có giả thuyết cho rằng thời xưa bên xứ Tàu dưới thời nhà Tần, có một gia đình nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tranh trong một vùng đất bên Tàu. Ông thầy có hai người con trai học đàn tranh. Lúc đó đàn tranh có 25 dây. Một hôm hai cậu con trai tranh nhau cây tranh duy nhứt trong nhà để dành đàn. Người cha bị quấy rầy bởi cuộc tranh cãi, tức giận mới mang cây đàn ra chẻ làm đôi, làm hai cây đàn tranh, một cây 13 dây (hiện còn thấy ở miền Bắc xứ Trung quốc, và cây đàn tranh Koto của Nhật) và một cây 12 dây (hiện còn được thông dụng ở Đại Hàn và Mông Cổ). Một giả thuyết khác cho rằng ông Mông Điềm, một thượng quan nhà Tần, sáng chế ra đàn tranh bằng cách chặt cây tranh ra làm hai làm thành hai cây tranh nhỏ 12 và 13 dây. ”.[77]

“ Vào nửa sau TK XIII, lúc bấy giờ âm nhạc và sân khấu rất phát triển. Ban đầu âm nhạc Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều của nhạc Chăm. Vua Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chăm và cho các nhạc công hát. Sử liệu cũ còn ghi lại các ca khúc Nam thiên nhạc, Ngọc lầu xuân, Mộng tiên du ... thời đó rất được ưa chuộng. Theo Sứ giao tập của Trần Dương Trung đã mô tả lễ yến tiệc ở điện Tập Hiền: ”Tiếng hát, tiếng đàn hòa lẫn nhau... ”. Nhạc cụ gồm có trống cơm, tiêu, nạo bạt, sáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu...” [25, tr.12-23]

"Từ năm Quang Hưng (1578) trở về sau, bộ đồng văn, bộ nhã nhạc có dùng một thứ trống ngưỡng thiên lớn và kèn bằng trúc nạm vàng, cùng cái long sinh, long phách, và các đàn tam, đàn bốn dây, hoặc đàn 15 dây, ống sáo, trống mảnh một mặt sơn vàng tang mỏng, cái phách xâu tiền".[22, tr.58].

Như vậy có thể nói tuy không xác định rõ đàn tranh của Việt Nam xuất hiện từ khi nào, chưa ai có thể xác định rõ, nhưng với giả thuyết như trên thì có thể hiểu đàn tranh có mặt ở thời nhà Trần từ thế kỉ XIII. Đàn tranh của Việt Nam và đàn Koto của Nhật Bản đều bắt nguồn từ đàn Zheng của Trung Quốc.

2.3.2. Hình thức cấu tạo và kỹ thuật chơi đàn a. Hình thức cấu tạo

Tuy các loại đàn tranh đều xuất phát từ mẫu đàn Zheng của Trung Quốc. Song, Koto của Nhật Bản và đàn tranh của Việt Nam vẫn mang những nét riêng biệt và độc đáo của mỗi dân tộc. Ở đây chỉ nêu những cấu tạo giống nhau và tiêu biểu của hai loại đàn này.

Chiều dài của loại đàn Koto cao cấp được gọi là Hongen của phái Yamada khoảng 190 cm, còn của phái Ikuta khoảng 182 cm, rộng 24 cm. Ngoài ra còn có nhiều loại khác có chiều dài lớn, nhỏ hơn hai loại này, nhưng ngoại trừ loại đàn Koto dùng để dạy ở các trường học thì phần lớn là kiểu đàn của phái Yamada. Cây đàn Koto được chế tạo bằng cách khoét từ một loại gỗ để làm thành mặt trên của đàn và hai mặt bên, riêng mặt dưới được làm từ loại gỗ khác, sau đó ráp vào. Cách làm này được cho là xuất hiện từ thời Heian, sau đó được cải tiến thành loại đàn Yamada như hiện nay. Phần thân đàn làm từ gỗ cây Kiri12. Ngày xưa thân đàn được trang trí nhiều tranh khảm như một thứ thể hiện địa vị của tầng lớp giàu có, nhưng đến thời Yamada Kengyou (1772-1781) thì việc trang sức được hạn chế đến mức tối thiểu, tập trung vào âm sắc và dần dần càng có nhiều cây đàn đơn giản ra đời. Tuy nhiên chất lượng âm sắc của cây đàn có quan hệ mật thiết đến vẻ đẹp của vân gỗ làm ra cây đàn. Người xưa xem cây đàn Koto như một con rồng, nên các bộ phận của đàn được đặt tên là Ryukaku (long giác), Ryugan (long nhãn), Ryushu (long thủ), Ryubi (long vĩ)... Đàn Koto bình thường có 13 dây. Về độ lớn thì dây đàn có nhiều kích cỡ, trước đây thì loại dây nhuộm vàng là phổ biến nhưng hiện nay được thay đổi thành dây màu trắng. Dây đàn Koto bằng tơ nên khi tạo ra âm thanh có tiếng vang rất trầm hùng.

Hình 2.11. Long vĩ và dây đàn Koto [88]

12 Kiri là một giống khác của cây paulownia Đối với Đàn tranh của Việt Nam có hình thù giống như đàn Zheng ở vùng Quảng Châu của Trung Quốc. Đàn Tranh có kích thước nhỏ nhất trong các cây loại đàn tranh ở Á châu. Thùng đàn dài từ 100cm. Một đầu rộng khoảng 17 cm. Một đầu nhỏ rộng khoảng 12cm. Mặt âm bảng làm bằng cây ngô đồng hình cầu vồng. Thành đàn làm bằng gỗ trắc. Đáy đàn làm bằng một miếng ván có khoét ba lỗ: lỗ hình bán cầu ở phía dưới đầu đàn để có chỗ cột dây đàn cho đừng bị tuột dây, lỗ thứ nhì hình chữ nhật ở giữa đáy đàn dùng để cho người đàn có nơi để xách đàn , lỗ thứ ba tròn và nhỏ dùng để treo đàn trên vách tường sau khi đàn xong. Đầu đàn có một sợi dây bằng đồng uốn cong gọi là “cầu đàn” dùng làm điểm tựa cho 16 dây đàn bằng thép. Mỗi sợi dây căng từ cầu đàn tới trục đều chạy trên một con nhạn. Nhạn có thể di chuyển tùy theo cách lên dây theo điệu Bắc, Nam, Xuân, Ai, Đảo, Oán,... Dây đàn trước đây làm bằng sợi tơ. Tuy nhiên, chất lượng sợi trước đây không được tốt nên thay bằng dây thép hay inox nên có tiếng thanh và cao, độ nhấn sâu.

Hình 2.12. Cấu tạo của đàn tranh Việt Nam [89] b. Kỹ thuật chơi đàn

Nhờ có hình dáng và cấu tạo gần giống nhau nên một số kỹ thuật biểu diễn của Koto và đàn tranh có nhiều điểm tương đồng.

Bàn tay phải của người nghệ nhân chơi đàn dùng để khảy dây phát ra tiếng đàn. Tay khảy đàn Koto được gọi là móng đeo vào 3 ngón của bàn tay phải là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa ở phía mặt bụng của các ngón. Loại móng dùng trong Gagaku thì dạng tròn, nhỏ. Móng gảy đàn của phái Ikuta gọi là Kakuzume có phần đầu rộng, hình tứ giác còn phái Yamada dùng loại tròn, đầu nhọn gọi là Maruzume. Hình dạng khác nhau của tay khảy đàn cũng mang lại sự khác biệt tinh tế trong âm sắc của đàn. Có một số cách khảy đàn như: khảy 1 ngón, khảy 2 ngón, 3 ngón và 4 ngón theo chiều xuôi xuống. Ngoài ra, kỹ thuật Á (kỹ thuật vuốt dây từ trên cao xuống thấp như tiếng nước chảy) cũng là một trong những kỹ thuật đặc trưng của cây đàn này. Điểm khác biệt bề ngoài rõ nét nhất chính là hình dạng của tay khảy đàn và tư thế đàn. Phái Ikuta dùng tay khảy đàn gọi là có hình chữ nhật, phần đầu góc cạnh và để sử dụng hiệu quả loại tay khảy này thì người diễn tấu phải ngồi chéo qua trái một góc 45 độ so với đàn. Phái Yamada thì dùng tay khảy có phần đầu hình tròn và hơi nhọn, ngồi chính diện so với đàn.

Hình 2.13. Tay khảy đàn phái Ikuta (trái) và phái Yamada (phải) [65] Về tiết mục diễn tấu thì cả hai không khác nhau nhiều lắm vì đều có nhiều mục diễn tấu, nhưng Yamada thì thiên về các nhạc khúc đi kèm lời hát, còn Ikuta thì phát triển theo hướng các nhạc khúc độc tấu.

Âm vực của đàn tranh cổ truyền là ba bát độ. Hiện nay có đàn tranh với 25 dây gồm có 4 bát độ với quãng 6 trưởng. Theo truyền thống miền Trung và Bắc, nghệ nhân chơi đàn tranh sử dụng ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay phải hoặc với móng tay thật để khảy nhưng âm thanh phát ra không được trong, hoặc với móng gảy đeo vào đầu ngón tay. Ở miền Nam chỉ dùng hai ngón tay: cái và trỏ. Đánh chồng âm, hợp âm thường được thấy trong nhạc đàn tranh, có nghĩa là hai âm thanh cùng đánh một lúc tạo thành hai âm cách nhau một quãng 8, gọi là song thanh. Đánh nhiều dây là đánh cùng một lúc 3 hay 4 dây tạo thành một hợp âm. Kỹ thuật này mới được áp dụng sau này theo chiều hướng tây phương. Một số thủ pháp như ngón láy rền, ngón vuốt,... làm tăng thêm sự phong phú của kỹ thuật đàn tranh Việt Nam. Thủ pháp của bàn tay trái góp phần để tạo rõ hiệu quả âm thanh qua các ngón rung, ngón nhấn.

Ở đàn Koto và đàn tranh, phần tay trái sử dụng kỹ thuật rung, nhấn là chủ yếu. Tuy nhiên, cách rung của Koto chú trọng việc làm ngân vang dây đàn, còn cách rung của đàn tranh chủ yếu là tạo sự khác biệt giữa các loại hơi nhạc. Thêm vào đó, trong ngôn ngữ tiếng Việt có 7 dấu, cao thấp khác nhau nên cấu tạo của dây đàn phải có độ uyển chuyển, co giãn cao để bắt chước dấu giọng của người Việt. Ngôn ngữ của Nhật Bản không có dấu cao thấp nên dây đàn tương đối cố định, ít di chuyển, độ nhấn của bàn tay trái không cần nhiều. Độ nhấn của Koto thường là quãng 2, còn đàn tranh có thể lên được quãng 4. Ngoài ra đàn tranh có nhiều kỹ thuật nhấn đặc biệt liên tiếp trên dây mô phỏng giọng nói của tiếng nói người Việt Nam. Koto và đàn tranh là các loại nhạc khí có cùng họ với nhau, có cùng nguồn gốc. Tuy hình dáng, cấu trúc và các thủ pháp kỹ thuật tương đối giống nhau nhưng do sự khác biệt về mặt thẩm mỹ và ngôn ngữ của từng dân tộc mà những nhạc khí này mang những âm sắc khác nhau với dấu ấn riêng của dân tộc mình. Với hình dáng và âm thanh độc đáo, thủ pháp phong phú diễn tả được tâm hồn và tình cảm của từng dân tộc. Tuy âm sắc của hai loại đàn này khác nhau nhưng nó đều toát lên những làn điệu dân ca thân thuộc đối với người dân Việt Nam và Nhật Bản.

Như vậy, âm nhạc là phương tiện kết nối các nền văn hóa với nhau. Với niềm tin “âm nhạc không biên giới nhưng có cội nguồn’", ta có thể thấy được sự đồng điệu qua tính chất dân gian, cổ điển và tính giao lưu trong âm nhạc truyền thống của hai nước. Và ta còn thấy được sự tương đồng, sự đa dạng, phong phú của các nhạc cụ dân gian như Koto và đàn tranh. Chia sẻ âm nhạc của hai nước trên cùng một làn điệu sẽ khiến cho người nghe cảm nhận rõ hơn về âm nhạc của mỗi nước. Khi cảm nhận được những sắc thái, cung bậc mà âm nhạc truyền thống mang đến, con người mới có thể cảm nhận hết những giá trị sâu sắc mà âm nhạc truyền thống mang lại, không chỉ riêng giới trẻ Việt Nam mà còn cả giới trẻ Nhật Bản. CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM - NHẬT BẢN 3.1. Những khác biệt về lịch sử hình thành của âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản

“Người ta cho rằng lịch sử truyền thống của âm nhạc Nhật Bản bắt đầu từ thời Nara (710 - 794). Âm nhạc Nhật Bản có cội nguồn trong nhạc của Phật giáo và những truyền thống âm nhạc của đời Đường (618 - 907) bên Trung Quốc” [81]

Lịch sử của âm nhạc truyền thống ở Nhật Bản rất phong phú và đa dạng. Nhiều loại hình âm nhạc đã được du nhập từ Trung Quốc hơn một ngàn năm trước đây. Nhưng trong những năm qua, họ đã được định hình thành phong cách rất đặc trưng của Nhật Bản. Từ đó hình thành nền âm nhạc truyền thống mang đặc trưng hoàn toàn của bản sắc văn hóa đất nước Nhật Bản.

Đối với những bài dân ca nổi tiếng của Nhật ra đời thường gắn với một sự kiện lịch sử trong văn hóa của người Nhật như câu chuyện về cậu bé Momotaro sinh ra từ trong quả đào và được đôi vợ chồng già nuôi nấng. Bài hát về cậu bé Momotaro được nhiều người từ trẻ đến già đều yêu thích.

Trích đoạn lời bài hát"Momotaro no uta ”[82] Lời Nhật Tạm dịch Momotarou, Momotarou Những cái bánh bao hạt kê trên eo bạn Bạn có thể cho tôi một cái không Tôi sẽ cho bạn một cái Cuộc tìm kiếm chinh phục con quỷ Nếu bạn theo tôi thì tôi sẽ cho bạn Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện mạo văn hoá Nhật Bản từ lối sống trong triều đình Thiên hoàng đến sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với thời gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá bản địa, nhất là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng của văn hoá Nhật Bản. Phật giáo được coi là tôn giáo chính thức của cung đình vào thế kỷ VI và những âm thanh cũng như lý thuyết âm nhạc của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Các triều đình hoặc các đền chùa của Trung Quốc và Triều Tiên là cội nguồn và hình mẫu cho hầu hết các loại nhạc cung đình và đền chùa của Nhật, nhưng do sự tác động quốc tế mạnh mẽ của lục địa châu Á từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ X, có thể thấy cả những ảnh hưởng của khu vực Nam và Đông Nam Á. Dường như Nhật Bản ở “cuối con đường” trong quá trình truyền bá văn hóa này, vì nhiều truyền thống vẫn tồn tại ở Nhật Bản trong thời gian dài sau khi đã biến mất ở chính nơi chúng sinh ra. Các vũ điệu hoặc các bản nhạc dành cho nhạc khí của cung đình, gọi chung là Gagaku, phản ánh những nguồn gốc đó khi được phân thành hai loại: Togaku là âm nhạc có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ, còn Komagaku là âm nhạc từ Triều Tiên và Mãn Châu. Nói chung âm nhạc truyền thống của Nhật Bản cũng giống như âm nhạc của các nước Đông Nam Á khác là thiên về lời ca. Trừ những bản biến tấu dành cho đàn Koto, âm nhạc truyền thống Nhật Bản luôn có phần lời ca hoặc tựa đề gợi lên hình ảnh nào đó. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản được phân loại dựa theo âm thanh của giọng hát và các loại nhạc cụ. Nói cách khác, mỗi thể loại nhạc có âm sắc của giọng hát và nhạc cụ đi kèm với nó. Tuy nhiên sự khác biệt về âm sắc giữa các thể loại rất ít. Tuy nhiên những sự khác biệt nhỏ cực kỳ quan trọng, họ chắc chắn một điều rằng các âm sắc không thể hợp nhất với nhau. Đây là một trong những lý do tại sao các thể loại dụng cụ âm nhạc lại được phân chia cụ thể như vậy.

Việt Nam có một lịch sử trên 4000 năm, bắt đầu từ thời đại các vị vua Hùng dựng nước Văn Lang, đã nói lên một sự hình thành ổn định của nền văn minh cổ đại. Người dân Văn Lang bấy giờ đã biết và sáng tạo nghệ thuật qua những di tích hoa văn, những hình khắc trên các vật khảo cổ. Dấu vết còn hiện hữu đến ngày nay có lẽ dựa trên nhạc cụ - trống đồng - đã nói lên sự hình thành một nền văn hóa, văn minh rực rỡ. Có thể nói vào thời điểm các vua Hùng dựng nước, người Việt Nam đã có một hệ thống âm nhạc song song với sự tạo lập ra nước Văn Lang. Căn cứ trên diễn trình âm nhạc, trước khi sáng tạo ra một nhạc cụ, con người đã biết trình bày diễn tả âm thanh bằng chính nhạc cụ tự nhiên mà thiên nhiên ban cho là giọng hát. Với giọng hát, để nhịp theo, con người đã lấy nhánh cây gõ và cuối cùng tạo ra nhịp điệu ưa thích. Những nhạc cụ như trống đồng, đàn đá, chiên, gồng, khèn, sáo phải đợi khi đã có một hệ thống âm nhạc thành hình mới đủ tạo nên phần đệm cho giọng hát. Chưa ai thấy dân tộc nào có nhạc cụ mà không có phần hát, trái lại nhiều dân tộc hát nhiều, hát hay nhưng nhạc cụ lại rấi ít. Trước sự khám phá các nhạc cụ cổ xưa, có thể nói nền âm nhạc Việt Nam đã được hình thành rất sớm và là nền tảng của nhạc dân tộc sau này, tạo nên một nét đặc thù hoàn toàn khác biệt với âm nhạc các nước Đông Nam Á.

Ngoài âm nhạc đơn âm, đã có sự thể hiện của âm giai hợpâm 13. Trong những năm 1978-1982, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những thanh đá khi gõ phát ra những âm thanh. Các thanh đá có âm vực cao thấp cho ta nghĩ đến một loại nhạc cụ đã được sử dụng trong dàn nhạc và họ cho rằng đây là một loại đàn đá. Trên mỗi thanh co một điểm chính khi gõ vào nghe chuẩn hơn chỗ khác. Hiện một số người Mơnông ở Tây Nguyên biết sử dụng đàn đá và

13 Tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc trên. Chúng được sắp xếp theo nhiều quy luật khác nhau vẽ ra cách đánh, đàn đá cũng có cách cấu tạo như các đàn của các dân tộc Tây Nguyên là đàn T'rưng, đàn Lên nẹt Khơmer Nam Bộ. Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng đàn đá rát giống các hiện vật thuộc thời kỳ văn hóa Bắc Sơn (cách chúng ta khoảng 5000-6000 năm).

Nhìn vào khía cạnh của văn hóa Việt Nam, từ khi sinh ra và lớn lên, mỗi người dân Việt Nam dù ở miền xuôi hay miền ngược đều được nuôi dưỡng trong kho tàng âm nhạc dân gian. Do đó, âm nhạc dân gian là một phần rất đỗi quen thuộc, ngấm sâu trong tâm hồn của người Việt Nam. Vì âm nhạc dân gian in sâu trong tâm thức mỗi người như vậy, nên khi sáng tạo tác phẩm khí nhạc mới, những âm hưởng dân gian đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên và nó hoàn toàn vô thức trong tác phẩm, nằm ngoài chủ ý của tác giả. Điều này thể hiện yếu tố khúc xạ tự nhiên của văn hoá dân gian nói chung và âm nhạc dân gian Việt Nam nói riêng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chúng ta biết rằng, nói đến nghệ thuật dân gian là nói đến tính lưu truyền mà điển hình là truyền miệng. Mỗi lần “truyền miệng” như vậy cũng là thêm một lần sáng tạo. Điều này lý giải vì sao chúng ta khó tìm được bài bản gốc của mỗi bài dân ca. Cho nên, việc diễn tả chất liệu dân gian trong tác phẩm khí nhạc mới của Việt Nam một cách vô thức cũng có thể được coi là một lần truyền bá chất liệu âm nhạc dân gian Việt Nam trong con mắt của người đương thời.

3.2. Những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản

Mối liên hệ giữa âm nhạc và yếu tố tâm linh trong đời sống cộng đồng luôn song hành với nhau qua nhiều thập kỷ. Các tín ngưỡng tôn thờ và cách thể hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh là điều cần thiết trong văn hóa các nước phương Đông. Riêng về hai đất nước Nhật Bản và Việt Nam có những nét khác biệt.

Đối với đất nước Nhật Bản, ngày nay Thần đạo và Phật giáo vẫn là hai trụ cột của đời sống tâm linh trong cuộc sống của con người xứ sở phù tang và Nhật Bản được biết đến như là một dân tộc có tín ngưỡng đa thần xuất phát từ tâm thức sùng bái thiên nhiên. Điều đó thể hiện rõ nhất ở những lễ hội cộng đồng mang tính chất tôn giáo. Điều đó biểu hiện rõ nét nhất qua những lễ hội cộng đồng. Đặc trưng của lễ hội mà ta có thể phát hiện nhanh nhất chính là việc tổ chức những đám rước kiệu với quy mô lớn, trong đó nghi thức thể hiện sự giao tiếp với thần linh kết hợp với những hình thức văn nghệ dân gian tạo nên không gian sống động, cuốn hút sự tham gia đông đảo của quần chúng. Hay nói cách khác, âm thanh và hoạt động diễn xướng là yếu tố chủ đạo của lễ hội dân gian có ý nghĩa tâm linh, tôn giáo. Những lễ hội mang âm hưởng tâm linh thường được tổ chức ở các ngôi đền lớn, gắn với hàng loạt các nghi thức thanh tẩy (vì Thần đạo đề cao sự tinh khiết và con người cần phải được thanh tẩy để thể hiện sự tôn kính với thần linh). Ở một số lễ hội, các đoàn rước kiệu vừa cất tiếng hô vang làm tăng thêm không khí rộn rã, náo nhiệt, kèm theo đó là chương trình văn nghệ dân gian. Những bài hát, những điệu múa truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa địa phương, tạo ra một không gian mang tính đại chúng thu hút sự tham gia của đông đảo người trong cộng đồng. Âm nhạc như sợi dây gắn kết con người với thế giới tâm linh, là yếu tố quan trọng trong giao tiếp cộng đồng, tạo nên sự hài hòa, chia sẻ, thắt chặt mối quan hệ giữa người với người, đồng thời gửi gắm tới thần linh những thông điệp mang ý nghĩa cảm tạ, cầu chúc cho một cuộc sống an lành.

Sự hòa nhập tinh thần Phật giáo vào tín ngưỡng dân gian Nhật Bản cũng giống như quang cảnh từng thấy ở Việt Nam, nơi những người theo đạo Phật xem việc thờ cúng ông bà tổ tiên là chuyện thường tình. Điều đó giải thích tại sao Phật giáo đã đồng hành với những dân tộc chấp nhận nó trong suốt quá trình lịch sử của họ. Vào thế kỷ XIII, ba nước Nhật, Hàn, Việt đã dựa vào Phật giáo như một thành trì để chống lại vó ngựa cuồng chinh của quân Mông Cổ. Nhưng tinh thần Phật giáo ở nước Nhật có vẻ mạnh mẽ hơn so với Việt Nam.

Phật giáo được coi là tôn giáo chính thức của cung đình vào thế kỷ VI, những âm thanh cũng như lý thuyết âm nhạc của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Các triều đình hoặc các đền chùa của Trung Quốc và Triều Tiên là cội nguồn và hình mẫu cho hầu hết các loại nhạc cung đình và đền chùa của Nhật, nhưng do sự tác động quốc tế mạnh mẽ của lục địa châu Á từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ X có thể thấy cả những ảnh hưởng của khu vực Nam và Đông Nam Á.

Tuy những truyền thống âm nhạc cổ của Nhật Bản được lưu giữ đến ngày nay, mỗi thời kỳ đều tạo ra những phong cách âm nhạc cho phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu của thời kỳ đó. Trong quá trình chuyển từ nền văn hóa do triều đình chi phối sang nền văn hóa bị giới võ sĩ chi phối vào cuối thế kỷ XII, thêm nhiều thể loại âm nhạc sân khấu trở nên phổ biến. Chiếc đàn Biwa của cung đình trở thành loại nhạc cụ thông dụng không chỉ của các nhà sư và đạo sĩ đi truyền đạo khắp nơi mà cả những người hát rong chuyên kể những câu chuyện lịch sử. Biểu diễn kịch tại các chùa Phật giáo và đền Thần đạo dần dần kết hợp với di sản giàu có của sân khấu dân gian trong thế kỷ XIV để tạo ra một hình thức nhạc kịch nghệ mới gọi là thể loại nhạc kịch Nou. Âm nhạc của đàn koto 13 dây là một trong vài thể loại nhạc thính phòng cổ đại tiếp tục phát triển vào thế kỷ XVI, chủ yếu trong dinh thự của gia đình quyền quý hoặc tại đền chùa. Sáo trúc Shakuhachi cũng phổ biến mạnh trong thời kỳ này. Hình 3.1. Nhà sư Fuke và đàn Biwa [83]

Âm nhạc Nhật Bản mang tính tâm linh, điển hình như kịch Nou, biểu diễn Nou bao gồm rất nhiều các yếu tố hợp thành phong cách chung, với mỗi yếu tố bắt nguồn từ văn hóa Phật giáo, Thần Đạo, và các khía cạnh nhỏ nữa trong các quan điểm mỹ học của kịch Nou. Sân khấu kịch Nou truyền thống bao gồm một sảnh theo lối kiến trúc sân khấu Kagura truyền thống của những ngôi đền thần Đạo.

Hay về truyền thuyết về điệu múa Bon Odori, là một trong những nét đặc trưng của Obon mà không thể không nhắc đến.

“Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện của Phật tử Mokuren. Vì quá tưởng nhớ đến người mẹ qua cố, ông đã dùng phép thần thông để tìm mẹ khắp trên trời dưới đất, và cuối cùng ông đã nhìn thấy cảnh bà đang phải chịu đói khổ dưới địa ngục do những nghiệp ác, điều ích kỉ mà bà đã làm. Thương mẹ, ông đến bên Phật Tổ cầu xin, Phật đã hướng dẫn ông dâng cúng lễ vật lên chư tăng, những vị tăng nhân vừa hoàn tất ba tháng an cư kiếp hạ giới vào ngày 15 tháng 7. Mokuren đã làm theo và nhờ đó mẹ ông đã được giải thoát. Do quá cảm kích, ông đã nhảy múa một cách vui mừng. "[84].

Và điệu múa Bon Odori bắt nguồn từ đó. Nói đến đây thôi đã có thể hiểu con người đất nước Nhật Bản rất tôn trọng tôn giáo và văn hóa của họ.

Khác với Nhật Bản, ở Việt Nam, âm nhạc thiên về dân gian, các tín ngưỡng văn hóa. Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời. Ngay từ thời cổ, cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những bản trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban nhạc tài tử cùng những thể loại ca kịch truyền thống... Nền âm nhạc dân tộc cổ truyền của đất nước Việt Nam cũng phản ánh tính chất dân tộc đó. Nó mang những đặc điểm Việt Nam nói chung, được các thành phần dân tộc xây đắp nên trong quá trình bốn ngàn năm lịch sử.

Nhìn chung nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam gồm hai thành phần lớn. Do điều kiện lịch sử, thành phần dân tộc chỉ có âm nhạc dân gian. Thành phần thứ nhất do nhân dân lao động sáng tạo, thường gọi là âm nhạc dân gian hay âm nhạc truyền miệng. Thành phần thứ hai do các nghệ sĩ sáng tạo và biểu diễn, thường gọi là âm nhạc chuyên nghiệp. Trong hai thành phần này, âm nhạc dân gian chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò cơ sở. Âm nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc từ âm nhạc dân gian. Giữa hai loại âm nhạc này luôn luôn có sự chuyển hoá, bổ sung lẫn nhau theo nhiều khía cạnh, làm cho chỉnh thể nền âm nhạc dân tộc ngày càng hoàn chỉnh và phong phú hơn. Mặt khác, mỗi loại âm nhạc đó lại có những chức năng xã hội và những đặc điểm riêng mà loại kia không có được.

Âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn gắn liền với những hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội cụ thể của người lao động. Mỗi thể loại âm nhạc dân gian bao giờ ban đầu sinh ra cũng nhằm phục vụ một công việc hay một hoạt động nào đó trong đời sống nhân dân. Người ta thường nói âm nhạc dân gian có tính thực hành xã hội. Tính thực hành xã hội biểu hiện trong những quy phạm về chức năng xã hội, về nội dung xã hội được phản ánh, về đặc trưng sắc thái và các thủ pháp sáng tác của các thể loại và các tác phẩm. Đồng thời, nó thường được chỉ rõ ngay trong tên gọi của nhiều thể loại, chẳng hạn như Hò giã vôi, Hò giã gạo, Hò giật chì, Hò chèo thuyền... Song tính thực hành xã hội biểu hiện ở các thể loại âm nhạc dân gian không giống nhau. Có thể có hai cấp độ biểu hiện chính của tính chất này. Đối với các thể loại âm nhạc dân gian được sáng tác và trình diễn cùng một lúc với một hoạt động cụ thể nào đó thì tính thực hành xã hội được biểu hiện trực tiếp, như trong các thể loại hát lao động các loại hò, hát ví... và trong một vài thể loại hát sinh hoạt như hát ru. Ở các thể loại này, âm điệu và nhịp điệu thể hiện tâm tư, tình cảm nảy sinh trực tiếp trên hoạt động cụ thể đó, thậm chí còn mang dấu vết nhịp điệu riêng của nó. Nhịp điệu lao động trong nhiều bài ca lao động và nhịp đưa nôi trong hát ru là những dẫn chứng. Đặc điểm này thường gặp trong các thể loại âm nhạc dân gian tham gia vào các tế lễ, đình đám, hội hè và phần nào trong đồng dao. Ở đây ta ít thấy âm điệu và nhịp điệu thực của hoạt động cụ thể trong âm nhạc.

Âm nhạc nảy sinh từ những bậc thang thấp nhất của sự phát triển xã hội và ban đầu chủ yếu đóng vai trò trong những nghi lễ tín ngưỡng, rồi đến những làn điệu lặp đi lặp lại nhịp điệu hoạt động lao động để giảm bớt sự vất vả, khuyến khích lao động, giúp gắn kết con người lại với nhau. Ban đầu âm nhạc gắn với văn học: những lời thơ được hát lên (ca được nâng lên từ thơ, điệu thức của thơ là nhạc). Âm nhạc cũng kết hợp với nhảy múa và cùng với nghệ thuật ngôn từ tạo nên tính đa chức năng của văn hóa âm nhạc. Sức mạnh của âm nhạc đối với đời sống tinh thần của con người rất lớn. Văn hóa âm nhạc là cách tạo ra và sử dụng âm nhạc được chia sẻ trong một cộng đồng người và thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong khi tạo ra âm nhạc là sáng tác và biểu diễn, thì sử dụng âm nhạc chỉ những chức năng của nó trong văn hóa chẳng hạn như nghi lễ hay công việc lao động hoặc giải trí...

Hình 3.2. Hò chèo ghe Bạc Liêu [85]

Nói tóm lại, âm nhạc truyền thống Nhật Bản và âm nhạc truyền thống Việt Nam tuy nằm chung trong khu vực châu Á, chịu ảnh hưởng của phong kiến thời xưa và những cuộc chiến tàn khốc, song vẫn giữ được nét truyền thống vốn có của nó. Bên cạnh những điểm tương đồng cũng có những sự khác biệt. Cả hai nền âm nhạc cũng đều có điểm chung và điểm riêng của nó. Bởi vì hai nền âm nhạc đều ra đời trong cùng một nền văn hóa nông nghiệp của người châu Á nhưng nền âm nhạc của Nhật Bản và Việt Nam vẫn có những điểm khác, nhất định do lịch sử hình thành và sự chi phối văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống của hai đất nước. Điển hình, âm nhạc truyền thống Nhật Bản gắn với Thần Đạo và Phật giáo. Đây dường như là hình tượng luôn gắn liền với đời sống tinh thần của người Nhật. Còn ở Việt Nam, âm nhạc truyền thống Việt Nam mang tính dân gian, các tín ngưỡng văn hóa mang tính làng xã có truyền thống từ đời này truyền sang đời khác. Hai đất nước, cùng nằm trong khu vực châu Á nhưng lại mang nhiều điểm riêng biệt làm nổi bật sự khác biệt đặc sắc giữa hai nước. KẾT LUẬN

Cùng sinh sống trong một không gian văn hóa xã hội phương Đông dù muốn hay không, các quốc gia trong khu vực trên đường phát triển đã có những nét tương đồng về văn hóa, bên cạnh những nét riêng của từng quốc gia. Nền văn hóa âm nhạc có thể trải rộng về thời gian và không gian, và nhiều những biến đổi, sáng tạo nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, âm nhạc như một hiện tượng văn hóa là sản phẩm sáng tạo và thụ hưởng của con người luôn có vấn đề bản sắc, không chỉ là bản sắc của cá nhân, mà còn của cộng đồng, dân tộc. Bản sắc âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản không phải là một đặc điểm tự nhiên có sẵn. Nó nảy sinh từ ý thức về sự chung nhất về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ với một cộng đồng người. Xét trên một giao diện rộng, nó cũng là cảm xúc thuộc về một đất nước nhất định, gắn bó với bản sắc của mỗi quốc gia.

Phương Đông bao gồm những vùng văn hóa lớn có truyền thống văn hóa hết sức lâu đời, trong đó có truyền thống âm nhạc. Mỗi vùng, mỗi dân tộc, đều có những cái gọi là bản sắc riêng của mình, được truyền từ thời xưa cho đến nay. Bản sắc không phải là thứ bất biến bởi thế giới và con người luôn biến đổi. Bản sắc văn hóa dân tộc biến đổi nhanh hay chậm phụ thuộc không chỉ những điều kiện bên ngoài mà còn tùy thuộc vào sự ý thức của các nhà quản lý văn hóa trong cộng đồng. Từ đó có thể hiểu âm nhạc cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố cho nên muốn giữ được vẻ truyền thống hay không thì đó là do sự biến đổi của các yếu tố đó.

Cùng với sự thay đổi của xã hội, âm nhạc truyền thống vẫn giữ được những giá trị vốn có của nó. Những giá trị đặc sắc về nội dung, tình yêu thiên nhiên, con người, đất nước, những giá trị nghệ thuật về giai điệu, hình thức biểu diễn đã gắn kết âm nhạc với con người, làm cho người nghe thấu hiểu những giá trị đặc sắc mà âm nhạc mang lại. Âm nhạc là nghệ thuật âm thanh được xếp là loại hình nghệ thuật thời gian. Những dòng âm thanh nối tiếp nhau xuất hiện theo thời gian để biểu hiện tất cả những gì trong cuộc sống nội tâm con người như niềm vui và nỗi buồn, cuộc đấu tranh sống còn và những tâm tư thầm kín những khát vọng, ước mơ về hạnh phúc, tương lai.

Âm nhạc gắn kết con người với con người, gắn kết các quốc gia cùng hiểu về văn hóa của nhau. Đối với mối quan hệ của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, không chỉ riêng về chính trị, kinh tế, âm nhạc cũng là chiếc cầu kết nối hai đất nước với nhau, mang mối quan hệ của hai nước càng gắn bó cảm thông với nhau hơn. Cùng xuất phát là gốc văn hóa nông nghiệp, âm nhạc của hai nước mang những nét tương đồng về tính dân gian, tính cổ điển và tính giao lưu khu vực. Những hình thức âm nhạc như Gagaku và Nhã nhạc cung đình Huế, những nhạc cụ dân gian như Koto và đàn tranh là những đại diện tiêu biểu cho nền âm nhạc truyền thống.

Bên cạnh những nét tương đồng đó, âm nhạc truyền thống Việt Nam - Nhật Bản còn có những điểm khác mang đậm tính chất riêng trong phong cách âm nhạc của hai dân tộc này. Đó là những sự khác biệt về lịch sử hình thành và tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc có một cách thể hiện văn hóa khác nhau đặc trưng cho thói quen, phong tục tập quán của đất nước đó. Cho nên, âm nhạc cũng vậy, tuy đồng điệu về mặt tính chất dân gian, nhưng khác biệt về cách mà mỗi cá nhân thưởng thức cảm nhận giai điệu của từng nền âm nhạc. Nghe những làn điệu ngân nga thì người am hiểu văn hóa có thể phân biệt được là âm nhạc của nước nào.

Và cuối cùng, người viết mong mọi người sẽ hiểu hơn về nền âm nhạc truyền thống không chỉ riêng của Việt Nam mà còn cả nền âm nhạc truyền thống của Nhật Bản, từ đó mọi người có thể trân trọng, ý thức, chia sẻ những cái hay, cái đẹp của nền văn hóa, nghệ thuật cũng như nền âm nhạc truyền thống của đất nước Việt Nam với bạn bè thế giới. Khóa luận này cũng sẽ là tư liệu để giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật Bản hiểu hơn về đất nước Nhật Bản cũng như nền văn hóa nghệ thuật của đất nước đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO A r . Tài liệu tiêng Việt 1. Bình Định (1997), Đề cương giáo trình Lịch sử Âm nhạc Phương Đông, Nhạc viện Hà Nội 2. Dương Viết Á (2009), Mấy vấn đề văn hóa âm nhạc Việt Nam, Viện Âm nhạc, Hà Nội 3. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Đồng Tháp, Đồng Tháp 4. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội 5. Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề (1967),Những đại lễ và vũ khúc của Vua chúa Việt Nam, Hoa Lư, Sài Gòn 6. Hữu Ngọc (2014), Lãng du trong văn hóa xứ sở hoa anh đào, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 7. Hoàng Kiều (2001), Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền, Viện Âm nhạc - Nhạc viện Hà Nội, Hà Nội 8. Hội nhạc sĩ Việt Nam (2007), Tự hào nửa thế kỷ Hội nhạc sĩ Việt Nam (1957 - 2007), Hà Nội 9. Kiều Kiến Trung (chủ biên) (2002), Âm nhạc Trung Quốc, NXB Thế giới, Hà Nội 10. Lê Tắc (1961), An Nam chí lược, mục phong tục , Viện Đại học Huế, TP Huế 11. Lê Văn Hảo (1984),Huế giữa chúng ta, NXB Thuận Hóa, TP Huế 12. Lê Văn Siêu (2003), Việt Nam văn minh sử, tập thượng, NXB Lao động, Sài Gòn 13. Ngọc Phan, Bùi Ngọc Phương (2007), Nhạc cụ các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội 14. Nguyễn Hữu Ba (1964), Tủ sách Quốc Nhạc Việt Nam, Tỳ Bà Trang xuất bản, Thành phố Hồ Chí Minh 15. Nguyễn Mạnh Thát (2001), Lịch sử âm nhạc Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh 16. Thụy Loan (1993), Giáo trình “lược sử âm nhạc Việt Nam”, NXB Âm nhạc, Nhạc Viện Hà Nội 17. Nguyễn Xuân Kính (2002-2005), Tổng hợp văn học dân gian người Việt, Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian và Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 18. Nhật Chiêu (2010), Văn học Nhật Bản - Từ khởi thủy đến 1968, NXB Giáo dục Việt Nam 19. Nhiều tác giả (1994), Văn hóa Việt Nam một chặng đường, NXB Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, Hà Nội 20. Nhiều tác giả (2014), Nghệ thuật âm nhạc phương Đông : Bản sắc và giá trị, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 21. Phạm Duy (1972), Đặc khảo dân nhạc ở Việt Nam, NXB Lá Bối, Sài Gòn 22. Phạm Đình Hổ (1989),Vũ trung tùy bút, Nxb Trẻ, TP.HCM, tr.58 23. Phạm Lê Hòa (2007), Âm nhạc cổ truyền trong sự phát triển cùng thời đại, Nhà xuất bản Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội 24. Phạm Lê Hoài (2004), Những âm điệu cuộc sống, NXB Âm nhạc, Hà Nội 25. Phạm Trà My (2007), Biên soạn giáo trình và giảng dạy đàn tranh bậc Trung học dài hạn tại Nhạc viện Hà Nội, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sư phạm biểu diễn, Hà Nội, tr.12-23 26. Sưu tầm (1996), Hồ Chí Minh toàn tập - tập 6,NXB Chính trị quốc gia, tr.368 27. Thân Văn (2005), Các phương thức hòa nhạc cung đình Huế, NXB Thuận Hóa, Thành phố Huế 28. Toan Ánh (1996), Tìm hiểu nghệ thuật cầm ca Việt Nam, NXB Đồng Tháp, Đồng Tháp 29. Tô Ngọc Thanh (1999),Tư liệu âm nhạc cung đình Việt Nam, NXB Âm nhạc - Viện Âm nhạc, Hà Nội 30. Tô Vũ (2005),Sức sống của nền âm nhạc truyền thống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa truyền thông, Hà Nội 31. Trần Văn Khê (2004), Du ngoạn trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr. 93-95 32. Trần Văn Khê (2000), Văn hóa với âm nhạc dân tộc, NXB Thanh Niên, TP.HCM 33. Trần Văn Minh (2000), “Am nhạc mới Việt Nam - Tiến trình và thành tựu” NXB Viện Âm nhạc xuất bản, tr. 171 34. Trường Chinh (1957), Phấn đấu cho một nền văn nghệ dân tộc phong phú, dưới ngọn cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Hà Nội, tr.138-139 35. Văn Minh Hương (2003), Gagaku và Nhã nhạc, NXB Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh 36. Vũ Khắc Khoan (1974), Tìm hiểu Sân khấu Chèo, Nhà xuất bản Lửa thiêng, Sài Gòn

B. Tài liệu tiếng Anh 37. Adriaansz, Williem (1974), Kumiuta and Danmono Traditions of Japanese Koto Music, Berkeley, C.A 38. Adriaansz, Williem (1984), “Koto” in the new grove dictionary of Musical Instruments, Macmillan, London 38. C.Peter (2005), Vietnamese & American Catholics, Paulust Press, USA 40. E. Le Bris (1922), Musique Annamite airs traditionnels, Extrait du Bulletin Des Amis du Vieux Hue, Octobre - Novembre, France 41. Henry Johnson (2004), The Koto: A traditional Instrument in Contemporary Japan, Hotei Publishing, Taiwan 42. Lucie Rault (1073), La Cihare Zheng, Paris 43. Jeremy Yudkin (2008), Understanding Music, Prentice Hall, America 44. Okazaki J (1977), Pure Land Buddhist Painting, Kodansha, Tokyo 45. Scott. A (1957), The Classical Theatre of China, George Allen & Unwin, London 46. Yamasaki Taiko (1988), Shingon: Japanese Esoteric Buddhism, Shambhala, Boston 47. Zhao Weiping (2005), “The historical transmission of Pipa and its changes: in the case of Chinese Pipa and Japanese Biwa” Asian Music across the World , Seoul

C. Tài liệu tiếng Nhật

48. / t t (2009), “M ữm ẵtm Ấ” , W ffi#

49. (2010), “ 50. (2002), m

, m m m rn 51. (1998), “ H mfiJM 52. (2008), “m ? H ^ m £ ” ,

53. m w m ¥ (2008), , M m s M ir n

54. d t i í (2010), ,

55. (2006), “£ < t> ^ ò V”, 56. (2005),

57. 7K M H Ẽ P (2001), “B^{Áíề£” , M f m M ±

58. (2007), r ^ — A ^ t ì ^ Â 3 0 0 t ì - r^j — 361^—^

D. Tài liệu Online 59. 2006 http://www.nihon-ongaku.com/ 60. T ^ T ( D m ^ http ://www. gakkihaku.ịp/exhibition/ introduction/ 61. ®IW(2002), MT^TiZ&lfäBigiDMfr http://www.nichibun.ac.ịp/graphicversion/dbase/forum/pdf/fn232.pdf 62. ễ i ữ http:// gagaku.net/ 63. The Japan Exchange And Teaching Program, 2006 http ://j etpro gramme. org 64. Trần Quang Hải (2014), Các loại đàn Tranh ở Viễn Đông http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com content&vi ew=article&id=5221%3Acac-loi-an-tranh-vin-ong&catid=95%3Angh-thut-h c&ĩtemid=154&lang=vi 65. http://yasuko-fukuda.com/learning/ikuta-style-and-yamada-style/

66. https://www.kurashiki-tabi.ịp/blog/?p=44235 67. http://www.connect-shimane.com/performing-arts/yasugi-bushi/ 68. http://www.punipuniịapan.com/kodomo-no-hi-golden-week/ 69. http://toplist.vn/top-list/nghe-nhan-ca-tru-noi-tieng-nhat-viet-nam-6081.htm 70. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A3 nh%E1%BA%A1c cung %C4%91%C3 % ACnh Hu%E1%BA%BF

71. http://www.nhanhac.com.vn/c187/t187-276/nha-nhac-cung-dinh-viet-nam--kiet-tac-ph i -vat-the-va-truyen-khau-cua-nhan-loai.html

72. https://www.genba-kamisama.ip/index/thread/1cf955ae-7363-4cb9-b4a2-454ce067737 c

73. http://rss.rssad.ip/rss/sonetrss/000252408408 index.xml

74. http://www.its-mo.com/detail/DIDX ZPOI-00000000000001979357/

75. http://khoahoc.tv/nha-nhac-cung-dinh-hue-di-san-van-hoa-cua-nhan-loai-66961

76. https://mvtour.vn/location/5296-nha-nhac-am-thanh-cung-dinh-hue.html

77. https://tranvankhe-tranquanghai.com/2016/02/27/page/2/

78. https://nipponkivoshi.com/2014/12/02/shinto-phan-1-than-dao-va-doi-song-nguoi-nhat/ comment-page-1/

79. https://vitoquocvietnam.wordpress.com/2014/01/18/10-duc-tinh-tot-va-xau-cua-nguoi- viet-nam/

80. http://conggiao.info/khat-hong-hoa-binh-cua-nhan-loai-d-37139 81. http://duhoc.viet-sse.vn/2010/07/am-nhac-truven-thong-hogaku 82. https://detail.chiebukuro.vahoo.co.ip/qa/question detail/q1315107413 83. https://iibaoviewer.com/proiect/5850f3b13c592abc53c5855b 84. http://www. duhocnhatban. edu.vn/van-hoa-nhat-ban/ 55 -van-hoa-nhat-ban/ 179-obon-le - vu-lan-cua-nguoi-nhat.html 85. https://sites.google.com/site/dancanambo123/dan-ca-nam-bo/ho-li 86. https://dotchuoinon.com/2015/02/03/dan-ca-dan-nhac-vn-nha-nhac-cung-dinh-hue/

87. https://www.kreis.co.ip/product/shinobazugagakukai/

88. http://i apanest.com/ forum/ activity. php

89. https://dotchuoinon.com/2015/06/10/nhac-cu-co-truven-vn-dan-tranh/

90. http:// conggiao. info/khat-hong-hoa-binh-cua-nhan-loai-d-37139 91.http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c168/n2783/Am-nhac-dan-toc-Viet-Nam-trong- doi-song-hien-dai.html